Thursday, March 25, 2010

Rước xá lợi của Đức Phật: của trao và cách nhận

Rước xá lợi của Đức Phật: của trao và cách nhận

Lễ rước xá lợi Phật và thỉnh kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người phật tử, bởi trong Tam bảo, xá lợi Đức Phật (hay hình, tượng) là Phật bảo, kinh là Pháp bảo và nhà sư là Tăng bảo. Đó là ba ngôi báu - đối tượng quy kính của người theo đạo Phật.

LTS: Sau khi đăng bài Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền của Họa sĩ Lê Thiết Cương, Tuần Việt Nam nhận được bài viết phản hồi của Đại đức Thích Thanh Thắng - Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN.

Tôn trọng tính đa chiều của thông tin và để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng nguyên văn bài viết này.

Ngày 4/3/2010, Báo Vietnamnet đăng tin tức và hình ảnh lễ rước Xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam qua bài viết: "Nghẹt thở rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam". Bài viết có ba điểm nhấn: Điều kỳ diệu ở đất Phật, Niềm an lạc vượt lên trên không gian tôn giáo, Giữ gìn bảo vật xá lợi Phật cho muôn đời sau. Trong đó có đoạn: "Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho biết ông đã nói với mọi người rằng với những bảo vật quý này, chỉ có thể rước bằng một chuyến bay trang trọng, không ngờ nay đã thành hiện thực".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước giao cho việc đứng ra tổ chức sự kiện này, đồng thời lễ rước cũng nhận được sự gia trì từ 11 phái đoàn Phật giáo của 11 quốc gia. Và điều Thượng tọa Thích Huyền Diệu "không ngờ" ấy, đến từ sự phát tâm cúng dường của một phật tử, mà không phải đến từ tiền đóng thuế của nhân dân hay từ sự vận động tài trợ của các doanh nghiệp như những cuộc lễ lớn thường thấy.

Ngày 16/3/2010, người Phật tử ấy đã xuất hiện (dù không mong muốn) qua bài viết: "Đại gia bí ẩn" chi 100.000 USD đưa xá lợi Phật về Việt Nam trên VTC News. Người phật tử đó bộc bạch: "Việc tôi làm nếu người khác có cơ hội cũng sẽ làm như vậy. Thành tâm hướng Phật thì sẽ được Ngài phụ hộ độ trì"; "100.000 USD để cùng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam rước xá lợi Phật về hay là hàng triệu USD cũng không thể mua được cái tâm của những người hướng Phật".

Những tưởng sự việc đã rõ, càng rõ như ban ngày về "cái tâm của những người hướng Phật". Nhưng tôi thật bất ngờ khi đọc bài viết "Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền" của Họa sĩ Lê Thiết Cương, đăng ngày 19/3/2010.

Hòa thượng Thích Giác Toàn nhận ngọc xá lợi Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng. Ảnh: VNN

Họa sĩ Lê Thiết Cương gần như không nắm hết những thông tin trước đó, nên đưa ra một số câu hỏi như "Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra?". Nhưng điều làm người phật tử bị tổn thương chính là những lời "kết luận" của Họa sĩ Lê Thiết Cương:

"Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng không Quốc gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học. Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết

Đọc đoạn: "những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh".

Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca"

Họa sĩ khu biệt ba đối tượng: người bình thường, người phật tử, người biết ("người biết"? - NV). Và người cho mình cái quyền đại diện cho "người biết" này bảo: "cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh".

Tuy nhiên, "người biết" càng mâu thuẫn hơn khi dùng "giáo lý nhà Phật" để "soi" sự việc. Bởi nếu đã nhận ra "không đúng, không sai", "thiện ác còn chả có nữa" thì làm gì có điểm tựa để phê bình, lý luận. Khi không có điểm tựa để phê bình, lý luận thì không thể đưa ra bất cứ kết luận nào dù là "vô minh" hay "kiến tánh"...

Giáo lý Phật giáo là giáo lý trung đạo, không rơi vào chấp có (có thể hiểu là hình thức chùa to, Phật lớn, xá lợi...), không rơi vào chấp không (có thể hiểu không cần đến phương tiện truyền đạo như chùa to, Phật lớn, xá lợi...). Giáo lý đạo Phật có "đốn" (giác ngộ ngay lập tức), "tiệm" (giác ngộ dần dần), "mật" (sâu kín, khó diễn tả), "hiển" (rõ ràng), tuỳ xứ, tuỳ thời, tuỳ căn cơ mọi người mà vận dụng những phương tiện thích hợp để đạt hiệu quả truyền pháp, có thể y cứ vào "danh" để sáng tỏ "nghĩa", có thể y cứ vào "nghĩa" làm sáng tỏ "danh". Nhiều khi muôn bài thuyết pháp cũng không bằng việc tỏ bày một hình thức để cho người khác khởi niềm tin kính hướng thiện.

Đức Phật nói vô thường, vô ngã trong một quốc độ mà căn tính của con người vốn chấp thường, chấp ngã. Nếu một thế giới mà con người không còn chấp thường, chấp ngã thì việc gì Ngài phải mất công nói về vô thường, vô ngã. Nếu một thế giới mà không còn tư duy nhị nguyên thì việc gì phải bàn về "đúng - sai", "thiện - ác", "danh - nghĩa". Nếu một thế giới mà mọi người đều không còn chấp vào "đúng - sai", "thiện - ác", "danh - nghĩa", thì thế giới ấy không cần đến giáo dục, khuyến hoá.

Vậy những "người biết" mà Họa sĩ Lê Thiết Cương nói họ đang có tư duy nhị nguyên, hay không còn tư duy nhị nguyên? Xác định được điều này thì mới có thể lấy giáo lý mà "soi" được. Bằng không, anh không có cái để bỏ và anh không thể bỏ được những cái anh đang sở hữu (chấp), đang vun đắp cho bản thân, thì sao anh có thể khuyên người khác hãy bỏ, đừng chấp và hãy coi mọi chuyện là không có gì hết được?

Trong Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (được lập vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7, 1126), thiền sư Giác Tính Hải Chiếu có viết: "Tạc nên hình tượng để biểu thị "sự thâu tóm"; dựng nên đền tháp để có "sự hướng về". Hết tâm sức để kinh doanh, bỏ châu ngọc mà không tiếc. Cho nên đường thì đặt ranh giới bằng dây vàng, hiên thì phô sự quý giá của rèm châu. Tuy rằng hết đỗi trang nghiêm, mà vẫn không hề xa xỉ. Bởi vì mục đích là ở sự tìm cái "nhất" và cái "chân", chứ đâu phải chỉ cốt làm cho bụng dạ và con mắt chói lòa để khoe khoang sự tráng lệ. Từ khi có Phật giáo tới nay, sự thờ phụng ngày càng thêm mới...".

Lễ rước xá lợi Phật và thỉnh kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người phật tử, bởi trong Tam bảo, xá lợi Đức Phật (hay hình, tượng) là Phật bảo, kinh là Pháp bảo và nhà sư là Tăng bảo. Đó là ba ngôi báu - đối tượng quy kính của người theo đạo Phật. Trong những ngày đầu nhà nước Đại Việt giành lại quyền độc lập tự chủ, lịch sử dân tộc từng ghi nhận những sự kiện thỉnh kinh tạng từ Trung Hoa, và việc rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam là một "cơ duyên" chưa từng có.

Tôi xin trở lại bài báo Nghẹt thở rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam để nêu ra cái "cơ duyên" chưa từng có này: "Cơ duyên để phật tử Việt Nam được chiêm bái những viên ngọc xá lợi Phật quý giá ở chính đất Phật, đến từ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từ ngày 30/9 đến 5/10/2009. Khi đó, chủ tịch Hội phật giáo thế giới tại Ấn Độ, hòa thượng U Nyanerinda đã trao tặng cho Phó chủ tịch nước chín viên xá lợi Phật".

Lễ rước xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam chính thức được thông qua con đường ngoại giao. Nước bạn đã trân trọng trao tặng một bảo vật vô giá cho Việt Nam. Vì vậy, "của trao" và "cách nhận", "văn" và "chất" của sự kiện phải được ý thức như vấn đề thuộc "phương diện quốc gia", không phải cuộc mua bán ở chợ để có thể tuỳ tiện dùng đến những từ "đắt đỏ", "lãng phí", "tốn kém" (nói như người phật tử đã phát tâm cúng dàng kia, dù có hàng triệu đô cũng không thể mua được cái tâm của những người hướng Phật), và càng không thể dùng những từ "vô minh" để hạ thấp lễ rước xá lợi Phật có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Phật tử Việt Nam. Người Việt có câu: "Để thì hòn đất, cất thì ông Bụt", việc trân trọng các giá trị văn hoá tinh thần chỉ hơn nhau qua hành động "để" và "cất". Và người phật tử Việt Nam từ nghìn đời nay vẫn luôn cần mẫn ý thức "cất" cho dân tộc mình một bàn thờ thiêng liêng đối với Phật, Thánh, Ông Bà Tổ Tiên như thế.

Với chi phí 100.000 USD = 1,9 tỉ đồng (hoàn toàn do phật tử tự nguyện cúng dường), không bằng 30 phút bắn pháo hoa đêm giao thừa xuân Canh Dần ở Hà Nội (5 tỷ đồng) mà họa sĩ Lê Thiết Cương nặng lời với hàng triệu người phật tử Việt Nam như vậy có phải đã thái quá trong ngôn ngữ rồi không?

Saturday, March 20, 2010

Ngưỡng Cửa Cuộc Đời - Đại Đức Thích Nhật Từ
















Khóa tu mùa hè 2008












Một Niềm Tin Hạnh Phúc

Một Niềm Tin Hạnh Phúc

Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay nhắc đến những lời Phật dạy trong kinh Kalama.

Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật,

“- Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: ‘Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?’

- Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân! Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.

Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: ‘Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau’, thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!

Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: ‘Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc!”

Ta biết rõ và chứng nghiệm những gì?

Và chúng ta thường dựa trên lời kinh đó mà hiểu rằng, đức Phật dạy ta đừng bao giờ nên tin vào một điều gì hết, chỉ những gì tự chính bản thân mình đã chứng nghiệm rồi thì ta mới có thể tin. Thật ra đó cũng chính là lời Phật dạy, nhưng có phải trong kinh Kalama đức Phật chỉ chia sẻ với những người dân ở đấy có bấy nhiêu đó thôi chăng?

Thật ra, trong kinh đức Phật còn giảng nghĩa thêm cho các vị Kamala ấy như vầy nữa,

“- Các Ông nghĩ thế nào, lòng tham lam, sân hận hay si mê khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn

- Khi có người bị tham sân si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, nói láo, khuyến khích người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các việc này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Đáng chê hay không đáng chê?

- Đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy từ bỏ chúng. Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.”

Và ngược lại, đức Phật cũng lặp lại như vầy về những hành động vô tham, vô sân và vô si:

“- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, khi không tham, không sân, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Khi có người không bị tham sân si chinh phục, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

- Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên, những điều này do chính bản thân các ông hiểu rõ và tự chứng nghiệm, vậy các ông hãy chứng đạt và an trú! Nếu các ông biết chấp nhận và thực hành và trọn đời sẽ được an lạc và hạnh phúc.”

Chúng ta đều đã tự chứng nghiệm.

Như vậy, tôi nghĩ trong kinh Kalama đức Phật không nói về một niềm tin xa xôi nào khác mà ta cần phải đi tìm kiếm và chứng nghiệm, Ngài chỉ trình bày cho ta thấy những điều mà chính bản thân chúng ta đã từng chứng nghiệm và biết rất rõ. Chúng ta ai cũng đều biết rằng, hễ mình hành động vì ganh tỵ, nhỏ nhen, tính toán, si mê… thì đó là những điều bất thiện và chúng sẽ mang đến cho ta khổ đau. Và ngược lại, những hành động nào do bao dung, tha thứ, trí tuệ, thương yêu… thì chắc chắn sẽ mang lại cho ta hạnh phúc.

Và trong kinh đức Phật cũng nhắc nhở rằng, đức tin đặt trên nền tảng "tự bản thân mình chứng nghiệm" mà Ngài trình bày, là cũng nằm trong ý đó: "Ðiều đã được nói lên với các Ông là như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên." "And in reference to this was it said."

Có niềm tin trong sự thực tập của mình

Nếu không khéo, chúng ta có thể vô tình biến những lời dạy rất thực tế của đức Phật thành lý thuyết suông, và lý luận cho rằng niềm tin của ta phải được dựa trên một sự chứng nghiệm gì to tát hay xa xôi lắm. Và rồi ta có thể lại đi tìm kiếm quẩn quanh, mà không chịu quay nhìn lại nơi chính mình.

Thật ra, đức Phật bao giờ cũng khuyên ta nên có một niềm tin vào chánh pháp và sự thực tập của mình. Những việc làm nào bị thúc đẩy do tư lợi, do tham sân si sẽ mang đến cho ta khổ đau, và nếu biết cố gắng thực tập tha thứ, rộng lượng, cởi mở… ta chắc chắn sẽ có hạnh phúc. Đó là những gì mà đức Phật khuyên ta nên tin, bỡi tất cả chúng ta ai cũng đều đã chứng nghiệm và hiểu biết những việc ấy rất rõ.

Dầu xã hội hay cuộc sống chung quanh có nói rằng, giàu sang sẽ mang đến tự do, và dầu cho có một uy quyền nào đó bảo ta rằng, danh lợi sẽ mang đến hạnh phúc… ta cũng đừng vội tin. Hãy tự quay lại nhìn những gì mình đã chứng nghiệm! Những việc làm nào bắt nguồn từ những cố chấp, nắm bắt, nhỏ nhen sẽ chỉ mang đến sự bất toại nguyện và khổ đau. Và cái gì bắt đầu bằng sự buông bỏ, tha thứ và thương yêu sẽ đưa ta đến giải thoát.

Tôi nghĩ đức Phật dạy ta hãy có niềm tin và biết cố gắng thực hành điều này: mỗi lời ta nói, mỗi bước chân mình đi, mỗi việc mình làm, hãy nhớ giữ gìn chánh niệm và nuôi dưỡng một lòng thương yêu rộng mở. Và đó cũng là một niềm tin sẽ mang lại cho ta thật nhiều tự do và an lạc, hạnh phúc.

Nguyễn Duy Nhiên

Suy nghĩ về kỷ niệm 4 năm ngày cưới, March 19, 2006

Vậy là 4 năm. Ngày anh và em chính thức dắt tay nhau vào cuộc sống mới, cuộc sống mà chưa từng trải nghiệm, đời sống hôn nhân.

Vẫn biết hôn nhân là do mỗi người tự quyết định, thế nhưng muốn đạt được đến cái gọi là quá độ của tình yêu này, nhân duyên mới là yếu tố quyết định, đồng nghĩa với khái niệm Trời định. Anh cũng thú thật không chọn em làm người chung sống với mình cả đời trong cái nhìn đầu tiên và cũng chẳng có tiếng sét ái tình. Thế nhưng nhân duyên có lý lẽ riêng của nó và dẫn dắt anh và em đi vào đời sống hôn nhân lãng mạn, trữ tình phảng phất chất thơ. Đó chính là những lúc anh cùng em chung tay góp sức vượt qua biết bao khó khăn. Anh hiểu em và em cũng đồng cảm với anh và hơn nữa hai trái tim bắt đầu chung nhịp đập một cách vô thức. Cũng không phải anh mà chẳng phải tại em cố tình tạo ra những kỷ niệm, nghĩa là nó hoàn toàn tự nhiên đến và gắn kết hai tâm hồn của anh và của em.

Để có được ngày này, em phải đấu tranh tư tưởng, vượt qua rào cản của xã hội, dám tự mình chống lại cả một gia đình không đồng thuận lấy anh. Anh không dám nói nhiều nhưng sự tự tin của mình cộng với sự kiên trì thuyết phục anh đã thắng. Không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động mà có lần em từng nói anh quá liều lĩnh đúng với bản chất người đàn ông mà em cần. Thế nhưng cái nhìn của gia đình về anh vẫn còn chưa trong suốt.

Và một ngày, anh cùng em về quê giới thiệu ba mẹ anh về người vợ tương lai. Phải nói thật, mẹ rất bất ngờ, bất ngờ bởi 2 lẽ: Thứ nhất, từ xưa chưa có tiền lệ trong gia đình anh, con trai không dám dắt bạn gái về để hỏi ý kiến bởi bản chất "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Anh là người có kỷ luật nhất trong việc theo hết những luật riêng của gia đình cộng với quá khứ nhút nhát của mình. Thế mà nay anh lại dám đưa em về giới thiệu là sẽ cưới năm sau. Thứ hai, trong mối quan hệ trai gái, em là người mà gia đình anh chưa hề biết nhiều và ở một nơi xa tắp với nhiều khác biệt văn hóa. Nhưng với sự quyết tâm, anh và em nhận được sự đồng thuận chưa chắc chắn của gia đình.

Chưa hết, với bạn bè, đồng nghiệp, ... , anh chọn em làm vợ hay em chọn anh làm chồng cũng đều là sự bất ngờ cộng với những bí ẩn tạm gọi là ẩn số chưa có lời giải.

Và cho đến một năm sau, với nỗ lực của em và của anh, tình yêu giữa anh và em đã chứng minh cho tất cả là đúng. Anh từ bỏ những mối quan hệ gọi là ăn chơi của thời trai trẻ để về với em, nơi bình yên nhất. Và kết quả cuộc tình lãng mạn này là bé Ty (Tình Yêu) ra đời. Đúng, đó là Ty là con của tình yêu anh và em dành cho nhau. Và lẽ ra sẽ đẹp hơn, Ty sinh đúng ngày kỷ niệm ngày cưới (theo dự đoán của bác sỹ).

Còn nhiều việc lắm. Nhưng để kết thúc entry, em từng tâm sự với mẹ của mình (Mẹ từng đặt nhiều nghi vấn về anh), và mẹ kết luận một câu: Trong số mấy thằng rể, thằng Tân là tao thương nhất!
Anh chỉ cười và chỉ mong là người làm tròn vai của người chồng và cha. Thế là hoàn hảo.

Friday, March 19, 2010

Gieo gió gặt bão - Nguyên Hiệp

Gieo gió gặt bão

Nguyên Hiệp



Tại tinh xá Kỳ Viên có một thợ may y rất gian dối. Vị này thường kiếm những mảnh vải rách và kết chúng lại thành một chiếc y, sau đó đem nhuộm vàng và ủi cho láng mịn rồi đem chiếc y này đánh lừa các Tỳ-kheo để đổi lấy vải mới. Nhưng về sau, có một thợ may y sống ở miền quê đã dùng cách thức mà vị này đánh lừa các Tỳ-kheo để đánh lừa lại vị này. Sự kiện kỳ lạ này đã được các Tỳ-kheo bạch lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nhân đó đã kể câu chuyện dưới đây.

* * *

Thuở xưa, tại một khu rừng nọ, có một hồ nước không lớn lắm nhưng có rất nhiều cá. Bấy giờ vào mùa hè, nước trong hồ thường rút xuống thấp. Nhìn thấy những con cá sống trong hồ này, một con cò nhủ thầm: “Ta phải tìm cách đánh lừa những con cá này để ăn thịt chúng mới được.” Thế rồi nó bay đến đậu bên bờ hồ và giả bộ suy tư.
Khi nhìn thấy con cò ra vẻ suy tư như vậy, những con cá hỏi:

- Thưa bác cò, có việc gì mà bác đứng đây nghĩ ngợi quá vậy?

- Tôi đang nghĩ về các vị đấy. Cò trả lời.

- Thưa bác, bác nghĩ gì về chúng tôi?

- Trong hồ này nước thì cạn, thức ăn khan hiếm, và nhiệt độ rất cao. Khi đậu ở đây, tôi suy nghĩ là đàn cá các bạn nên phải làm gì.

- Thưa bác, vậy chúng tôi phải nên làm gì?

- Được rồi, nếu các vị nghe theo lời khuyên của tôi, tôi sẽ dùng miệng gắp từng vị một và đưa tất cả đến một hồ nước to lớn, xinh đẹp được bao phủ bằng năm loại hoa sen và đặt các vị ở đấy.

Những con cá nói:

- Thưa bác, từ xưa đến nay chưa từng có con cò nào lại nghĩ nhớ đến loài cá. Bác chỉ muốn ăn thịt chúng tôi từng con một mà thôi.

Cò nói:

- Ồ không, tôi nỡ nào ăn thịt các bạn trong khi các bạn lại tin tôi. Nếu các bạn không tin lời tôi rằng có một hồ nước như vậy thì hãy cử một vị trong các bạn cùng đi với tôi đến đó để tự nó nhìn thấy cái hồ ấy.

Tin lời cò, đàn cá liền đưa một con cá lớn bị mù một mắt đi, nghĩ rằng nó có thể địch được con cò dù ở dưới nước hay trên bờ. Chúng nói:

- Con cá này sẽ đi với bác.

Cò mang con cá đi và đặt nó vào hồ nước ấy. Và sau khi chỉ cho nó xem toàn bộ khu vực hồ nước, cò đưa nó trở lại với bầy cá ở hồ nước cũ. Con cá này đã kể lại cho bầy cá nghe sức hấp dẫn của hồ nước mới. Đàn cá nghe kể thế thì mong muốn được đến đó nên nói với cò:

- Tốt quá thưa bác, xin hoan hỉ đưa chúng tôi đến đó.

Trước hết, cò mang con cá một mắt đi, đưa nó đến bờ hồ và cho nó nhìn thấy hồ nước, nhưng sau đó cò đã đậu xuống trên cây varana mọc bên bờ hồ. Rồi ném mạnh con cá vào chạc ba cây, cò mổ nó chết, ăn hết thịt nó và thả xương xuống gốc cây. Xong xuôi, cò bay trở lại và nói:

- Tôi đã mang con cá kia đến đó rồi. Ai là vị kế tiếp đây?
Và như thế từng con một, cò đã mang bầy cá đi và ăn hết cả đàn, cho đến khi nó bay trở lại và không còn tìm ra được một con cá nào nữa. Tuy thế, vẫn còn có một con cua ở trong hồ. Cò muốn ăn cua nên nói:

- Bạn cua, tôi đã mang cả bầy cá đi và thả chúng vào một hồ nước lớn, đẹp, phủ đầy hoa sen. Hãy đến đây, tôi sẽ mang bạn đi.

- Bác sẽ mang tôi đi bằng cách nào? Cua hỏi.

- Cố nhiên là bằng miệng của tôi. Cò nói.

- Ồ, nhưng như thế bác có thể đánh rơi tôi xuống đất. Tôi sẽ không đi với bác đâu. Cua nói.

- Đừng sợ, bằng mọi cách tôi sẽ giữ chặt bạn.

Cua suy nghĩ: “Ta biết nó không hề thả những con cá vào trong hồ nước. Nhưng không sao, nếu nó thực sự thả ta vào hồ nước thì điều đó thật tuyệt. Còn nếu không, ta sẽ kẹp đứt đầu và giết chết nó.” Nghĩ thế, cua nói với cò thế này:

- Thưa bác cò, bác không bao giờ có thể giữ chặt tôi được. Ngược lại, loài cua chúng tôi thì kẹp rất chặt. Nếu tôi được phép dùng càng kẹp vào cổ bác thì tôi có thể giữ chặt và như vậy sẽ cùng đi với bác.
Không nhận ra cua muốn đánh lừa mình, cò đã đồng ý. Thế là cua dùng đôi càng như cặp kìm của bác thợ rèn kẹp chặt vào cổ cò và nói:

- Giờ bác có thể bắt đầu được rồi.
Trước tiên, cò mang cua đi và chỉ cho nó thấy hồ nước, rồi sau đó bay về phía cây varana. Thấy thế cua nói:

- Thưa bác, cái hồ nằm ở hướng này nhưng bác lại mang tôi đi hướng khác.
Cò nói:

- Ta là bác của ngươi và ngươi là cháu của ta! Ngươi nghĩ ta là nô lệ của ngươi, nhấc ngươi lên và mang đi chắc! Ngươi hãy nhìn đống xương ở gốc cây kia kìa. Như ta đã ăn cả bầy cá đó, ta cũng sẽ ăn ngươi như vậy.
Cua nói:

- Bọn cá ấy ngu ngốc nên bị ngươi ăn là phải, nhưng ngươi sẽ không có cơ hội ăn được ta đâu. Ta sẽ giết chết ngươi. Ngươi là kẻ ngu ngốc nên không biết ta đang đánh lừa ngươi. Nếu chết, cả hai cùng chết. Ta sẽ cắt đứt đầu ngươi.
Nói vậy xong, cua siết chặt lấy cổ cò bằng cặp càng như gọng kìm của mình. Thế là với miệng hả to ra, nước mắt giàn giụa, cò run sợ nói rằng:

- Thưa ông, tôi sẽ không ăn thịt ông! Xin tha mạng cho tôi!

- Được, nhưng chỉ khi nào ngươi hạ xuống hồ nước và thả ta trong đó.
Rồi theo sự hướng dẫn, cò mang cua trở lại và hạ xuống hồ, đặt cua trên lớp bùn bên bờ hồ. Nhưng cua trước khi bò vào nước, đã kẹp đứt đầu cò giống như cắt đứt cọng sen bằng một cây dao.

Thần cây trú ở cây mọc gần bờ hồ đó, khi chứng kiến sự kiện kỳ lạ này đã làm cho cả khu rừng ngân vang lời tán dương bằng cách đọc lên bài kệ với âm thanh êm dịu:

Kẻ gian xảo lừa gạt
Sẽ không được lợi ích.
Xem cò kia lừa cua
Cuối cùng chịu ác quả.

* * *
Kết thúc pháp thoại này, đức Thế Tôn nhận diện Tiền thân:
- Vào thuở đó, thợ may y ở Kỳ Viên là con cò, thợ may y ở miền quê là con cua, còn ta chính là Thần cây.

(Lược dịch từ Jataka Baka, số 38)

Lời bàn:

Trộm cắp là một trong những việc làm bất thiện, nó tồn tại và ẩn nấp dưới nhiều hình thức khác nhau. Trộm cắp có thể là chặn đường cướp của, đào tường khoét vách; nhưng trộm cắp cũng có thể là lường gạt, tham ô, hối lộ, biển thủ tài sản. Nói tóm lại, trộm cắp là lấy những gì mà không được sự đồng ý của người đang sở hữu hay nói đúng hơn đó là lấy những thứ đã có chủ.

Trong xã hội, trộm cắp là một hành vi bị mọi người lên án, bị pháp luật ngăn cấm và có những biện pháp thích hợp để trừng trị đối với những ai vi phạm. Bởi thế khi thực hiện hành vi trộm cắp, người ăn trộm thường tìm đủ mọi cách để làm sao lấy được của cải mà không bị người khác phát hiện, cũng như không bị bắt và không bị trừng phạt. Cũng chính vì vậy mà hành vi trộm cắp thường lén lút và trá hình dưới nhiều hình thức nhằm tránh bị phát hiện và để qua mặt pháp luật. Đối với những người ăn trộm, mỗi khi ăn trộm mà không bị phát giác cũng không bị bắt thì coi như đã thành công, có thể ung dung hưởng thụ những tài sản bất chính không do mồ hôi nước mắt của mình mà có.

Nhưng xét theo luật nhân quả của đạo Phật thì sự việc không như vậy. Một kẻ ăn cắp có thể thoát khỏi lưới pháp luật nhờ những thủ đoạn của mình, nhưng y sẽ không bao giờ thoát khỏi quả báo mà chính y đã gây nhân. Quả báo đó có thể y sẽ gặt hái ở đời này, hoặc có thể gặt ở đời sau và đời sau nữa. Nói tóm lại, y sẽ phải gặt lấy những gì mà mình đã gieo dù những gì y làm chỉ một mình y biết. Đạo lý nhân quả như vậy, về mặt đạo đức là phương pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn người ta thực hiện những việc làm bất thiện.

Quy luật nhân quả đó đã thể hiện rất rõ qua câu chuyện Tiền thân đã kể trên đây. Cò có thể đánh lừa và qua mặt được cả bầy cá, nhưng nó không thể qua mặt được những hành nghiệp do nó tạo ra. Và quả báo mà cò đã nhận lấy là hoàn toàn thích đáng đối với những gì mà nó đã làm. Thật đúng: gieo gió thì gặt bão.

Một nếp sống giản dị

Một nếp sống giản dị

Nguyễn Duy Nhiên

Sống tỉnh thức tuy rất đơn giản nhưng không có nghĩa là dễ làm. Chúng ta thường có một tập quán nặng nề là lúc nào cũng phải làm một việc gì đó, bất cứ là việc gì. Có lẽ vì sự bận rộn đem lại cho ta một cảm giác thành đạt, thấy mình là quan trọng. Trong giờ phút hiện tại này, vì vậy mà có khi ta ôm đồm quá nhiều việc: muốn gọi thêm một cú điện thoại, cố làm cho chóng xong việc này để còn tiếp sang việc khác, rồi việc khác nữa...

Muốn sống tỉnh thức, chúng ta cần phải biết nhận diện những thói quen ấy để có thể buông bỏ chúng. Việc ấy tuy giản dị, nhưng muốn thực hiện cũng đòi hỏi nhiều công phu. Chúng ta hãy cố gắng tập cho mình một thói quen là khi làm việc gì chỉ làm một việc thôi. Trong những bữa ăn, ví dụ như bữa ăn sáng, có người có thói quen phải tìm đọc hoặc xem một cái gì: báo chí, ti-vi, tin tức... như là họ sợ mình đang phí thì giờ vậy. Cũng có thể họ đọc để giữ cho đầu óc bận rộn vì không chịu được sự vắng lặng bên trong. Nhưng vô tình vì vậy mà ta không tiếp xúc được với bữa ăn của mình, ta không nhìn thấy được ánh nắng vàng lung linh đổ dài trên chiếc bàn gỗ, mùi bánh mì nướng tỏa thơm trong gian phòng nhỏ, không gian tươi mới của một buổi sáng sớm chung quanh ta.

Sống tỉnh thức cũng có nghĩa là sống giản dị. Việc ấy đòi hỏi một sự cố gắng và chuyên tâm thường xuyên. Nó bắt ta trong giờ phút hiện tại này chỉ làm một việc mà thôi, và phải thật sự có mặt với công việc ấy. Ta có thể đi dạo một mình trong rừng hay đi với một người thân xuống phố, điều quan trọng là ta phải thật sự có mặt ở đó. Lối sống tỉnh thức này sẽ đưa ta đến một sự chọn lựa, đôi khi vì muốn được nhiều hơn mà ta tự chọn có ít lại. Chúng ta chọn bớt nhìn ngắm để cái nhìn được thẩm thấu hơn; chọn bớt làm việc để sự thành tựu được tốt đẹp hơn; và chọn bớt thâu thập để được giàu có hơn...

Monday, March 15, 2010

Hạnh phúc

Hạnh phúc kỳ lạ làm sao

15/03/2010 14:02 (GMT+7)
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Sống ở đời ai ai chẳng muốn được hạnh phúc, được luôn luôn vui vẻ nhưng mỗi người lại quan niệm về hạnh phúc khác nhau.

Có người coi hạnh phúc là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt và giá trị hạnh phúc của họ được đong đếm bằng đồng tiền - không sai vì mỗi người một quan niệm. Lại có những doanh nhân mà số của cải của họ nhiều tới mức khó lòng có thể tiêu hết được trừ khi đem đi… cho nhưng họ vẫn làm việc một cách hăng say vì với họ, công việc chính là nguồn gốc đem lại hạnh phúc. Càng làm việc nhiều, họ càng cảm thấy hạnh phúc.

Lại có những người coi hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình. Vì thế, họ đi khắp nơi để đem lại niềm vui cho mọi người hay đơn giản chỉ là những người xung quanh và những người họ yêu thương.

(ảnh: Internet)
(ảnh: Internet)

Tuy nhiên bên cạnh đó, còn rất nhiều, rất nhiều người mất cả nửa đời người để đi kiếm tìm hạnh phúc để rồi thứ họ coi là hạnh phúc kia thực ra chỉ là một thứ vô nghĩa, xa vời. Lúc ấy, họ gục ngã, chán chường và tuyệt vọng nhưng cũng có những người dũng cảm đứng dậy và tỉnh táo làm lại vì tìm kiếm hạnh phúc không bao giờ là muộn cả.

Tôi cũng vậy, nhiều khi cứ mong ước những thứ vĩ đại, quá cao mà chẳng để làm gì, rồi khi nhìn lại thấy mình đã đánh mất quá nhiều thứ xung quanh mình, những thứ đáng thuộc về mình, những thứ có thể đem lại hạnh phúc thực sự.

Dạo này tôi hay lang thang qua blog mọi người, những blog chỉ có vài chục friend, mỗi entry chỉ chưa đầy mười comment nhưng tôi cảm thấy họ đang hạnh phúc, hạnh phúc thực sự bởi mỗi comment là một comment chân thành, một tấm lòng và mỗi friend là một người bạn thật sự.

Trở lại blog mình thì sao? Friend quá trời, comment cũng vài chục nhưng những friend thật sự, những friend có thể hiểu mình là bao nhiêu? Comment của họ nhiều khi cũng chỉ là để có (tất nhiên những comment chân thành cũng không phải là không có). Không, tất nhiên là tôi chưa bao giờ và cũng không bao giờ trách họ cả vì mọi thứ đều do tôi gây ra, có thể những entry tôi viết đều viết theo kiểu thị trường, viết theo xu hướng, viết cho mọi người và tôi cũng không còn đọc blog của mọi người nhiều như trước nữa. Nhiều khi tôi nghĩ, giá mà những entry mình viết ra thật hơn một chút để có những comment thật hơn một chút, dù ít thôi, đó cũng là một niềm vui rất lớn!

Đó chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều ví dụ mà thôi bởi cuộc sống ngoài kia mới là cái bạn thật sự có thể tìm kiếm hạnh phúc, những hạnh phúc thật sự .Và tôi cảm thấy vui vì dường như mình đã tìm thấy hạnh phúc giản dị của mình,nó không quá xa vời và quá mơ mộng như mình nghĩ .

Hạnh phúc không phải là phải có nhiều bạn, chỉ cần có một người bạn có thể hiểu mình, và mình cũng hiểu họ để chia sẻ, có thể nói ra với nhau tất cả mà không hề tính toán.

Hạnh phúc là có khi có thể sống thật với con người của mình, sống theo trái tim của mình chứ không phải núp dưới một tấm mặt nạ nào. Có thể khóc khi buồn - buồn thật sự và có thể cười khi vui, dù chỉ là một niềm vui nhỏ.

Hạnh phúc là mỗi buổi sáng thức dậy là một ngày mới với những dự định mới, không vương vấn chuyện hôm qua và cũng chẳng phải lo nghĩ chuyện ngày mai! Hãy sống tốt ngày hôm nay bạn nhé!

Hạnh phúc là cảm thấy vui khi những người xung quanh mình hạnh phúc và điều đó sẽ lại càng tuyệt vời hơn khi chính mình là người mang đến điều đó cho họ.

Hạnh phúc là khi ta biết cách để đứng dậy, cách để quên đi nỗi đau, biết tiến lên phía trước một cách lạc quan! Hãy vui lên vì hạnh phúc đang nằm trong tầm tay của mỗi người và quan trọng là bạn có nắm giữ được nó hay không?

Hạnh phúc là những khi buồn nhất, tuyệt vọng nhất rồi bất chợt nhận ra cuộc đời này thật đáng sống, thật đáng để chúng ta lạc quan.

Hạnh phúc là những khi phóng xe đắm mình trong cơn mưa, vẫn cảm nhận được cảm giác man mát và dễ chịu.

Hạnh phúc là những lúc tụ họp ăn uống với bạn bè, nói bất cứ thứ gì cũng không ngại!

Hạnh phúc là những khi tự cho phép mình được say một chút, được lâng lâng một chút?!

Hạnh phúc là khi có một người để nghĩ tới, để nhớ và để có động lực hoàn thiện bản thân, hoàn thiện con người mình.

Hạnh phúc là khi bất chợt gặp lại một người bạn cũ, thấy họ thật khác, thật trưởng thành.

Hạnh phúc là khi phát hiện ra rằng có người đang nhớ tới mình, đang nghĩ về mình, dù chỉ một chút mà thôi …

Còn, còn rất nhiều điều nữa nhưng thôi, hạnh phúc của mình thì phải giấu đi chứ…

Nói đến hạnh phúc tôi lại chợt nhớ đến hai câu chuyện mà thầy giáo tôi đã từng kể ...

Câu chuyện thứ nhất nói về hạnh phúc:


"Một hôm nọ , cún con hỏi cún mẹ :

Mẹ ơi , hạnh phúc ở đâu hả mẹ ?

Hạnh phúc ở ngay cái đuôi của con đó.Cún mẹ đáp .

Vậy hả mẹ !

Cún con nghe vậy thì cảm thấy rất phấn khích, nó không ngờ hạnh phúc mà người lớn hay nói đến lại gần đến vậy, ngay phía sau lưng mình thôi. Thế là nó cố quay người lại, cố gắng dùng mõm để cắn lấy chiếc đuôi của mình, nhưng nào có được! Cái đuôi quá xa và nó cứ thế quay vòng vòng một chỗ trông rất buồn cười và ngộ nghĩnh. Được một lúc, nó quay sang hỏi mẹ :

Sao con không thể nào mà túm lấy được hạnh phúc hả mẹ?

Cún mẹ cười và đáp :

Thế đấy con ạ, con đừng bao giờ cố gắng chạy theo hạnh phúc mà hãy cứ sống tốt đi đã, khi ấy hạnh phúc sẽ tự động mà chạy theo con.

Cún con dường như đã hiểu ra, nó lại tung tăng chạy nhảy khắp nơi, với chiếc đuôi ve vẩy phía sau mình.

Vì thế, đừng bao giờ nghĩ mình phải sống sao để có thể có được hạnh phúc đây mà thay vào đó hãy cứ sống đi, vì hạnh phúc ở ngay phía sau lưng bạn mà thôi!

Câu chuyện thứ hai nói về hạnh phúc:

"Từ cái thuở con người mới xuất hiện trên trái đất, có một bầy quỷ luôn có dã tâm hại con người và muốn nhấn chìm con người trong nỗi đau khổ, sầu muộn. Ban đầu, chúng gây ra biết bao thiên tai, dịch bệnh ở khắp nơi nhưng con người vẫn sống tốt, vẫn biết cách để vượt qua.

Một hôm ,chúng quyết định họp nhau lại và bàn tính mưu kế , chúng quyết định phải trộm lấy hạnh phúc của con người và đem giấu ở một nơi mà họ sẽ không bao giờ tìm thấy… nhưng quan trọng là giấu ở đâu mới được?

Một con quỷ to lớn với vẻ mặt vô cùng độc ác lên tiếng:

Ta hãy đem giấu nó lên đỉnh của ngọn núi cao nhất thế giới!

Cả đàn nhao nhao:

Không được! Núi dù có cao đến đâu thì con người vẫ trèo lên được!

Vậy ta hãy dìm nó xuống tận cùng của đại dương sâu thẳm - một con quỷ khác lên tiếng.

Lại một lần nữa cả đàn nhao nhao phản đối .

Đến lúc này, con quỷ có lẽ là lớn tuổi nhấ t- con quỷ đầu đàn mới lên tiếng:

Ta hãy đem giấu nó vào chính tận sâu bên trong con người!

Nhưng như vậy thì họ có thể tìm thấy nó một cách dễ dàng - Bầy quỷ lại nhao nhao.

Con quỷ già mỉm cười một cách nham hiểm :

Cứ làm theo cách của ta, rồi các ngươi sẽ thấy!

Cuối cúng bầy quỷ cũng chấp nhận làm theo, tất nhiên, con người không biết điều đó và họ dành cả đời để đi kiếm tìm hạnh phúc của mình mà không hề biết rằng nó ở trong chính bản thân của họ vậy!"

Thế đấy, nhiều khi hạnh phúc ở rất gần, ở ngay xung quanh ta mà ta không nhận ra.

Tôi viết những điều này ra chỉ để nói với mọi người một điều: "Chúc mọi người hạnh phúc!"

Hà Châu sưu tầm ( Giáo dục&Thời đại)

Vô Ngã

Thuyết Vô Ngã Trong Triết Phật



Dẫn nhập:

Cột trụ của Phật giáo là thuyết VÔ NGÃ. Thuyết Vô Ngã do chính Phật Thích Ca, giáo chủ của Phật giáo giảng dạy. Trong kinh Pháp Cú 20:5-7 ghi lại lời dạy của Phật Thích Ca như sau:

"Chư Hành vô thường (Mọi sự vật bị giới hạn đều là vô thường - luôn biến đổi)
"Chư Hành là khổ (Mọi sự vật bị giới hạn đều là khổ - đời sống không có sự vui thỏa)
"Chư Pháp vô ngã (Mọi pháp là vô ngã - "pháp" bao gồm sắc pháp tức vật lý và tâm pháp tức tâm lý)

Chữ "pháp" là một thuật ngữ độc đáo trong Phật học, nó bao gồm tất cả những gì thuộc về thế giới vật lý lẫn những gì thuộc về thế giới tâm lý, nó bao gồm cả Niết bàn. Theo giáo lý Nguyên Thủy (Theravàda) không có Ngã trong các pháp (mọi sự vật) cũng như không có Ngã trong con người. Trong Trung Bộ Kinh, Phật Thích Ca dạy rằng:

"Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"

Từ thuyết Vô Ngã, Phật Thích Ca khai mở một chủ thuyết, về sau chủ thuyết này trở thành giáo lý cột trụ của một tôn giáo lớn gọi là Phật giáo. Hơn 2500 năm đã trôi qua kể từ ngày Phật Thích Ca rao giảng thuyết Vô Ngã, hàng tỉ người trên thế giới đã tin vào thuyết này và cố gắng "tu tập" để có thể chiêm nghiệm được cái lý lẽ của thuyết Vô Ngã. Danh từ "Phật" dùng để gọi một người đã quán triệt Vô Ngã, thể nhập Không Tánh. Phật Thích Ca xưng rằng Ngài là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành, nhưng trên 2500 năm qua, lịch sử chỉ ghi nhận có mỗi một mình Ngài Thích Ca tự xưng là Phật. Nói cách khác, chỉ có mỗi một mình người lập ra thuyết Vô Ngã xưng nhận là mình đã chứng nghiệm được thuyết ấy.

Có phải thuyết Vô Ngã quá thâm diệu cho nên suốt hơn 2500 ngàn năm nay ngoài Phật Thích Ca ra không ai có đủ trình độ, khả năng, sự thông sáng, hoặc lòng nhiệt thành để giác ngộ? Bài viết này nhằm phân tích và so sánh thuyết Vô Ngã của triết Phật và tín lý Hữu Ngã trong Thánh Kinh. Tác giả ước mong những điều được trình bày dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tương phản giữa hai phạm trù nói trên.

Định nghĩa một số từ ngữ:

Ngã: Mỗi tôn giáo hoặc trường phái triết học có những định nghĩa khác nhau về Ngã, (Ngã là một danh từ Hán Việt). Một cách tổng quát, Ngã là một thực thể (một cái gì có thật), trường tồn và là một phần của con người, là một "cái tôi" tuyệt đối riêng biệt, không ai thay thế được, là phần làm chủ và trách nhiệm mọi tư duy, tình cảm, ý chí, hành động của con người. Tiếng Phạn (Sanskrit) gọi Ngã là "Atman", tiếng Anh gọi là "Self", tiếng Việt gọi nôm na là "cái Tôi" hoặc "cái Ta". Cơ-đốc-giáo (Christianity) gọi là Linh hồn (Soul). Triết Phật dạy rằng, một Ngã như vậy không có thật, mọi quan niệm về Ngã chỉ là ảo tưởng, mọi nhận thức về Ngã chỉ là ảo giác.

Nhập Không Tánh: Trạng thái quán triệt Vô Ngã dẫn đến sự quán triệt Tánh Không của mọi pháp. (Tánh Không của mọi pháp là: vạn vật, kể cả "cái Ta" không có thật, không có tự tánh, không thể nắm bắt nên thật ra không sinh không diệt. Sự sinh và diệt mà chúng sinh kinh nghiệm mỗi ngày chỉ là sự sinh và diệt của những ảo ảnh.) Nhập Không Tánh tức đắc đạo, tức nhập Niết bàn.

Niết bàn: Không đơn thuần là một nơi chốn như Thiên Đàng hay Hỏa Ngục mà còn là trạng thái giải thoát, an nhiên tự tại, nhờ thấu hiểu (giác ngộ) chân tướng của vạn vật là Không, nên chấm dứt và thoát ra ngoài mọi ý niệm, thoát mọi chấp Ngã (thoát khỏi sự cho rằng Ngã có thật), thoát mọi chấp pháp (thoát khỏi sự cho rằng mọi vật có thật, có tự tánh, có sinh, có diệt), thoát khỏi luân hồi, tức thoát vòng sinh tử.

Pháp: (1) Chư Pháp: Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật lý lẫn thế giới tâm lý, kể cả Niết bàn. (2) Phật pháp: Lời dạy của Phật Thích Ca. (3) Pháp môn: Phương cách tu tập để quán triệt Vô Ngã và Không Tánh. Theo Phật Thích Ca, có đến 84,000 Pháp môn. Các nhà Phật học không thống nhất với nhau về ý nghĩa của con số 84,000 pháp môn. Dưới đây là luận giải của tác giả:

- Tứ Diệu Đế thiên biến = (4) X (1000) = 4000
- Bát Chánh Đạo vạn hóa = (8) X (10,000) = 80,000
- Pháp môn tu tập để Giác Ngộ = Tứ Diệu Đế thiên biến + Bát Chánh Đạo vạn hóa (4000 + 80,000 = 84,000 pháp môn)

Phật: Người quán triệt, tức giác ngộ Vô Ngã (thấy và hiểu sự vận hành của mọi "pháp" như chúng vốn là như vậy, tức vạn vật chỉ là ảo giác) dứt mọi ý niệm (nguyên cớ tạo ra ảo giác) nên thoát vòng sinh tử (ra khỏi luân hồi), nhập Không Tánh (thoát Khổ, trở về Chân Không, đạt Niết bàn), trở thành Phật, tức Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Vô Minh: U mê, tăm tối, phát sinh ra những ý niệm không thật khiến tạo ra các ảo giác (các pháp của thế gian) dẫn đến những nhận thức sai lầm, tạo ra nghiệp lực, thu hút Tứ Đại (tạo thành thân xác), giam giữ chúng sinh miệt mài luân chuyển trong 12 yếu tố của Duyên Khởi (luân hồi). Nếu có 84,000 pháp môn giải thoát thì cũng có 84,000 cảnh giới vô minh.

- Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức (5) X (12) Yếu tố Duyên Khởi = 60 (sự Chấp Pháp)
- Tam Độc: Tham, Sân, Si (3) X (8) Tám Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Tống Truyền, Tàng = 24 (sự Chấp Ngã)
- Khổ = (Chấp Pháp + Chấp Ngã) X (thiên biến) = vạn hóa (60 + 24) X (1000) = 84,000 cảnh giới)

* Khổ thiên biến mà thành ra vạn hóa: Khổ = thiên biến ---> vạn hóa.
* Giác Ngộ vừa thiên biến mà vừa vạn hóa: Giác Ngộ = thiên biến + vạn hóa.

Chương I: Lập luận Vô Ngã (Anatta) của triết Phật


Phật Thích Ca lập thuyết Vô Ngã dựa trên các suy luận sau đây:

A. Nhận định Duyên khởi:

Được sinh trưởng trong môi trường văn hóa của Ấn giáo, ít nhiều gì Đức Thích Ca cũng ảnh hưởng thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Đối diện với cuộc sống, chứng kiến thế nhân sinh, lão, bệnh, tử - nhìn thấy vạn vật thành, trụ, hoại, diệt; Đức Thích Ca suy ra mọi sự vật đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau theo công thức sau đây:

1) Cái này có thì cái kia có (vì có hột lúa nên có cây lúa)
2) Cái này sinh thì cái kia sinh (vì cây lúa sinh ra hột lúa nên từ hột lúa lại sinh ra cây lúa khác)
3) Cái này không có thì cái kia không có (không có hột lúa thì không có cây lúa)
4) Cái này diệt thì cái kia diệt (hột lúa bị diệt thì cây lúa - sẽ sinh ra từ hột lúa ấy - cũng bị diệt)

Theo Tương Ứng Kinh bộ II thì 12 yếu tố Duyên Khởi trong triết Phật là:

1. Vô Minh
2. Hành
3. Thức
4. Danh Sắc
5. Lục Nhập
6. Xúc
7. Thọ
8. Ái
9. Thủ
10. Hữu
11. Sinh
12. Lão - Tử (Ưu, Bi, Khổ não)

Vô Minh sinh ra Hành, Hành sinh ra Thức, Thức sinh ra Danh Sắc, Danh Sắc sinh ra Lục Nhập, Lục Nhập sinh ra Xúc, Xúc sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Ái, Ái sinh ra Thủ, Thủ sinh ra Hữu, Hữu sinh ra Sinh, Sinh sinh ra Lão, Tử, (Ưu, Bi, Khổ não).

Từ nhận định đó (dựa vào thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo), Đức Thích Ca lập ra thuyết Duyên Khởi, cho rằng mọi sự vật tương quan và luân chuyển trong một vòng tròn của luật Duyên Khởi (duyên=sinh ra, khởi=bắt đầu).

B. Phân tích Ngũ Uẩn:

Khi suy tư về bản thể của con người, Đức Thích Ca nhận thấy con người là một tổng thể bao gồm các phần thấy được, đụng chạm được và các phần không thấy được, không đụng chạm được. Đức Thích Ca phân tích con người thành Ngũ Uẩn. Uẩn là một tập hợp, một nhóm. Ngũ Uẩn (năm tập hợp) đó là:

1) Sắc Uẩn: Tức Thân + Tâm (được cấu tạo bởi Tứ Đại là đất + nước + gió + lửa), Sắc Uẩn bao gồm các Giác Quan (Căn)
2) Thọ Uẩn: Tức là những Cảm Thọ (cảm giác nhận được) do sự tiếp xúc giữa 6 Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và 6 Trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)
3) Tưởng Uẩn: Tức là những Tư Duy phát sinh từ những Cảm Thọ, tạo ra các Khái Niệm
4) Hành Uẩn:
Sự Lưu Chuyển của các Khái Niệm, biến Khái Niệm thành Hành Động.
5) Thức Uẩn: Sự Nhận Biết và Phân Biệt các Khái Niệm. Riêng Thức Uẩn chia làm 8 Thức khác nhau:
a) Nhãn Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do mắt nhìn thấy vạn vật.
b) Nhĩ Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do tai nghe từ vạn vật.
c) Tỷ Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do mũi ngữi được từ vạn vật.
d) Thiệt Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do lưỡi nếm lấy từ vạn vật.
e) Thân Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm do thân thể tiếp xúc với vạn vật.
f) Ý Thức là sự nhận biết và phân biệt các khái niệm tổng hợp từ các khái niệm do 5 thức trên đem lại.
g) Mạt Na Thức (Manas Vijnãna) còn gọi là Ý Căn, là nơi phát sinh ra Ý Thức. Mạt Na Thức truyền các hệ quả (hạt giống - chủng tử) của những Khái Niệm đã biến thành hành động (pháp hiện hành) vào Tàng Thức và tống đưa các hệ quả đã nhuần thấm, chín mùi ra hiện hành, nên còn được gọi là Tống Truyền Thức. Mạt Na Thức khiến chúng sinh nhìn thấy một ảo giác về Ngã, là gốc của sự Chấp Ngã, là nguồn gốc của 4 phiền não căn bản:

- Ngã Si (sự vô minh, u mê, ngu tối về bản ngã)
- Ngã Ái (sự yêu thương quyến luyến bản ngã)
- Ngã Kiến (sự nhìn thấy những sai lầm của bản ngã)
- Ngã Mạn (sự kiêu căng, ngạo mạn cho bản ngã là cao cả hơn hết)

Tương truyền Phật Thích Ca nói câu sau đây: "Thiên Thượng Địa Hạ Duy Ngã Độc Tôn". Nhiều người giải luận câu này cho rằng Phật Thích Ca có ý tuyên bố rằng: "Trên Trời Dưới Đất Chỉ Mình Ta (Phật Thích Ca) Đáng Tôn Quý". Thật ra, nếu quả thật Phật Thích Ca có tuyên bố câu này, thì chỉ là nhằm kiên định cái thuyết Vô Ngã mà thôi. Ý của câu đó có thể giải luận như sau: "Khắp vũ trụ (trên trời dưới đất) chỉ có cái NGÃ của chúng sinh là được chúng sinh tôn làm cao cả hơn hết (mặc dầu cái Ngã không có thực).

h) A Lại Da Thức (Alaya Vijnãna) còn gọi là Tàng Thức. Thức này bao gồm 3 chức năng:

- Năng Tàng: Chức năng chứa đựng, gìn giữ các chủng tử (hạt giống) của các pháp, tức chứa đựng những hệ quả của các hành động thiện cũng như ác của chúng sinh.
- Sở Tàng: Chức năng ấp ủ, nhuần thấm những chủng tử được chứa trong Tàng Thức. Khi đã nhuần thấm, chín mùi thì các chủng tử này được Tống Truyền Thức tống đưa ra thành hành động.
- Ngã Ái Chấp Tàng: Chức năng duy trì một ảo giác về cái Ngã (Chấp Ngã), yêu thương cái Ngã, độc tôn cái Ngã, và đó chính là lực lượng qui tụ Tứ Đại để kết thành thân xác chúng sinh.

C. Suy luận Tánh Không:

Triết Phật không công nhận "Nguyên Nhân Đầu Tiên". Triết Phật cho rằng duyên khởi là vì Vô Minh (u mê, ngu tối). Vì u mê, ngu tối cho nên chúng sinh mới tưởng các pháp (vạn vật) là có thật, tức Chấp Pháp. Vì Chấp Pháp (cho rằng vạn vật là có thật) nên chúng sinh tưởng rằng mỗi pháp đều có tự tính, dẫn đến Chấp Ngã (cho rằng mỗi con người có một bản ngã, còn gọi là "cái Tôi", "cái Ta", hoặc Linh Hồn.)

Ví như một lữ hành trong sa mạc nóng cháy, khao khát tìm được nước uống. Đến một lúc nào đó, sự khao khát nước uống cho cơ thể thiếu nước khiến cho người đó bị ảo giác thấy một vũng nước hay một ốc đảo giữa sa mạc:

1. Vũng nước hay ốc đảo có hình ảnh hiện ra nhưng không có thật (sắc tức thị không: tưởng là có mà thật ra không có).
2. Vũng nước hay ốc đảo tuy không có thật nhưng vẫn có hình ảnh hiện ra (không tức thị sắc: dù là chẳng có thật nhưng vẫn hiện ra như có thật).
3. Sự khao khát nước uống, bóng mát làm cho người lữ hành nhìn thấy ảo ảnh của vũng nước hoặc ốc đảo mà tưởng là nó có thật (vô minh khiến chúng sinh tùy theo các ý niệm mà nhìn thấy những hình ảnh [Danh Sắc] của vạn vật [các Pháp] và tưởng các pháp là có thật, tức Chấp Pháp).
4. Cái mệt mõi, khát nước của thể xác khiến cho người lữ hành ý thức rằng: "Tôi mệt", "Tôi khát", "Tôi cần uống nước", "Tôi cần nghĩ ngơi trong bóng mát" ... nhưng bóng mát không có thật, nước uống không có thật nên không thoả mãn được nhu cầu, sinh ra Khổ. (Vô minh khiến chúng sinh vì Chấp Ngã - tưởng mình là có thật, mà sinh ra Chấp Pháp - tưởng các pháp là có thật. Ví như người lữ hành tưởng là thể xác mình có thật, cho rằng sa mạc có thật, mặt trời có thật, vũng nước có thật, ốc đảo có thật nên đau khổ vì cát nóng, nắng cháy, vì thân thể bị mất nước, vì thèm được uống nước nhưng vũng nước không có thật, vì thèm được núp bóng mát nhưng ốc đảo không có thật.)

D. Lập thuyết Vô Ngã:

Sự luận giải về thuyết Vô Ngã của triết Phật có thể tóm tắt như sau: Từ vô lượng kiếp, chúng sinh quay cuồng trong vòng luân hồi sinh tử, bởi vì trong một lúc nào đó, ở thời quá khứ vô cùng khởi (có thể đến hàng tỉ tỉ tỉ năm về trước!) vì u mê, ngu tối (Vô Minh) mà chúng sinh phát khởi các ý niệm hoặc thiện hoặc ác (Hành). Những ý niệm này hình thành các khái niệm (Thức). Các khái niệm tạo ra những hiện tượng tâm lý và vật lý tức là ảo ảnh về vạn vật (Danh Sắc). Ảo ảnh khiến sinh ra các giác quan và ý thức (Lục Nhập). Các giác quan và ý thức phát sinh ra sự đụng chạm và tiếp xúc (Xúc). Sự đụng chạm và tiếp xúc đem lại cảm giác và nhận định (Thọ). Cảm giác và nhận định sinh ra sự ham muốn (Ái). Sự ham muốn tạo thành ý chí bám víu, giữ lấy (Thủ). Ý chí bám víu, giữ lấy kết tinh thành thực thể (Hữu). Thực thể trở thành sự sống (Sinh). Sự sống suy tàn rồi tiêu tan dẫn đến già cỗi và sự chết (Lão - Tử), cùng những lo, buồn, đau đớn. Chu trình này sẽ tái diễn đến vô lượng lần, mỗi lần là một kiếp, trong tương lai vô cùng tận.

Trong chu trình Duyên Khởi (12 yếu tố kể trên) mỗi yếu tố vừa là nhân của yếu tố này mà là quả của yếu tố kia. Tùy theo những ý niệm phát sinh mà Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa) kết thành thân xác của chúng sinh. Thân Tứ Đại sinh ra khi hội đủ Pháp hiện hành và chết đi khi Pháp hiện hành đã hết, đó là một kiếp của chúng sinh. Tuy nhiên, trong một kiếp đó sự luân chuyển, thể hiện của các Pháp hiện hành đã tạo ra các nhân thiện hoặc ác khác (Chủng Tử) và được Tống Truyền Thức đem cất giữ vào Tàng Thức. Khi những chủng tử này đã được thấm nhuần trong Tàng Thức thì Tống Truyền Thức phóng chúng ra thành các Pháp Hiện Hành mới, thu hút Tứ Đại, tạo ra một thân xác mới. Tiến trình này được gọi là Nghiệp Lực. Nghiệp lực cứ khiến cho chúng sinh quay cuồng trong chu trình bất tận của Duyên Khởi nghĩa là chúng sinh có thể trải qua vô lượng kiếp!

Trong 12 yếu tố của Duyên Khởi, nếu phá được Vô Minh thì diệt được Hành. Hành không có thì diệt được Thức. Thức không có thì diệt được Danh Sắc. Danh Sắc không có thì diệt được Lục Nhập. Lục Nhập không có thì diệt được Xúc. Xúc không có thì diệt được Thọ. Thọ không có thì diệt được Ái. Ái không có thì diệt được Thủ. Thủ không có thì diệt được Hữu. Hữu không có thì diệt được Sinh. Sinh không có thì diệt được Lão, Tử, Ưu, Bi, Khổ não.

Làm sao để phá được Vô Minh? Bằng cách quán triệt chân tướng của sự vật (các pháp) chỉ là KHÔNG! Như vậy, muốn thoát khổ (được giải thoát) con người cần phải quán triệt Chân Tướng của sự vật, của chính mình. Khi quán triệt Chân Tướng của sự vật, của chính mình, thì sẽ Giác Ngộ, nghĩa là nhận ra vạn vật, trong đó có mình, chỉ là ảo giác, không có thật. Có thể nói như sau: Những gì tôi nhận thấy chung quanh tôi hoặc về chính tôi chỉ là ảo giác. Tại tôi tưởng là chúng có thật cho nên có cái tôi yêu thích, có cái tôi ghét bỏ, có cái tôi khao khát, có cái tôi tìm cầu, có cái tôi muốn nắm giữ, có cái tôi muốn vứt bỏ... và khi không thoả mãn được ý mình thì tôi khổ. Cho đến lúc tôi nhận ra, vạn vật, trong đó có tôi, đều không có thật, đều Vô Ngã, thì tôi hết khổ, tôi nhập Niết bàn.

Chương II: Giá Trị Của Thuyết Vô Ngã


Một thực tế không thể phủ nhận được là trên 2500 năm nay, kể từ ngày thuyết Vô Ngã ra đời, ảnh hưởng của thuyết Vô Ngã và của những phó phẩm ra từ thuyết ấy đã gây thêm phấn khích cho các tư tưởng vô thần. Vô Ngã không còn giới hạn trong phạm vi triết học mà đã trở thành một thứ "giáo lý tôn giáo" mang ít nhiều ảnh hưởng đến các luồng tư tưởng vô thần rải rác khắp Âu, Á.

A. Một nguồn sông hai dòng chảy

Mỗi một con người được sinh ra bình thường trên đời đều phải đối diện với những nghi vấn muôn đời của nhân loại. Bởi lẽ nhân loại muốn truy tìm về nguồn gốc, ý nghĩa, và mục đích của đời người. Tôn giáo là nổ lực của con người, muốn đem lại cho nhân loại những câu trả lời cho các nghi vấn ấy. Phần nhiều các tôn giáo lớn xuất phát từ Á Châu. Phải chăng Á Châu là cái nôi của nhân loại? Phải chăng mọi nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ cái nôi ấy?

Ấn Độ giáo (Hindu) gọi tắt là Ấn giáo, khởi phát tại Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, vốn đã có một vai trò lịch sử, triết học và tôn giáo quan trọng trong vùng nầy. Thuyết Duyên Khởi của Phật Thích Ca ảnh hưởng rất nhiều từ thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Điều quan trọng là Đức Thích Ca đã dựa trên cở sở của thuyết ấy để triển khai thành giáo lý Vô Ngã. Nếu có thể ví Ấn giáo như một dòng sông chảy về phương Nam thì Phật giáo là một dòng tách ra từ thượng nguồn của dòng sông ấy và chảy ngược về phương Bắc. Bởi vì, ngoài sự nhận định giống nhau của thuyết Nhân Duyên và thuyết Duyên Khởi thì Ấn giáo và Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Trong khi Ấn giáo cổ xúy cho Ngã (Atman - The Innermost Self) và đề cao một Thực-Thể-Cao-Siêu-Tuyệt-Đối (Brahman - The Ultimate Reality) thì Phật giáo lại phủ nhận cả hai.

1. Dòng chảy Ấn giáo

Ấn giáo và Phật giáo đều khởi đầu thuyết Nhân Duyên và Duyên Khởi bằng Vô Minh (ngu dốt, u mê, tăm tối) nhưng trong Ấn giáo có một chủ thể, một Ngã, một cái tôi vì vô minh mà đi tìm những thỏa mãn bên ngoài bản ngã đích thực cho nên dẫn đến hậu quả đau khổ vì không bao giờ có thể thỏa mãn được với cái “bản ngã giả định” đó. Từ đó, quan điểm Nghiệp lực (Karma) được suy diễn ra để dẫn cái tôi đi từ "kiếp" này sang "kiếp" khác, cho đến khi nó bừng tỉnh nhận ra bản ngã đích thực của mình (bản lai diện mục) và trở về hội nhập với Thực-Thể-Cao-Siêu-Tuyệt-Đối, còn gọi là Đại Ngã (Brahman).

Ấn giáo gọi bản ngã đích thực của một người là Atman, bản ngã đích thực này không hề thay đổi. Bên cạnh đó, con người còn có bản ngã vật chất vô thường (thể xác, tư tưởng, cảm xúc). Vì con người tập chú vào bản ngã vật chất quá nhiều, miệt mài tìm kiếm hạnh phúc trong một vũ trụ vật chất cũng vô thường (luôn luôn biến đổi) cho nên không bao giờ tìm gặp hạnh phúc mà chỉ gặt hái những đau khổ thất vọng. Thật ra, hạnh phúc theo Ấn giáo, là sự ý thức về bản ngã đích thực và mối quan hệ giữa bản ngã cá nhân (Tiểu Ngã) với Đại Ngã. Khi con người bừng tỉnh từ trong quá trình u mê tăm tối tìm kiếm, nhận thức được bản ngã đích thực của mình, là lúc con người trở về với chân hạnh phúc và được giải phóng khỏi luân hồi, khỏi mọi đau khổ.

Thí dụ sau đây có thể dùng để minh họa cho ý tưởng nói trên:

Một ông Vua nằm mơ thấy mình là một tên ăn mày đói rách, hạ tiện… lúc nào cũng khao khát được ăn no mặc ấm nhưng suốt giấc mơ không bao giờ sự khao khát ấy được thoả mãn, cho nên ông vua có cảm giác đau khổ. Trong một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tên lính và khao khát được trở thành một viên soái tướng oai vệ, suốt cả giấc mơ sự khao khát ấy cũng không bao giờ được thỏa mãn nên ông vua lại có cảm giác đau khổ. Tiếp thêm một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tay phú hộ giầu có, nhưng chiến tranh loạn lạc nổi lên của chìm, của nổi đều tiêu tán và phú hộ biến thành cùng đinh khiến cho ông vua có cảm giác tiếc nuối, đau đớn… Những giấc mơ của ông vua có thể liên kết với nhau bằng một chi tiết nào đó, và hết giấc mơ này tiếp giấc mơ khác cho đến khi ông vua mơ thấy mình làm vua, vui sướng quá… bừng tỉnh, và thấy mình là vua thật!
Trong Ấn Giáo, sự giác ngộ và giải thoát không bỗng nhiên như sự giác ngộ của Phật Thích Ca. Muốn diệt vô minh để chấm dứt luân hồi, người tin theo Ấn giáo phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra và phát huy những nghiệp lành. Chỉ khi nào sự thăng tiến của tâm linh tiến đến mức độ chỉ làm ra những việc lành, lúc ấy con người mới bừng tỉnh khỏi cơn mê truyền kiếp, nhận thức được bản ngã đích thực, rời khỏi luân hồi trở về hội nhập vào Đại Ngã.
2. Dòng chảy Phật giáo

Trong Phật giáo, một người có thể đạt đến giải thoát một cách tiệm tiến qua sự thăng tiến của tâm linh như trong Ấn giáo (chữ tâm linh dùng ở đây cho Phật giáo là dùng một cách gượng ép, có lẽ chỉ nên dùng chữ TÂM). Tuy nhiên, điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo đó là Phật giáo phủ nhận Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) lẫn Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của Đức Thích Ca nói với các đệ tử nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong Ấn giáo: "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung Bộ Kinh)

Quan điểm nói trên dẫn đến kết luận: Vạn vật vô ngã, đã vô ngã thì không có tự tánh (không có bản thể). Vì vạn vật đều là vô ngã, không có tự tánh nên vạn vật là KHÔNG. Bản tánh chân thật của vạn vật là KHÔNG. Mọi hiện tượng thấy được và không thấy được (vật lý và tâm lý = sắc tướng và vô sắc tướng) đều liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG. Cho nên, chỉ cần thấy được tánh không của vạn vật sẽ ý thức được vạn vật vô ngã và lập tức dứt mọi phiền ưu lao khổ, hội nhập Niết Bàn, tỉ như người vừa choàng tỉnh ra khỏi cơn ác mộng, trở về với đời sống thực tế. (Đây chính là điểm "hốt nhiên giác ngộ" trong Phật giáo mà Ấn giáo không có.) Người chưa giác ngộ cũng ví như người còn ở trong cơn ác mộng, vì tâm cứ bám víu vào những hiện tượng xảy ra trong cơn ác mộng nên giấc ngủ càng say và ác mộng càng nhiều, ác mộng này kết nối và sinh ra ác mộng khác…

Phật Thích Ca dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào (về điểm này thì Ấn giáo và Phật giáo giống nhau, tỉ như chất nước của hai dòng chảy cùng phát xuất từ một nguồn). Hơn 2500 năm nay, ngoài Phật Thích Ca tự tuyên bố mình đắc đạo, chưa một người nào tự cho mình đã đắc đạo như Phật Thích Ca, chính vì đó mà không có ai kiểm nghiệm thêm được một pháp môn nào khác ngoài pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật: Pháp môn Thiền Định!

Nhờ "thiền" mà Đức Thích Ca giác ngộ được Vô Ngã.

B. Giá trị của thuyết Vô Ngã về mặt triết học

1. Ý tại ngôn ngoại?


Thuyết Vô Ngã của triết Phật tự làm cho mình mâu thuẫn với chính mình. Trên cơ sở và phương pháp lý luận, Thuyết Vô Ngã rất dễ bị phản biện, vì Vô Ngã luôn luôn có chung một mẫu số với Hữu Ngã: Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra thiên kinh vạn quyển tràn lan? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con người của Đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô Ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không? Bởi vì thuyết Vô Ngã là một sản phẩm tối cao, cuối cùng, và chân thật của trí tuệ mà trí tuệ đó ở trong một chủ thể tên là Thích Ca, nếu Thích Ca vốn là Vô Ngã, tức là không có thật; thì cái trí tuệ "của" Thích Ca cũng không có thật, suy ra chân lý Vô Ngã mà trí tuệ không có thật ấy nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Lý lẽ rõ ràng nầy đã đánh bại thuyết Vô Ngã dễ dàng.

Trên một phương diện khác, các bậc trí thức Phật giáo cho rằng thuyết Vô Ngã gặp khó khăn về mặt lý luận bởi vì ngôn ngữ không đủ để chuyên chở những điều vi diệu của tư duy. Người xưa từng nói: "Ý tại ngôn ngoại" nghĩa là cái ý tứ nằm ở ngoài lời nói, lời nói không sao diễn đạt được những điều mà tư duy chứng nghiệm. Nhưng nói thế khác nào bảo rằng tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý, ai bám vào nó là sai lầm! Bởi, Đức Thích ca xưng nhận mình là người chỉ đường cho chúng sinh đến với chân lý mà chân lý không được giải bày minh bạch, khúc triết thì làm sao thế nhân có thể lãnh hội được, nhất là thế nhân đã u mê tăm tối từ vô lượng kiếp? Phải chăng đây chính là nguyên cớ khiến cho xưa nay chưa có ai khác ngoài Đức Thích Ca đắc đạo thành Phật?

Cũng có những nhà nghiên cứu Phật học giảng rằng, cái NGÃ mà Đức Thích Ca khẳng định không có thật đó, chỉ là những cái "Ngã giả định" được thêu dệt nên trong tâm trí của con người. Cái Ngã giả định này đã được đề cập trong Ấn giáo. Ấn giáo phân biệt rõ ràng một bản ngã giả định và một bản ngã đích thật. Phật giáo thì tuyên bố vạn vật vô ngã rồi thêm vào thuyết "sắc không" khiến cho giới bình dân đại chúng không thể nào thấu triệt cái lý luận của thuyết Vô Ngã; trong khi đó, những bậc thượng trí, dốc lòng đi tìm chân lý của sự giải thoát khỏi đau khổ thì miệt mài chiêm nghiệm thuyết Vô Ngã như những học sinh ưu tú, hiếu học, kiên trì cố giải cho được một phương trình không có nghiệm số! Chính giữa giới bình dân đại chúng và những bậc thượng trí lại có thành phần những kẻ chẳng hiểu biết gì về Phật pháp, chỉ thuộc lòng một số kinh sách, đem ra nói như vẹt để gạt gẫm thiên hạ nhằm thu lợi về danh, sắc, tài vật…

Nhưng giảng về Vô Ngã như thế khác nào cho rằng Phật giáo cũng "ngầm" công nhận một bản ngã đích thật như Ấn giáo? Phật giáo khẳng định mọi pháp đều vô ngã (kể cả Niết Bàn) thì làm gì "có" một cái Ngã nào trong Phật giáo? Sự vi diệu của thuyết Vô Ngã là ở chỗ: ngay cả Niết Bàn cũng Vô Ngã!

Như vậy, ý nghĩa đích thực của Vô Ngã là gì, xét về mặt triết lý? Để có thể định nghĩa được Vô Ngã, có lẽ trước hết chúng ta phải tìm hiểu về Niết Bàn, là cứu cánh của Phật giáo.

2. Niết Bàn

Trong Kinh Itivuttka và Udana, Phật Thích Ca dạy về Niết Bàn như sau: "Này chư tỳ khưu, có một trạng thái không sanh (ajata), không khởi phát (abhuta), không được cấu tạo (akata), và không tùy thế (asamkara). Nếu không có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, ắt không thể có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế. Do sự kiện có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, nên mới có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế."
Niết bàn, Nam Phạn gọi là "Nibbana", Bắc Phạn gọi là "Nirvana". Theo định nghĩa của Bắc Phạn thì "Ni" là một hình thức phủ định, là KHÔNG, và "vana" là DỆT. Dệt ở đây là dệt những ái dục từ kiếp này qua kiếp khác. Như vậy, Niết bàn có nghĩa là chấm dứt hay không có, hay tách rời ra khỏi sự thèm khát, ham muốn. (Những tư tưởng nầy rất thích hợp với giới người sống lang thang vô định để triền miên suy tư và tự cho mình là kẻ thao thức chân lý trong xã hội Aán Độ vào thời xưa và còn rải rác thời nay).

Đức Thích Ca dùng những danh từ sau đây để gọi Niết Bàn: An toàn (Khema), Bất khả diệt (Akkhara), Bất tùy thế (Asamkhata), Chỗ nương tựa tối thượng (Paràyana), Duy nhất (Kevala), Giải thoát (Mutti), Hạnh phúc (Siva), Siêu thế (Lokuttara), Tối cao (Para), Tối thượng (Anuttara), Trọn vẹn (Tana), Tuyệt đối trong sạch (Visuddha), Vắng lặng (Santi), Vĩnh cửu (Amata), Vô song (Anupameya), Vô tận (Ananta), Vượt ra ngoài (Pàra), v.v…

Có hai hình thức đạt Niết Bàn, trong kinh Itivuttaka, Đức Thích Ca dạy rõ về Vô dư Niết bàn và Hữu dư Niết bàn. Lấy trường hợp đắc đạo đạt Niết bàn của Phật Thích Ca ra xét nghiệm thì ngay sau khi giác ngộ Vô Ngã Đức Thích Ca lập tức thành Phật (người giác ngộ) đạt Niết bàn, ấy gọi là Hữu dư Niết bàn (Sopadisesa Nibbana Dhatu), tức đạt được "trạng thái" Niết bàn; Sau khi Phật Thích Ca qua đời, ra khỏi sự ràng buộc của thân Tứ đại, Ngài nhập vào "cõi" Niết bàn, tức Vô dư Niết bàn (Anupadisesa Nibbana Dhatu).

Như vậy, Niết Bàn là một trạng thái hay một nơi chốn? Nó là cả hai. Khi nói về Hư vô (emptiness) chúng ta ý thức được Hư vô vừa là trạng thái và cũng vừa là nơi chốn (không gian). Hư vô là vĩnh cửu của KHÔNG, Niết bàn là vĩnh cửu của CÓ. Nếu có thể ví Hư vô là bóng tối thì Niết Bàn cũng ví như ánh sáng. Khi ánh sáng bừng lên thì không còn thấy được bóng tối nhưng không có nghĩa là bóng tối không có thực, không tồn tại.

3. "Ngã" trong triết Phật

Thế gian, theo triết Phật, là sự giao thoa giữa Hư vô và Niết bàn, giữa Không và Có, giữa Mộng và Thực… thế gian là Ảo ảnh. Chúng ta hãy trở lại với minh họa về ảo giác của một lữ khách đi trong sa mạc, nhìn thấy vũng nước hoặc ốc đảo.

1. Có một chủ thể kinh nghiệm ảo giác (người lữ khách).
2. Vũng nước, hay ốc đảo vốn có thật trong kinh nghiệm của người lữ khách.
3. Hình ảnh của vũng nước, hay ốc đảo người lữ khách nhìn thấy trong sa mạc chỉ là ảo giác, không có thật.
4. Trong cơn mê muội (vô minh) người lữ khách có thể chạy nhanh đến vũng nước, hay ốc đảo để rồi thất vọng vì hình ảnh đó tan biến hay còn đó mà chạy hoài không tới. Cũng có thể người lữ khách thấy mình đã chạy đến tận vũng nước, gieo mình vào vũng nước và uống lấy những ngụm nước mát lịm, thoả mãn cơn khát điên cuồng, rồi nằm im lặng, nghỉ ngơi hạnh phúc dưới tàn cây râm mát của ốc đảo. Trong khi thực tế, người ấy nằm chết khô dưới ánh mặt trời gay gắt, miệng đầy cát nóng…

Từ trong vĩnh cửu, chúng sinh (các chủ thể) thực hữu trong trạng thái và trong cõi Niết bàn, kinh nghiệm hạnh phúc tuyệt vời của trạng thái và cõi Niết bàn, ví như người lữ khách lúc đang ở quê nhà với vườn cây, ao nước…

Khi chúng sinh phóng tâm về Hư vô (hướng cái tâm tìm kiếm để hiểu biết Hư vô) thì cũng ví như một người mơ thấy mình rời chốn quê nhà đi vào sa mạc (từ cõi Có của Niết bàn vào cõi Không của Hư vô) tưởng rằng mình sẽ tìm thấy những gì khác lạ hơn vườn cây ao nước chốn quê nhà.

Trong sa mạc chẳng có điều mà người lữ khách mong tìm, người lữ khách cứ miệt mài đi tìm cho đến khi rơi vào ảo giác. Thế gian chính là cái ảo giác xuất hiện khi chúng sinh rời xa khỏi thực tại của Niết bàn, phiêu lưu vào thực tại của Hư Vô. Những pháp trong thế gian (các sự vật, sự việc) mà chúng sinh nhìn thấy chỉ là ảo giác, là hình ảnh phản hồi dựa trên kinh nghiệm của cái tâm lúc chúng sinh thực hữu trong trạng thái và cõi Niết bàn. Khi người nằm mơ ra khỏi cơn mơ, lập tức cảnh nắng cháy của sa mạc, cảm giác của cơn khát nước điên cuồng… cũng biến mất, đồng thời người ấy trở về với vũng nước, vườn cây, và chính mình trong thực tế. Hạnh phúc trở lại, đau khổ chấm dứt!

Cái mê trận của Vô Minh bắt đầu khi người nằm mơ thấy mình là lữ khách, rồi lữ khách trong giấc mơ lại nằm mơ thấy mình là lữ khách trong giấc mơ khác, rồi lữ khách trong giấc mơ khác đó, lại nằm mơ thấy mình là một lữ khách trong giấc mơ khác nữa… cứ như vậy, trùng trùng điệp điệp… và người nằm mơ cứ tưởng rằng những gì trong các giấc mơ là thật, những "lữ khách" trong những giấc mơ là chính mình, là "tôi", cái "tôi" đó không có thật, và Phật Thích Ca gọi đó là Vô Ngã!
Các nước Á châu như Trung Quốc và Nhật Bản hay sản xuất ra một loại búp bê rỗng ruột. Bên trong con búp bê này là một con búp bê khác…cùng hình dáng, màu sắc, đặc điểm, chỉ có kích thước là nhỏ hơn mà thôi. Một bộ búp bê như vậy có thể có từ 5 đến 12 búp bê. Những bộ búp bê rỗng ruột này có thể dùng để minh họa cho ý tưởng nêu trên. Người ta có thể làm một bộ búp bê 12 con như vậy với hình dáng của Phật Thích Ca, nhưng chúng không phải là Phật Thích Ca, những con búp bê đó… vô ngã!

Như vậy, trong khi chối từ bản ngã trong mỗi chúng sinh và trong cả vũ trụ, Phật giáo không hề chối từ các chủ thể có thật và vĩnh cửu như: Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… (Thật ra, khi dùng các danh từ chủ thể, Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… thì cũng đã chấp ngã rồi!) Trong tư duy của Đức Thích Ca, một chủ thể là một chủ thể, nó có thật, vốn không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu… đối chiếu với sự không có thật, vốn cũng không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu. Một chủ thể như vậy không có bản ngã, không có tên gọi, vượt ngoài nghị luận, chỉ có thể chứng nghiệm qua tư duy, bằng trí tuệ. Cho nên, để trả lời cho các câu hỏi: "Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, bất khả tư nghị. Lý luận như thế chẳng khác gì không lý luận, triết lý như thế chẳng khác gì không triết lý.

C. Giá trị của thuyết Vô Ngã về mặt tôn giáo

Từ khởi thủy, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa đích thực của danh từ tôn giáo, bởi Phật giáo phủ nhận Một Đấng Thần Linh Tuyệt Đối và không hề có các hình thức, nghi lễ thờ phượng, cũng không sùng bái một ai cả. Trong quá trình trôi chảy của dòng triết Phật, hàng trăm, hàng ngàn những dòng chảy của các nguồn triết học, tín ngưỡng (kể cả mê tín dị đoan), và tôn giáo thế tục đã gặp gỡ và hoà nhập vào dòng triết Phật trước khi tách trở ra chảy theo dòng riêng của chúng. Những dòng chảy này đã đem lại nhiều mầu sắc không hề có trong Phật giáo và khi chúng tách trở ra, chảy theo dòng riêng của mình thì chúng đã để lại ảnh hưởng của mình trong triết Phật đồng thời mang theo ảnh hưởng của triết Phật trong chính giáo lý của chúng.

Các môn đồ của Đức Thích Ca và về sau, những người ái mộ Phật pháp, ngày càng tôn giáo hóa triết Phật, đồng thời tùy ý diễn đạt những sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, nhiều khi thực hành sai lạc ý nghĩa của Phật pháp, và dung nạp các trào lưu tư tưởng, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo khác… mà khiến cho triết Phật biến dạng thành Phật giáo với nhiều tông, nhiều phái như ngày nay.

Nếu xét riêng giá trị của thuyết Vô Ngã về mặt tôn giáo, người viết xin trình bày những nhận định của mình như sau:

1) Thuyết Vô Ngã dù là một cột trụ trong giáo lý của Phật giáo nhưng không phải người tín đồ hoặc tu sĩ Phật giáo nào cũng am tường về thuyết này. Hầu hết các tín đồ Phật giáo tôn thờ Phật Thích Ca như là một vị thần linh tuyệt đối có quyền ban ơn, giáng phúc và cứu họ khỏi những khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời. Đại chúng Phật tử tin rằng cứ làm lành, lánh dữ, đi chùa, niệm Phật, tụng kinh… để kiếp này đời sống được an nhàn, sung túc hơn và kiếp sau được đầu thai vào một cảnh sống tốt đẹp hơn còn khi nào đắc đạo thành Phật, thoát vòng sinh tử là điều ít có ai nghĩ đến.

2) Đối với những Phật tử thuần thành và quyết tâm đi tu để đạt sự giải thoát, đa số không quán triệt được ý nghĩa đích thực của Vô Ngã, thì việc chứng nghiệm Vô Ngã để thành Phật là việc quá xa vời. Độc giả có thể vào link sau đây để tham khảo sự hiểu biết về Vô Ngã của một trí thức Phật tử:

http://www.giaodiem.com/doithoai/vonga-tcn.htm

Một số những người đã quán triệt được ý nghĩa đích thực của Vô Ngã thì cố gắng chứng nghiệm lý thuyết ấy qua sự tu tập của mình nhưng vẫn chưa thành đạt. Một số khác cũng quán triệt được ý nghĩa đích thực của Vô Ngã nhưng họ lại không thể áp dụng lý thuyết vào thực tế. Hiểu Vô Ngã là một chuyện nhưng sống Vô Ngã lại là một chuyện khác. Người viết dùng chữ "quán triệt Vô Ngã" ở đây là có ý nói sự hiểu rõ ràng những gì Đức Thích Ca trình bày về Vô Ngã. Chúng ta có thể hiểu rất rõ ràng về những gì một người trình bày nhưng hiểu rõ không có nghĩa là áp dụng được, vì nó không hợp lý. Thí dụ, có người bảo chúng ta: hãy lấy một chén gạo trộn chung với một chén nước, khấy cho đều, một tiếng đồng hồ sau nước và gạo sẽ biến thành cơm. Lời chỉ dẫn ấy ngắn, gọn, dễ hiểu nhưng không bao giờ chúng ta có thể đạt được cơm bằng cách thực hành lời chỉ dẫn ấy, vì nó không hợp lý.

3) Đối với các bậc thức giả khác (không phải là Phật tử hoặc đã giả từ Phật giáo), họ quán triệt được ý nghĩa của thuyết Vô Ngã nhưng họ không chấp nhận thuyết này. Bởi, nói cho cùng thuyết Vô Ngã chỉ là một lý thuyết chưa ai chứng nghiệm được ngoài người lập ra thuyết ấy. Thuyết Vô Ngã, cũng như các triết thuyết khác, không đem lại tác dụng ích lợi gì trên nhu cầu tâm linh của nhân loại. Thuyết Vô Ngã không thật sự dẫn dắt con người đến chỗ được giải phóng tâm linh. Người tin và tu theo thuyết Vô Ngã vẫn bị trói chặt trong vòng vây của tội lỗi, của khổ đau, và vô vọng. Cuộc đời tu tập theo thuyết Vô Ngã của cựu đại đức Thích Huệ Nhật là một thí dụ điển hình. Xin tìm đọc các tác phẩm: "Từ Áo cà-sa đến thập tự giá" và "Ai chết cho ai? Ai sống cho ai?" của Nguyễn Huệ Nhật để nghe ông diễn tả kinh nghiệm tuyệt vời của một người từ bỏ giáo lý đạo Phật để trở về trong Chúa, một người nhận biết mình là một bản ngã riêng biệt, một thực thể hiện hữu ý thức điều lành và điều dữ theo tiêu chuẩn của Đứùc Chúa trời để ăn năn và nhận lấy phước hạnh tràn đầy của Ngài khi ông ta đang sống giữa thế gian.

4) Đối với những người tin Chúa và sống theo Thánh Kinh, lý thuyết Vô Ngã là một ngụy thuyết, sản phẩm của một sự ngụy biện tinh vi, bản thân của thuyết Vô Ngã chính là một ảo giác chứ không phải cuộc đời này, thế gian này, muôn loài vạn vật, trong đó có con người, là những ảo giác. Những người tin nhận Thánh Kinh nhận thức được bản chất ngụy thuyết của triết lý Vô Ngã bởi vì Thánh Kinh bày tỏ sự Hữu Ngã của nhân loại và chỉ ra con đường cứu rỗi cho nhân loại. Con đường cứu rỗi đó, không cần phải qua một quá trình tu tập, không cần phải tự lực giác ngộ… con đường cứu rỗi đó là sự ban cho vô điều kiện của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cao Siêu Tuyệt Đối. Một khi con người tiếp nhận sự cứu rỗi ấy, lập tức được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi và mặc cảm tội lỗi, lập tức tràn ngập bình an, hạnh phúc mà mọi cảnh ngộ trong cuộc đời này không thể nào chi phối. Khi đã nhận được ơn Cứu Rỗi để sống trong bình an hạnh phúc, con người bắt đầu loại bỏ việc ác để thực hiện việc lành bởi sự dẫn dắt của Đứùc Thánh Linh. Loại bỏ việc ác và thựïc hiện việc lành là bông trái hiển nhiên sau khi đã được Ơn Cứu Rỗi chứ không phải là điều kiện phải có để được Ơn Cứu Rỗi. Muốn được Ơn Cứu Rỗi, con người cần ăn năn tội và tiếp nhận Ơn Tha Thứ của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ. Từ đó Đức Thánh Linh sẽ tái sanh người có Đức Tin và soi sáng cho phần tâm linh và trí tuệ của họ để sống với điều lành cùng thông công với những người thực lòng tin nhận Thánh Kinh, giúp họ hiểu được bản ngã đích thực của chính mình, và của chính Đức Chúa Trời Toàn Năng Yêu Thương.

Giống như đứa con hoang đàng trở về ăn năn với người Cha của nó để được Cha tha thứ, dù nó chưa có thời gian để thay đổi hành vi bên ngoài, nhưng nó vẫn được Cha tiếp nhận và ban lại địa vị làm con để nó được thừa hưởng cuộc sống an vui yêu mến trong nhà Cha nó. Khi được sống trong nhà Cha nó, nó vui vẻ bình an và học tập thể hiện điều lành theo sự dắt dẫn và yêu thương của Cha nó. Những điều lành ở đây là kết quả của địa vị làm con mà nó đã tái sở hữu từ tình yêu và lòng tha thứ của Cha nó.

Niết bàn mà Đức Thích Ca mô tả, chính thực là trạng thái và nơi chốn mà người tin nhận Thánh Kinh, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chứng nghiệm được ngay trong đời này và vui hưởng cho đến đời đời mà sự chết cũng không thể nào chi phối. Sự chết đối với họ, chẳng qua chỉ là cánh cửa để bước từ thời gian vào trong vĩnh cửu. Nghĩa là một người trở về với Đức Chúa Trời để nhận ơn tha tội, được ơn cứu rỗi, được tái sinh , được thánh hóa, được sống với kinh nghiệm thiêng liêng, được mở mắt tâm linh và bừng thấy hạnh phúc, yêu thương trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Người ấy có được một cách cụ thể cuộc sống hạnh phúc hôm nay mà Phật Giáo đã cố gắng mô tả một cách mù mờ bằng các từ ngữ Niết Bàn, Giác Ngộ, Đại Định, Viên Mãn...

Huỳnh Thiên Hồng