Sunday, August 30, 2009

Đôi dép - lượm về đọc chơi

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen

Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia

Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu

Friday, August 28, 2009

Đăng nhưng không bình luận

Đoàn đã thay đổi con người tôi*

Cuộc thi viết “Đoàn trong tôi” do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phát động nhân dịp chào mừng 78 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thu hút được 30 tác phẩm dự thi. Ban tổ chức xin lần lượt giới thiệu các bài viết đoạt giải. Dưới đây là bài viết “Đoàn đã thay đổi con người tôi” đoạt giải Nhất của tác giả Nguyễn Minh Anh Nhật (SV khoa CKM).

Nhật là một đứa con trai nhút nhát!

Tác giả Nguyễn Minh Anh Nhật

Đó là lời nhận xét của hầu hết những đứa bạn của tôi, và theo tôi nhận xét đó…chẳng có gì sai (ít ra thì nó cũng đúng cho đến khi tôi học lớp 12)… 11 năm phổ thông đầu tiên của tôi trôi qua trong lặng lẽ. 11 năm là học sinh khá giỏi, 11 năm hạnh kiểm tốt và…hết, không tham gia vào bất kỳ hoạt động văn nghệ, thể thao hay cuộc thi nào ở trường, cũng không chạy nhảy như đám bạn cùng trang lứa, thậm chí ngay cả căn-tin của trường tôi cũng ít khi đến, 11 năm chỉ biết đi học ở trường, hết giờ thì về nhà, trong phiếu liên lạc của tôi bao giờ ở dòng nhận xét của giáo viên chủ nhiệm cũng ghi là “ngoan, hiền, chăm nhưng còn thụ động và nhút nhát”.

Nhưng tất cả đã bắt đầu thay đổi vào năm tôi học lớp 12 với hàng loạt sự kiện mà theo tôi đó là những “bước ngoặt của đời”.

“Bước ngoặt” đầu tiên đó là việc tôi được kết nạp Đoàn. Nói là “được” chứ thật ra “bước ngoặt” này mang tính bắt buộc nhiều hơn. Do thành tích học tập nổi trội nên tôi được tham gia vào đợt thi học sinh giỏi của tỉnh Đồng Nai, nhưng trường tôi lại đưa ra một quy định đó là “chỉ những đoàn viên mới được đi thi học sinh giỏi tỉnh”. Thế là dù không hào hứng lắm với hai từ “đoàn viên” tôi vẫn tham gia kết nạp Đoàn với mục đích chính là đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

“Bước ngoặt” thứ hai xảy ra vào đúng ngày tôi kết nạp Đoàn và người tạo ra “bước ngoặt” này chính là thầy Bí thư Đoàn trường với câu nói đã được tôi liệt vào danh sách những câu nói hay nhất của thế kỷ XXI “Là đoàn viên nghĩa là các em không còn nhỏ nữa, các em đã trở thành những thanh niên, được gọi là đồng chí. Các đồng chí giờ đây đã đứng ngang hàng với những Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu… những anh hùng của Tổ quốc. Các đồng chí phải xứng đáng với hai từ “đoàn viên”, phải có trách nhiệm với các thế hệ đi trước…”. Chính những câu nói này đã giúp tôi hiểu ra được thật là vinh dự khi là đoàn viên. Là một học sinh chuyên sử nên những tấm gương của Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu tôi đều biết rất rõ và luôn ngưỡng mộ họ, nay được đứng ngang hàng với những anh hùng ấy thì…còn gì sung sướng cho bằng. Và tôi cũng biết được rằng trách nhiệm của một đoàn viên cũng thật là nặng nề.

Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh luôn thu hút quan tâm của nhiều SV...

“Bước ngoặt” tiếp theo cũng đến từ cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Lớp trưởng kiêm bí thư chi đoàn của lớp tôi đạt giải nhất nên được chuyển về trường chuyên của tỉnh để tiếp tục bồi dưỡng chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi quốc gia. Mà “một nước thì không thể một ngày thiếu vua, một lớp thì không thể không có lớp trưởng và bí thư chi đoàn dù chỉ một ngày” (trích nguyên văn lời cô chủ nhiệm), thế là sau cuộc họp lớp kéo dài gần….10 phút, từ một “phó thường dân” trong lớp, tôi “bị” cả lớp kéo lên làm bí thư chi đoàn với lý do là “mày có số lãnh đạo người khác, bọn tao nhìn thấy tư chất làm “cha chú” của mày”.

Trở thành bí thư chi đoàn cũng đồng nghĩa với việc tôi phải tham gia các cuộc họp giao ban, các cuộc hội nghị…Và lần nào tôi cũng có mặt, nhưng với bản tính nhút nhát của mình, tôi không bao giờ tham gia phát biểu đóng góp ý kiến, đối với tôi lúc đó đi họp = lên nghe + về phổ biến lại. Cứ như thế tôi đâm ra nản, vào Đoàn, làm bí thư đoàn chỉ để như vậy thôi ư? Ngọn lửa Đoàn vừa bùng cháy một chút đã nhanh chóng bị dập tắt, tôi nguyện với lòng rằng suốt đời tôi “thà chết chứ không làm bí thư chi đoàn nữa”.

Nhưng có lẽ số tôi gắn liền với Đoàn nên “ý tưởng” không làm bí thư chi đoàn của tôi đã không thực hiện được, và người “góp công” vào việc này là ông bác của tôi. Chẳng là vào dịp nghỉ hè năm đó, thấy thằng cháu vừa thi đại học về suốt ngày cứ ở nhà hết ăn rồi ngủ, hết ngủ rồi lại chạy nhong nhong, ông bác tôi (vốn là cựu chiến binh) có lẽ vì xót thời gian và xót..đồ ăn quá nên mới “lôi” tôi ra sinh hoạt thanh niên xã cùng với các anh chị trong Đoàn xã với lời giới thiệu hết sức ấn tượng “nó là bí thư chi đoàn đấy, hoạt động năng nổ lắm”, có lẽ quá ấn tượng với lời giới thiệu đó nên các anh chị trong Đoàn xã đã giao cho tôi nhiệm vụ…phụ trách sinh hoạt thiếu nhi. Nhờ công việc đáng yêu này cộng với những lần đi làm công trình thanh niên, đi cắm trại, những lần đi thăm hỏi các bác cựu chiến binh xã…đã giúp cho tôi phát hiện ra “khả năng đặc biệt” của mình đó là có thể nói liên tục (thậm chí là hét) hơn mười tiếng mà không sợ bị mất giọng. Và cũng từ những hoạt động này mà tôi đã “lột xác” hoàn toàn”, từ một con người nhút nhát nay trở thành một người nói nhiều, vui vẻ, và đôi khi là nhiệt tình đến mức…quá cần thiết. Tất nhiên ngọn lửa Đoàn trong tôi lúc này bừng cháy mạnh mẽ trở lại như có người tưới xăng vào nó, một tâm nguyện nữa về Đoàn xuất hiện trong đầu tôi nhưng ngược lại với lần trước, lần này tôi nguyện “lên đại học, tôi thà chết thì cũng phải làm bí thư chi đoàn”.

Lần này thì tâm nguyện của tôi được thực hiện. Tôi trở thành bí thư đầu tiên của lớp KCN05, tham gia vào Câu lạc bộ Kỹ Năng, đội công tác xã hội…Chính những môi trường này đã giúp cho tôi hòa đồng hơn, học hỏi thêm được rất nhiều điều: Kỹ năng quản trò, các nút dây...Chưa hết, với sự “sung sức, muốn chứng tỏ mình”, tôi không bỏ sót bất kỳ một hoạt động, cuộc thi lớn nhỏ nào của Đoàn trường, Hội sinh viên phát động, tôi thi nhiều đến nỗi các bạn trong câu lạc bộ Kỹ Năng đặt cho tôi biệt danh “đâu sĩ đa năng” (chủ yếu là vì cuộc thi nào cũng có mặt tôi dù đa phần là tôi…rớt).

Đến cuối năm hai, khi đã là ủy viên ban chấp hành liên chi hội khoa CKM, một lần vô tình gặp lại lớp trưởng và cũng là bí thư năm lớp 11 của tôi, cô ấy đã không khỏi ngạc nhiên vì không hiểu điều gì đã làm cho một người nổi tiếng là nhút nhát, ù lì sau ba năm đã trở thành một “cái máy phát thanh di động”, từ một con người chạy chậm hơn con gái bây giờ trở thành một hậu vệ của đội bóng đá lớp, từ một con người ghét cay ghét đắng âm nhạc nay lại là thành viên đội văn nghệ lớp…Vâng! Tất cả những sự thay đổi đó đều có từ một tổ chức làm nên, đó chính là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Chính Đoàn đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi, Đoàn đã biến đổi con người tôi.

  • Nguyễn Minh Anh Nhật (Khoa CKM)

*Tác phẩm đoạt giải Nhất Cuộc thi viết “Đoàn trong tôi”

Thursday, August 27, 2009

Sự so sánh 2 bài viết - so sánh 2 nền giáo dục

Tại quê hương chúng ta:

Vụ SV tạt axit: Hệ quả lối sống chạy theo bằng cấp?

Cập nhật lúc 08:47, Thứ Sáu, 28/08/2009 (GMT+7)
,

- "Ham muốn có một tấm bằng đại học của hung thủ là hậu quả tất yếu của lối sống chạy đua theo bằng cấp vẫn còn tồn tại hiện nay. Tôi là một giảng viên trẻ đang học tập tại nước ngoài, luôn coi trọng tính trung thực, công bằng trong giáo dục nên rất phẫn nộ".

Từ Australia, bạn đọc Mai Khanh mổ xẻ câu chuyện "sinh viên tạt axit thầy giáo" đang gây dư luận trong tuần này.

Còn ở Hà Nội, bạn đọc Lương Việt, "đã có hơn 25 năm đi học, từ vỡ lòng đến bậc học cao nhất, đã từng học cả ở trong nước và cả chục năm học ở nước ngoài, đã học với nhiều thầy, cô giáo khác nhau, kể cả những thầy, cô được gọi là nghiêm khắc hay “khó tính” cho rằng, một nền giáo dục đại học suốt hơn 60 năm qua vận hành theo nguyên tắc “có vào chắc chắn có ra” theo tinh thần tư duy bao cấp, bình quân chủ nghĩa, đã biểu lộ những bất cập nguy hại.

VietNamNet giới thiệu các ý kiến trên và mong nhận được sự phân tích, mổ xẻ của bạn đọc từ câu chuyện này.

Mô tả ảnh.

Một sinh viên bị axít văng phải vẫn không hết vẻ kinh hoàng khi kể lại sự việc náo loạn trên giảng đường do cựu sinh viên Thanh gây ra. Ảnh: Tử Trực

Mai Khanh (Australia): Hậu quả tất yếu của lối sống chạy đua theo bằng cấp

Việc sinh viên này không thể hoàn thành được chương trình đại học có thể do một phần từ điều kiện gia cảnh khó khăn, nhưng trên hết vẫn là do năng lực bản thân hạn chế.

Ham muốn có một tấm bằng đại học của hung thủ là hậu quả tất yếu của lối sống chạy đua theo bằng cấp vẫn còn tồn tại hiện nay.

Hiện tượng các trường nghề mở ra không có người học, các trường đại học mọc lên như nấm sau mưa, các đơn vị thu nhận lao động phần lớn đánh giá ứng viên qua bằng cấp, và một lối suy nghĩ còn phổ biến ở nhiều gia đình là con cái phải vào được đại học để có “danh” có “phận” đã vô tình góp phần dẫn đến hành vi tội ác của những người như Trần Xuân Thanh.

Bản thân sinh viên này vốn yếu kém về năng lực nhưng không tự công nhận năng lực, thiếu lòng tự trọng để phấn đấu, manh nha của bản tính côn đồ và đâu đó sự tồn tại của nhiều hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã khiến cho tên Thanh dễ dàng có suy nghĩ cực đoan về sự liêm chính của thầy giáo Dũng, dẫn đến hành động độc ác.

Rồi đây những nhà giáo chân chính sẽ cảm thấy e dè trong việc bảo đảm đánh giá đúng mực năng lực học trò; bản thân những sinh viên chân chính cũng sẽ rất bất an về sự công bằng trong kết quả đánh giá, thi cử.

Để nền giáo dục luôn công bằng, để xã hội được an ninh - trật tự, phải đào tạo được những con người có tự trọng bản thân, tôn trọng người xung quanh và tôn trọng luật lệ. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục “dài hơi” và có hệ thống, ngay từ trong mỗi gia đình, tới nhà trường, và cả xã hội.

Lương Việt (Hà Nội): Kịch liệt lên án thái độ của một số ít người tỏ ý đồng tình, thông cảm

Đã có hơn 25 năm đi học, từ vỡ lòng đến bậc học cao nhất, đã từng học cả ở trong nước và cả chục năm học ở nước ngoài, đã học với nhiều thầy, cô giáo khác nhau, kể cả những thầy, cô được gọi là nghiêm khắc hay “khó tính”, tôi hết sức bàng hoàng, phẫn nộ và kịch liệt lên án hành động côn đồ, lưu manh của sinh viên Thanh với thầy Dũng. Đối với một người bình thường khác hành động phi nhân tính ấy đã đáng bị lên án kịch liệt, đối với một sinh viên càng phải bị lên án mạnh mẽ gấp bội. Xin đề nghị những người có trách nhiệm và pháp luật hãy xử lý hành vi này thật nghiêm minh. Tôi cũng kịch liệt lên án thái độ của một số ít người tỏ ý đồng tình, thông cảm dù ở mức độ nhỏ nhất với hành động ấy.

Với bất cứ một nền giáo dục nào, không ai được quyền giảm bớt tiêu chuẩn cần đạt tới cho mỗi bậc học và mỗi môn học. Ai không đạt được chuẩn chung đó thì không thể nhận chứng chỉ hay bằng cấp tương ứng. Anh Thanh chưa đạt tới trình độ ngoại ngữ đã quy định như các sinh viên khác thì không thể cho anh Thanh điểm đạt về môn ngoại ngữ. Nếu “cho đạt” nghĩa là thầy Dũng đã hạ thấp tiêu chuẩn và đã không công bằng với nhiều sinh viên khác.

Chúng ta chỉ có thể yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có việc nâng cao tiêu chuẩn các bậc học theo trình độ phát triển đất nước để đuổi kịp các nền giáo dục phát triển trên thế giới. Có như vậy đất nước mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển trên thế giới.

Hạ bớt tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc đào tạo ra những sản phẩm kém chất lượng là có tội với dân tộc, với các thế hệ đã khuất và cả các thế hệ tương lai. Chúng ta có quyền đòi hỏi các thầy, cô giáo công bằng, trách nhiệm, lương tâm trong giáo dục chứ không thể đòi hỏi các thầy, cô giáo hạ thấp tiêu chuẩn của một sinh viên tốt nghiệp đại học. Sẽ là tai hoạ trong tương lai không xa cho dân tộc nếu bây giờ thầy, cô giáo nào cũng hạ bớt tiêu chuẩn giáo dục cho mỗi bậc học và mỗi môn học.

Nhẽ ra, anh Thanh phải cố gắng học tập để có thể vượt qua kỳ thi như các sinh viên khác, chứ không được có ý nghĩ về hành vi, càng không được có hành động côn đồ với thầy giáo như vậy. Thử hỏi mai sau nếu anh ta ra xã hội, bất cứ khi nào gặp khó khăn, không đạt được mục tiêu của mình, không đủ khả năng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó anh ta đều hành động như thế chăng. Nguy hiểm biết bao nếu sản phẩm giáo dục của chúng ta là những người như anh Thanh. Nếu các vị nói rằng “nếu không có Thanh này thì sẽ có Thanh khác”, thì tôi cũng có thể nói rằng: nếu lúc này Thanh không hành động như vậy thì chắc chắn sau này Thanh sẽ hành động như thế ở một chỗ khác, với những người khác, vì những lý do khác.

Nếu quả thật thầy Dũng (tôi xin lỗi thầy Dũng trong giả định này) không công bằng, có tiêu cực, thì trong môi trường đại học Thanh vẫn có nhiều cách giải quyết hợp lý, hợp tình, hợp luật, hợp lòng khác, sao lại tàn bạo với chính người thầy của mình, của các bạn bè mình đến vậy? Thanh có thể trực tiếp gặp lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức khác để phản ảnh và giúp Thanh, giúp thầy Dũng tiến bộ. Nếu Thanh thật sự gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa đủ điều kiện để học tập thì Thanh cũng có thể trực tiếp gặp các thày, cô giáo, Ban Giám hiệu để phản ánh và chắc chắn sẽ nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô và nhà trường. Thậm chí, Thanh có thể tạm dừng việc học đi làm một thời gian rồi sau đó quay lại học. Ở nước ta pháp luật không cấm điều đó. Ở các nước phát triển đây là hiện tượng phổ biến.

Nếu ai đó đồng tình hay thông cảm với hành vi của Thanh, thì vô tình đã tiếp tay cho sự xuống cấp về đạo đức trong học đường và trong xã hội.

Điều đó sẽ hết sức tai hại cho tương lai đất nước, cho chính chúng ta. Trong khi ngành giáo dục và những người có luơng tâm, có trách nhiệm đang tích cực đấu tranh với những hành vi suy thoái đạo đức trong xã hội thì những người đó lại tiếp tay cho sự xuống cấp về đạo đức, cho hành vi phi nhân tính trong học đường. Xã hội sẽ lên án không chỉ hành vi của anh Thanh mà còn cần phải phê phán thái độ và tư tưởng sai lầm ấy.

Để một nền giáo dục phát triển mọi người phải đồng tình với sự nghiêm khắc, tính nguyên tắc của thầy, cô giáo và khắt khe với thái độ dễ dãi của họ. Những người học trò đúng nghĩa bao giờ cũng cảm nhận được và biết ơn các thầy, cô giáo nghiêm khắc và giữ đúng nguyên tắc bởi chính sự nghiêm khắc và nguyên tắc đó giúp họ trưởng thành. Nếu thầy cô, giáo dễ dãi, “độ lượng” theo cách nghĩ của một số người có thái độ đồng tình, thông cảm với anh Thanh (nghĩa là thầy Dũng cho anh Thanh đạt ngoại ngữ dù thực chất anh ta chưa đạt được trình độ cần có), thì thầy Dũng đã hành xử không công bằng. Các thày cô giáo là những người thay mặt xã hội cầm cân, nẩy mực trong giáo dục. Thầy, cô giáo mà hành xử không công bằng chắc chắn nền giáo dục nước nhà sẽ rối loạn.

Nếu có chăng, chúng ta chỉ có thể phê phán thầy Dũng đã sơ suất ở chỗ chưa phân tích rõ cho Thanh hiểu tại sao đã bốn lần thi mà vẫn chưa thể đạt để Thanh nhận thức rõ chính mình và cố gắng học tập hơn nữa, chứ không thể phê phán thầy Dũng là thiếu độ lượng, trù dập sinh viên. Hiện tượng giám thị “khủng”, giáo viên “thiếu độ lượng”, tiêu cực như thầy Chung Lý phản ánh, quả thực đang tồn tại trong nền giáo dục nước nhà, gây nhức nhối trong xã hội. Nhưng không vì thế mà chúng ta đi đến sia lầm cực đoan khác là hạ bớt tiêu chuẩn cấp học, môn học để ai “vào được thì cũng đều phải ra được”.

Việc học trò tạt axít thầy giáo và các bạn đồng môn là một nỗi đau của nền giáo dục đại học nước nhà. Thái độ đồng tình, thông cảm với anh Thanh là tiếng chuông cấp báo về sự đảo lộn thang giá trị trong xã hội hiện nay. Một nền giáo dục đại học suốt hơn 60 năm qua vận hành theo nguyên tắc “có vào chắc chắn có ra” theo tinh thần tư duy bao cấp, bình quân chủ nghĩa, đã biểu lộ những bất cập nguy hại. Tư tưởng ấy đã ít nhiều lan rộng trong xã hội, đã thấm vào chính các thầy, cô và sinh viên, đang kìm hãm nền giáo dục. Xoá bỏ tư tưởng ấy, tạo dựng tư tưởng, triết lý giáo dục mới, chấn chỉnh và cải tổ lại nền giáo dục là việc không thể trì hoãn.

  • VietNamNet

Tại Tây Âu:

Sinh viên Anh 'bán dâm' để kiếm tiền học

Cập nhật lúc 17:37, Thứ Năm, 27/08/2009 (GMT+7)
,

Cô sinh viên 20 tuổi Catherine đã trang điểm xong, mặc vội chiếc áo choàng hiệu Mango và kiểm tra túi xách lại một lần nữa trước khi bước ra khỏi cửa. Cô đã sẵn sàng làm việc.

Mô tả ảnh.
Ngày càng nhiều sinh viên Anh "bán mình" kiếm tiền đi học

Ba lô của Catherine có một số còng tay, đủ loại bao cao su, ống thuốc bôi trơn Jumbo, và một cặp quần lót dự phòng. Tất nhiên, đây không phải là những thứ đồ cá nhân bình thường có thể bắt gặp trong ba lô của bất kỳ một sinh viên đại học năm thứ hai nào. Catherine là một gái bán dâm và cô chỉ là một trong vô số các sinh viên khác làm công việc này.

Theo một bản điều tra của Trường Đại học Kingston, London thì con số những sinh viên làm nghề bán dâm hiện nay đã tăng lên 50% so với những năm trước.

Một bản điều tra lần đầu tiên được công bố năm 1999 đã hỏi 500 sinh viên xem họ có quen người bạn nào làm công việc bán dâm không, hơn 4% trong số đó cho biết họ có biết những người bạn làm gái nhảy, gái bán dâm trong khi còn đi học.

Một bản báo cáo thứ hai công bố năm 2006 chỉ ra rằng số lượng sinh viên làm các nghề này lại tăng lên 6% và với một cuộc điều tra thứ ba đang được tiến hành, thì hơn 8% trong tổng số sinh viên hiện thời có “dính dáng” đên “nghề” mại dâm.

Tiến sĩ Ronald Roberts, nhà tâm lý học đứng đầu nhóm điều tra nói rằng: “Chúng tôi cho rằng số lượng sinh viên bán dâm sẽ còn tiếp tục tăng. Những gì chúng tôi có thể dám chắc là chừng nào số nợ của sinh viên còn tăng lên thì số lượng sinh viên sa chân vào con đường này cũng nhiều thêm. Năm 1998, khi sinh viên bắt đầu phải nộp học phí thì đã không hiếm sinh viên tìm đến loại công việc này”.

Đó là một việc hoàn toàn có thật của nhiều sinh viên nghèo. Ở Pháp, Bộ trưởng Giáo dục Pháp đã hứa sẽ tăng cường chi thêm tài chính cho sinh viên sau khi quyển nhật ký của một sinh viên năm nhất và quyển sách gồm các bài phỏng vấn những sinh viên đại học về những kinh nghiệm thực của họ trong việc bán dâm được công bố.

Theo một bản báo cáo gần đây của Ngân hàng Natwest thì với một khóa học 3 năm, sinh viên sẽ phải chi khoảng 33.512 bảng Anh, sau đó sẽ rời trường với số nợ ước tính lên đến 14.770 bảng.

Với hi vọng sẽ tránh được món nợ đó, Catherine đã làm việc cho một công ty môi giới mại dâm tư nhân. Trong suốt năm học thứ nhất, dù dã làm việc cật lực trong một quán rượu 20 tiếng một tuần nhưng kết thúc học kỳ thứ 2, cô mắc nợ 5.000 bảng và không có nhiều thời gian cho việc học.

“Nhờ công việc này, tôi sẽ thanh toán hết mọi khoản nợ từ năm thứ nhất và dành thời gian học để có được một tấm bằng loại giỏi. Tôi có thể làm công việc sắp hàng lên giá ở siêu thị Tesco với giá 5 bảng 1 giờ nhưng tôi đã chọn công việc này vì nó giúp tôi kiếm được nhiều tiền trong vài giờ, và sau đó có thời gian để thực hiện công việc chính của mình”.

Tiểu sử sơ lược của Catherine được quảng cáo trực tuyến trên trang web của công ty môi giới nơi cô làm việc. Trang web này giới thiệu cô là một sinh viên đại học thông minh, trẻ trung và quảng cáo những dịch vụ mà Catherine sẽ làm bao gồm cả dịch vụ sex trọn gói.

Mỗi tuần với 2 đêm làm việc, Catherine kiếm được khoảng 900 bảng và cô cho biết các công ty môi giới mại dâm thường “săn” sinh viên làm việc cho mình vì khách hàng của họ có thể trả tới 500 bảng để có một giờ “vui vẻ” với một cô gái thông minh và giỏi giang”.

Trang web cá nhân của Catherine, một trang web điển hình của những công ty môi giới mại dâm có tiểu sử của 25 gái bán dâm khác, trong đó có 7 người tự nhận là sinh viên.

Bà Cari Mitchell, phát ngôn viên của một tập thể những người hành nghề mại dâm ở Anh - tổ chức đấu tranh cho quyền công dân và quyền hợp pháp của những người phụ nữ làm nghề mại dâm cho biết, từ thập kỉ trước, khi Đảng Lao Động đưa ra chính sách cho vay tiền như một hình thức trợ cấp thì ngày càng có nhiều thanh niên trẻ đã tìm đến để hỏi thông tin, xin lời khuyên và sự hỗ trợ.

Trường hợp các sinh viên nữ bỏ học để hành nghề bán dâm, theo bà Mitchell, là do “các sinh viên nữ cảm thấy rất khó để có thể tìm được một công việc với mức lương cao và biết rằng sau khi rời trường đại học đi làm, họ sẽ chỉ được trả một mức lương rất thấp”.

Bản báo cáo thường niên của Tập đoàn tư vấn quản trị toàn cầu Hay Group cho thấy, mức lương khởi điểm của một sinh viên tốt nghiệp năm 2007 là 20.812 bảng mỗi năm. Liệu có phải do không kiếm được nhiều tiền và sự hấp dẫn của một công việc với mức lương cao hơn nên sinh viên mới sa vào nghề này?

Cũng giống như Catherine, vì thèm khát các mẫu mốt thời thượng, cô sinh viên Rachel đã phải đi làm gái nhảy, rồi thoát y và xem đó là một công việc tạm thời để trang trải cho việc học và sinh hoạt.

Tuy nhiên hai năm sau đó, sau khi nhận ra mình có thể kiếm được hơn 50.000 bảng mỗi năm, Rachel đã quyết định thôi học để dành toàn bộ thời gian làm gái nhảy, nhưng cô đã hối hận và mong muốn sau này sẽ được đi học lại.

“Ban đầu, tôi đi nhảy để kiếm tiền, cố gắng hoàn thành tấm bằng đại học. Nhưng đến lúc quá túng thiếu, tôi phải chọn công việc đó, nếu không sẽ phải nghỉ học. Vấn đề là nghề mãi dâm lại cuốn tôi vào. Nghề này không giống với công việc ở thế giới làm việc chân chính, bạn phải nhanh chóng quen với tiền và mất đi nhiều sự tự tin ở những khả năng khác của mình. Tôi thực sự thấy ân hận vì đã sa chân vào con đường này. Nhưng đối với tôi và với nhiều sinh viên khác, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác”.

  • Nhật Anh (Theo Times Online)
Điều này nói lên cái gì?

Tuesday, August 25, 2009

Sự nổi tiếng hay tai tiếng của giáo dục Việt Nam

Báo Việt Nam chúng ta đây:

http://www.nld.com.vn/200908241136161P0C1019/bi-duoi-hoc-sinh-vien-vao-truong-tat-axit.htm
Bị đuổi học, sinh viên vào trường tạt axít

(NLĐO)- Sáng 24-8, hàng trăm sinh viên đang học tại một phòng học của trường Đại học Nông Lâm (quận Thủ Đức-TPHCM) bị sốc nặng sau khi chứng kiến cảnh một nam thanh niên đứng ngoài cửa tạt nguyên ca axít vào phòng.





Một số sinh viên bị dính axít đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thủ Đức

Do quá bất ngờ nên một giảng viên đang đứng trên bục giảng và một số sinh viên ngồi gần cửa ra vào không tránh kịp và hứng trọn ca axít. Phải mất nhiều phút sau, mọi người trong lớp mới định thần kêu cứu và tổ chức đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

Ngay trong buổi sáng 24-8, cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức đã bắt giữ hung thủ và lấy lời khai của các nạn nhân. Theo thông tin ban đầu, hung thủ là một cựu sinh viên trong trường tên Trần Xuân Thanh (SN 1981), sinh viên khóa 26 Khoa Cơ khí. Thanh thi môn ngoại ngữ nhiều lần mà không đậu nên bị "treo" tốt nghiệp nhiều năm. Quẫn trí, Thanh đã mang axít vào trường tạt để trút giận.

Có tổng cộng 14 người được đưa vào Bệnh viện đa khoa Thủ Đức. Sau đó, 2 ca nặng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, gồm: thầy giáo Đặng Hữu Dũng (Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí và là giáo viên dạy Anh văn) và sinh viên Vũ Văn Tuyền (lớp ĐH05CK). Hiện tại bệnh viện Thủ Đức chỉ còn 6 ca đang điều trị, 6 ca còn lại bị nhẹ nên chỉ uống thuốc và được cho về.

Danh sách 14 nạn nhân bị dính axít

1. Nguyễn Đăng Hùng - SN: 29-10-1988 - Lớp: ĐH08NY
2. Nguyễn Minh Quân - SN: 7-4-1990 - Lớp: ĐH08NY
3. Trần Quốc Thái - SN 1-1-1990 - Lớp: ĐH08NY
4. Văn Trung Trực - SN: 17-5-1990 - Lớp: ĐH08NY
5. Phan Văn Hiến - SN: 7-1-1990 - Lớp: ĐH08NY
6. Lê Thành Đăng - SN: 6-2-1990 - Lớp: ĐH08NY
7. Nguyễn Thị Lan Hương - SN: 20-1-1990 - Lớp: ĐH08NY
8. Huỳnh Đăng Đức Toàn - SN: 6-11-1988 - Lớp: ĐH06CK
9. Trần Minh Triệu - SN: 4-3-1988 - Lớp: ĐH06CK
10. Nguyễn Văn Khoa: SN: 4-10-1988 - Lớp: ĐH06CK
11. Qua Đình Xem - SN: 15-9-1985 - Lớp: ĐH06CK
12. Trần Vũ Anh - SN: 1986 - Lớp: ĐH05CK

2 ca chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy

13. Đặng Hữu Dũng - SN 1951 - Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí
14. Vũ Văn Tuyền - SN: 22-5-1986 - Lớp: ĐH05CK

Tin-ảnh: T.Tiến


Và đây lý do:

http://www.nld.com.vn/20090825075737562P0C1019/tat-axit-vi-nghi-thay-di-minh.htm
VỤ “MỘT PHÓ TRƯỞNG KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BỊ TẠT AXÍT”:
Tạt axít vì... nghi thầy "đì” mình!

(NLĐO) - Ngày 25-8, tại Công an quận Thủ Đức-TPHCM, Trần Xuân Thanh (sinh năm 1981, quê tỉnh Thanh Hóa, tạm trú huyện Thuận An, Bình Dương), sinh viên gây ra vụ tạt axít khiến 1 phó trưởng khoa và 13 sinh viên khác của Trường Đại học (ĐH) Nông Lâm TPHCM bị bỏng, cho biết đã tạt axít thầy Dũng vì... nghi thầy “đì” mình.

Thanh khai rằng nhà có đông anh em và rất nghèo, nên khi đậu Thanh vào ĐH là cả dòng họ vui mừng, mỗi người đóng góp một ít để Thanh theo đuổi 4 năm đại học và hy vọng với tấm bằng ĐH sẽ dễ xin được việc. Do cuộc sống khó khăn, hằng ngày, ngoài việc học, Thanh phải đi làm thêm nên ảnh hưởng đến kết quả học tập và nợ nhiều học phần, đến tháng 9-2006 thì bị nhà trường đình chỉ việc học.

Trong 3 năm 2006–2009 Thanh đã cố gắng trả hết nợ các học phần. Riêng môn Anh văn chuyên ngành vẫn thi trượt 4 lần (theo nguyên tắc thi rớt 2 lần buộc phải học lại), nên Thanh không được cấp bằng ĐH và không xin được việc làm như ý muốn.

Trong thời gian bị đình chỉ học tập, Thanh làm nhiều việc lao động phổ thông để kiếm sống và tiếp tục ôn luyện môn Anh văn để thi trả nợ. Có thời gian khoảng 9 tháng, Thanh ra khu công nghiệp Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) làm việc nhưng lại bị đuổi vì không bằng cấp. Sau đó, Thanh nhắn nhiều tin vào điện thoại di động của thầy Dũng mong được chiếu cố cho qua môn Anh văn, nhưng không nhận được hồi âm. Từ đó, Thanh nghĩ bị thầy “đì” nên tìm cách trả thù và gây ra việc trên.

Những nhân chứng:
http://www.nld.com.vn/2009082406254911P0C1019/loi-ke-cua-nhan-chung-vu-sinh-vien-tat-axit-thay-giao.htm
Lời kể của nhân chứng vụ sinh viên tạt axít thầy giáo

(NLĐO)- Sau khi tạt axít, hung thủ còn rút dao rượt chém thầy giáo Đặng Hữu Dũng (SN 1958, Phó trưởng khoa Cơ khí – Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM) cho đến khi bị các sinh viên bắt trói lại. Ngoài thầy Dũng, 13 sinh viên khác cũng bị vạ lây do dính axít.


Thầy Đặng Hữu Dũng tại bệnh viện Chợ Rẫy

Một trong những nạn nhân là sinh viên Trần Minh Triệu (SN 1988, lớp ĐH 06 CK, khóa 32) kể lại sự việc xảy ra sáng 24-8. “Lúc đó khoảng 8 giờ 30 phút, thầy Dũng đang giảng bài thì đối tượng từ ngoài bước vào, trên tay bê theo một cái thau nhựa. Khi tới gần thầy Dũng khoảng 1m, đối tượng này nói: “Thầy ơi, rửa tay đi”. Thầy Dũng quay lại thì bị tạt nguyên thau chất lỏng vào người. Em ngồi ở dãy giữa nên bị văng trúng, thấy rát mới biết là axít”, sinh viên Triệu kể.

Còn sinh viên Nguyễn Văn Khoa – một nạn nhân khác – cho biết: “Vừa tạt axít xong, đối tượng móc dao ra và rượt chém thầy Dũng. Lúc này bọn em đã hoàn hồn nên cùng xông ra bắt hung thủ. Bạn Vũ Văn Tuyền lao vào vật nhau với hung thủ, tước con dao, bọn em dùng dây thắt lưng trói hung thủ lại giao bảo vệ nhà trường”.

Tại Công an phường Linh Trung, quận Thủ Đức, hung thủ tạt axít vào thầy giáo khai tên là Trần Xuân Thanh (SN 1981), sinh viên khoá 28, lớp 02 CC khoa Cơ khí - Công nghệ (khoá 2002 – 2006) của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

Trong quá trình học, Thanh bị rớt môn Anh văn tới 4 lần nên không thể ra trường. Cho rằng mình rất cố gắng nhưng bị thầy Dũng (dạy môn Anh văn) chấm trượt nên cách đây 1 tháng, Thanh ra chợ Tân Thành mua 5 lít axít loãng đem về chờ ngày ra tay.

Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 24-8, Thanh chạy xe đến trường, rồi vào nhà vệ sinh đổ axít ra thau và tìm đến lớp thầy Dũng dạy để trả thù. Hiện vụ án đang được Công an quận Thủ Đức điều tra.

Trong lúc rượt chém, cả thầy Dũng và đối tượng đều chạy vào lớp Nông-Y (khoá 34) khiến hơn 50 sinh viên của lớp này bỏ chạy tán loạn. Có 6 sinh viên (đều sinh năm 1990) vô ý đụng vào người thầy Dũng nên bị phỏng lây. Trong 6 em sinh viên này có 5 em được cho về nhà uống thuốc, chỉ còn sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương bị phỏng ở lưng, chân và tay còn nằm lại điều trị ở Bệnh viện đa khoa Thủ Đức.


Một sinh viên nữ cũng bị phỏng axít đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thủ Đức

Đối với các sinh viên lớp Cơ khí (khoá 32), ngoài sinh viên Vũ Văn Tuyền (SN 1986) và thầy Đặng Hữu Dũng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị do phỏng nặng hơn, các em còn lại được chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức, gồm: Trần Minh Triệu, Huỳnh Đăng Đức Toàn, Nguyễn Văn Khoa và Trần Vũ Anh, còn em Qua Đinh Xem được cho về vào chiều 24-8.

Hiện nay, theo chẩn đoán của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, thầy Đặng Hữu Dũng bị bỏng độ 3, vết bỏng lan trên má trái và kéo dài từ cổ xuống tận phía sau 2 chân. Ngoài ra, trong lúc chạy trốn hung thủ, thầy Dũng còn bị đâm 1 nhát vào lưng. Riêng sinh viên Tuyền được chuyển xuống khoa Mắt của bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị.

Tin-ảnh: T.Tiến
Tuyên dương:

http://www.nld.com.vn/20090825062550256P0C1019/thay-bi-tat-axit-4-tro-dung-cam-nhan-giay-khen.htm
Thầy bị tạt axít, 4 trò dũng cảm nhận giấy khen

(NLĐO) – Ngày 25-8, Ban Giám hiệu Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã tặng giấy khen cho tập thể lớp ĐH06CK và 4 sinh viên của lớp này vì đã dũng cảm truy bắt tội phạm.

Bốn sinh viên được tặng giấy khen, gồm: Vũ Văn Tuyền, Lê Thế Tài, Chu Thanh Xuyên, Nguyễn Duy Dũng. Như báo NLĐ đã thông tin ngày 25-8, sau khi phát hiện thầy Đặng Hữu Dũng bị tạt axít và bị sinh viên Trần Xuân Thanh đuổi theo đâm, 4 sinh viên trên đã cùng các bạn trong lớp đứng cản Thanh rồi lao vào khống chế bắt đối tượng giao cho bảo vệ nhà trường.

Hiện sinh viên Vũ Văn Tuyền và thầy Đặng Hữu Dũng vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy; và 5 sinh viên Triệu, Toàn, Khoa, Anh và Hương điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức.

T.Tiến

Và đây thế giới cũng có quan tâm:
  1. CBS news:
http://www.cbsnews.com/stories/2009/08/25/ap/asia/main5263557.shtml

HANOI, Vietnam, Aug. 25, 2009

Failing Student Hurls Acid At Professor In Vietnam

University Student In Vietnam Hurls Acid At Professor After Flunking English Classes

(AP) A university student angry about flunking his English classes barged into a lecture, threw a bucket of acid at a professor and then stabbed him in the back as he tried to flee, a university official said Tuesday.

Students later overpowered the alleged attacker, Tran Xuan Thanh, and turned him over to police. The teacher, Dang Huu Dung, and several students at the Agriculture and Forestry University in Ho Chi Minh City were injured in the melee and hospitalized.

Dang was lecturing more than 100 students when his former student entered the classroom carrying a 1.3 gallon (5 liter) bucket full of acid and hurled it at the professor. When Dang tried to run away, the student stabbed him in the back, university administrator Tran Dinh Ly said.

Dung was hospitalized with serious burns on one side of his body and other injuries, but they were not life threatening, Ly said. Six students remain hospitalized with serious acid burns and seven others suffered minor injuries.

Thanh, 28, had expected to graduate three years ago but repeatedly failed Dung's required English class, Ly said.

Several acid attacks have been reported in recent years in Vietnam, most of them related to love triangles.

Ho Chi Minh City police, who are holding Thanh, could not be reached for comment.


Và đây nữa:
  1. Pressdemocrat
http://www1.pressdemocrat.com/article/20090825/API/908250537?Title=Failing-student-hurls-acid-at-professor-in-Vietnam

Failing student hurls acid at professor in Vietnam

The Associated Press
Published: Tuesday, August 25, 2009 at 3:00 a.m.
Last Modified: Monday, August 24, 2009 at 11:06 p.m.

HANOI, Vietnam - A university student angry about flunking his English classes barged into a lecture, threw a bucket of acid at a professor and then stabbed him in the back as he tried to flee, a university official said Tuesday.

Students later overpowered the alleged attacker, Tran Xuan Thanh, and turned him over to police. The teacher, Dang Huu Dung, and several students at the Agriculture and Forestry University in Ho Chi Minh City were injured in the melee and hospitalized.

Dang was lecturing more than 100 students when his former student entered the classroom carrying a 1.3 gallon (5 liter) bucket full of acid and hurled it at the professor. When Dang tried to run away, the student stabbed him in the back, university administrator Tran Dinh Ly said.

Dung was hospitalized with serious burns on one side of his body and other injuries, but they were not life threatening, Ly said. Six students remain hospitalized with serious acid burns and seven others suffered minor injuries.

Thanh, 28, had expected to graduate three years ago but repeatedly failed Dung's required English class, Ly said.

Several acid attacks have been reported in recent years in Vietnam, most of them related to love triangles.

Ho Chi Minh City police, who are holding Thanh, could not be reached for comment.

Và đây:
  1. Startribune
http://www.startribune.com/world/54662552.html

University student in Vietnam hurls acid at professor after flunking English classes

Last update: August 25, 2009 - 1:06 AM

HANOI, Vietnam - A university student angry about flunking his English classes barged into a lecture, threw a bucket of acid at a professor and then stabbed him in the back as he tried to flee, a university official said Tuesday.

Students later overpowered the alleged attacker, Tran Xuan Thanh, and turned him over to police. The teacher, Dang Huu Dung, and several students at the Agriculture and Forestry University in Ho Chi Minh City were injured in the melee and hospitalized.

Dang was lecturing more than 100 students when his former student entered the classroom carrying a 1.3 gallon (5 liter) bucket full of acid and hurled it at the professor. When Dang tried to run away, the student stabbed him in the back, university administrator Tran Dinh Ly said.

Dung was hospitalized with serious burns on one side of his body and other injuries, but they were not life threatening, Ly said. Six students remain hospitalized with serious acid burns and seven others suffered minor injuries.

Thanh, 28, had expected to graduate three years ago but repeatedly failed Dung's required English class, Ly said.

Several acid attacks have been reported in recent years in Vietnam, most of them related to love triangles.

Ho Chi Minh City police, who are holding Thanh, could not be reached for comment.

AP

http://www.miamiherald.com/news/world/AP/story/1201063.html

Failing student hurls acid at professor in Vietnam

Similar stories:

The Associated Press

A university student angry about flunking his English classes barged into a lecture, threw a bucket of acid at a professor and then stabbed him in the back as he tried to flee, a university official said Tuesday.

Students later overpowered the alleged attacker, Tran Xuan Thanh, and turned him over to police. The teacher, Dang Huu Dung, and several students at the Agriculture and Forestry University in Ho Chi Minh City were injured in the melee and hospitalized.

Dang was lecturing more than 100 students when his former student entered the classroom carrying a 1.3 gallon (5 liter) bucket full of acid and hurled it at the professor. When Dang tried to run away, the student stabbed him in the back, university administrator Tran Dinh Ly said.

Dung was hospitalized with serious burns on one side of his body and other injuries, but they were not life threatening, Ly said. Six students remain hospitalized with serious acid burns and seven others suffered minor injuries.

Thanh, 28, had expected to graduate three years ago but repeatedly failed Dung's required English class, Ly said.

Several acid attacks have been reported in recent years in Vietnam, most of them related to love triangles.

Ho Chi Minh City police, who are holding Thanh, could not be reached for comment.

Bình luận: Không biết nói gì, chỉ biết cay đắng nhìn một thực tại không mấy sáng sủa của nền giáo dục nước nhà.

Wednesday, August 12, 2009

Chính quyền ở đâu?




15$ một đêm. Nếu cả 2 người chúng tôi sẽ là 25$. Đó là cái giá mà một người nước ngoài da đen tại công viên 23/9, Q1, TP Hồ Chí Minh đưa ra để khách hàng nữ mặc cả khi mua dâm. Tại đây, hàng đêm, những nhóm người này ngồi vật vờ chờ khách... Thu Lý - Trần Duy

Thursday, August 6, 2009

Sách Ngữ văn 12 để lọt 'cục sạn'?

Sách Ngữ văn 12 để lọt 'cục sạn'?

Cập nhật lúc 06:32, Thứ Sáu, 07/08/2009 (GMT+7)
,

- Bộ sách giáo khoa Ngữ văn này được phép xuất bản năm 2008, dưới sự chủ biên của những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hàng đầu Việt Nam, những bậc thầy trong vấn đề giảng dạy.

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

Sách Ngữ văn 12, trang 45 (NXB Giáo Dục, 2008)

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập I (NXB Giáo Dục, 2008), Tổng chủ biên là Giáo sư Phan Trọng Luận, trong đó: Giáo sư Trần Đăng Suyền chủ biên phần Văn, giáo sư Bùi Minh Toán chủ biên phần Tiếng Việt, Giáo sư Lê A chủ biên phần Làm văn. Tại trang 45 trong phần Luyện tập bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt có đưa tên hai ca sĩ đương đại, hát dòng nhạc thị trường vào để làm bài tập cho học sinh.

Bài tập đó như sau:

“Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng Việt có nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt.

Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân - một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?

Ca sĩ Quang Vinh, chàng “hoàng tử sơn ca” tiết lộ: “Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế”. Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ như thế nào?

Còn nàng Bảo Thy – “công chúa bong bóng” vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử”, vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu?"

Phân vân về "bài tập" trên, chúng tôi tìm gặp giáo sư Phan Trọng Luận, Tổng chủ biên để trao đổi về tiêu chí dành cho sách Ngữ Văn 12 (nhất là phần Tiếng Việt) như thế nào. Ông cho biết: “Nói chung, thường những gì gờn gợn là không đưa vào. Thậm chí, nhân vật có vấn đề là không đưa vào. Hay, nhân vật không có tên tuổi lắm cũng không đưa vào, nhưng đây chỉ là phần bài tập mà 2 nhân vật không có vấn đề lắm, lại cũng có quen thuộc, thì cũng được thôi".

Mô tả ảnh.

Ca sĩ Quang Vinh và Bảo Thy được đưa vào SGK Ngữ văn 12.

Chúng tôi “cập nhật” thông tin về Bảo Thy và Quang Vinh và nhận thấy hai ca sĩ này có nhiều fans tuổi teen hâm mộ.

Cách đây hai năm, Quang Vinh "sáng tác" ca khúc “Vẽ trái tim” dành tặng Lương Bích Hữu, và chính Lương Bích Hữu cũng đưa bài hát này vào Album Vol. 2 "Ay da Ay da", nhưng fans hâm mộ ca sĩ Britney Spears đã khẳng định ca khúc này chính là bài hát “Autumn Goodbye” (nằm trong Album “Baby one more time” của Britney được phát hành từ năm 1999).

Sự việc này để lại trên Google đến 320.000 kết quả cho rằng: Quang Vinh "đạo" nhạc Britney Spears và... tặng Lương Bích Hữu.

Còn Bảo Thy, vốn được xem là "ca sĩ bước ra từ thế giới ảo" theo dòng nhạc dành cho tuổi teen. Cô hát ca khúc ngoại, danh sách kéo dài từ châu Á đến châu Âu như Pussycat Dolls, Lenka, Hồ Hạnh Nhi.... Bảo Thy bị đặt dấu chấm hỏi cho vấn đề tác quyền những ca khúc nước ngoài và chuyện cãi nhau lùm xùm với người quản lý của cô.

Đưa vấn đề này ra hỏi giáo sư Phan Trọng Luận về mức độ cập nhật của ông với hai ca sĩ trẻ nêu trên, giáo sư cho biết: “Tôi không quan tâm lắm đến hai ca sĩ này. Nhiều khi tác giả phần Tiếng Việt không cập nhật được, tôi cũng cần xem xét lại phần này".

Ông nói thêm: “Tôi sẽ nói chuyện với Giáo sư ngôn ngữ Bùi Minh Toán trực tiếp chủ biên phần Tiếng Việt, có thể ông ấy không cập nhật trên mạng, còn có thể phần bài tập này là Phó Giáo sư Nguyễn Thái Hoà trực tiếp làm".

Ông tái khẳng định: “Hai nhân vật này không phải là biểu tượng xấu trong xã hội, trong giới nghệ sĩ, và đây cũng là chi tiết nhỏ trong phần bài tập thôi".

Bà Li Liên (Trưởng phòng Bản quyền thuộc TT C-Plus) cho biết: “Thị trường âm nhạc luôn biến động, các bài hát đã hit kia có hot cũng chỉ sống được 3-6 tháng, giới trẻ lại thích những bài khác".

Ca sĩ thị trường nổi ngày hôm nay và có thể tắt lịm vào ngày mai, nếu sách giáo khoa đưa họ ra như thế này thì tính kế thừa của sách sẽ ra sao? Hay là năm 2008 cập nhật thông tin hai ca sĩ "quen thuộc" với tuổi teen là Bảo Thy và Quang Vinh, còn năm 2009, 2010… sẽ cập nhật một vài tên ca sĩ nào khác?

Trong khi đó, giáo sư Phan Trọng Luận lại cho biết: “Sách Ngữ văn này đến 2015 mới thay đổi”. Ông hứa: “Nhưng trường hợp nào có vấn đề, chúng tôi sẽ chỉnh lý kịp thời. Ví dụ như là nhân vật có vấn đề thì chúng tôi bỏ ngay. Trường hợp cuối cùng nếu nhân vật đó không đáng thì chúng tôi sẽ thay cả bài tập hoặc thay nhân vật, tôi sẽ gọi điện hỏi xem thế nào. Rồi yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục điều chỉnh lại việc này".

Theo nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thì “hiện nay ca sĩ Quang Vinh và ca sĩ Bảo Thy không phải là những ca sĩ có sự cống hiến lớn trong làng âm nhạc nước nhà". Vẫn theo anh Tiến: “Việc chọn hình tượng trẻ đưa vào sách giáo khoa là rất hay và táo bạo, nhưng không nên căn cứ vào bên ngoài, bề nổi để chọn hình tượng. Hình tượng ấy nếu đưa vào sách giáo khoa (Dù là phần Luyện tập Tiếng Việt – PV) thì cũng nên có một giá trị chuẩn”.

  • Mai Sen - Vĩnh Khang

Dự án FDI lớn: đến hoành tráng, đi nhẹ nhàng

Dự án FDI lớn: đến hoành tráng, đi nhẹ nhàng

Cập nhật lúc 08:36, Thứ Sáu, 07/08/2009 (GMT+7)
,

- Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, những hiện tượng như vốn FDI đổ quá nhiều vào bất động sản hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn đăng ký quá thấp cần phải được quan tâm, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT trả lời báo VietNamNet ngày 6/8.

Gần đây, nhiều dự án tỷ USD được cấp phép, ông nghĩ sao về hiện tượng này?

Mô tả ảnh.
Ông Trần Xuân Giá
- Cái ta cần không phải là vốn đăng ký được bao nhiêu, mà vốn thực hiện được hấp thụ thế nào cho nền kinh tế của ta. Tuy nhiên, tôi hơi ngạc nhiên khi vừa qua, chúng ta cứ công bố lên dự án 4 tỷ USD, 5 tỷ USD, 10 tỷ USD và to nhất là 11 tỷ USD như ở Phú Yên, dự án hoá dầu của nhà đầu tư Singapore. Rồi chúng ta đưa tin trên truyền hình rất hoành tráng.

Nhưng đến khi, họ xin dừng dự án, “chào chúng ta” sao mà nhẹ nhàng thế. Tôi thấy rất buồn cho chuyện đó và chắc rằng, người dân Phú Yên cũng chẳng được lợi gì từ dự án 11 tỷ USD đó.

Trong điều kiện nền kinh tế bình thường, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn đăng ký thấp thì không sao. Các Tập đoàn lớn, có uy tín, họ vẫn đi vay vốn Ngân hàng và triển khai dự án bình thường.

Nhưng trong điều kiện hiện nay, khủng hoảng kinh tế, suy giảm kinh tế ở các nước thì điều đó rất đáng lưu tâm.

Khi mà tới gần 75% đều là vốn đi vay thì dĩ nhiên, trong tình hình tài chính này thì vay bên ngoài là không dễ. Hệ lụy là dự án đầu tư bị kéo dài lê thê, làm giảm hiệu quả đầu tư, thậm chí phải ngừng đầu tư.

Tuy nhiên, vốn đăng ký lớn chứng tỏ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam, đó là điều tích cực?

Mô tả ảnh.
Lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam thực chất đến đâu? (ảnh: LAD)

- Đúng là môi trường đầu tư của ta đang có sức hấp dẫn so với nhiều nước.Tuy nhiên, với vốn đăng ký, theo tôi, chúng ta phải bóc tách rõ ràng hai khoản, đó là tỉ lệ thực hiện trên vốn đăng ký từ nước ngoài vào và tỷ lệ thực hiện trên tổng vốn đầu tư có phần tái đầu tư từ lợi nhuận phát sinh từ dự án.

Tất nhiên, chúng ta ủng hộ mạnh mẽ các nhà đầu tư dùng lợi nhuận của dự án để đầu tư trở lại, không đưa về nước. Nhưng khi tính cân đối ngoại tệ chẳng hạn, thì phải bóc tách phần ấy ra.

Điều đó cũng có nghĩa mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài góp phần thêm cho nguồn ngoại tệ của đất nước có bị hạn chế nhiều. Nhất là khi, chúng ta đang phải nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ mỏng…

Với đặc điểm này, các nhà quản lý cần biết rõ nên khuyến khích cái gì? Nếu chúng ta để tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp thì chúng ta không đạt được mục tiêu trên, nhất là khi ở ta, FDI chủ yếu là đầu tư mới.

Thưa ông, còn câu chuyện FDI của ta đổ quá nhiều vào bất động sản, ông có suy nghĩ gì?

- Tôi thì không bài xích chuyện FDI vào bất động sản. Để nhà đầu tư nuớc ngoài xây văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng ta cũng sẽ học được kinh nghiệm về quy hoạch, về kiến trúc, về quản lý…

Nhưng sau hơn 20 năm thu hút FDI, bây giờ chúng ta phải xem xét, tính toán khả năng đầu tư các toà nhà, xây dựng khu đô thị, khách sạn của doanh nghiệp trong nước đã ở mức nào rồi.

Tôi cho là giờ đây, doanh nghiệp trong nước đã có năng lực về vốn, kinh nghiệm về kiến trúc, xây dựng và cả kinh nghiệm quản lý các dự án lĩnh vực này. Và họ cũng đã có kinh nghiệm và bản lĩnh để thuê và quản lý chuyên gia bên ngoài đối với các công đoạn trong nước còn yếu.

Nhiều người hoài nghi về việc huy động nguồn vốn ở các dự án này, cá nhân ông có suy nghĩ như vậy?

Mô tả ảnh.
Việc huy động vốn các dự án bất động sản là lấy mỡ rán mỡ nó (ảnh: LAD)

- Các dự án bất động sản có vốn đăng ký lớn ấy, chúng ta phải hết sức lưu tâm một điều rằng, không phải người nước ngoài sẽ đem toàn bộ tiền theo như vốn đăng ký từ nước ngoài vào đầu tư đâu.

Ở đây, họ làm theo kiểu cuốn chiếu, giai đoạn 1 sẽ nuôi giai đoạn 2, giai đoạn 2 huy động vốn được sẽ nuôi giai đoạn 3. Đó là kiểu lấy mỡ rán mỡ nó.

Ý nghĩa đóng góp vào mục tiêu cân đối ngoại tệ không phải là quá lớn đối với nhiều dự án “khổng lồ”.

Cơ cấu thu hút FDI theo ông hiện nay có vấn đề gì đáng lưu ý?

- Tôi được biết, năm 2008, nếu phân theo ngành thì chỉ có 11% cho ngành chế tác, còn lại 28% cho sắt thép nhôm, 22% cho chế biến dầu khí, 39% cho căn hộ, văn phòng. Ngành chế tác là cần khuyến khích nhất mà chỉ có 11% là không đúng.

Cơ cấu này cho thấy, mức đầu tư tăng vọt không chỉ do sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà có phần, các doanh nghiệp bên ngoài cũng muốn lợi dụng sự dễ dãi, sơ hở của ta về khai thác tài nguyên, cấp đất đai, bảo vệ môi trường.

Cũng đã có hiện tượng nhà đầu tư thổi phồng qui mô vốn và khả năng sinh lời của dự án để dễ được cấp phép, nhất là khi ta phân cấp mạnh về cho địa phương cơ sở như hiện nay.

Sự cấp phép tràn lan, như vậy có phải bắt đầu từ việc phân cấp triệt để toàn diện cho địa phương?

- Phân cấp quản lý đầu tư thực ra là dân chủ hoá trong quản lý kinh tế. Đó là một điều tất yếu trong sự phát triển kinh tế. Nhưng không phải là, cái gì cũng phân cấp. Cũng có những vấn đề buộc phải tập trung về Trung ương. Muốn phân cấp hiệu quả thì phải có sự chuẩn bị đầy đủ.

Ví dụ, có những thứ dứt khoát không thể phân cấp cho địa phương được, đó là việc hoạch định cơ chế chính sách, là qui hoạch phát triển ngành, vùng của cả nước. Sự phát triển từng ngành, từng vùng nói chung phải thống nhất, đồng bộ và dài hạn.

Theo tôi, có 4 điều kiện để cơ chế phân cấp phát huy hiệu quả, đó là sự chuẩn bị tốt về qui hoạch, chuẩn bị về cơ chế, về bộ máy và về cán bộ. Nhưng vừa qua, cả 4 sự chuẩn bị này đều không tốt.

Cho nên, những hiện tượng như 1 địa phương có mười mấy dự án thép như Bà Rịa Vũng Tàu, theo tôi cũng là do nguyên nhân đầu tiên là qui hoạch chưa tốt. Quy hoạch còn thiếu đồng bộ, chắp vá, cán bộ và bộ máy cán bộ thiếu chuyên nghiệp. Chưa kể, ở ta, qui hoạch có tốt rồi nhưng lại có chuyện xé rào, phá qui hoạch.

Theo ông, chúng ta nên sửa “lỗi” này thế nào?

- Tôi cho là, cơ chế phân cấp với dự án FDI, nếu trong thời gian ngắn, chưa chuẩn bị điều kiện đầy đủ thì nên quay về cơ chế cũ, dồn đầu mối về Trung ương, nhất là dự án lớn dự án có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển đất nước, dự án liên quan tới môi trường...

Cái làm nhiều người băn khoăn, lo lắng nhất là cấp phép tràn lan như cho quá nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường như thép, một số ngành hóa chất.. hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng dự án có thể là cao nhưng xử lý cho môi trường cực kỳ khó khăn. Khi ấy, người dân khổ, cả xã hội phải gánh chịu và doanh nghiệp thì ngồi thu lợi từ dự án.

Ông nói sao về hiện tưọng dự án treo mười mấy năm mà ta không xử lý được?

- Riêng với các dự án “treo”, chúng ta phải có thái độ hành xử dứt khoát. Vượt quá thời gian quy định thì phải thu hồi. Nhưng việc thu hồi cũng phải linh hoạt, dựa trên lợi ích quốc gia. Với dự án nào mà nhà đầu tư đã bỏ tiền ra rồi, thì nên xem xét căn nguyên, tuỳ trường hợp, có thể bồi hoàn tiền cho họ khi thu hồi giấy phép đầu tư.

  • Phạm Huyền (thực hiện)

Ngày đẹp

Giới trẻ tận hưởng ngày đẹp thứ 6 mùng 7 tháng 8

Cập nhật lúc 11:20, Thứ Sáu, 07/08/2009 (GMT+7)
,

- Sáng sớm, vừa thức giấc, Hoàng Văn Quân, làm việc tại Trung tâm Tư vấn thiết bị tiết kiệm năng lượng Hà Nội đã đọc được hàng tá tin nhắn từ bạn bè. Anh mới biết hôm nay là ngày thứ 6 ngày mùng 7 tháng 8, và năm có con số 9 -ngày được giới trẻ xem là đặc biệt của năm. Chuỗi số "tiến": 6 - 7 - 8 - 9 khiến cho nhiều người trẻ tin rằng đây là một ngày thực sự may mắn.

vuive

Nếu như "Thứ 6 ngày 13" được xem là ngày của xui xẻo thì ngày thứ 6 hôm nay được xem là một ngày vô cùng may mắn.

Vì thế ngay từ hôm trước nhiều người đã nô nức nhắn tin qua Yahoo messenger, hay di động, hoặc qua diễn đàn hay blog.

Những người nhắn tin cũng cảm thấy hạnh phúc và những người nhận được tin nhắn với ý nghĩa hay ho cũng “mãn nguyện không kém”.

Quân vui vẻ: “Chắc hôm nay sẽ là một ngày thoải mái và dễ chịu. Sau khi biết được sự thú vị của ngày này, mình quyết định sẽ gọi mấy cậu bạn đi nhậu vừa gần nhau lại vừa hiểu nhau hơn sau mấy tháng ra trường bận công việc không gặp nhau”.

Nội dung của các tin nhắn thật dễ thương như: “Ngày thứ 6, mùng 7, tháng 8, năm 09, chúng mình làm lành nhé! Chúc tình yêu chúng mình cứ như chuỗi số này nhé”, “Thứ 6 hôm nay, chúc cả nhà tiền và công danh cứ tiến như này nhé”, hay “Chúc công việc của em y như những con số này”.

Phạm Đình Thắng, lớp k52 Cơ Khí, ĐHBK khoe: “Mình đợi đến đúng 0h của ngày hôm nay để nhắn tin chúc mừng khắp lượt bạn bè. Thế mới chớp được đúng vận may và những lời chúc mới trở thành hiện thực được”.

Khác với Thắng, Trần Thị Dung ở ĐH Mỏ - Địa chất chơi trội hơn: “Tớ mua một thẻ điện thoại để gọi cho khắp lượt bạn bè. Như thế lời chúc của mình mới linh nghiệm và giờ đẹp nhất theo mình chính là lúc 6h sáng”.

Tận hưởng "ngày đẹp trời"

Thứ 6 cũng là ngày gần với dịp cuối tuần nên nhiều bạn trẻ tranh thủ đi chơi nhóm hoặc đi chơi đôi. Thời tiết Hà Nội trong 2 ngày hôm nay đặc biệt dễ chịu nhiều ngày nóng bức càng "tạo cảm hứng" cho những lời rủ rê "tận hưởng ngày đẹp trời".

Nguyễn Văn Tuân, ĐH Công nghệ và nhóm bạn đã hẹn từ hôm trước để có kế hoạch cho cuộc vui chơi ngày đặc biệt này. Tuân hí hửng: “Em là sinh viên năm thứ ba rồi mà mãi chưa có mảnh tình vắt vai. Em đang tán một bé nhưng lại có nhiều vệ tinh quá, hi vọng cuộc đi chơi sẽ giúp em và cô ấy tiến gần nhau vì đi chơi đúng vào ngày hên mà”.

Đúng 5h sáng theo kế hoạch chung, nhóm của Tuân đã lịch kịch đồ cho cuộc vui rất “xôm” từ bánh kẹo, hoa quả, đồ ăn nhanh, đồ uống được các bạn trai chuẩn bị rất kĩ. Điều lạ là các bạn gái không hề hay biết có những thứ này vì hầu hết nhóm của Tuân, con trai đang “cưa tán” các cô bạn được mời đi chơi.

Tuân nháy mắt: “Ngày có một không hai như thế này phải tận dụng triệt để chứ”.

Riêng Huyền Trang (Hải Dương) đã có cuộc hẹn hò với người yêu tên là Duy Linh (Bắc Kạn) vào ngày này tại Hà Nội. Hai người đã “chiến tranh lạnh” một thời gian khá dài, nhưng chính vào 0h của ngày thứ 6 mùng 7 tháng 8 năm 9, Linh nhắn tin xin lỗi Trang thật chân thành: “Anh mong em tha thứ và mong mình lại như xưa em nhé”.

Đọc tin nhắn, Trang thấy hai má mình nóng lên và thấy mọi giận hờn đều tan biến. Qua điện thoại, Trang tíu tít khuyên một cô bạn "cố kiếm lấy mảnh tình" trong ngày hôm nay vì "Ngày hôm nay mà đi tán thì hên phải biết”.

Thứ 6, ngày mùng 7 tháng 8 năm 9 những con số tiến lên tạo một cảm giác may mắn cho nhiều bạn trẻ. Mỗi một người đều có những cách kỉ niệm riêng nhưng ai cũng mong mang đến cho người mình yêu thương những niềm vui, những điều may mắn nhất trong ngày này. Và vì nó là một ngày đặc biệt nên họ luôn hi vọng điều mong muốn đó sẽ lan tỏa sang cả những ngày khác.

  • Nguyễn Thu Hà

Sunday, August 2, 2009

ĐỢI ANH VỀ


ĐỢI ANH VỀ

Konxtantin Ximonov

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé,
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi.

Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!

Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em, cứ đợi

Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai...
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sẽ về!

Đợi anh anh lại về
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bởi vì em trông ngóng
Tan giặc, bước đường quê
Anh của em lại về!

Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như em chờ đợi.