Sunday, November 27, 2011

Đệ Tử Quy - Pháp sư Ngộ Thông chủ giảng 2009

Pháp sư Ngộ Thông
Tu Viện Hộ Pháp
3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733 -- USA,
để trì tụng lời Kinh Phật hằng đêm từ 7:30 PM đến 9:30 p.m., 365 days/year, và nghe giảng Pháp Ðại Thừa vi diệu 4 times/week: Friday Evening, Saturday Evening, Sunday Evening & Sunday Noon
Điện thoại liên lạc 1 (626) 453-0109, hay liên lạc qua E-mail cần giúp đỡ về Phật Pháp: tuvienhophap@gmail.com. 

Saturday, November 26, 2011

Đôi điều suy nghĩ về một lễ khai giảng

Hình trên đây là một hình được chụp lại từ buổi lễ khai giảng năm học mới và có một chương trình giao lưu của các vị học cao học tại trường đại học mở. Dĩ nhiên còn một series hình ảnh ăn nhậu hoành tráng mà tui đây không muốn show ra. 

Có một đôi điều cần bàn ở đây. Cái hình ảnh giao lưu khá tốn kém này là không nên. Các vị giảng viên, quan chức của trường cũng có tham dự ở đây. Nếu vậy tư cách của các vị trong cuộc này là gì? Người ta thường nói quan hệ thầy trò ở Việt nam rất thân mật và tình cảm. Tuy nhiên, quan hệ tình cảm thế này là chết à, không chừng những vị giảng viên khả kính kia lại trở thành nô lệ của chính những học trò của mình. Làm gì thì làm, khoảng cách thầy trò phải giữ ở mức cần thiết, không nên bù lu bù loa. Từ đó, dễ dẫn đến trò khoác vai thầy mày tao mi tớ. Cái họa của nó còn ghê gớm hơn nữa. Thân quá thì ắt sẽ dẫn đến cái kiểu  xuề xòa trong giảng dạy, dễ dãi trong thi cử và "du di" trong đánh giá.

Nhân tiện cũng cần tham khảo cái quan hệ thầy trò với tụi Tây. Tây nó không có khái niệm đó. Thực ra người trên bục giảng cũng không được đưa lên cao như ở Việt nam. Họ được coi như là đang làm việc chung. Người hướng dẫn thì cứ tung hết sức mình nói, còn người ngồi dưới thì cứ hỏi đến tận cùng của vấn đề để nắm bắt. Chung quy lại ai cũng được lợi. Lý do người hỏi thì hiển nhiên có lợi là hiểu vấn đề, trong khi đó người hướng dẫn cũng hưởng lợi khá nhiều. Bản thân những câu hỏi của người học cũng vô cùng giá trị, nó mang lại những vấn đề mới cho người hướng dẫn và từ đó lại có được những hướng nghiên cứu mới. Do đó, dạy tại Tây có vẻ thú vị hơn nhiều ở Việt nam. Chính vì vậy, người dạy và người học có vẻ như không có mối quan tâm nào khác hơn ngoài việc đào sâu nghiên cứu môn học. Và lẽ dĩ nhiên, không có những cách tạo mối quan hệ mờ ám như những buổi giao lưu trong sáng mà ẩn chứa những mờ ám như trên.

Mong sao các vị lãnh đạo và giảng viên bớt những cuộc giao lưu như trên để tập trung thời gian cho những kế hoạch dài hạn trong giáo dục. Chứ nếu cứ như cái kiểu này (coi là một chuyện nhỏ), giáo dục đã nát rồi thì chúng ta đừng mơ chuyện xây. Ngược lại, nó lại càng bê bết hơn.
Le Thanh Tan

Monday, November 21, 2011

Đôi lúc sự thay đổi là cần thiết

Bài này không nói về chuyện thay đổi trong quan hệ xã hội và tình cảm. Tui cũng càng không nói về các quan hệ liên quan đến chính trị. Ở đây, tui bàn về cách suy nghĩ, tư duy trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Hehe.

Đọc bài của bác Út [1], mới nhớ đến một vài chuyện liên quan đến mình. 

Ngày qua đất Canada, lúc discuss với giáo sư mình, tui cũng dựa vào những cái bóng của các vị trưởng thượng trong ngành. Cụ thể, để bảo vệ quan điểm của mình, tui hay lấy những works của các vị này để chứng minh rằng mình nói đúng. Sếp mới bảo, mày đừng dựa vào mấy cái đó, chưa chắc nó đúng và mày phải tự nghi ngờ rằng họ cũng có cái sai. Có như thế, mày mới có good work. Thú thật, lúc đó tui quá choáng trước câu nói đó. Dần dà, tui nhận thấy đó chính là chân lý trong con đường nghiên cứu của mình.

Chuyện thứ hai, tui đi học Mcgill, kết thân nhiều bạn bè. Tụi nó cực kỳ thông minh, Trong đó, có anh bạn học cùng lớp, là dân Toán. Tui hỏi nó, ngoài course này, mày còn học course nào khác mà interesting không. Câu trả lời làm tui choáng váng, tao còn học môn Fourier Analysis, môn này hay lắm. Đơn giản, cái này tui dạy hoài lúc ở Việt Nam. Ấy thế, mà một sinh viên PhD với toàn publication ở chỗ dữ dằn, mà lại theo học. Nghiên cứu kỹ môn này, tui nhận ra một điều, nó còn có nhiều điều interesting nữa. Back trở lại quá khứ, thời ở SPKT, tui nói đơn giản với những cái cơ bản, ấy thế mà các bạn than trời trách đất. Không biết consider deeply như thế này thì sao nhỉ. Tuy nhiên, tui cũng giật mình, bởi mình cũng còn nhỏ bé quá với thế giới. Giả sử, dăm bảy năm nữa, có sinh viên nào tiếp cận với những gì tui thấy, họ hỏi lại, ngày xưa tại sao anh chỉ dạy có như rứa thì sao. May mắn thay, trong kinh dược sư [2], cũng có một câu chuyện tương tự với một vị thiền sư. Tui quan tâm đến câu trả lời của vị này, đại loại thế này: Ông thiền sư ngày ấy chết rồi, còn bây giờ là ông thiền sư khác hiểu biết nhiều hơn.

Chuyện thứ ba, những ngày gần đây, vợ than ở nhà mình chật quá, dọn dẹp cho gọn gàng. Thú thật, tài sản tui chẳng có thứ gì nhiều, ngoài cái đống sách, tập chất kín cả một căn gác trong nhà. Từ trước tới giờ, mỗi lần cần học (thời sinh viên), dạy (lúc đi dạy) thứ gì, tui thường soạn kỹ càng và giải hết toàn bộ những bài tập trong những sách. Vì thế, ngoài sách, tập vở cũng khá nhiều. Ngoài ra, những CD lưu lại những chương trình mình viết cũng được cất giữ kỹ càng. Lưu lại đó, tui cũng chứng tỏ niềm tự hào của mình và cũng là một kỷ niệm cho con sau này. Hơn thế nữa, những cái đó là nơi bất khả xâm phạm của mọi người trong gia đình và tui đặt nó vị trí trang trọng ở chỗ làm việc của mình ở nhà. Thế nhưng, những suy nghĩ đó đã thay đổi khi vợ tui hỏi: Có nên bỏ hết cái này không vì nhiều quá. Câu trả lời dứt khoát: Bỏ hết đi, không cần nữa. Quan điểm thay đổi vì cái mình tự hào không đáng, quá nhỏ bé.  

Đôi lúc chúng ta không nên tự mãn với cái quá khứ chưa hoàn hảo và sự đổi thay là cần thiết.

Sunday, November 20, 2011

Động lực cho sự tu tập - Thích Tâm Hòa

Bốn pháp quán - Thích Hạnh Tín

Here are some random HD clips. Here you go!




Bài liên quan: 
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/09/nguyen-hong-nhung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/06/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/tuan-ngoc-nguyen-khang-quang-dung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/nhac_25.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/04/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/02/nhac-tre-hai-ngoai.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/ca-sy-ngoc-anh.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/random-songs.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/quang-dung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/thanh-truc.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/12/nhac-xuan.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/11/here-are-some-random-hd-clips-here-you.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/10/nhac-phat-giao.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/06/nhac-o.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/04/lam-thuy-van.html

Monday, November 14, 2011

Sắp tới ngày đẹp 20-11-2011

Ngày 20-11, như thường lệ, ngày này nhằm tôn vinh cái cao quý của nghề giáo. 

Những năm gần đây, văn hóa có xuống cấp, người dân trong đời thường chạy đua theo giá trị vật chất thấp hèn. Chúng ta dễ dàng cảm nhận điều đó qua nhiều kênh thông tin, qua phương tiện thông tin đại chúng, và qua những chuyện trực tiếp nhìn thấy ở xung quanh mình. Quả thật nhiều cảnh tượng còn đến mức rùng rợn mà không muốn nói nhiều nữa. Bởi vì, như ai đó đã nói, cái xấu đã tràn lan, anh có la làng lên thì cũng chẳng thể thay đổi gì, ngược lại anh còn được cho là "Chí Phèo". Nghịch lý là thế, giữa cái xấu, một người tốt gióng lên hồi chuông cảnh báo thì được quy về thằng Chí Phèo. Bởi lẽ, người gióng lên hồi chuông cũng là kẻ có tội. Vì anh gióng lên hồi chuông cảnh báo mà chẳng vạch ra một lối đi rõ ràng. Trong khi đó, đại đa số đang trong cơn mê lầm, mù mờ lối đi, lại càng hoảng loạn. Thế thì anh tốt là tội đồ nặng! Còn anh gọi là tốt kia thì không đủ tầm để vạch ra một lối đi được, nên đành bất lực trước cái xấu. Chính vì vậy, nhiều người chọn giải pháp khôn ngoan là im lặng.

Quay trở lại môi trường gọi là tinh hoa nhất, nghề giáo cũng không ngoài cái quỹ đạo lệch lạc ấy. Bởi lẽ, mối quan hệ tương quan giữa người với người là phức tạp. Nghề giáo cũng vậy, nó không thể bị đóng khung trong môi trường "sạch và đẹp". Nhiều người có thâm niên trong nghề giáo phát biểu một câu lạnh sống lưng: "Trong nghề này, tụi nó chơi nhau toàn ngón thâm hiểm". Dĩ nhiên, có nhiều chuỵên thâm cung bí sử, mà bản thân có chút hiểu biết. Tuy nhiên, ngày này không phải để liệt kê cái tận cùng đấy. 

Như đã biết, nghề giáo là nghề có mức sống tồi tệ nhất của nước Việt Nam. Nhiều vị hay huyễn hoặc, họ vẽ vời đủ kiểu để chứng tỏ rằng làm giáo viên cũng thành đại gia. Họ nói rằng đi dạy ở trường là dư tiền để sống thoải mái. Điều này không có thật. Tiền dạy rất thấp, nếu dạy từ sáng tới tối, thì cũng không thể dư giả được. Chưa kể tiền thuốc thang chữa cái bệnh bất đắc dĩ, bệnh nghề nghiệp. Không đâu xa, nhìn lại các đồng nghiệp sẽ thấy nhiều người mắc bệnh vì lao tâm lao lực. Còn chuyện đi dạy nhiều, tui cũng là người có trải nghiệm. Không chỉ dạy trong trường, tui cũng từng cày cả ngoài trường, mà như đã biết các trường bên ngoài trả tiền cao hơn trong trường nhiều. Tuy nhiên, việc khẳng định dạy nhiều sẽ sống dư giả là không hợp lý. Còn các bác nói rằng, bên kỹ thuật, các bác làm nhiều bên ngoài với các dự án béo bở. Cái này hơi mắc cười, các bác đi dạy mà làm sao bằng tụi công ty làm thực sự. Tụi nó làm là vì sự sống còn của công ty, chẳng có công ty nào điên mà để các bác qua mặt chiếm các dự án tụi nó. Các bác muốn cạnh tranh với tụi nó, thì cũng đầu tắt mặt tối mà đấu. Cái này tui không lạ gì. Và dĩ nhiên, tui cũng từng vào và từng chứng kiến, nó không hề đơn giản như cách nghĩ và cách nói của các bác. Nói dông dài thế cũng đồng nghĩa với việc có một vài cách không chính danh khác để kiếm tiền.

Với hy vọng, mỗi lần đến ngày cao quý này, có đường nào để nghề giáo trở lại như xưa. Người giáo viên được đảm bảo sống bằng nghề, và những cách làm không chính danh kia giảm bớt. Lúc đó, nghề giáo mới thực sự là nghề cao quý.

Thursday, November 10, 2011

Đại đức Thích Pháp Hòa

Đại đức Thích Phước Tiến

Đại đức Thích Phước Tiến, trụ trì Tu Viện Tường Vân
Tu Viện Tường Vân
Địa chỉ : E4/6 – Nguyễn Hữu Trí – TT. Tân Túc – H.Bình Chánh – TP. HCM
Điện thoại : 0862689409
Email: thichphuoctien@yahoo.com
Website: http://tuvientuongvan.com.vn/#/, 
http://www.phatphapungdung.com/

Đại đức Thích Phước Tiến thế danh Lê Thanh Tròn, Nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Đại đức xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988. Năm 2006 du học Ấn Độ và năm 2008 Đại đức đã hoàn tất cao học. Hiện là Ủy viên Ban Hoằng pháp TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trụ trì Tu Viện Tường Vân địa chỉ : E/4/6 Nguyễn Hữu Trí, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. Tp.HCM Số điện thoại 08. 62689409 www.phatphapungdung.com Email : thichphuoctien@yahoo.com 

Saturday, November 5, 2011

Mùa Thu Montreal

109___10

Tác phẩm của con gái yêu

Chủ Nhật con gái yêu vẽ hình. Sự ngộ nghĩnh của ý tưởng trẻ thơ làm người lớn phải bật cười. Nhiều lúc chợt suy nghĩ con trẻ cũng có những ý tưởng thú vị và đẹp. Sự hồn nhiên và ngây thơ đôi lúc tạo nên những tác phẩm hay.

Con gái có được sự may mắn. Vì ở từng tuổi như con, ba mẹ chắc là đang vọc cát, mặt mũi tèm lem, mũi dãi chảy lòng thòng. Vậy thì nói chi đến việc vẽ vời, hay là tấm này cho ba, tấm này tặng mẹ, tấm này cho cả gia đình mình. Nói chung, thời ấy, không có chỗ cho những việc làm có ích như con, không có cơ hội cho những ý tưởng ngây thơ và đẹp.

Cô giáo có complain rằng: Bé ở trường hay vẽ; mỗi khi cô giáo phân nhóm vẽ, bé vẽ xong rồi vẽ dùm luôn cho năm bạn còn lại trong nhóm. Hehe



Hình 1. Tác giả đang relax.

Hình 2. Tác giả nhập cuộc, sau khi ăn một tô bún thịt nướng và ổ bánh mì

Hình 3. Tác giả tranh thủ pose để có tấm hình điệu.

Hình 4. Đam mê sáng tạo đến bò ra đất.

Hình 5. Mệt nhưng cũng khoái chụp hình.

Hình 6. Hình cả gia đình. Theo chú thích của tác giả: Em My, Ba, Mẹ và Ty (Tác giả).

Hình 7. Bạn Thanh Thy - Bạn học lớp chồi (Bo xì - không chơi nữa). Mắc cười là tác giả nói nghỉ chơi bạn này rồi, thế mà vẫn vẽ hình bạn. Haha.

Hình 8. Hình gia đình. Theo chú thích tác giả là: Mẹ, Ba, Ty và My.

Hình 9. Con mèo. Không biết nó ăn gì mà bự thế.

Hình 10. Ba và con (Ty-tác giả).


Hình 11. Quang cảnh nhà ở quê, có hai cái cây ở hai bên nhà và hoa cỏ trước nhà. Có con bướm - mà cứ nhầm lẫn là máy bay.