Monday, December 14, 2009

Đã làm sếp thì nên trước sau như một - đừng theo kiểu lời nói gió bay

'Lưu học sinh tự túc muốn ở lại bao lâu thì... tùy'

Cập nhật lúc 07:28, Thứ Ba, 15/12/2009 (GMT+7)
,

- Sau những phản hồi về dự thảo quản lý du học sinh, sáng 12/12, VietNamNet lại tới tìm gặp những người soạn thảo văn bản này.

Ông Trương Duy Phúc, Phó Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết, điểm mới quy chế đặt ra là Nhà nước cũng muốn nắm được số lượng và chất lượng quá trình học tập đối với diện du học tự túc. Trong khi đó, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Ngọc Hùng (vừa nghỉ hưu từ ngày 1/12, một trong những thành viên soạn thảo) lại có quan điểm khác.

Mô tả ảnh.

- Xin ông cho biết cụ thể hơn: Bộ sẽ quản số lượng và chất lượng của du học sinh tự túc như thế nào?

Ông Trương Duy Phúc: Bộ GD-ĐT sẽ đề nghị các LHS tự túc đăng ký tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để nắm được họ học trường nào. Đồng thời, cũng để cơ quan đại diện ở nước ngoài giúp đỡ các LHS trong quá trình học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Còn Bộ GD-ĐT thì muốn quản lý chất lượng học tập của các LHS. Cụ thể, yêu cầu cả diện du học sinh tự túc phải báo cáo kết quả học tập 6 tháng/lần sau các kỳ thi để Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) nắm được.

- Nhiều LHS băn khoăn về hình thức báo cáo và cách xử lý của Bộ?

- Các LHS gửi báo cáo qua email về Văn phòng Cục Đào tạo với nước ngoài để Văn phòng Cục tổng hợp.

- Vậy LHS có lợi gì từ việc tổng hợp kết quả học tập có này?

- Có lợi chứ vì để LHS biết là có cơ quan - cụ thể là Cục Đào tạo với nước ngoài - quan tâm và hỗ trợ trong quá trình học tập.

Đồng thời, khi có các báo cáo kết quả học tập định kỳ thì gia đình của LHS cũng yên tâm vì có Nhà nước quan tâm.

- LHS tự túc đang "xôn xao" vì ông cho biết "bằng tốt nghiệp sẽ được Bộ GD-ĐT công nhận chứ không bị coi là bằng giả". Ông có giải thích gì thêm?

- Tất nhiên, bằng giả là chỉ đối tượng không theo học rồi. Ý tôi nói, thực tế đã có xảy ra hiện tượng mua bằng... Để hạn chế tình trạng tiêu cực này, Bộ đặt vấn đề "quản" và yêu cầu định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả học tập mỗi lần.

Khi LHS hoàn thành khóa học về nước thì Bộ GD-ĐT có xác nhận kết quả học tập. Còn việc công nhận bằng cấp tương đương là trách nhiệm của cấp Chính phủ. Hiện nay, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) đang soạn thảo các Hiệp định công nhận bằng cấp giữa 2 Chính phủ và đã có một số nước đã ban hành.

- Cụ thể là những nước nào, thưa ông
? Quá trình xác nhận bằng cấp tương đương sẽ có giá trị pháp lý như thế nào khi LHS tìm việc sau khi về nước?

- Ví như, đang soạn thảo để sắp tới ký kết với Liên bang Nga. Các nước khác đang trong quá trình soạn thảo. Còn Bộ GD-ĐT chỉ xác nhận việc học tập tốt nghiệp của các học sinh tại trường của nước đó, tại thời điểm đó.

Hiện nay, một số cơ quan tuyển nhân sự cũng yêu cầu có xác nhận của Bộ GD-ĐT đối với một số bằng tốt nghiệp của nước ngoài. Việc xác nhận của Bộ GD-ĐT giúp ích các em trong việc làm hồ sơ để xin việc.

Đây là điểm mới khác so với trước đây, có nghĩa là LHS diện du học tự túc sẽ có thêm xác nhận của Bộ về bằng cấp.

LHS tự túc muốn ở lại bao lâu thì... tùy

- Một vấn đề nữa là việc áp dụng quy định LHS được ở lại 3 năm làm việc tại nước ngoài và phải đóng thuế" sẽ áp dụng cho diện du học bằng học bổng Nhà nước hay cả diện học bổng và diện du học tự túc?

- Hiện nay, Cục Đào tạo với nước ngoài có một Trung tâm hợp tác Khoa học Kỹ thuật với nước ngoài chuyên trách việc cử chuyên gia đi làm việc tại các cơ sở giáo dục của nước ngoài - có thể hiểu như xuất khẩu lao động về lĩnh vực giáo dục.

Các chuyên gia thông qua trung tâm này đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Các cán bộ được cử đi du học bằng học bổng Nhà nước, muốn ở lại làm việc thì cũng thuộc diện như các chuyên gia được cử đi lao động ở nước ngoài. Với diện này, cũng sẽ phải đóng thuế theo quy định của Nhà nước do Trung tâm hợp tác Khoa học Kỹ thuật với nước ngoài quản lý.

Quy định đóng thuế sẽ áp dụng cho những trường hợp nào học xong muốn ở lại làm việc theo cơ chế chuyên gia. Như vậy, đối với diện du học tự túc muốn qua Trung tâm để làm việc thì phải có hợp đồng. Trung tâm sẽ hợp đồng với cơ sở trường ở nước ngoài và đưa vào diện quản lý của Trung tâm thì sẽ phải đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Thông thường, một nhiệm kỳ là 3 năm đối với đối tượng được cử đi học bằng ngân sách Nhà nước. Hết 3 năm, sẽ gia hạn tiếp nếu hai cơ quan là Trung tâm chuyên gia và trường ĐH nước ngoài có nhu cầu ký kết với nhau tiếp.

- Tức là đối tượng du học tự túc muốn ở lại nước ngoài làm việc thì bắt buộc phải qua Trung tâm hợp tác Khoa học Kỹ thuật với nước ngoài giới thiệu và làm hợp đồng?

- Không bắt buộc mà là tự nguyện. Có nghĩa, những đối tượng du học tự túc ở lại làm việc ở nước ngoài theo cơ chế chuyên gia có thể qua Trung tâm đăng ký để ký hợp đồng, quản lý đảm bảo quyền lợi người lao động và đóng thuế theo quy định. Tất nhiên, ở lại lao động tự do cho các cơ sở nước ngoài... không liên quan đến quy định này và muốn ở lại bao lâu thì tùy.

Khác với quan điểm của ông Phúc, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Ngọc Hùng (vừa nghỉ hưu từ ngày 1/12, một trong những thành viên soạn dự thảo) lại cho rằng: Việc yêu cầu báo cáo kết quả học tập chỉ áp dụng đối với đối tượng đi du học bằng ngân sách Nhà nước. Dưới đây là ý kiến của ông Hùng mà VietNamNet lược ghi:

Những người hưởng lương Nhà nước, lấy học bổng từ ngân sách Nhà nước, đi học thì phải có trách nhiệm với Nhà nước. Do đó, những LHS diện này, học theo hiệp định muốn ở lại làm việc ở nước ngoài thì phải xin phép.

Về nguyên tắc, dự thảo chỉ đặt vấn đề quản lý những đối tượng hưởng lương Nhà nước đi du học. Còn với du học tự túc, dự thảo chỉ đặt vấn đề quản lý về số lượng/ngành học/trình độ đào tạo/nước đi học... để quy hoạch cán bộ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lao động trong nước cần.

Sở dĩ cân nhắc đưa quy định "đối tượng hưởng lương Nhà nước đi học muốn ở lại làm việc, khi xin phép và được chấp thuận sẽ được ở lại làm việc 3 năm" là nhằm mục đích để LHS có thêm kinh nghiệm thực tế khi tiếp cận môi trường làm việc với những công nghệ mới. Tức là, có một chút ứng dụng thực tế trước khi về nước chứ không chỉ mang kiến thức trong nhà trường về..." - ông Hùng nói.

Trong 3 năm làm việc ở nước ngoài, được trả lương, ngoài đóng thuế thu nhập ở nước sở tại, LHS diện này phải có trách nhiệm đóng góp cho Việt Nam. Sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Một vấn đề nữa là những LHS du học tự túc sau khi học xong muốn ở lại làm việc bao lâu là quyền của họ, vì không có ràng buộc về tài chính với Nhà nước. Bộ không gia hạn 3 năm, đồng thời không phải đóng thuế như diện trên.

Còn việc xác nhận bằng cấp tương đương đối với diện du học tự túc là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Có 2 bước: Gửi thư sang trường ĐH nơi LHS đó theo học để chứng thực kết quả; thứ hai, là bằng của trường đó có được tổ chức kiểm định nước ngoài công nhận hay không.

Nguyễn Ngọc Hùng

  • Kiều Oanh (thực hiện)

No comments: