Friday, March 21, 2014

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Một năm có ba ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát, đó là:
1. Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH.
2. Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO.  
3. Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA. 

Để hiểu thêm về Bồ Tát Quán Thế Âm và công hạnh của Ngài, mời các bạn nghe các bài giảng và bài viết của Hòa Thượng Thích Huyền Tôn dưới đây:

 

Công Hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
 
-QUÁN-THẾ-ÂM Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
-QUÁN-THẾ-ÂM Danh hiệu của tình thương bao la không bờ bến, bao la rộng khắp cõi hư không.
-QUÁN-THẾ-ÂM gắn liền với tim óc của nhân loại, của muôn loài chúng sanh.
Với QUÁN-THẾ-ÂM nơi nào có khổ đau, nơi nào có tai nạn! Nơi đó phát ra tiếng niệm QUÁN-THẾ-ÂM chí thành và tha thiết. Nơi đó có QUÁN-THẾ-ÂM . Nơi đó được giải trừ tất cả khổ đau và tai nạn!
Danh hiệu Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực. Hoặc là hạng người đã bán rẽ Mẹ Cha tôn thờ xác ma chết treo đầy quái gỡ làm cứu cánh. Vì chính họ đã chối bỏ Quán-Âm thì Quán-Âm không giao cảm đến. Tuy nhiên hạng người đó biết hồi tâm trong khoảnh khắc thì Quán-thế-Âm vẫn thị hiện để hóa độ.

Ý NGHĨA QUÁN-THẾ-ÂM BỒ TÁT

-QUÁN là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng.
-THẾ là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
-ÂM là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
-BỒ-TÁT là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.
Đức QUÁN-THẾ-ÂM BỒ TÁT , đạt được diệu quả NHĨ CĂN VIÊN THÔNG nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy , nên gọi là QUÁN-THẾ-ÂM .
Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT .
QUÁN-THẾ-ÂM T iếng Phạn Avalokitesvara , nghĩa là, Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ-mẫu Quán-thế-Âm.
QUÁN-THẾ-ÂM VÔ ÚY
Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn : "Bồ Tát đối với cấp nạn nguy hiểm, kinh sợ, còn ban cho chúng sanh năng lực Vô Úy để tự vượt thoát khổ ách", nên gọi là Quán-Âm Vô-Úy.
SỰ TÍCH BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM
Đức Phật BỔN SƯ THÍCH CA khi nói kinh Bi-Hoa đã dạy rằng : - Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán-Thế-Âm làm thái tử con của vua Vô-Tránh-Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là BẢO TẠNG NHƯ LAI, hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái-tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ-tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.
Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức BẢO TẠNG NHƯ LAI và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô-Tránh-Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đà, giáo chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực-Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.

CÔNG HẠNH BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

Ngài Huyền-Trang pháp sư đời Đại Đường nói : "Quán , mà không trụ nơi Có, Không mà không trụ nơi Không. Nghe Danh, mà không lầm đối với Danh, thấy Tướng mà không chìm ở nơi Tướng. Tâm, không động ở Tâm. Cảnh không trước ở cảnh; tất cả hiện hữu đó, không làm loạn được Chơn, đó chính là TRÍ TUỆ VÔ NGẠI. Bồ tát Quán-Thế-Âm đã dùng TRÍ TUỆ VÔ NGẠI đó mà tìm tiếng kêu của chúng sanh ứng hiện tới mà cứu khổ, dù muôn ngàn vạn ức tiếng kêu cầu cứu khổ mà sự cứu khổ không mất thời gian, diệu dụng của QUÁN-THẾ-ÂM là như thế.
Lại nữa, trong Nhị-Khóa-Hiệp-Giải viết rằng : "Quán, là Trí năng-quán, Thế-Âm, là Cảnh sở-quán. Muôn ngàn hình tượng, muôn ngàn thứ tiếng chen nhau giao động, khác biệt, cách trở điệp điệp trùng trùng, do lòng từ rộng lớn vô biên của Ngài cùng một lúc đều được cứu độ, nên danh hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM .
Thái-Hư đại sư khi luận về Kinh Pháp-Hoa có nói đến hạnh nguyện cứu khổ của Bồ-tát Quán-Thế-Âm như sau : "Đức Quán-Thế-Âm tìm nghe tiếng cầu cứu thống khổ của tất cả chúng sanh khắp mọi nơi, mọi chốn liền ngay khi đó đến mà cứu độ, quả vị lợi tha vô lượng vô biên luôn luôn hướng về chúng sanh và làm những việc lợi ích cho họ. Bồ-tát thị hiện đầy đủ ba thân, đó là Thắng-Ứng-Thân, Liệt-Ứng-Thân, Tha-Thọ-Dụng-Thân, nên mới đủ diệu dụng độ khắp chúng sanh trong pháp giới.
Còn Đại-Thừa Kinh Pháp-Hoa, phẩm Phổ Môn, toàn phẩm kinh Đức Thích Ca đã khuyên dạy chúng sinh trì tụng, lễ bái Quán-Thế-Âm thì được phước vô lượng. Về phương diện cứu khổ, Bồ-tát Quán-Thế-Âm thị hiện 32 thân, mỗi thân đều thích ứng với tâm cảnh hiện tại và từ đó có muôn ngàn phương tiện để giải thoát khổ nạn cho chúng sanh.
 
BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM THỊ HIỆN BẰNG CÁCH NÀO
TRONG KHI CÓ VÔ SỐ CHÚNG SANH CẦU CỨU CÙNG MỘT LÚC ?
Đây là một nghi vấn chung vì, chúng ta chưa thông hiểu được nghĩa diệu dụng hiện thân mầu nhiệm của Bồ-Tát Quán-thế-Âm.
Đã là diệu dụng nhiệm mầu, thì thử hỏi ngôn ngữ trong cõi nhân loại chúng ta có thể diễn đạt được sao ? Nếu, không dùng phương tiện mượn Sự, mượn Lý, mượn Hình để tỉ dụ thì khó có thể mô ta,㠳ánh cho thông suốt và hết ngờ vực được. Nghi ngờ là một cản trở lớn cho lòng chí thành vậy. Tuy nhiên nghi ngờ mà cầu học để giải trừ tà kiến là một tinh tấn để mau chóng đến bờ giải thoát.
Diệu Dụng Mầu Nhiệm của Bồ Tát là tất cả các thứ Sắc Pháp và Tâm Pháp " Có, Không. Danh, Tướng. Tâm, Cảnh. Năng, Sở...cho đến xa, gần, dày, mỏng, tối, sáng, nhiều, ít v.v... tất cả đều không chướng ngại, quí vị nhận định thỉ dụ sau đây :
Diệu dụng cứu khổ của Quán-thế-Âm, tỉ như ánh sáng của Thái-dương (dụ cho thường quán) luôn luôn soi chiếu khắp mọi nơi, (dụ cho sự thường trực tìm tiếng kêu). Chúng sanh như là một tấm kiếng hay là một chén nước trong, tấm kiếng hay chén nước nếu chịu hướng về ánh sáng Thái dương, thì trong tấm kiếng, chén nước có hình ảnh và ánh sáng của Thái dương (sự hướng về dụ cho lòng chí thành) ngời sáng trong đó. Ánh sáng dù luôn chiếu soi, mà tấm kiếng úp lại, chén nước thì đậy kín, nhất định hình ảnh Thái dương và ánh sáng không thể hiển hiện trong đó được. Cũng vậy chúng sanh không tha thiết chí thành, như đứa con hoang nghịch cố trốn tránh sự tìm kiếm của Mẹ hiền, sự gặp mặt tất còn lâu xa.
Một tỉ dụ khác, diệu dụng Quán Âm như tổng đài phát ra làn sóng âm thanh hay phát ra hình ảnh. Sự phát đi, dĩ nhiên luôn luôn thường trực (dụ cho tầm thanh cứu khổ) còn chúng sanh như những máy thu thanh, thu hình, máy mở đúng làn sóng, đúng vi ba của tín hiệu , tất nhiên thấy hình, nghe tiếng (dụ cho lòng chí thành và giao cảm).
Dù cho muôn ngàn triệu chiếc máy (vô số chúng sanh) cùng một lúc bắt đúng tín hiệu tất nhiên muôn ngàn triệu chiếc máy, cùng một giờ phút, mà cùng có âm thanh và hình ảnh ( dụ cho cùng niệm và cùng được sự thị hiện nhiệm mầu). Cũng như thế, tất cả mọi loài chúng sanh, nếu cùng chí thành hướng về đức QUÁN-THẾ-ÂM tất Bồ-tát cùng hiển hiện ngay liền khi đó.

DIỆU DỤNG KHI THỊ HIỆN CỦA BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM
Điểm này tưởng cũng minh bạch qua các thí dụ ở đoạn trên, tuy nhiên còn vài thắc mắc khác xin được nêu ra :
Căn cứ theo các kinh Bi Hoa, Lăng Nghiêm, Tất Đàm, Phổ Môn, Quán-thế-Âm thọ ký...thì, đức Quán-thế-Âm thị hiện thật nhiều thân, 32, 33, 38 và tùy vô số loại mà hiện thân.
Trí óc con người vốn mang nhiều nghi hoặc, dù đã tin tưởng Phật Pháp là cao siêu mầu nhiệm, chịu thọ nhận, tụng niệm tu hành. Nhưng tiếc thay, nghiệp chướng nghi hoặc đã làm ngăn trở bước đường tiến tu không ít. Người ta cứ nghi : "Bồ-tát sao không hiện ra trước mắt cho thấy, cho nghe; bao nhiêu hiện thân trong kinh Phật, nào Bồ-tát, Phạm-vương, Đế-thích, Thiên, Long, Đồng-nam, Đồng-nữ v.v...Nhưng khi có nạn, mình có niệm chí thành lắm chớ, mà nào có thấy Bồ-tát!?", Sự kiện này, có nhiều người vì lòng tin sâu đậm và do nhận xét tinh tế quyết chắc có sự tế độ của Bồ-tát chỉ vì mình mắt phàm, tai tục nên không thấy Ngài, nếu không có thì không thể nào mình thoát nạn một càch ly kỳ vậy được. Một số khác, lại ngờ rằng không biết có phải Bồ-tát đến độ cho mình hay không ? hay là mình có số hên ? Hay là do phước ông bà để lại?
Thưa, nên hiểu rằng, Bồ-tát thị hiện giao cảm trong chúng ta, trong tất cả mọi người, mọi loài.
Một đám giặc cướp sắp ồ ạt tấn công qua chiếc thuyền nhỏ bé, hay trên thuyền sắp có biến cố thê thảm xảy ra...Tại sao bọn cướp lại đổi ác ý để trở thành thiện niệm ? Để rồi bọn chúng trở nên hiền từ và rút lui êm đẹp ? Hơn nữa còn tiếp tế giúp đở ,đó là nhờ trên chiếc thuyền có nhiều người chí thành niệm danh hiệu đức Quán-thế-Âm.
Sự đổi thay tâm ý của kẻ ác, lại không là sự thị hiện nhiệm mầu để cứu độ hay sao ? Không lẽ Ngài hiện ra hung thần để đánh chìm ác tặc, rồi mới cho là linh ?
Bà già ở nhà có một mình lấy rổ vá ra khấu may, mới vài đường chỉ chẳng may chỉ sút , đôi mắt lem nhem sợi chỉ không làm sao xâu qua lỗ được, bà thở dài buồn thảm : "Mẹ hiền Quán-âm ơi con phải làm sao !?". Bà tủi thân gần muốn rơi lệ lòng hướng về Phật lâm râm cầu nguyện. Đứa bé chơi từ ngoài xa, nó bổng thấy thích vào nhà bà già cô quả ấy, và đứa bé đã xâu chỉ cho bà. Quý vị đã nhận thấy Bồ-tát thị hiện trong tâm đứa bé ấy chưa ?
Bạn lái xe đi trên quãng đường thôn dã, không may xe bạn hư ! Với độc lực và hơn nữa là bạn chưa một lần biết sửa xe, bạn chỉ còn biết cầu nguyện...Từ bên ngoài quốc lộ có đôi bạn lại nổi lên ý niệm ham thích được đi trên con đường hẻo lánh đó, họ gặp bạn và sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp giải nguy cho bạn. Quán-âm thị hiện là chổ đó. Đó là trưởng giả thân, cũng là đồng nam, đồng nữ vậy.
Bà Ấm người làng Sơn-tịnh, mỗi năm một lần bà lên núi Trà-bồng, hang Thạch Động để lễ Phật, cái hang động ngày xưa mà thầy Chơn Dung tu hành đã phát kỳ tích ở đấy. Hú hồn, hôm ấy bà lại gặp phải con cọp, chao ôi con cọp vằn vện to lớn quá, cọp từ xa gầm thét và phóng tới, bà chỉ kịp la lên QUÁN ÂM BỒ TÁT rồi bà bất tỉnh ! Thực ra bà "THÉT" chứ không phải niệm, nhưng đó là cái thét cấp bách đầy khẩn thiết và sự chí thành được dồn hết vào cái THÉT đó. Khi tỉnh dậy, ý niệm đầu tiên của bà là tưởng mình đã chết, một lát sau khi tri giác về đủ, bà mới cảm nghe hôi hám và đau rát trên mặt. Thì ra con cọp đã liếm mặt bà rồi bỏ đi.
Tại sao cọp bỏ đi, khi miếng mồi ngon trước miệng nó ? Chính đó là diêu dụng cảm hóa, tế độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm trực tiếp ngay trong tâm ý của con cọp.
Bà Ấm là người quen (tu) tập chiếu mặt kiếng về ánh thái dương (thường niệm Quán-thế-Âm) trong giờ phút cấp bách bà chiếu đúng ánh sáng QUÁN-THẾ-ÂM.

TẠI SAO HÌNH TƯỢNG QUÁN-THẾ-ÂM CHÚNG TA ĐANG THỜ LẠI MANG VÓC DÁNG NỮ NHÂN, NGÀI LÀ NAM HAY NỮ ?

Chúng ta nên biết mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Trong kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn có câu : "Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ"". Thế thì, đức Quán-thế-Âm là Bồ-tát, Ngài làm sao có thể hiện được Phật thân ?
Thực ra trong kinh ĐẠI-NHẬT và kinh BI-HOA đức Bổn Sư THÍCH-CA đã từng dạy rằng, đức Quán-Thế-Âm đời quá khứ đã thành Phật hiệu là CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ-tát. Cũng trong kinh BI-HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quán-Thế-Âm là "Thiện-nam-tử" tốt ! Vậy đức Quán-thế-Âm không thể nào là nữ nhân được.
Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, nhân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và các lịch sử (tính chất sự tích) của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại, và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba đến cận kim thì đức Quán-thế-Âm bồ tát đã từng hóa hiện vào các thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sanh. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chánh đạo. Như Quan-Âm Diệu-Thiện về đời vua Trang-vương. Quán-âm xách giỏ cá đời vua Huyền-Tôn nhà Đường, Quán-âm Thị-kính đời nhà Minh, Quán-Âm linh ứng đời nhà Nguyễn v.v...Tham khảo điều này cho ta thấy qua các đời phong kiến mọi quyền hành sanh sát, và làm tao loạn nhân gian hay thịnh suy cho đất nước, đều nằm trong tay Nam-giới. Tuy vậy những nữ lưu tuyệt đẹp và xuất sắc vẫn là cao điểm để đam mê và dễ bị nữ-sắc lung lạc và điều khiển.
Vậy sự hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm. Và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên NỮ MẠO trong một số quốc gia Á-Châu. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật-Thân của Ngài.

BA LỄ VÍA QUÁN ÂM HÀNG NĂM, CÓ KHÁC BIỆT GÌ HAY KHÔNG ?

Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ-tát Quán-Thế-Âm thật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo âm lịch. Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán-thế-Âm thế thôi ! Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ :
- Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH.
- Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO.
- Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA.
Mong rằng bài viết nầy sẽ đem đến cho quý độc giả niềm tin chân chính và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT để được giao cảm hằng thường với Bồ-tát, dù tai họa đến đâu HỮU CẦU TẮC ỨNG (như trường hợp bà Ấm). Hãy chánh tín, Lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối.

Sunday, March 9, 2014

Sinh nhật chị hai Ty, 11 tháng 3 năm 2014


Thời gian trôi thật quá nhanh, mới đó, con đã 7 tuổi. Con đã lớn, lớn từ vẻ bề ngoài lẫn trong cách suy nghĩ quá chín chắn của mình.

Nhớ ngày 8 tháng 3 năm trước, bố có việc phải về Phú Yên gấp. Con đi học về, thấy không có ba, con đòi mẹ gọi ba ngay. Nhận điện thoại, bên kia máy, tiếng con trách ba, rằng ba không có ý thức tốt, ngày phụ nữ mà ba lại vắng nhà, và rằng nhà này có tới 4 người phụ nữ (kể cả bà ngoại), thế mà ba không lo gì cả. Hehe.
Năm nay, ngày 8 tháng 3, con tổ chức event chúc mừng mẹ. Cả chị em hát và múa minh họa, ăn uống chúc mừng mẹ.

Vài hôm trước, mẹ kể lại. Mẹ nhận tiền và muốn dắt hai con đi ăn. Con từ chối, vì nhà chẳng có ba. Mẹ để dành tiền tổ chức sinh nhật con. Con không cần ra quán ăn đâu, chỉ cần mẹ tự nấu cho con vài món, cả nhà mình cùng ăn là vui rồi. Ôi con gái còn quá nhỏ mà biết và hiểu đạo còn hơn cả mình, người đã hai thứ tóc.
Bao lần, con gọi điện về cho ông nội. Con ra ngoài nói chuyện riêng với nội, lý do kể tội ba và kể công mẹ. Mà kể tội ba thì con sợ mẹ buồn. Cho nên, con chỉ tâm sự riêng với ông nội thôi! Không biết tội mình ra răng, cuộc đàm thoại cấp cao lúc nào cũng rất lâu, và ba lúc nào cũng sốt ruột như kẻ ngồi đống lửa. Ấy thế mà, mỗi lần mình gọi về cho các cụ ở nhà, mình cũng bị mắng té tát. Cái đó thì mình phải chịu, làm cha bổn phận chẳng tròn! Mình chả bao giờ trách hoàn cảnh, chỉ biết rằng, cái nợ mà mình đang mang rất lớn và có lẽ cả đời không thể trả hết. Nợ vợ, trách nhiệm làm chồng chưa chu toàn và chính vợ là người cáng đáng rất tốt trách nhiệm người chồng ở mình. Nợ con, trách nhiệm làm cha chưa tới, trong 7 tuổi đầu của con, mình chỉ bên con đúng 2 năm đầu đời và lo cho con bằng tất cả những gì mình có thể; 5 năm tiếp cho tới giờ, mình giao phó hoàn toàn cho vợ.

Dầu gì, nhìn thấy con lớn dần trong suy nghĩ, mình rất vui. Con gái đã biết nhường nhịn và chăm sóc em. Hơn thế nữa, con gái còn làm tốt nhiệm vụ này hơn cả ba. Có lần, mẹ đi dạy, ngoại về quê, hai con ở lại nhà. Mẹ vừa dắt xe đi, bé My khóc đòi theo, áo khoác không chịu cởi và ba lô vẫn còn đeo. Ba rối và cuống cuồng chẳng biết làm sao, mặc dù bày đủ trò. Thế mà, chị lại dỗ được, mở nhạc mở phim cho em coi và múa hát. Nhà đang ồn ào bỗng chốc lại bình yên đến lạ!

Có thể nói, mình là người rất may mắn, may mắn có được vợ đẹp (đẹp từ tâm hồn), may mắn có được con ngoan. Không thể nói gì hơn, mình luôn trân quý cái giá trị tạo hóa đã ban cho mình!

Sinh nhật con, ba cầu mong con vui vẻ và an lạc!











Lyrics:
Ma fille, mon enfant,
Je vois venir le temps oщ tu vas me quitter...
Pour changer de saison, Pour changer de maison
Pour changer d'habitudes
J'y pense chaque soir en guettant du regard
Ton enfance qui joue а rompre les amarres
Et me laisse le goыt d'un accord de guitare

Tu as tant voyagй et moi de mon cфtй j'йtais souvent parti
Des Indes а l'Angleterre, on a couru la Terre et pas toujours ensemble
Mais а chaque retour nos mains se rejoignaient
Sur le dos de velours d'un chien qui nous aimait
C'йtait notre faзon d'кtre bons compagnons

Mon enfant, mon petit... Bonne route... Bonne route
Tu prends le train pour la vie et ton cњur va changer de pays

Ma fille, tu as vingt ans, et j'attends le moment
Du premier rendez-vous
Que tu me donneras chez toi ou bien chez moi ou sur une terrasse
Oщ nous йvoquerons, un rire au coin des yeux
Le chat ou le poisson qui partageaient nos jeux
Oщ nous йpellerons, les annйes de ton nom...

A vivre sous mon toit, il me semble parfois que je t'avais perdue
Je vais te retrouver, Je vais me retrouver dans chacun de tes gestes
On s'est quittйs parents, on se retrouve amis
Ce sera mieux qu'avant je n'aurai pas vieilli
Je viendrai simplement, partager tes vingt ans

Mon enfant, mon petit... Bonne route... Bonne route
Tu prendras le train pour la vie et ton cњur va changer de pays...
Sur le chemin de la vie nos deux cњurs vont changer de pays

Bài liên quan:

1. Valentine's Day 2014
2. Con gái đi nghỉ hè ở Nha Trang
3. Mẹ
4. Sinh Nhật Con Gái Yêu
5. Happy 5th birthday to my lovely daughter, ngày 11 tháng 3 năm 2012
6. Ngày 8 tháng 3 năm 2012
7. Mùng tám tháng ba
8. Sinh nhật cô Út Mèo
9. Nhật ký vú em

Saturday, March 8, 2014

Mùng tám tháng ba


Mùng 8 tháng 3 là ngày gì?
Theo dòng lịch sử, ngày này là ngày quốc tế phụ nữ của các nước theo khối CNXH (do Liên Xô chủ xướng). Cho nên tụi tư bản nó không thèm kỷ niệm cái ngày này. Chính vì vậy, mình vẫn hay nhắc cái ngày này với nghĩa không đàng hoàng cho lắm.

Ở Tây, bình đẳng giới nó coi trọng và được thực thi nghiêm túc. Ở Ta, có lẽ cái tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn hằn sâu vào tâm trí của mỗi người, cho nên phụ nữ Ta vẫn còn đấu tranh để đòi cái quyền được đối xử bình đẳng. Tuy nhiên, mình liệt kê vài ví dụ về quyền và nghĩa vụ trong cái vụ bình đẳng giới, để chi? Mục đích chính là để ai đó đang trên con đường đấu tranh thấy được cái viễn cảnh về bình đẳng giới nếu có được.

Phương Tây, con cái sinh ra, chồng có nghĩa vụ chia sẻ việc chăm sóc con với vợ. Như có lần mình kể, trong một buổi cafe sáng chủ nhật, anh chồng lăng xăng đẩy cái xe qua lại cho con ngủ, dỗ con nín và cho con bú sữa bình; trong khi đó cô vợ thì rảnh tay rảnh chân và rảnh luôn cả miệng để tám với bạn bè xung quanh. Theo như quan sát của mình, nguyên một buổi sáng hôm ấy, cô vợ không hề ngó ngàng đến đứa con và trăm sự liên quan đến con là anh chồng này. Lưu ý, ngày chủ nhật ấy không phải là ngày tám tháng ba - Women's day. Có lẽ, việc anh chồng làm được lý giải ở chỗ, con cái là của chung nên anh ta phải có nghĩa vụ trong việc chăm sóc.

Đó là phía nghĩa vụ ở cánh nam giới và người có quyền hưởng thụ là phụ nữ. Bây giờ, mình quay ngược lại nghĩa vụ của người phụ nữ ở nơi có bình đẳng giới. Tại Tây phương, mình có nhiều cơ hội chứng kiến cảnh ở sân ga dưới chỗ mình làm việc. Các cô đi du lịch cùng chồng hoặc bạn trai, họ phải tự kéo vali của mình. Ai cũng biết rằng, chị em mà đi đâu thì mang theo cả gia tài của mình theo. Nào áo nào quần nào váy nào xống, chị em mang tuốt tuồn tuột, thậm chí mang theo mà không kịp mặc hết vì quá nhiều. Nói thế để chúng ta tưởng tượng cái vali to cỡ nào. Ngược lại, nam giới họ ít ngó ngàng đến áo quần. Nói hơi thô, nhưng thật, có nhiều chú mặc có một bộ dính da là đủ cho một chuyến du lịch; chiêu thức khử mùi bằng nước hoa được tận dụng tối đa. Hehe. Đâu xa vời chi mô, ngay trên trường, có chú suốt ngày cày bừa trên lab, ta nói nghe, nhìn hắn tả tơi như nhúm giẻ rách ấy. Ấy thế, chiều đến, hắn có hẹn với gái, ta nói nghe, nước hoa xịt mà sực nức cả một không gian vốn dĩ u ám "mùi". Nước hoa được xịt không chỉ áo quần mà cả bàn ghế, ta nói cho đúng là xịt loạn cào cào; đến độ ngồi bàn cạnh mình ngộp và phải ra ngoài hít thở không khí trong lành. Dài dòng thế tớ muốn nhấn mạnh rằng hành lý của nam giới trong chuyến du lịch cùng lắm là cái ba lô đeo, còn bình thường là cái túi vô cùng bé. Vậy mà, trong suốt chuyến đi, chưa bao giờ tên đàn ông đi cùng động tay động chân để phụ cô nào kéo cái va li bự tổ chảng kia. Bình đẳng giới là thế, chơi được thì bình đẳng thôi!

Sáng nay, vừa rời metro, mình bắt gặp ngay cảnh: hai cảnh sát nữ đang trấn áp và sau đó giải thích cho một người đàn ông vô gia cư có tâm lý không bình thường. Hai cô nàng này thành công mà chẳng cần sự trợ giúp của đồng nghiệp nam nào (mà nếu cần thì cũng chẳng có vì tại hiện trường chỉ có hai cô với dùi cui, bộ đàm, roi điện, .v.v.). Nhìn cảnh đó, mình có cảm giác họ không phải là phái yếu. Hóa ra bình đẳng lại bị méo mó nhỉ! Ngoài ra, trong thành phố Montreal, phụ nữ còn làm tài xế xe bus, metro, securities và .v.v. những nghề mà xứ Ta vẫn cứ dành riêng cho phái mạnh. Họ phải làm cũng vì hai chữ bình đẳng giới.

Cái gì cũng có hai mặt của nó, lường trước mọi viễn cảnh, tự nhận thấy mình sẽ hạnh phúc ở bến nào, chúng ta sẽ chọn cho mình một con đường đúng. Vì không chừng phụ nữ Tây đang khóc thầm, mong sao mình đừng sống ở môi trường mà bình đẳng giới trở thành thứ tôn nghiêm. Đâu biết được, đó lại là sự thật ở đâu đó trên xứ Tây! Hehe. Với mình, việc đấu tranh hay cách mạng là những thứ vô cùng xa xỉ. Có chăng, nó biến đổi trạng thái chán nản cái thực tại để cuối cùng đâm đầu vào cái tệ hại hơn.

Cho nên, theo mình nghĩ, chúc mừng ngày phụ nữ cho chị em dù gì cũng là việc đáng làm vì mình nhớ họ đấu tranh không biết bao nhiêu năm rồi mà giờ vẫn còn đấu tiếp!

Chúc mừng bà con là phụ nữ ngày tám tháng ba hạnh phúc tràn đầy, niềm vui bất tận!
 
P/S: Ta nói năm nay, Việt Nam tổ chức 8/3 rầm rộ, kids nhà mình được nghỉ học. Nghỉ học, con đòi quyền lợi với ba, ta nói nghe, bé nhỏ đòi ca với ba. Con vừa kết thúc bài, thì ba phải thể hiện giọng ca "vàng" và cứ thế lặp đến vô cùng. Ta nói nào ngay, từ "Con cò bé bé", "Cả nhà thương nhau", "Mùng tám tháng ba", "Mẹ và Cô giáo", cho đến bài gì quên mất tiêu rồi, ba phải vận dụng trí nhớ để thể hiện. Nói thiệt, đến Quốc ca, ba còn không thuộc. Nhớ cái hồi làm lớp trưởng cấp hai, mình là chuyên gia hát nhép lúc chào cờ. Xui phát là cái lớp mình nó quậy quá, chúng không thèm hát. Thế là lộ! Ấy vậy mà, bao nhiêu bài con nít, mình hát rất "pro", nó thuộc đến độ tự nhiên và không tưởng. Cho nên, suy cho cùng, mình cũng tạo được một ngày tám tháng ba ý nghĩa nhỉ!