Friday, June 26, 2009

Hoa hậu cũng chỉ là người - Không biết thằng thầy nào đây - Quá nhảm nhí!

Hoa hậu Thùy Dung “xin” chữ ký của tớ

(Dân trí) - Nhiều người sẽ thắc mắc, tớ là “ông kẹ” nào mà chữ ký của tớ lại quan trọng thế, đến cả hoa hậu cũng phải xin? Tớ chẳng là “ông kẹ” nào hết. Tớ chỉ là một người bình thường, nhưng hoa hậu Thùy Dung phải xin chữ ký của tớ. Đấy là sự thật!
>> Hoa hậu Thùy Dung cùng thi Tốt nghiệp THPT
>> HH Thuỳ Dung vừa thi tốt nghiệp vừa tham gia hành trình di sản

Hôm đó là một ngày đầu tháng 6, chính xác là ngày 4/6/2009, khi đang làm nhiệm vụ coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT tại hội đồng Trường THPT tư thục Quang Trung (TP Đà Nẵng), tớ coi trúng phòng có “thí sinh đặc biệt” - Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thị Thùy Dung.

Nếu là bạn thì cảm giác của bạn sẽ như thế nào? Chắc là bất ngờ, ngạc nhiên và có chút gì đó thú vị. Còn cảm giác của tớ ấy à? Tớ cũng như số đông những người khác thôi, khi bất ngờ gặp hoa hậu Việt Nam ngồi ngay ngắn trước mặt mình thì cứ thế tha hồ mà… ngắm. Đừng có ai nói là sẽ không nhìn ngắm hoa hậu Thùy Dung nhé? Không riêng gì tớ mà hầu hết giám thị về làm nhiệm vụ coi thi tại hội đồng Quang Trung, đều muốn nhìn ngắm trực tiếp xem ngoài đời Thùy Dung xinh đẹp thế nào.

Hoa hậu Thùy Dung được bố đưa đón đi thi (Ảnh: Khánh Hiền)

Tớ coi phòng hoa hậu Thùy Dung trúng buổi thi môn Toán, thời gian dài 150 phút. Thí sinh xin giấy khá nhiều, hầu như em nào cũng xin thêm giấy. Loay hoay thế nào tớ quên ký tên vào ô dành cho giám thị trên tờ giấy thi của hoa hậu Thùy Dung, nên cuối giờ hoa hậu Thùy Dung phải xin chữ ký của tớ. Tớ không thể không ký, đúng không nào?

Hôm biết tớ đi coi thi ở hội đồng trường Quang Trung, ông thầy Khoa, một đồng nghiệp cùng trường nói vui “nếu coi trúng phòng hoa hậu Thùy Dung mà hoa hậu sử dụng tài liệu thì lập biên bản ngay nhé. Ông sẽ nổi tiếng khắp cả nước”. Thầy Khoa vừa nói vừa cười phớ lớ. Ai ngờ tớ coi trúng phòng hoa hậu Thùy Dung thật.

Tớ canh thi thấy hoa hậu Thùy Dung ngồi ngay ngắn, nghiêm túc làm bài. Hình như Thùy Dung làm bài khá tốt, thấy viết đến hai đôi giấy. Mong là Thùy Dung thi tốt. Và tớ tin là Thùy Dung sẽ thi tốt bởi nhìn trong danh sách thí sinh dự thi, thấy Thùy Dung đạt học lực Khá, hạnh kiểm Tốt. Đấy là một nỗ lực, một thành tích rất đáng ghi nhận của Thùy Dung, vì một cô gái trẻ sau cú vấp đầu đời, bị “vùi dập” như thế dễ gì đủ nghị lực để vươn lên.

Nhìn cô bé cặm cụi làm bài tớ thấy thương quá chừng. Tớ khẳng định tớ thấy thương Thùy Dung. Nhưng giả sử hôm đó hoa hậu sử dụng tài liệu thì sao nhỉ? Thì tớ phải làm đúng chức trách thôi, không nên vì người ta đẹp mà “tha”, cũng không nên vì người ta nổi tiếng mà “xử” để được nổi tiếng theo. Tớ tin hoa hậu Thùy Dung là người trung thực, sẽ thi cử nghiêm túc, không có chuyện gian lận. Sự cố học bạ hồi thi hoa hậu chỉ là một tai nạn, chứ một cô bé 17 tuổi không thể nào làm được những việc gian dối như thế.

Thùy Dung cùng các bạn học (Ảnh: Tùng Nam)

Theo nhận xét của những giám thị coi thi phòng hoa hậu Thùy Dung, ở cả 6 môn thi, Thùy Dung đều nghiêm túc làm bài, không có biểu hiện gian lận, quay cóp hay chép bài của bạn. Có lẽ Thùy Dung đã ý thức được mình là tâm điểm của mọi sự chú ý. Chỉ cần một sơ sót nhỏ, Thùy Dung sẽ phải trả giá đắt vì nhiều người rất khắt khe, đòi hỏi quá cao ở hoa hậu mà đôi khi họ quên rằng hoa hậu cũng là con người, nhất là Thùy Dung đang tuổi học trò, thì những nghịch ngợm, thậm chí sai lầm là khó tránh khỏi, nên cần có cái nhìn độ lượng hơn.

Nhìn cảnh rất đông phóng viên tụ tập trước điểm thi săn tin đủ thấy áp lực lớn như thế nào với hoa hậu Thùy Dung. Có lẽ không hội đồng thi nào trên toàn quốc lại có đông phóng viên như hội đồng thi Quang Trung, Đà Nẵng.

Kể chuyện hoa hậu Thùy Dung ngồi với tớ hai tiếng rưỡi đồng hồ, bạn tớ mắt tròn mắt dẹt “rứa a, rứa a”. Còn thầy Khoa thì “hay hè, hay hè, sướng hè, sướng hè”. Mà đúng là sướng thật, người ta bỏ mấy triệu bạc để xem hoa hậu, mà ngồi xa xa, còn tớ được ngắm hoa hậu miễn phí, ngồi rất gần, lại còn được hoa hậu cư xử cung kính lễ phép nữa chứ...

Phạm Được

Tuột quần - văn học của thời hiện đại

Thí sinh thi tốt nghiệp “trụt quần” Mỵ

“Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột...” - Một thí sinh hồn nhiên viết về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009
Việc chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của giám khảo chúng tôi, đến hôm nay (11/6) đã được già nửa chặng đường “về đích”. Đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: “Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!”

Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...

Do dung lượng trang báo có hạn, ở bài viết này, chúng tôi chỉ dẫn ra những ví dụ được xem là tương đối “đặc biệt” trong các bài làm văn của thí sinh:

1. Sai lạc đến chết người

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu văn chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trung quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất... Tây Nguyên.

2. Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười

- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!

- Người xưa từng nói: “ăn gì bổ nấy”. Việc đọc sách cũng vậy.

- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.

- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa Trá.

- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.

- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt (tụt) quần và trói Mỵ vào cái cột.

- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.

- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị dụ dỗ chồng bà ta.

- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.

3. Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh

- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.

- Người nhà Pa Tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.

- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.

- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c (C) để sôi thôi.

- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một... Sông Hương với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.

4. Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu

- “Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ”.

Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: “Nước chảy mãi hai bên bờ”.

- “Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã “lấy 2 câu thơ làm của riêng”. Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là “chị hai”. Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn”.

Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!

5. Râu ông nọ cắm cằm bà kia

- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: “Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người”.

- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.

Xin dẫn một đoạn: “Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...”

Theo Ngọc Tấn Đỗ

Và đây một ý kiến của đồng nghiệp - ThS Nguyễn Văn Hiệp

Chào quý thầy cô.
Sau khi đọc mail của sv và phản hồi của các thầy, em xin có một ý kiến nhỏ như sau:
Đa phần giáo viên chúng ta đều có trách nhiệm và lương tâm của một nhà giáo. Có lẽ chúng ta trăn trở nhiều hơn những gì mà bạn sinh viên kia nhận xét. Chúng ta cũng nên xét lại thái độ học tập, khả năng tự giác, tư duy sáng tạo của sv. Có những vấn đề chúng ta dạy nhiệt tình, nhấn mạnh nhưng khi ra đề xoáy quanh điểm trọng tâm mà sv ko làm được, chấm bài lát đát con số 5 thì chúng ta ai ko xót xa chứ. Tôi hoàn toàn đồng ý, chúng ta còn nhiều điều khiếm khuyết nhưng ko nhiều đến nổi làm cho 2/3 sv chán ghét nghành nghề. Các bạn ra trường cùng đợt với em, hầu hết đều có công việc ổn định, mức lương cạnh tranh và rất ít thậm chí là hiếm ai thấy sai lầm khi chọn học ở trường ta. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của thầy Thành. Em cũng
từng học ở BK và em hiểu rằng riêng về nhiệt huyết, sự quan tâm, cách tổ chức dạy học chúng ta ko thua kém. Có lẽ bạn sv quá cầu toàn hay đang đứng núi này trông núi nọ chăng? Và nhìn vào bảng điểm cuối kỳ vừa rồi em chấm thì khoảng 70% sv dưới 5 thì lập luận vừa học vừa chơi cũng trên 6.5 có quá đáng lắm ko?Phải chăng bạn sv này thuộc top quá xuất sắc?
Đôi dòng suy nghĩ, xin quý thầy cô hãy cùng đóng góp để khoa ta ngày càng vững mạnh hơn. Chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe.
Nguyễn Văn Hiệp
Bộ môn Điện tử công nghiệp

Đến hẹn lại lên - Đấu tố hay dân chủ?

Đầu tiên là một ý kiến của sinh viên - Một ý kiến tương đối dài

Chào thầy sau khi đi nghe hội thảo về NCKH cho Sinh Viên em cảm thấy đây là ngày gặp gỡ hay nhất mà em đã từng bước chân vào hội trường để nghe báo cáo về 1 vấn đề nào đó. Hay ở đây không chỉ là em biết thêm về cách thức để làm về 1 đề tài nghiên cứu khoa học mà còn là sự đóng góp chân thành và thật sự cầu thị của các thầy cô trong Khoa dành cho sinh viên chúng em. Có rất nhiều đóng góp rất hay của các bạn và những câu trả lời thắc mắc rất đúng ý của chúng em. Em cũng đinh đặt câu hỏi và những góp ý nho nhỏ nhưng nghĩ lại những câu hỏi của em thì lại quá nhiều mà thời gian lại không cho phép. Nêm em được mạn phép gửi thư và mong được sự phúc đáp của thầy cô.

Em là sinh viên khóa 2005, ngành kỹ thuật điện điện tử và hiện tại là sinh viên năm cuối của trường và của Khoa. Có thể nói là sau 4 năm ngành này tại trường em đã chứng kiến và thay đổi khá nhiều về suy nghĩ của em về ngành nghề mình đã chọn và trường mình đã nộp hồ sơ. Trong 4 năm này trường ta và Khoa cũng có rất nhiều thay đổi nhưng thay đổi lớn nhất theo em đó là sự nhập lại của 2 Khoa Điện và Khoa Điện Tử trước đây thành Khoa Điện – Điện Tử hiện nay. Nhiều người bảo đó chẳng khác nào Bình cũ Rượu Mới nhưng em lại nghĩ khác sau khi nhập 2 khoa lại 1 đã có những biến chuyển rất khác. Đó là trong công tác quản lý và cách thức dạy và học của thầy cô và các bạn sinh viên trong Khoa. Đó là sự đơn giản trong cách quản lý, cách giảng dạy và kiểm tra được nâng lên nghiêm túc hơn. Và nhất là các thầy cô quản lý khoa đã thật sự cầu thị hơn trước rất nhiều. Điều này là em cảm thấy hay nhất. Bên cạnh đó theo ý kiến chủ quan của mình em nghĩ cũng còn nhiều điều chưa thật tốt lắm.

Thứ nhất, đó là vấn đề hình ảnh của Khoa Điện – Điện Tử và làm cách nào để khoa mình có được hình ảnh tốt so với các trường khác?

Điều này bắt đầu từ đâu theo em nghĩ chính là bắt đầu từ các thầy cô quản lý. Giống như chính phủ của 1 đất nước, đất nước phát triển và hỉnh ảnh của đất nước như thế nào thì 1 phần quan trọng chính là do chính phủ của đất nước đó quyết định. Và theo em nghĩ hình ảnh của Khoa mình bắt nguồn chính là sự quản lý của thầy cô trong Khoa. Theo em được biết trước đây Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy đứng sau khoa Điện – Điện Tử của mình nhưng sau khi tách ra 2 khoa khác nhau thì hình ảnh của khoa cũng mờ nhạt dần và chúng ta lại xếp sau họ. Hình ảnh này bắt đầu từ đâu, theo ý kiến của em đó chính là 1 phần là qua các cuộc thi Robocon. Chính sự thành công của Robocon của các đội trong Khoa Cơ Khí đã mang lại những hình ảnh tốt đẹp về cho trường về cho khoa. Các thầy cô đã khuyến khích tinh thần sáng tạo, học tập và tham gia robocon cho sinh viên. Nhưng Khoa Điện Tử trước đây theo đánh giá của em thật sự là chưa thật sự là như thế. Và vì thế sinh viên của Khoa Điện Tử trước đây lại đầu quân cho Khoa khác trong trường để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo, Robocon của mình. Và cuối cùng thì Khoa Điện Tử trước đây lại chẳng có cái gì cả. Nhưng sau khi 2 khoa sáp nhập lại thì đã mang lại 1 tín hiệu tích cực rất vui đó là chúng ta đã có 1 đội đi tham gia robocon toàn quốc và là 1 ứng cử viên sáng giá và em hi vọng trong năm sau Khoa của mình sẽ có nhiều đội tham gia hơn nữa và đạt được nhiều thành công. Và em cũng hi vọng các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa cũng khuyến khích các bạn tham gia robocon và các hội thi tay nghề hơn nữa. Như thế sẽ tạo được sự hưng phấn và ý thức học tập trong các bạn.

Thứ hai là vần về công tác dạy học.

Theo em đó chính là điều em bức xúc nhất. Hiện tại em đang học năm cuối và khi có ai đặt câu hỏi “Bạn có yêu thích ngành nghề của mình không?” và em chắc chắn trả lời rằng “Không. Tôi đã chọn sai ngành nghề của mình”. Và nếu thầy có đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp em thì em chắc là 2/3 lớp đồng ý với ý kiến của em. Nếu 1 mình em thì không nói gì nhưng ở đây lại có nhiều bạn giống như em thế. Thì chẳng lẽ các bạn đó chọn sai ngành nghề giống như em sao? Không phải như thế trước đây trước khi bước chân vào ngành này em rất thích học bên điện tử. Nhưng sau 4 năm thì em nghĩ là em đã nhầm. Mà nguyên nhân chính đó chính là các thầy cô đã làm cho em không còn hứng thú với ngành nghề mình đã chọn. Em nghĩ thật khó tin vì thầy cô mới chính là người truyền cảm hứng của mình về ngành nghề cho SV nhưng ở đây chính họ lại thui chột sự yêu thích về ngành nghề của em và của nhiều bạn khác giống như em. Có thể thầy đặt câu hỏi là tại vì em học kém không có năng lực. Nhưng em xin thưa là em hầu như 5 kì liên tiếp trở lại đây em đều nhận được học bổng và nhận giấy khen của trường. Nhưng thật sự là em không thích chính cái ngành mà mình lại có học bổng. Ngành của em thật sự là 1 ngành khó, thật sự là rất khó nên điều tất yếu là điểm đầu vào lúc nào cũng ở top của khoa, của trường. Nhưng không phải vì thế mà em nản lòng mà chính là công tác giảng dạy và cách đánh giá của các thầy cô trong ngành của em. Không nản sao trong khi đi thực tập mà SV phải chờ thầy vào. Trò đến 7h15 thì thầy đến 9h. Em không tiện nói tên của các thầy ở đây ra. Không phải 1 lần mà là nhiều lần. Khi thực tập thì chỉ ngồi ở trên, cho bài rồi cuối giờ hỏi xong chưa cuối cùng ra về. Thế là sau khi làm xong các bạn lại ngồi chơi trò chuyện tán dọc phí phạm thời gian. Một phần trách nhiệm là cũng tại chúng em chưa có tinh thần tự học tốt nhưng phần còn lại chính là các thầy. Thầy không quan tâm tới bọn em, giống như kiểu “sống chết mặt bay” thì lấy gì chúng em yêu nghề yêu ngành mình học. Thầy cô tác phong công nghiệp không có thì lấy gì chúng em noi theo. Em học tới năm cuối, nên hầu như đã học hết các thầy cô trong Khoa, nhưng thật sự các thầy cô tâm huyết với chúng em thì đếm chưa đầy 10 ngón tay. Còn trong thực tập thì em xin lỗi là chưa đủ trong 1 bàn tay. Như thế thì lấy đâu ra mà chúng em không đâm ra chán nản.

Còn việc học trên lớp thì còn nhiều điều để nói. Em không phủ nhận là có một số thầy cô thật sự là có tâm với chúng em. Sau khi học các thầy đó em mới hiểu ra ý nghĩa của môn đó là gì và sẽ ứng dụng được gì. Nhưng thật sự là những thầy cô như thế thì thật là quá ít. Còn số nhiều hơn là trên lớp thì dạy để có dạy. Nên một số môn đã khó thì càng khó hơn. Học mà không hiểu mình đang học cái gì và học để làm gì.. Tâm lý không có thì làm gì còn muốn học và yêu thích hay không? Thầy dạy đối phó thì SV cũng học đối phó. Tới ngày thi thì học tủ để mong qua. Sau khi qua rồi đọng lại trong đầu không phải là kiến thức môn học mà là làm cách nào đạt được điểm cao và đối phó với các thầy cô đó. Miệng truyền miệng, SV năm trước truyền cho SV năm sau. Cứ như thế thì cuối cùng chẳng có ích gì cho SV cả. Khi kiểm tra thì bất công bằng, lớp này đề khó hơn hay dễ hơn lớp khác, trong kiểm tra thì muốn ngồi sao thì ngồi. Thiết nghĩ, tại sao trường hay Khoa không tổ chức thi giữa kì như thi cuối kì giống như trường ĐH Bách Khoa hiện nay. Như thế phải tốt và công bằng hơn không? Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể vì thiếu giảng viên, các thầy cô đi tỉnh thường xuyên nên các lớp học không giống nhau. Nên không thể thi chung cùng đợt… Nhưng cũng mong sao trường sớm tổ chức thi giữa kì giống như thi cuối kì như thế mới thật sự là công bằng. Còn nếu không thì các thầy cô cũng nên coi thi nghiêm túc hơn, không nên muốn thi như thế nào cũng được. Như thế thi giữa kì cũng chả có tác dụng gì nhiều.

Thứ ba, đó là vấn đề chất lượng đầu ra của sinh viên ra trường?

Một công ty thành công thì ngoài maketing tốt thì sản phẩm của họ cũng phải bảo đảm chất lượng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thị trường. Sinh viên cũng vậy, họ chính là sản phẩm được đầu tư cả về vật chất lẫn kiến thức, chất lượng sinh viên ra trường chính là biểu hiện của công tác quản lý và dạy học của ngành nghề, của khoa, và của trường. Nhưng hiện tại sinh viên ta ra trường đã thật sự là tốt chưa? Đã thật sự bằng các trường khác chưa? Em có dịp đến tham quan 1 công ty Renesas của Nhật bên lĩnh vực thiết kế chip điện tử. Và phần lớn nhân viên của họ là từ trường ĐH Bách Khoa, Tự Nhiên, trường mình thì lác đác mấy người…. Như vậy sản phẩm đào tạo ngành nghề đã tốt chưa? Chúng ta giỏi bên thực hành nhưng bên nghiên cứu và nền tảng kiến thức cơ bản thì lại kém hơn họ. Họ giỏi hơn ta không chỉ vì đầu vào cao, cơ sở vật chất và giảng viên tốt mà họ còn hơn ta bởi vì SV họ có tinh thần tự học và học để còn được học. Nếu không họ sẽ lập tức bị đuổi ra khỏi trường. Nhưng trường ta việc đuổi học sinh viện học kém thì lại quá ít. Phải chăng thầy cô sợ chúng em không học được? Theo em nghĩ trong 4 học kì đã là quá dư cho việc kiểm nghiệm 1 SV có thích hay không thích ngành nghề mà mình được đào tạo. Nếu họ không thích thì họ sẽ học kém trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì tại sao chúng ta không cho họ 1 con đường chọn lựa khác? Biết đâu sẽ tốt hơn cho họ. Trong lớp em hiện tại có những bạn học thật sự là kém nhưng lại không bị out. Chỉ vì họ biết cách né được, khi ra trường thì chính những SV này lại làm cho chất lượng đào tạo của mình kém đi. Một con sâu làm rầu nồi canh. Cuối cùng lại ảnh hưởng đến hình ảnh về ngành, về khoa tốn công xây dựng. Như thế thì cái nào có lợi hơn?

Còn về điểm xét tốt nghiệp theo em nghĩ 7.0 loại khá mới thật sự là hợp lý. Nếu 6.5 theo em nghĩ là chưa công bằng cho các bạn có nỗ lực học tập tốt. Thật sự nếu 6.5 thì phải nói là vừa chơi vừa học cũng đạt được. Bằng loại khá 7.0 sẽ có ý nghĩa nhiều hơn so với 6.5. Nếu cầm bằng khá 7.9 với 6.5 thì phải cho chúng cùng mức thì thật là khó hiểu. Mặc dầu thành công hay không là do chính năng lực bản thân mình nhưng cái bằng và giá trị của cái bằng có vai trò không kém. Cái bằng cũng chính là cái thẻ thông hành qua cửa các công ty. Cái thẻ này có qua được nhiều loại cửa không thì cũng là nhờ công nghệ làm thẻ và chất lượng thẻ đó ra sao.Mà cái đó chính là do các thầy cô quyết đinh phần lớn.

Đây là những câu hỏi và những góp ý nhỏ của em mong thầy xem xét. Nhưng em mong sau khi ra trường em vẫn tự hào mình là SV khoa Điện Điên Tử vì có những thầy cô chịu lắng nghe và thấu hiểu nổi lòng của SV. Em xin chân thành cảm ơn

Đây là một phản hồi trên mail của một đồng nghiệp - TS. Võ Viết Cường - Phó Khoa Điện - Điện Tử

Chao cac Thay Co,

Bai viet cua em SV nay chi co 1 diem khong hay do la viet chua ngan gon, chu nhung dieu SV neu ra cung chinh ra nhung van de ma ban than V. Cuong cung rat buc xuc...

1. Giang day thuc tap.
2. GV khong truyen duoc cam hung hoc tap cho SV.
3. Danh gia ket qua hoc tap tuy tien, khong chinh xac giua cac Thay Co cua cung 1 mon, giua cac mon khac nhau, giua cac nganh khac nhau...

Nhan tien day cung xin duoc tam su voi cac Thay Co. Nam hoc vua qua V. Cuong chiu trach nhiem co lien quan den giang day thuc tap, nhieu lan hop, suy nghi, trao doi voi nhieu thay, dac biet la voi T. Van, T. Anh de tim ra 1 cach giai quyet tot nhat, hop tinh hop ly nhat ma van chua lam duoc...

Ra quyet dinh thi qua de, nhung da ra thi phai kiem tra, ma kiem tra thi phai xu ly sai pham... Nhung sai pham len den 70% thi xu ly lam sao???? Nguoi ta chi xu ly so it chu khong xu ly so dong duoc...

V. Cuong biet rang, chung ta la nha giao, thieu thon nhieu thu, nhung lai rat du 1 thu, do la LONG TU TRONG... Xu ly sai pham cua GV la 1 viec het suc te nhi va phai lam 1 cach rat CO VAN HO'A.

Chi mong sao moi chung ta tu hoi lai ban than minh xem minh lam nhu vay co duoc khong? Chung ta di day ma khong truyen duoc kien thuc cho SV, khong la tam guong cho SV thi lam sao ma coi duoc???

Theo quyet dinh dieu dong cua Nha truong, V. Cuong se ve Phong Quan he Quoc te va NCKH tu ngay 15/7. Dieu nay co nghia la V. Cuong se khong tiep tuc phan viec quan ly o Khoa nua. Chan chinh viec day thuc tap co le la cai no (debt) lon nhat ma V.Cuong di ma khong hoan thanh doi voi Khoa.

Du co di dau trong Truong di nua, V. Cuong cung mong cac Thay Co trong Khoa van coi V. Cuong nhu la nguoi cua Khoa.

Mail nay cung thay loi chia tay va tri an cua V. Cuong den cac Thay Co trong Khoa.

V. Cuong xin phep khong lam tiec chia tay vi that ra tiec tu`ng no cung chang co y nghia gi, chung ta co co* duyen lam viec cung nhau, chia se tam tu tinh cam duoc voi nhau la cai quy nhat roi.

1 lan nua chuc quy Thay Co va gia dinh thant manh khoe, chuc Khoa ta ngay 1 lon manh de moi chung ta va SV cua chung ta luon tu hao ve Khoa D-DT.

Than chao.

Một ý kiến nữa của đồng nghiệp - ThS Lê Minh Thành

Kính chào Quý Thầy Cô trong khoa Điện - Điện Tử,

Tôi đã có dịp đọc và suy ngẫm về những góp ý của SV khoa chúng ta viết về chúng ta. Quả thật đáng hổ thẹn nếu chúng ta thực sự là người thầy và người cô như vậy. Song song đó, chúng ta liệu có cần phải suy ngẫm những góp ý đó có quá đáng ở việc đổ lỗi hoàn toàn trách nhiệm hướng nghiệp và thoi thúc niềm đam mê cho SV là do GV chúng ta?
Tôi là một GV ít nói nhất ở khoa. Thế hôm nay, tại sao tôi lại nói? Tôi nói không vì một mục đích màu mè cho bản thân gì cả. Đơn giản tôi bức xúc khi đọc những ý kiến của SV.
Tôi đồng ý với nhận xét của SV về việc nhập khoa có ít nhiều mặt tích cực. Nhưng theo tôi, liệu có xóa hẳn được những mâu thuẫn đối kháng ngầm lặng để tiến đến sự đoàn kết mong muốn, sư tương trợ đúng nghĩa giữa chúng ta trong khoa hay không ?. Nếu đạt được điều này thì khoa chúng ta mới thực sự gọi là lớn mạnh.
Tôi không đồng ý với 1 kết luận của SV là "2/3 ý kiến các bạn đều giống như em với việc chán nản trong học tập do GV tạo ra". SV đang gửi những góp ý tích cực cho khoa từ nhận xét bản thân, thế thì SV lấy thống kê như thế nào, theo phương pháp nào để khẳng định 1 con số là 2/3 tổng số SV giống ý kiến với mình ?. Phải chăng đây là một kết luận mờ nhằm hưởng ứng những nhận xét chủ quan từ SV ?
Tôi cũng không đồng ý với nhận xét SV về việc tạo dựng những đam mê trong học tập cho bản thân họ là 100% trách nhiệm về GV. Liệu GV chúng ta phải ê a hát bài ca: "Hôm nay em đến trường, Me dắt tay từng bước, ...., Cọ xòe ô che nắng, Râm mát đường em đi" khi đi giảng trong trường ?. Tại sao chúng ta không hát khác đi là "Hôm nay em đến trường, Một mình em đến lớp, ..., Nắng chang chang như thế, Em vẫn phải đến trường"? Phải chăng những dìu dắt tay từng bước đó đã tạo cho SV những bước chân yếu ớt khi tốt nghiệp ra trường khi họ chỉ còn một mình họ?, phải chăng những thiên thời, địa lợi như cọ xòe che nắng nhằm râm mát con đường học tập cho SV đã tạo cho họ thiếu các vacxin chống lại dịch cúm khi họ đi làm?
Tôi đã từng hỏi SV trường ta những câu:"Khi anh không hiểu bài, anh sẽ làm gì?". Tôi nhận được câu trả lời là đọc sách. Thế tôi hỏi "Anh đọc sách đến mấy lần?", "Khi đọc sách nếu anh không hiểu thì anh có hỏi bạn anh không?"... Tôi đã từng cho SV email và thời gian tôi dạy ở các phòng thực tập để SV cần giải đáp thắc mắc. Thế thì tôi có nhận email gì đâu, có thấy SV nào gặp tôi đâu...? Vậy là tôi dạy giỏi quá rồi đúng không các Thầy Cô?
Tôi cũng từng hỏi SV "Anh có thường lên mạng không?", "Anh lên mạng để làm gì?",... Tôi nhận được: "để chat, để game online, để đọc báo, để tìm tài liệu nhưng tìm khó qua Thầy ơi"... Thế thì, tôi lại hỏi :"Anh học kĩ thuật, anh có thường vào các chuyên mục Khoa học kỹ thuật trên các báo online không?", "Anh có thường đặt câu hỏi tại sao khi anh gặp các vần đề kỹ thuật trong lúc anh ngồi xe buýt chẳng hạn?, "Anh có thường xem những chuyên mục tuyển dụng của các công ty hay không?"... Thầy Cô chúng ta thừa sức hiểu SV chúng ta sẽ trả lời như thế nào rồi ạ? Đây cũng là điều mà tôi nghĩ SV có thể tự quan sát và tìm câu trả lời nhằm nâng được niềm say mê học tập và những định hướng nghề nghiệp tương lai.
Tại sao chúng ta không xóa bỏ hẳn những ôn tập trước khi thi? Tại sao chúng ta phải dè dặt trước những ý nghĩ "cho đề thi khó thì SV kiện"...?. Đây là các điều mà tôi chưa hề thấy ở các Thầy Cô ở Bách Khoa khi tôi còn học. Tại sao chúng ta lại cho SV rút môn học vào cuối học kì? Điều này có tạo cho SV chúng ta không có sự cố gắng học tập ngay từ ban đầu? Theo tôi, tất cả đều không nên.
Là một trong những cựu SV BK, tôi hiểu được và so sánh được trường ta có nhiều mặt hơn hẳn so với trường BK. Chẳng hạn, Thầy Cô nhiệt tình hơn, giờ thực tập nhiều hơn, và có lẻ chúng đều trân trọng SV hơn. Thế thì, SV họ muốn gì hơn nữa nào? Phải chăng họ đang đòi hỏi quyền lợi thực sự của họ hay họ đang thoái thác trách nhiệm của bản thân mình?
Tại sao chúng ta không thống nhất cùng nhau tạo cho SV chúng ta một tính tự giác ? Tại sao chúng ta không quyết tâm để SV thấy rằng việc học tập của họ là do chính bản thân họ?
Tôi rất tán thành tính dân chủ trong hoạt động dạy và học. Tôi rất đồng ý những lắng nghe tín hiệu hồi tiếp từ SV để thay đổi mình. Nhưng tôi không đồng ý với những dân chủ quá đà. Những dân chủ mà SV chúng ta ghép tội GV chẳng hạn, những dân chủ mà tôi tưởng chừng truyền thống "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" đã mất. Những dân chủ mà SV dựa vào đó để che lấp đi trách nhiệm chính yếu, tính tự giác của bản thân họ trong học tập. Đa phần lớn SV đều đổ lỗi cho GV, các phòng ban, thư viện...
Trên đây là những bức xúc mang tính chủ quan từ bản thân tôi. Tôi không từ chối hay né tránh trách nhiệm của bản thân tôi qua email này. Tôi chỉ muốn viết ra để Thầy Cô cùng chia sẻ. Tôi cám ơn Thầy Cô đã đọc email này.
Trân trọng kính chào Thầy Cô !

Mạnh miệng - từ mới nhưng không hề mới

Những phát ngôn “hậu 21/6”
26/06/2009 07:20 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Ngày Báo chí Cách mạng đã qua nhưng không khí của nó vẫn còn với một số phát ngôn của tuần từ 19 tới 26/6 có liên quan tới báo chí. Phát ngôn & Hành động ấn tượng tuần này, do vậy, sẽ bao gồm cả ý kiến của một số phóng viên.

Phát ngôn và hành động ấn tượng xuất hiện thứ 6 hàng tuần trên Tuần Việt Nam


“Đại biểu bấm nút theo phong trào, Bộ trưởng cứ ghi nhận vậy thôi”

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) có vẻ không hài lòng khi “chấm điểm” kỳ họp QH vừa kết thúc, với ý kiến cho rằng chất lượng sinh hoạt của QH chưa có gì tiến bộ: “Kỳ họp trước cũng ra một nghị quyết sau chất vấn. Nhưng nội dung chỉ đưa ra mấy yêu cầu chung chung, không giao cho ai làm gì cụ thể...

Trong khi lẽ ra phải giao trách nhiệm rõ ràng, phân công ai giám sát, kèm theo cơ chế báo cáo, xử lý và đưa ra QH xem xét. Cứ hô hào chung chung, ai tự giác thì làm không thì thôi”. (VietNamNet, 23/6)

ĐBQH Lê Văn Cuông. Ảnh: vneconomy

Vì không có cơ chế nào hiệu quả hơn việc hô hào suông, nên cho tới nay, QH chưa gây được sức ép nào tới cơ quan hành pháp. Nhiều vấn đề nổi cộm, qua mấy kỳ họp vẫn chưa được giải quyết. Các bộ trưởng ai nấy đều rất sẵn sàng nói câu “ghi nhận”, “quan tâm”, “sắp tới sẽ”, “tôi hứa”…

Cứ như thế thì các đại biểu QH sức mấy mà nhiệt tình chất vấn mãi được. Nên ông Cuông mới đưa ra một nhận xét có tính tổng kết: “Một số dự án luật lúc thảo luận rất căng thẳng, lý lẽ rành mạch nhưng cuối cùng UB Thường vụ QH giải trình thì mọi người cứ nghe theo mà bấm nút. Lúc nào bỏ phiếu, thấp nhất cũng 60 - 70% chứ chưa có mấy khi là không thông qua”.

Thế thì đại biểu QH phải làm gì?

“Lo nhất là việc tặng quà, biếu quà bị biến dạng”

Đó là nỗi lo của Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khi bàn về vấn đề liệu nhà báo có nên nhận phong bì. Ông Truyền cho rằng cái khó ở đây là chưa có quy định rõ để phân biệt giữa phong bì hối lộ và quà biếu thể hiện tình cảm, nên với từng trường hợp được biết đến (vì đa số các trường hợp là tế nhị và được giữ kín), “phải xem xét cụ thể thì mới có thể bình luận chính xác được”. (Đất Việt, 20/6)

Nhớ lại, khi phát biểu tại kỳ họp QH khóa XII vừa rồi, ông Truyền cũng từng cảm thấy khó khăn trong việc phân biệt giữa tham nhũng, hối lộ, tiền hoa hồng, tiền “bo”.

Cũng chẳng phải lỗi tại ông, mà tại luật pháp quả thật chưa có quy định, định nghĩa rõ ràng về sự cho, nhận những khoản tiền nói trên. Tuy nhiên, chỉ hơi tiếc là ông Truyền lại nói những điều đó trên tư cách người đứng đầu ngành thanh tra của Việt Nam.

Lập sổ đen những kẻ gây rối để “phân công làm công việc phù hợp”

Ảnh: Lan Ca

Trước ngày thực tập, cán bộ khoa Xã hội học (Đại học Bình Dương) thu trước của sinh viên 700.000 đồng/người và bị sinh viên phản ứng mạnh.

Trong buổi đối thoại lần đầu ngày 18/6, trợ lý khoa, ông Trương Công Phúc, bèn yêu cầu lớp trưởng ghi lại danh sách những sinh viên “kích động”, trong đó liệt kê cả những sinh viên đã lên tiếng sau khi khoa hỏi “ai có ý kiến thì phát biểu”.

Hành động lên danh sách này thật ấn tượng, nhất là khi ta được biết rằng với một nền luật pháp tiên tiến thì ngay cả chính quyền cũng không được phép tự tiện thu thập dữ liệu về công dân với những mục đích không rõ ràng, vì như vậy là xâm phạm thông tin cá nhân, nói gì đến Ban Giám hiệu đối với sinh viên. Nhất là khi mục đích của việc “lập sổ” thật… đáng ngờ.

Lời giải thích của bà Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng khoa Xã hội học, lại còn ấn tượng hơn nữa. Bà Xuyến bảo, việc lên danh sách này là để có thể phân công cho các bạn những công việc phù hợp. Lý do là những người “hay gây rối” như thế là những người “sáng tạo nhất, họ thường có nhiều ý tưởng hay nhất nên sẽ được sắp xếp để làm những công việc phù hợp với năng lực nhất”.

Không biết sẽ là công việc gì mà nhà trường phải bí mật vậy? Thế là nhiều sinh viên đâm ra hoài nghi ý định tốt đẹp của khoa: “Chúng em có làm gì đâu mà bị cho là kích động?”.

“Tôi viết thêm lời Việt để tạo sự gần gũi, dễ nhớ”

Ảnh: phattuvietnam.net

Mới đây, nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản vừa được chứng nhận lập kỷ lục Người sáng tác nhạc Phật giáo nhiều nhất.

Điều đang gây phản ứng từ giới nhạc sĩ là hàng chục bài hát “nhạc Phật giáo” này đều chỉ là phiên bản chế lời mới của những bài dân ca, nhạc quốc tế, nhạc Hoa và nhiều ca khúc Việt Nam đương đại quen thuộc khác. (Thanh Niên, 21/6)

Ông Toản giải thích: “Tôi vận dụng nó như một phương tiện để đưa Phật pháp vào cuộc sống. Hơn nữa, những bản nhạc này rất phổ biến nên tôi đã viết thêm lời Việt để tạo sự gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ”.

Đại đức Thích Nhật Từ cũng góp lời: “Ở trên đầu trang của mỗi bản nhạc đều có ghi xuất xứ là “nhạc nước ngoài” hoặc “dân ca”, lời Vũ Ngọc Toản. Vì thế tôi nghĩ nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản không thể bị cáo buộc là người “nhái nhạc” hay “đạo nhạc” được!”.

Qua phát biểu của hai ông, có thể thấy ý thức và kiến thức về tác quyền ở Việt Nam còn rất hạn chế, ngay cả ở những người thuộc tầng lớp trí thức, “tinh hoa”. Trong trường hợp này, rõ ràng ông Vũ Ngọc Toản đã vi phạm quyền tác giả (kể cả Việt Nam lẫn nước ngoài) khi đặt lời mới cho giai điệu cũ mà không xin phép “khổ chủ”.

Việc ghi xuất xứ theo kiểu “nhạc nước ngoài”, “dân ca” là không đủ, đó là chưa kể nhiều bài hát mà ông Toản mượn nguyên giai điệu không phải nhạc nước ngoài hay dân ca, mà là sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam đương đại.

“Nhiều dự án chống ngập chưa hoàn thành đã lạc hậu”

Ảnh: dantri

Tại hội thảo quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngập lụt đô thị (TP HCM, 24/6), Th.S. Hồ Long Phi, ĐH Bách khoa TP HCM, chỉ ra rằng dù đã có những cống ngăn triều nhưng khi có những trận mưa 100mm thì Thành phố vẫn ngập trên 400ha, khi mưa 200mm thì sẽ ngập 900 ha. (Dân Trí, 25/6)

Có những dự án chống ngập chưa hoàn thành nhưng xét về mặt số liệu thì đã lạc hậu. “Như vậy 20-30 năm nữa thì sử dụng như thế nào? Nhất là khi TP HCM phải đối diện với chuỗi mưa gia tăng không ngừng” – Th.S. Hồ Long Phi đặt câu hỏi.

Ông cũng cảnh báo, nếu không kiểm soát kịp thời, chỉ cần nước biển tăng thêm 0,5m so với các kịch bản biến đổi khí hậu hiện nay thì TP HCM sẽ chỉ còn là hai ốc đảo.

Ý kiến của một nhà khoa học, sau khi các dự án đã được triển khai, một lần nữa đặt ra vấn đề: Chính quyền cần có cái nhìn dài hạn trong quy hoạch, để sao cho không còn những dự án manh mún vì chỉ tính đến hiệu quả nhất thời.

Nỗi lòng phóng viên nhân ngày Báo chí Cách mạng

Ảnh: phapluattp

Phóng viên Quỳnh Như kể: “Trong “đời phóng viên”, tôi thường bị nghe những câu từ chối với lý do “chờ thông qua” dù những đề án, quyết sách ấy người dân đang rất cần biết… Thậm chí, người có thẩm quyền còn nói: “Chuyện này còn đang bàn, chưa thông qua mà đưa lên báo làm chi cho ý kiến, ý cò!” (Pháp luật TP HCM, 26/6)

Phóng viên Thu Hương thì nghe mãi “bài ca đi vắng”: “Tôi xin gặp trưởng phòng quản lý đô thị, được trả lời là anh trưởng phòng đi họp, phó phòng cũng đã đi họp. Tiếp sau đó, tôi gọi điện thoại đều đặn để mong được xếp lịch “tiếp kiến” hai anh. Lại điệp khúc đi họp hoặc ra ngoài... Tôi gọi cho anh trưởng phòng suốt ba ngày với đủ số máy khác nhau nhưng không bao giờ thấy anh nghe máy”.

Đấy là những trường hợp rất điển hình mà các nhà báo của chúng ta hay gặp. Tác giả bài báo gọi đó một bức tường vô hình về thông tin. Chính bức tường này là thứ rào cản mềm mại và… khó chịu, ngăn trở báo chí thực hiện chức năng của họ là đưa thông tin kịp thời và chuẩn xác tới xã hội.

Hành động ấn tượng của “đội đặc nhiệm tóc dài”

Ảnh: tuoitre

Ở ấp Tân Hòa B (xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang), tối nào cũng vậy, một “đội đặc nhiệm” gồm toàn phụ nữ lại tình nguyện khoác lên mình bộ đồng phục của đội dân quân tự vệ, giữ gìn trật tự an ninh trong ấp. (Tuổi Trẻ, 25/6)

Các “nữ đặc nhiệm”, trong đó người trẻ nhất 33, người già nhất 57 tuổi, đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ an ninh như bắt trộm, dẹp bỏ tệ nạn bài bạc, tuần tra canh gác đêm… Thậm chí là cả chuyện hòa giải các vụ ẩu đả của những cặp vợ chồng trong thôn xóm, đôi khi họ cũng đảm nhiệm.

Công việc của các chị hoàn toàn không được thù lao. Tất cả chỉ xuất phát từ mong muốn giữ yên cuộc sống thanh bình cho dân cư.

Thật đáng khen nỗ lực của đội “đặc nhiệm tóc dài” và những đóng góp của các chị cho nhân dân và chính quyền. Tuy nhiên, thực lòng mà nói thì công việc giữ gìn trật tự này chính xác là của lực lượng an ninh. Không rõ các cơ quan công lực đi đâu hay lại “lực lượng mỏng” (vấn đề muôn thuở) mà để “đội quân tóc dài” phải xung trận?

Trên nguyên tắc, người dân không có nghĩa vụ, và thực sự là không nên tham gia các hoạt động tuần tiễu, săn bắt trộm cướp, truy tìm tội phạm, nhất là khi họ không hề được đào tạo, huấn luyện bài bản. Trong trường hợp… có sơ sảy, thì trách nhiệm thuộc về ai, hay những con người nhiệt tình sẽ hoàn toàn phải hứng chịu mọi hậu quả?

  • Hoàng Thư

Tuesday, June 23, 2009

CỔ HỦ - HAY GIẢ DỐI

Thư gửi cựu Hoa hậu Mai Phương Thúy(!)
17:02:25 11/06/2009
Chưa bao giờ, tôi thấy cái danh xưng Hoa hậu Việt “mất giá” đến thế. Dẫu sao, cô cũng từng là người đại diện cái đẹp của phụ nữ Việt. Đừng để phụ nữ Việt phải “đỏ mặt”… tơi bời vì cái kiểu khai thác hình ảnh của cựu Hoa hậu như hiện nay.

Năm 2006, theo dõi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - một thương hiệu nhan sắc do Báo Tiền Phong tổ chức, tôi rất mến Mai Phương Thúy. Cái nét đẹp dịu dàng, e ấp của Mai Phương Thúy khiến cho khán giả khó tính nhất cũng chấp nhận bỏ phiếu cho Thúy, đương nhiên là nếu họ có theo dõi cuộc thi Hoa hậu này. Chính ví vậy, gần 700 nghìn lượt phiếu bầu của khán giả giúp Mai Phương Thúy đăng quang trong đêm chung kết ở Hòn Ngọc Việt - Nha Trang không làm cho người ta bất ngờ.

Tôi nhớ câu trả lời rất hay của Mai Phương Thúy trong đêm Chung kết năm ấy "Khi cảm thấy thiếu tự tin nhất chính là những lúc em chưa trang bị đầy đủ kiến thức mà mình cần. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức sẽ giúp làm đẹp hơn vẻ đẹp VN, nhân cách VN”.

Nhớ cái hồi tai nạn vụ sập đường dẫn cầu Cần Thơ, một nhà báo đã đưa lên blog của mình hình Mai Phương Thuý mặt đồ bà ba - đúng kiểu Nam Bộ, nhưng lại trang điểm hơi quá trớn đi thăm các lao động bị tai nạn do thảm hoạ sập đường dẫn. Nhiều cư dân mạng đã bàn tán xôn xao kiểu trang điểm phản cảm trong hoàn cảnh… không cần trang điểm của Mai Phương Thúy.

Tuy nhiên, quan điểm của riêng mình, tôi vẫn cho rằng Mai Phương Thúy có quyền làm đẹp trong mọi hoàn cảnh. Mai Phương Thúy là cựu Hoa hậu kia mà, cựu Hoa hậu thì phải đẹp đó là điều tất nhiên.

Nhưng, ở thời điểm hiện tại, Mai Phương Thúy đã khiến người ta hiểu hơn như thế nào là ".. vẻ đẹp Việt Nam, nhân cách Việt Nam".

Trào lưu "khoe ngực" trên mạng của vài ca sĩ, các "em" teen thuộc thế hệ 9X đời đầu hoặc 8X đời cuối, tưởng là không ảnh hưởng gì đến cựu Hoa hậu mang vẻ đẹp dịu dàng này. Ấy vậy mà công chúng đã lầm. Không biết bằng cách nào, Mai Phương Thúy lại có thể nâng vòng một của mình "vượt mặt" nhằm cho bằng chị bằng em. Rồi sau đó, là những bộ ảnh đặc tả cái "rất to" ấy được Mai Phương Thúy "chào hàng" trên các trang báo mạng. Tôi bị sốc khi xem những bức ảnh này.

Cuối năm trước, Mai Phương Thúy “làm dáng” trên ghế trong trang phục đỏ bó sát người, người ta choáng bởi hình ảnh đấy. Ở thời điểm này, Mai Phương Thuý lại tiếp tục khiến người ta hoảng bởi kiểu trang phục bikini mang tên "Vẻ đẹp huyền bí biển đêm" trong chương trình "Tri ân biển Nha Trang".

Một vị khách trước chân dung Mai Phương Thúy trong triển lãm Vẻ đẹp trước biển. Ảnh: VNE.

Nếu như "Tri ân biển Nha Trang" đúng về mặt ý nghĩa là "Mai Phương Thúy cảm ơn nơi đã mang lại cho cô sự nổi tiếng" thì tôi thật sự "mệt mỏi" với cái kiểu tri ân của cô.

Không hiểu Mai Phương Thúy hiện tại nghĩ về mình như thế nào, cũng không biết những người đứng sau cựu Hoa hậu này đang biến cô thành một hình mẫu "người của công chúng" như thế nào. Chỉ biết rằng, tôi đoan chắc, Mai Phương Thuý đang dần hướng đến một biểu tượng sexy trong làng giải trí(?).

Tôi vẫn nghĩ rằng, Hoa hậu Việt - bao giờ cũng là người đẹp thân thiện và có một lối sống đẹp đúng kiểu Á Đông. Tôi vẫn nghĩ rằng, vài vụ lùm xùm đối với cựu Hoa hậu Hà Kiều Anh trước đây không khiến dư luận băn khoăn như Mai Phương Thúy bây giờ.

Sau ánh hào quang, người ta vẫn phải chấp nhận một cuộc sống thường nhật. Không ai có thể cứ sống mãi trong sự cuồng nhiệt của đám đông, đơn giản, đám đông luôn có sự lựa chọn một gương mặt mình ái mộ trong những khoảng thời gian nhất định. Người ta chỉ có thể tưởng "mình vẫn còn ánh hào quang" và cố níu giữ "vầng hào quang ảo" ấy bằng những “cố gắng” của riêng mình.

Chưa bao giờ, tôi thấy cái danh xưng Hoa hậu Việt “mất giá” đến thế. Dẫu sao, cô cũng từng là người đại diện cái đẹp của phụ nữ Việt. Đừng để phụ nữ Việt phải “đỏ mặt”… tơi bời vì cái kiểu khai thác hình ảnh của cựu Hoa hậu như hiện nay.

Lời thật thường mất lòng. Tôi viết bài này không với tư cách của một nhà báo, chỉ viết với tư cách - người mến mộ cái đẹp Việt. Vì thế, thay vì ký bút danh, tôi xin để tên thật của mình.

Đã đến lúc, cần phải trả danh hiệu Hoa hậu Việt cho những gì đúng chất của người Việt nhất


Ngô Kinh Luân

Monday, June 22, 2009

UOU

Ranked 104th in Asian University Evaluations





QS and Chosun Daily evaluated universities among four categories: studies, academic rating, graduation rating and international exchange.



The University of Ulsan was ranked 20th in the country and 104th in Asia in ‘Asian University Evaluations 2009,’ which is an evaluation project among 463 universities in 11 nations in Asia. It is hosted by Chosun Daily and QS, an evaluation institute for ranking universities located in the United Kingdom.



The Dean of Office of Planning, Myung-Kook Yang, stated, “The University of Ulsan was ranked within the top 20 universities in the country after evaluation.” He also said, “To develop world class universities in this globalization era, the University of Ulsan opens its classes to the public and promotes programs to strengthen studies and academic achievement. “



University of Hong Kong was ranked number one in Asia and the Korean Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) was ranked top in the country (7th in Asia).

Among the top 100 Universities in Asia, there were 17 Korean universities, 33 Japanese universities, 11 Chinese Universities, 7 Indian Universities, 6 universities in Hong Kong and 2 in Singapore.




Nỗi buồn của nền giáo dục với thủ lĩnh là bác Nhân





“Cơn sốt” chạy đua vào lớp 1 ở đất Cảng
11:18:00 22/06/2009, cập nhật cách đây 1 giờ
Mới chớm hè, nhưng thành phố biển Hải Phòng oi nồng thực sự, bởi "cơn sốt" vào trường điểm, đặc biệt là vào lớp 1. Thời điểm này đang bước vào giai đoạn "nước rút", khiến các bậc phụ huynh đứng ngồi không yên.
>> Chạy đua tìm "lò" luyện chữ vào lớp 1

Việc tìm thầy dạy chữ cho con hiện đang trở thành… phong trào đối với các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 ở khu vực nội thành Hải Phòng. Dường như phụ huynh học sinh đang bị cuốn bởi "làn sóng" dạy thêm, học thêm này.

Theo điều tra riêng của chúng tôi, có đến 80-90% trẻ ở khu vực các quận nội thành Hải Phòng, nhất là con các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả đi học chữ trước tuổi. Phụ huynh coi đây là chuyện đương nhiên phải làm, vì nếu không, con mình sẽ thua bạn, kém bè (!?). Còn một số giáo viên tiểu học thì mặc nhiên, coi việc trẻ bắt đầu vào lớp 1 đã phải biết đọc, biết viết.

Được biết, UBND TP Hải Phòng năm nào cũng có văn bản nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm. Sở GD&ĐT thành phố cũng chỉ đạo các trường phải dạy đúng chương trình, đối tượng, nghiêm cấm giáo viên tiểu học dạy trước chương trình. Nhưng những lớp học thêm, kiểu "cho quen với mặt chữ" vẫn đua nhau mọc, vượt ngoài tầm cương tỏa.

Đáng lưu ý, việc đua nhau cho con học chữ trước khi bước vào lớp 1, không hẳn chỉ vì phụ huynh muốn "tăng tốc" việc học chữ cho con, mà còn vì tin đồn khi tuyển trái tuyến, người ta sẽ coi đấy là một trong những căn cứ (chứng chỉ) để tuyển(!?). Chính vì vậy, hầu như 100% phụ huynh có ý định xin cho con học trái tuyến vào lớp đầu cấp, đều… xin bằng được cho con học thêm.

Học sinh học chính khóa được cô chăm chút hướng dẫn.

Song như thế vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với cuộc rượt đuổi vào lớp 1 trái tuyến. Việc lên chỉ tiêu, thẩm duyệt học sinh trái tuyến thuộc thẩm quyền UBND các quận, huyện và các phòng giáo dục, nhưng tham mưu, đề xuất và quyết định lại là hiệu trưởng các trường. Vì thế, đây là dịp để lãnh đạo các trường có học sinh trái tuyến đông "bày tỏ quan điểm" với các bậc phụ huynh: Nào mong các vị "tự nguyện" ủng hộ nhà trường thứ này, nào giúp đỡ nhà trường thứ kia.

Thậm chí, có trường còn yêu cầu phụ huynh đóng tiền mua tích kê để con mình được nhận vào lớp 1 (!?). Đương nhiên, đi kèm những tờ tích kê này, là vài triệu đến vài chục triệu đồng, khiến phụ huynh hết sức bức xúc.

Có một thực tế, hầu hết những em đã biết đọc, khi vào lớp 1 không còn hứng thú nghe cô dạy, lúc cô gợi mở tư duy cũng không thèm nghe. Trong khi đó, những em không học trước dễ lâm vào tình cảnh hoang mang, lo lắng. Khi nghe thấy các bạn đọc ào ào, các em dễ khủng hoảng ngay từ những ngày đầu tiên đi học. Ấy là chưa kể, học sinh như tờ giấy trắng, nay vì học trước, học cả những thói quen sai, rất khó sửa. Tai hại hơn, cô thấy học sinh sai, không đủ kiên nhẫn để sửa sai và thế là… "họa vô đơn chí".

Trao đổi với một chuyên gia về giáo dục tiểu học ở Hải Phòng, chúng tôi được một chuyên gia giải thích, phụ huynh không nên lo lắng về chuyện cho con đi học trước tuổi, vì ở lớp mẫu giáo là học sinh đã làm quen với 24 chữ cái, vậy là đủ và hãy để cho trẻ phát triển tự nhiên. Điều cần nhất là chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1, cho trẻ tham quan, làm quen ngôi trường nơi trẻ sẽ học lớp 1. Cũng có thể tập cho trẻ cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết lắng nghe… Việc này có thể hướng dẫn trẻ ở nhà. Không cần gò ép trẻ học trước quá nhiều, nếu dạy sai sẽ thành tật, khó sửa.

Đối với Hải Phòng, vấn nạn "chạy trường" đã nảy sinh không ít những hệ lụy. Trước hết, nó làm mất sự công bằng ngay chính trong đội ngũ những người làm công tác GD&ĐT. Thứ đến, nó gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi vậy, cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ những tiêu cực và xử lý nghiêm minh. Có như vậy mới trả lại sự trong lành cho môi trường giáo dục của thành phố


Lệ Thu

Friday, June 19, 2009

Lượm về sân nhà

Thơ tình toán học

Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn

Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
em mãi mãi là hằng số vô biên

"Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ !
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả

Ta gặp nhau qua phương trình thể tích
Ánh mắt buồn những chẳng kém thiết tha
Góc độ nào mà tính mãi không ra
Hay "nghịch biến " cho lòng hoài xa cách

Đời "nghịch số " nên em không oán trách
"Giới hạn " lòng cho sầu khổ vơi đi
"Định lý" nào mà ngăn được bờ mi
Không rơi rớt hạt châu buồn hận tủi

"Tâm điểm " kia chứa chút tình ngắn ngủi
Nên đau buồn là "hệ luận "trần gian
Tình yêu em dù chứa đựng ngút ngàn
Nhưng "vô cực" là niềm đau "Bất biến"

Ân tình anh dù luôn luôn "biễu hiện"
Nhưng đường đời mình hai kẻ "song song"
Yêu thuơng chi chỉ là những hoài công
Nên "ẩn số " tình yêu không "tụ điểm"

Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mỉm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản

Tôi và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học

Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong trừ cộng nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.

Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc

Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản

Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận

Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp

Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là 1 cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương

Là giao điểm hai tâm hồn đối xứng
Là tương giao hay đồ thị hai chiều,
Ai là người định nghĩa nổi tình yêu,
Đầy tạp số tôi học hoài không hiểu

Tôi cố định trong sân trường đơn điệu,
Lặng nhìn trên hình chiếu của giai nhân,
Thả hồn theo một tiếp tuyến thật gần,
Theo em mãi suốt đời về vô cực

Tình tôi đó chẳng cần dùng công thức,
Tan trường về tôi cố sức song song,
Tới ngã tư liền bày tỏ nỗi lòng,
Em ngoe nguẩy từ từ tăng tốc độ.

Tôi vẫn cố giử tình yêu đồng bộ,
Hai năm dài đáp số giải không xong,
Tin hành lang em sắp sửa lấy chồng,
Lòng điên đảo trước định đề đen bạc

Tôi xoay mắt theo vòng tròn lượng giác,
Có thấy gì ngoài quỹ tích tình yêu,
Tình đơn phương trong tam giác ba chiều,
Lay hoay mãi trên chuyến đò vĩ tuyến

Tìm lối thoát đồng quy hay tịnh tiến,
Hệ luận nào thuyết phục nổi em tôi,
Đành đi theo phân giác tận chân trời,
Tìm ẩn số của phương trình vô nghiệm

Em gái ơi đừng ghét môn toán
Hãy lại đây ta cùng nhau học toán
Lại gần đây hai ta ngồi xích lại
Bài toán nào ta giải mà chả ra

Tay trái cầm chiếc compa
Tay phải cầm thước đi ra đi vào
Lấy hơi em nói thì thào
Rằng học như thế không vào đúng thôi

Đạo hàm ai lại nhân đôi
Tích phân trở lai nó dôi ra liền
Giới hạn thì nhớ lấy biên
Tích phân xác định trong miền không gian

Đồ thị trục dọc trục ngang
Không cần nhớ hết mà hoang mang mình
Đến khi gặp phải phương trình
Không khai căn được thì bình phương lên
Với bất phương trình không nên
Cần xem xét dấu mới nên nhân vào

Em giống như một đao hàm chưa giải
Để cho anh phải mò mẫm tích phân
Thân hình em một hàm số bình phương
Những uốn cong vô cùng kỳ diệu.

(st)

Thursday, June 18, 2009

Đo độ sexy của đồng phục hay là đo vòng một của các nữ sinh?

“Đọ” độ sexy đồng phục nữ sinh

Nhật Bản và Thái Lan được xem là hai quốc gia có những bộ đồng phục cho nữ sinh bắt mắt nhất trên thế giới. Hãy khám phá và xem nước nào có những bộ đồng phục đẹp hơn?
>> Váy đồng phục nữ sinh phải dài trùm gối
Đồng phục của học sinh Thái Lan

Đồng phục nữ sinh ở Thái Lan (trái) hay Nhật Bản duyên dáng hơn? (Ảnh: Designer Clothings)

Đồng phục học sinh tại Thái Lan được sử dụng rộng rãi ở cả truờng công và trường tư, chủ yếu là khối phổ thông. Các bộ đồng phục thường có thiết kế giản dị, ít có sự khác biệt về kiểu dáng giữa những cấp học.

Tuy nhiên, đồng phục giữa các trường lại có một vài đặc điểm khác nhau để phân biệt. Về cơ bản, nữ sinh Thái thường mặc áo sơ mi trắng, váy màu xanh sẫm. Vì không có mùa đông nên học sinh ở mỗi trường có 1 kiểu đồng phục duy nhất để mặc quanh năm.

Đối với cấp đại học, không nhiều trường quy định mặc đồng phục khi lên lớp. Nhưng giới trẻ Thái lại có một xu hướng đặc biệt - thích mặc đồng phục, thậm chí cả khi tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Mấy năm gần đây, các trường đại học ở nước này thiết kế chung một mẫu đồng phục nên cách để nhận biết sinh viên của các trường là nhìn vào cúc áo và thắt lưng của họ.

Để bộ đồng phục trở nên đỡ “nhàm chán”, những chiếc áo sơ mi trắng được may bó thật sát và váy tối màu thật ngắn để tôn lên những đường cong gợi cảm của nữ sinh.

Đồng phục của học sinh Nhật Bản

Nữ sinh Thái Lan (trái) và nữ sinh Nhật Bản (Ảnh: Designer Clothings)

“Đồng phục” trong tiếng Nhật là “seifuku”. Đồng phục phổ biến nhất ở Nhật là váy áo thủy thủ, chủ yếu dành cho các nữ sinh trung học. Sở dĩ gọi đó là đồng phục thủy thủ vì có áo giống như áo của những thủy thủ ngày xưa.

Bít tất mà các nữ sinh mặc cùng với đồng phục thường có màu trắng hoặc màu xanh nước biển. Tất màu xanh nước biển ngắn đến đầu gối là loại tất được ưa chuộng nhất hiện nay vì nó làm cho chân các cô nữ sinh điệu đà trông có vẻ thon và dài hơn.

Các trường đại học công lập ở Nhật không bắt sinh viên mặc đồng phục, tuy nhiên ở một số trường đại học tư thục dành cho nữ sinh lại bắt buộc điều này. Đồng phục của sinh viên nữ thông thường gồm một cái váy gấp li màu xám và áo trắng.

Ở Nhật, học sinh còn có cả đồng phục mũ. Học sinh nam và nữ đều đội những chiếc mũ lưỡi trai sáng màu để tránh các tai nạn giao thông.

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những bộ đồng phục “bắt mắt” của nữ sinh Thái Lan và Nhật Bản:

Nữ sinh Thái làm dáng trong bộ đồng phục yêu thích (Ảnh: Designer Clothings)


Nữ sinh Thái Lan thích mặc những bộ đồng phục gồm áo trắng và váy tối màu (Ảnh: Designer Clothings)


Đồng phục của một lớp sinh viên đại học ở Thái Lan (Ảnh: Designer Clothings)


Về cơ bản, đồng phục cho nữ sinh Thái không có xu hướng "gợi cảm". Nhưng nhiều bạn gái đã chỉnh sửa lại áo và váy đồng phục để có thể bó sát vào người và ngắn hết cỡ để tôn dáng (Ảnh: Designer Clothings)


Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản (Ảnh: Designer Clothings)


Đồng phục thủy thủ phổ biến của nữ sinh Nhật (Ảnh: Designer Clothings)


Nữ sinh Nhật Bản mặc váy ngắn để khoe đôi chân dài... (Ảnh: Designer Clothings)


Những bộ váy không thể ngắn hơn của nữ sinh Nhật... (Ảnh: Designer Clothings)


Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản khác với đồng phục của nữ sinh Thái vì nó có nhiều lớp xếp lại với nhau. Các bạn gái thậm chí không ngại đi bít tất ngắn trong mùa lạnh. (Ảnh: Designer Clothings)
Theo Nhật Anh
Vietnamnet

Thursday, June 11, 2009

Xã hội bây giờ như thế này sao?

Bắt ổ bạc toàn giáo sư, phó giáo sư và giảng viên
15:53' 11/06/2009 (GMT+7)

- Chiều 11/6, công an huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết vừa tóm gọn một ổ bạc trong Học viện Tài Chính, HN. Trong số 8 con bạc, có 2 lái xe, 6 người còn lại là các Giáo sư, Phó Giáo sư, giảng viên của Học viện.
Khoảng 17 giờ ngày 10/6, công an huyện Từ Liêm bắt quả tang 2 bàn đánh tá lả trong nhà xe của Học viện Tài Chính. Cơ quan công an đã thu giữ 29. 450.000 đồng.

Trong số 8 “con bạc” bị công an “tóm” có hai người là lái xe, 6 người còn lại là các Giáo sư, Phó Gíao sư, giảng viên của Học viện Tài Chính.

Được biết, ngày 11/6, Học viện Tài Chính đã có công văn xin bảo lãnh cho các giảng viên của mình được về để phục vụ công tác cho đợt thi tốt nghiệp sắp tới.

*
Tuyết Nhung