Saturday, October 31, 2009

Lại phát động phong trào - ???

Bộ GD - ĐT chấn chỉnh việc thực hiện 'ba công khai'
Cập nhật lúc : 10:45 AM, 31/10/2009
Các trường sẽ phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như: đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên. Tính đến ngày 31/10/2009, số sinh viên trên một giảng viên chia theo ngành đào tạo, cơ sở vật chất.

Trước ngày 15/12/2009, các ĐH, CĐ phải công khai tại trường và báo cáo về Bộ cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế.

Trong phần công khai thu chi tài chính, các trường phải thông báo rõ mức học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học (năm học 2009-2010); các nguồn thu khác của trường; ngân sách nhà nước cấp và việc thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, học bổng và trợ cấp năm 2009; thu nhập bình quân mỗi tháng của giảng viên; cán bộ quản lý và của nhân viên phục vụ (năm 2008 và ước thực hiện năm 2009)...

Kết quả kiểm tra 11 ĐH đầu năm học 2009 - 2010 của Bộ GD - ĐT cho thấy, việc thực hiện “ba công khai” của các trường còn mang tính hình thức, các trường chưa tính toán được số học phí trong thực tế thiếu là bao nhiêu, chưa có kế hoạch cụ thể cho các mức chi từ nguồn thu được từ tăng học phí...
Nam Phương

Friday, October 30, 2009

Chuyện thật hay đùa - ????

May mà... thi trượt!

(VOV) - Việc cậu ấm con quan ở tỉnh P, có tên là N.Q.Đ đi thi cao học quản lý kinh tế khiến nhiều người giật mình lo lắng: Chẳng may mà cậu đỗ thì khổ cho nhiều người.

Bởi có chuyện là...

Thuở hàn vi, khi bố cậu còn là cán bộ ở một huyện miền núi, phần nuôi dạy khoán trắng cho người vợ chân quê. Đang học dở cấp II, cậu theo chúng bạn bỏ học lang thang nhiều năm, phải vất vả lắm bố cậu mới đưa được cậu về tái hoà nhập cộng đồng. Rồi cũng vất vả lắm, bố cậu mới bắt được cậu đi học bổ túc văn hoá hết được bậc THPT.

Ở một tỉnh miền núi thu ngân sách không đủ chi, mọi công trình xây dựng hạ tầng chủ yếu xin từ ngân sách. Cậu trở thành cầu nối giữa ông bố quyền lực với các giám đốc doanh nghiệp, lãnh đạo các huyện, thị, ban, ngành. Nhiều kết quả đấu thầu công trình được cậu thông báo trước và tất nhiên các “bên B” không bao giờ quên cậu. Với chức danh đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị, nhà nào muốn cơi nới, xây mới cao tầng mà không “hương khói” với cậu, thể nào cũng vài ba lần đình chỉ. Cậu tự nhiên có tiền, có rất nhiều tiền, nhà đẹp, xe camry đời mới, tiền tiêu như nước...

Rồi các đệ tử khuyên cậu tranh thủ ông cụ đang làm việc phải sưu tầm một số bằng cấp cần thiết để còn tiến thân. Ngộ ra điều cần phải làm, cậu làm hồ sơ để thi đại học tại chức. Chưa kịp nộp thì hiệu trưởng một trường trung cấp của tỉnh đang có nhu cầu xin vốn xây dựng trường chủ động gặp cậu và đề nghị cậu tham gia học lớp đại học tại chức liên kết mở tại trường. Có vào là có ra, cậu nghiễm nhiên thành kỹ sư mà rất ít khi phải đến lớp.

Các đệ tử lại khuyên: Bây giờ đang chuẩn hoá bằng cấp, phải “làm tý” cao học. Tưởng dễ ăn, cậu lại làm hồ sơ thi tuyển, ai ngờ kỳ thi nghiêm túc nên cậu trượt, không thành thạc sỹ được.

Dù không “làm khoa học”, nhưng mới đây, cậu lại được yên vị làm giám đốc một Công ty Nhà nước, và theo dự đoán của nhiều người, thời gian tới, cậu sẽ là lãnh đạo của thành phố trước khi ông cụ thân sinh nghỉ hưu.

Không biết con đường quan lộ của cậu sẽ đến đâu, nhưng dù sao, việc cậu không thành thạc sỹ cũng khiến nhiều người… thở phào và hy vọng./.

Thuận Thành (Báo TNVN)

Đoản Khúc Cuối Cho Em - Thùy Dương

Ông Nhân cần làm chứ đừng nói nữa!

30 năm chất lượng giáo dục đại học bị 'bỏ ngỏ'

Bộ GD&ĐT thừa nhận, do các trường chưa công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan, toàn diện, chất lượng đào tạo còn thấp.
> Sinh viên công lập đóng học phí cao ngất ngưởng

Ngày 29/10, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi Chính phủ báo cáo về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo đó, Bộ GD&ĐT thừa nhận, việc thành lập trường, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khoảng 20% trường được thành lập mới hoặc nâng cấp lên đại học từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ cam kết trong đề án khả thi thành lập trường và mở ngành, chưa chuẩn bị đồng bộ về đất đai, giảng viên, vốn đầu tư và điều kiện đảm bảo chất lượng khác.

Ngoài ra, hiện chưa có quy định bắt buộc về kiểm tra thực tế điều kiện cần thiết khi cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh; chế tài xử lý các trường không thực hiện đúng cam kết chưa đủ mạnh; chưa có quy định các trường phải xây dựng chuẩn năng lực người tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) nên chưa có cơ sở đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Các trường ĐH, CĐ vẫn tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn.

Bộ Giáo dục chủ trương thắt chặt tuyển sinh ĐH, CĐ để nâng cao chất lượng. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện, cả nước có 376 trường ĐH, CĐ với hơn 1,7 triệu sinh viên chính quy và 900.000 sinh viên tại chức, từ xa. Ảnh: Hoàng Hà.

Năm 2009, cả nước tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, gấp 4 lần năm 1997 và 14 lần năm 1987. Còn về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên. Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10%.

Dù đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng Bộ GD&ĐT vẫn phải thừa nhận, quản lý chất lượng giáo dục là khâu yếu nhất hiện nay. Chưa trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện.

Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, nhìn chung chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có chuyển biến trên diện rộng, chưa tạo được sự đồng hướng về lợi ích, sự quan tâm đủ mạnh đến chất lượng giáo dục giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội.

"Thực tế, gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất...; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học", người đứng đầu ngành giáo dục nói.

Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Phó thủ tướng lưu ý, trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%).

Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần.
Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp Bộ nhưng hiện nhiều Bộ, ngành khác cũng như UBND các tỉnh tự ý ban hành các văn bản chồng chéo. Ngoài ra, chưa có quy chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố về quản lý các trường này.

"Do đó, xét về tổng thể Bộ GD&ĐT chưa thể trả lời được 3 câu hỏi: Chất lượng đào tạo của các trường thế nào? Các trường tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo thế nào? Hiệu quả đầu tư từ ngân sách cho các trường ĐH, CĐ công lập thế nào?", ông Nhân cho biết thêm.

Báo cáo của Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh, các trường ĐH, CĐ không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng năm. Kết thúc năm học 2008-2009, 46% số trường không gửi báo cáo. Vì vậy, đến nay Bộ vẫn chưa có cơ sở dữ liệu đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trường ĐH, CĐ.

Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học không có cải thiện đáng kể và nếu không có giải pháp kiên quyết, có tính đột phá, chất lượng giáo dục đại học sẽ ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước.

Để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2009-2012, Bộ GD&ĐT đề xuất tổ chức thảo luận trong toàn ngành và xã hội xung quanh chủ đề "Làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo" nhằm không vì tiếp tục phát triển quy mô giáo dục đại học mà lại buông lỏng quản lý chất lượng.

Đồng thời, đổi mới hệ thống quản lý bằng cách hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của nhà trường trước tháng 6/2010; Quy định về phối hợp và phân cấp quản lý giữa Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành khác và UBND các tỉnh, thành phố đối với các trường ĐH, CĐ trước tháng 3/2010; Các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo trước tháng 12/2010.

Từ năm 2010 mỗi năm cử khoảng 1.000 giảng viên làm tiến sĩ ở trong nước và 1.000 giảng viên làm thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Từ năm học 2009-2010, thực hiện sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của 100% giảng viên. Triển khai xây dựng ký túc xá sinh viên, đảm bảo mục tiêu 60% sinh viên có chỗ ở tại ký túc xá vào năm 2020. Thực hiện thi và xét tuyển vào đại học nghiêm túc...

Tiến Dũng

Hãy lo đầu tư những chiến lược - đừng làm hề!

Nhiều giáo viên, học sinh ủng hộ quy định cấm 'váy ngắn'

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đồng phục, đề tài "cấm hay không cấm váy ngắn" khá rôm rả ở các trường học. Nhiều thầy cô, học sinh lo ngại váy ngắn học đường sẽ tạo phản cảm và nhiều chuyện tế nhị.
> Nữ sinh không được mặc đồng phục váy ngắn

Là sinh viên chuyên ngành kỹ thuật CĐ Bách Khoa (Hà Nội), nơi bóng dáng nữ sinh được coi là "của hiếm" và là đề tài tán chuyện thường xuyên, song Nguyễn Kim Thắng tỏ ra khá nghiêm túc khi nói đến đồng phục của các bạn nữ. Theo Thắng, ở bậc phổ thông, học sinh cần ăn mặc giản dị. "Mặc váy ngắn trên đầu gối không chỉ ảnh hưởng tới việc học mà còn nhiều vấn đề tế nhị nữa", sinh viên này bày tỏ.

Thẳng thắn hơn, sinh viên Nguyễn Hải Linh (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn -ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi mà điện thoại ghi hình phổ biến như hiện nay, việc mặc váy ngắn có thể tạo điều kiện cho việc quay lén, chụp ảnh không lành mạnh. "Nhiều bạn gái rất e ngại việc này. Mình nghĩ quy định của Bộ Giáo dục là hợp lý vì nó phù hợp với văn hóa của người Việt", Linh nói.

Băn khoăn với những bất tiện của bộ váy ngắn, Đỗ Bích Thủy (học sinh THPT Quang Trung) chia sẻ, những bạn thấp và béo sẽ rất ngại. "Hơn nữa, nếu mặc váy ngắn việc học thể dục rồi việc đi xe đạp đến trường cũng rất bất tiện. Việc cười đùa, chạy nhảy rất dễ bị tốc váy nên lúc nào cũng phải chú ý, thành ra không được tự nhiên", Thủy nói.

Nữ sinh Hà thành duyên dáng trong tà áo dài. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Theo Hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm (THPT DL Đinh Tiên Hoàng), trong môi trường giáo dục cần có những chuẩn mực và đặc thù riêng. Từ bậc THCS trở lên, các em phát triển rất nhanh cả về thể chất lẫn tâm lý, nếu người lớn không biết cách quan tâm, các em rất dễ phát triển lệch lạc.

"Có những em học sinh đùa giỡn quá trớn ngay trong giờ học, ngồi cả vào lòng nhau", thầy Lâm dẫn chứng.

Hiện ở trường Đinh Tiên Hoàng cả nam sinh và nữ sinh đều đồng phục quần sẫm màu, áo sơ mi trắng. Thầy Lâm cho biết, bộ đồng phục này vẫn sẽ được giữ nguyên, không tính đến phương án chuyển sang váy đối với nữ sinh.

Tại TP HCM, Hiệu phó THPT Lê Quý Đôn Hoàng Minh Thịnh cho biết, trường đã thực hiện quy định này từ nhiều năm nay. Về phía phụ huynh và học sinh khi phổ biến quy định này cũng nhẹ nhàng chấp nhận và không phản đối. Tuy nhiên, để quy định đi vào nề nếp nhà trường cũng có ban giám thị và đội cờ đỏ thường xuyên theo dõi.

"Trong môi trường sư phạm nếu học sinh mặc váy ngắn không kín đáo thì sẽ không hay và tạo nên hình ảnh phản cảm. Có những em phá cách đem cắt ngắn lên nhưng khi giám thị phát hiện đều báo cáo với phụ huynh phải may mới ngay lập tức. Cũng từ đó việc mặc váy theo quy định phải trùm quá gối được các em thực hiện nghiêm túc hơn và trở thành một thói quen không có gì gò bó", ông Thịnh nói.

Đồng tình với ý kiến trên, cô Thanh Nga giáo viên ở một trường THPT của quận Tân Bình cho rằng, vì còn trong độ tuổi mới lớn nhiều em có tâm lý thích khám phá và thể hiện sự thay đổi hình thể của mình nên muốn gây sự chú ý với bạn khác giới bằng việc khoe chân, khoe đùi và thường thích mặc váy ngắn. Điều này sẽ có thể làm nảy sinh nhiều rắc rối về tâm lý như kích thích sự tò mò của các bạn nam và dẫn tới những hậu quả không hay trong học đường.

"Việc giữ gìn một hình ảnh lịch sự, đúng thuần phong mỹ tục là điều cần thiết trong trường học". Cô Nga nói.

Ngay cả đối với học sinh, sinh viên cũng bày tỏ sự ủng hộ với quy định này. "Trong trường em có những khoa đồng phục váy đen áo trắng, nhưng chỉ thực hiện được một thời gian thì mỗi bạn lại tự thiết kế cho mình một kiểu, cuối cùng chẳng còn gì là đồng phục nữa. Thậm chí có bạn đến giảng đường mà bận váy ngắn hở cả bắp đùi chỉ làm tâm điểm chọc ghẹo cho mấy bạn nam", Nguyễn Hương khoa kế thiết kế thời trang ĐH Công nghiệp TP HCM nói.

Vừa nghe bạn bè bàn tán tin sắp tới tất cả các nữ sinh đến trường học đều không được mặc váy đồng phục ngắn trên đầu gối, Hà, trường Lê Hồng Phong đã lên tiếng: " Đi dự tiệc hay hoạt động ngoại khóa mặc nhìn còn được chứ đến trường mà mặc kiểu đó...", bỏ lửng câu nói rồi nữ sinh cùng nhóm bạn khúc khích cười đắt nhau đi.

Bên cạnh những ý kiến tán đồng, không ít người lấy dẫn chứng về đồng phục của học sinh nước ngoài và cho rằng không nên quy định quá cứng nhắc. Là một phụ huynh, anh Đào Lưu (Viện Khoa học Xã hội) cho rằng, nếu học sinh mặc đồng phục váy trùm đầu gối sẽ khá luộm thuộm, không gọn gàng.

"Tôi thấy các trường bên Trung Quốc, nữ sinh đi giày thể thao, tất kéo cao, váy ngắn (cao hơn đầu gối, thấp hơn bắp đùi) trông khỏe mạnh", anh Lưu cho biết.

Cũng với suy nghĩ khá cởi mở, sinh viên Từ Minh Chiến (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho rằng, vẫn có thể hòa hợp yếu tố thuần phong mỹ tục với bộ đồng phục váy ngắn. vì khi thiết kế, các trường sẽ phải tính đến yếu tố văn hóa.

"Xem phim Hàn Quốc thấy học sinh nước họ mặc váy ngắn rất đẹp và phong cách. Mình nghĩ nên để cho các nữ sinh viên mặc váy ngắn đến trường", Chiến nói.

Theo khảo sát của VnExpress.net, từ 5 đến 8/10, trong số hơn 14.000 ý kiến, có 58% độc giả tán thành với quy định cấm nữ sinh mặc váy ngắn. Tuy nhiên ý kiến phản đối cũng chiếm gần 40%.

Nguyễn Hoài - Hải Duyên - Đàm Vĩnh

Wednesday, October 28, 2009

Hãy cứ là tình nhân

Hãy cứ là tình nhân
Để mong mỏi đợi chờ
Để chiều chuộng nâng niu
Và sợ điều tan vỡ

Hãy cứ là tình nhân
Để tháng ngày hoa mộng
Để hẹn hò yêu đương
Và khắc khoải chờ nhau

….Em không thích làm vợ
Không thích anh là chồng
Chỉ muốn yêu muốn nhớ
Tìm nhau ở trong mơ

Đừng là vợ là chồng
Rồi nhìn nhau chán ngán
Hãy cứ là tình nhân
Để tình ta mênh mông.


Tuesday, October 27, 2009

Tưởng tượng

Tưởng tượng


Tưởng tượng về khuôn mặt người yêu năm cũ

Hồng như chiều hoàng hôn

Tưởng tượng nụ hôn bắt đầu từ đôi mắt

Ai ngờ mắt em sâu

Tôi chết đuối tình đầu

Gửi lại nơi này hàng cây buổi sáng

Bàn chân vệt cỏ đẫm sương

Đêm qua tôi vật vờ tìm quá khứ

Để quên nỗi nhớ tro tàn

Tưởng tượng tôi không còn trí nhớ

Đau khổ hơn trăm ngàn lần

Cô đơn an cư vào ý nghĩ

Mấy mùa đi mất tuổi xuân…

Tưởng tượng… bây giờ…

Không còn tưởng tượng nào hơn

Tôi bằng lòng

Tay trắng...


TƯỞNG TƯỢNG


Hãy tưởng tượng...
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai
nằm buồn thiu trong túi áo.
Hãy tưởng tượng...
chiều cuối năm chỉ có một mình
cùng lá rụng
con đường hun hút buồn tênh
nghe bài hát quen không có ai để nhìn nhau gật đầu
ly cà phê lơ đãng
quên bỏ đường
cái đắng không ở trên môi
cái đắng trong nỗi niềm không bày tỏ được.
Hãy tưởng tượng...
chân quen nỗi buồn về thăm
ngõ quen chỉ còn là ngõ cũ
núm chuông nhỏ ngủ yên trên cửa
không còn dấu tay người.
Hãy tưởng tượng…

một ngày ngước mặt nhìn trời gặp một chuyến bay
những chuyến bay chở sự sum họp của người này
nhưng chia ly của người khác
lòng không dưng sợ hãi cả bầu trời.
Hãy tưởng tượng...
chiếc ghế quen ngồi
căn phòng quen đến
có một ngày người quen thôi đến
bụi thời gian thầm lặng hơn cả nỗi lặng thầm.
Hãy tưởng tượng…

đi thôi, ngày đã cuối năm
trời đã cuối năm
gió đã cuối năm
ngõ đã chớm mùa xuân
giậu đã chớm vàng hoa cúc.
Hãy tưởng tượng

đi thôi, thời gian đã hết
em sẽ thấy niềm vui của anh
niềm vui có thể làm ta hét lên
có thể làm khóc được
khi mở mắt ra- mọi điều tưởng tượng
tất cả đều chỉ là tưởng tượng
thế thôi…


Anh - tình yêu trong tưởng tượng (Đào thị Trang)

Xin lỗi!
Vì chỉ khi buồn em mới nhớ tới anh
Còn những lúc vui em đâu cần anh biết
Và đến lúc con tim em mỏi mệt
Em mới ước được anh kề bên.

Em muốn có anh như muốn một cái tên
Để được gọi và được ngồi than thở
Về những khó khăn và những điều còn dang dở
Chẳng bao giờ là những niềm vui.

Anh có nghĩ em ích kỉ quá thôi
Em cũng không biết phải nói gì thêm nữa
Dẫu trăm lần em đã muốn sửa chữa
Nhưng chưa khi nào em thực sự quyết tâm.

Em tự hỏi vì sao anh vẫn cứ âm thầm
Đứng cạnh em, không bao giờ trách móc
Anh có biết em vẫn luôn thầm khóc
Vì chưa khi nào em thực sự có anh.

Anh chỉ là một ảo ảnh mong manh
Chưa một lần anh từng xuất hiện
Cứ phẳng lặng và rồi chợt tan biến
Để lại cho em những nỗi u buồn.

Và những chiều tan học mưa tuôn
Em chợt nhận ra mình vẫn còn đơn độc
Chỉ mình em trên con đường khó nhọc
Em quá mệt không thể nghĩ đến anh.

Con đường dài không người bạn đồng hành
Em ao ước có anh ở đó
Nắm tay em và nói những lời che chở
Để em dũng cảm bước tiếp con đường đời.

Nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng mà thôi
Không có gì ngoài những ảo giác
Đã bao lần em muốn được giải thoát
Nhưng không thể vì em quá yêu anh...

Khái niệm đỗ đại học không còn ý nghĩa

Dễ như... đỗ đại học!?

(ANTĐ) - Có lẽ chưa bao giờ các vị phụ huynh lại thấy việc cho con học đại học, cao đẳng lại dễ dàng như hiện nay. Thi trượt, không cần thi, thậm chí kể cả trượt tốt nghiệp THPT cũng vẫn được “mời” đi học. Thực trạng đó đang diễn ra ở nhiều làng quê ngoại thành Hà Nội.

Tuyển sinh ồ ạt chất lượng đào tạo sẽ như thế nào?

Nhà nhà có con em đỗ đại học

Làm văn thư tại xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín đã nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ bà Nguyễn Thị Nhàn lại thấy công việc của mình quá tải như 2 tháng vừa qua. Chỉ riêng trong tháng 8 và tháng 9 mỗi ngày bà Nhàn phải đạp xe tới hàng chục cây số để đi đưa những giấy báo trúng tuyển của các trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước tới tấp gửi về địa phương.

Chưa bao giờ tôi thấy học sinh quê tôi lại “học giỏi” đến như vậy, có đứa nhận tới 15-17 giấy báo trúng tuyển và gọi nhập học - bà Nhàn nói. Tính trung bình mỗi ngày bà Nhàn phải đưa tới 9 xã trong huyện Thường Tín khoảng 20 giấy báo. Lật giở cuốn sổ thống kê, bà Nhàn ước tính hiện cũng đã có xấp xỉ cả nghìn giấy báo trúng tuyển đại học. “Đơn cử như ngày 10-8 người ta gửi về cho tôi cả thảy 87 giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng, những ngày tiếp theo thì thưa hơn, nhưng cũng phải từ 40-50 giấy một ngày. Sang tháng 9, tưởng ít đi, nhưng thực tế lại không phải vậy. Ví dụ như ngày 3-9 tôi phải đi đưa tới 71 trường hợp có giấy báo đỗ đại học và cao đẳng” - bà Nhàn nói tiếp.

Cũng giống như bà Nhàn, ông Trần Văn Đủ - bưu tá xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lắc đầu ngán ngẩm khi được hỏi về công việc của mình: “Trong cuộc đời đưa thư của tôi có một loại thư mà bao giờ khi đi đưa cũng để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, đó chính là giấy báo nhập học đại học. Tôi nhớ ngày xưa, dù chỉ là giấy báo học trung cấp thôi, khối người nhận đã ôm chầm lấy tôi mà hôn lấy hôn để. Những tấm giấy đó là sự hy vọng, là ước mơ, hạnh phúc, tự hào của người nông dân đối với con em họ. Nhưng bây giờ thì nhàm rồi… Không hiểu bây giờ chúng nó học kiểu gì mà đỗ đạt “kinh khủng” thế. Nếu cứ căn cứ vào số giấy tôi phải đi đưa trong thời gian vừa qua thì ở xã tôi có đứa đỗ tới gần 20 trường đại học, cao đẳng và trung cấp các loại. Nhiều tới mức, khi tôi tới đưa giấy người ta cũng chỉ ném toẹt lên bàn rồi bỏ đi tát nước chứ chẳng thèm đọc xem giấy báo đỗ của trường nào”.

Mỗi học sinh nhận được hàng chục giấy báo nhập học

Sẽ bội thực cử nhân?

Ngày đưa con đi thi đại học, ông Nguyễn Văn Chiến, cán bộ LĐTBXH xã Thắng Lợi cứ khấp khởi đợi ngày có giấy báo. Thế rồi giấy báo về thật, nhưng không phải trường con ông đã thi trên Hà Nội mà là của một trường lạ hoắc lạ huơ đâu tận Nam Định. Một giấy, hai giấy rồi cả chục giấy cứ gửi về ùn ùn. Tìm hiểu kỹ, ông Chiến mới hiểu, thì ra bây giờ, các trường đại học, cao đẳng dân lập cứ thi nhau mọc lên như nấm tại khắp các tỉnh. Trường nào cũng thiếu học sinh, trong khi đó, danh sách thí sinh thì được cập nhật trên mạng Internet. Những thí sinh trượt NV1 vào các trường công lập là lập tức họ cũng có danh sách và cứ thế gửi giấy báo mời mọc về tận nhà. Ông Chiến than phiền: “Học phí của những trường đó cao gấp đôi những trường công lập. Mà chất lượng lại chẳng biết thế nào. Cho con mình đi học ở đó chẳng biết sau mấy năm có nên cơm cháo gì không nên tốt nhất, họ gửi giấy thì mặc họ”.

Trong số những gia đình có con em nhận được giấy gọi đi học đại học của xã Thắng Lợi thì gia đình ông Nguyễn Văn Bảo, ở thôn Đào Xá được liệt vào dạng quán quân vì có tới 15 giấy cả thảy. Dù làm nghề sửa xe đạp cọc cạch nhưng ông Bảo cũng mong con cái được học hành đến nơi đến chốn, thế nhưng con gái ông Bảo lại nhất quyết không chịu đi học mà quyết chí đi học ôn để năm sau thi lại. “Tôi cũng đã bảo con, thôi thì trường nào cũng là trường, học phí cao thật, nhưng con cứ chọn lấy 1 trường mà đi, bố nuôi được. Thế nhưng cháu nó lại lắc đầu quầy quậy: Mấy cái trường tào lao ấy thì học làm gì. Tốn tiền rồi ra lại chẳng xin được việc thì con học phí công” - ông Bảo nói.

Ông Lương Hữu Đốc - Chủ tịch MTTQ xã Đại Thắng là người đã kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã được vài năm. Hôm tôi đến, ông Đốc vừa trao xong giấy khen và phần thưởng cho số học sinh của xã đỗ đại học, cao đẳng năm 2009. Tổng cộng có 15 trường hợp cả thảy. Ông Đốc bảo: “Tổng giá trị số phần thưởng ấy khoảng 1 triệu. Năm nay chúng tôi chỉ trao cho những trường hợp đỗ chính quy thôi. Nếu không thì quỹ khuyến học của xã phá sản mất”. Lý giải cho việc này, ông Đốc than phiền: Nếu căn cứ trên giấy gọi nhập học thì có lẽ cả xã tôi đỗ đại học vì bây giờ các trường dân lập mới thành lập vơ vét học sinh khiếp quá. Đứa nào cũng có giấy gọi, kể cả các cháu không đi thi. Mà trường nào cũng đủ các hệ đào tạo từ liên kết đến từ xa, tới dạy nghề, văn bằng 2, rồi tại chức… Tâm lý con em nông dân thì cứ đi học đại học là oách, chẳng biết rồi học bừa phứa, không có hoạch định tương lại như thế sau này ra sẽ làm gì?

Nguyễn Long

Monday, October 26, 2009

Nữ toán học Việt Nam

Chuyện về nữ tiến sĩ Toán học xuất sắc của Việt Nam

Cô chính là tiến sĩ Nguyễn Thị Thiều Hoa; là 1 trong 3 nữ Tiến sĩ toán học của Việt Nam và là giáo sư tại một trường đại học danh tiếng ở Mỹ, đồng thời còn làm việc với một công ty phần mềm có tiếng tại Thung lũng Silicon (Mỹ).

Nữ tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Thiều Hoa

Chưa từng học... thêm!

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thị Thiều Hoa sinh năm 1959, lấy Bằng Tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ). Suốt những năm học trung học cơ sở và trung học phổ thông, cô đều học trong trường chuyên toán. Năm 17 tuổi, cô dẫn đầu đội tuyển Việt Nam gồm 7 thành viên mà chỉ có duy nhất cô là nữ, tham dự cuộc thi toán quốc tế tại Vienna (Áo) và giành được giải nhì (3 học sinh nam đạt giải ba).

Suốt 10 năm ngồi trên ghế phổ thông, năm nào Thiều Hoa cũng đạt học sinh giỏi. Điểm tiếng Nga bình quân luôn là 9,9. Hồi học lớp 7, điểm tổng kết các môn học chính như Toán, Lý, Hoá của Hoa đều đạt điểm 10. Lên đến cấp 3 thì điểm tổng kết Toán kỳ hai của năm cuối cấp là 9,9. Chỉ sơ qua những nấc thang thành tích học tập ấy, dường như ai cũng nghĩ hẳn cô được tôi luyện trong một môi trường học hành thật khắc nghiệt. Thế nhưng, những tiết lộ của cha cô - nhà báo Hàm Châu - lại là một bức tranh khác hẳn.

“Tôi không bao giờ ép con học nhiều. Hoa chưa từng học tư một giờ nào và chưa bao giờ thức quá 10 giờ tối. Theo tôi, nếu đứa trẻ có năng khiếu thì chẳng cần phải học ngày học đêm đâu”, cha cô chia sẻ. Có lần ông đi họp phụ huynh, thầy giáo chủ nhiệm nói: đề nghị các bác đừng than phiền khi các cháu học đêm vì tôi giao cho các cháu 250 đề toán để chuẩn bị thi lên chuyên toán cấp 3. Nhưng về nhà để ý vẫn chẳng thấy con gái học hành nhiều hơn mọi khi ông bèn hỏi: thầy cho nhiều đề toán thế sao con không làm đi. Thiều Hoa chỉ đáp: con đọc lướt qua, hiểu cách giải rồi, khi nào cần giải thì con làm. Trong thời gian ấy thì cô vẫn đi học piano. “Đấy, thực ra Thiều Hoa học hành cũng không vất vả gì lắm đâu”, ông Hàm Châu nói.

Ông cũng không trực tiếp dạy con gái vì cho rằng “các thầy dạy ở trường rất tốt rồi”. Nhưng ngược lại, ông đặt việc đi họp phụ huynh và nói chuyện với con là việc chính.

Trước đó, những năm tháng thơ ấu của Thiều Hoa cũng là những năm chiến tranh ác liệt, sự mong manh giữa sống và chết khiến con người ta dường như không quá quan tâm đến những chuyện học hành, thi cử. Gia đình Thiều Hoa cũng vậy. Cô phải đi sơ tán khỏi Hà Nội, rời xa những ngôi trường tốt nhất nhì Hà thành để về học ở trường làng và theo lời cha cô, nhà báo Hàm Châu thì “cũng không có sự chăm sóc hay dạy dỗ gì đặc biệt”. Thế nhưng, có lẽ do bẩm sinh thông minh nên Hoa vẫn học rất khá bất chấp điều kiện thiếu thốn về vật chất.

Thiều Hoa được chào đón khi chiến thắng từ Vienna trở về.

Nữ tiến sĩ thích đi... chân đất!

Những năm sơ tán rời Hà Nội về nông thôn dường như đóng vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc đời, sự nghiệp của cô sau này. 4 tuổi, cô đã bắt đầu phải tham gia lao động như mọi đứa trẻ nông thôn ngày ấy. Những tháng ngày lam lũ, cực nhọc nơi thôn quê đã khiến cô thấm thía hiểu rằng, bất kỳ sản vật nào, dù là củ khoai, củ sắn, mớ rau... đều phải rất vất vả mới có được chứ không phải tự dưng mà có. Cũng từ những năm tháng ở sau lũy tre làng, chỉ có những cánh đồng lúa bạt ngàn và những đàn trâu cày thơ thẩn gặm cỏ bên đường, cô bé Thiều Hoa ngày ấy đã rất thích đi chân đất trên đường làng.

Cha cô bảo: “Điểm này khiến con bé sau này rất yêu văn học. Khi trẻ còn nhỏ hình thành tư chất và cá tính như thế nào thì sau này, tư chất và cá tính ấy cứ thế phát triển lên. Nếu lúc bé, trẻ quen xa xỉ - không biết quý sản phẩm lao động; sống ích kỷ, khô khan thì lớn lên cũng vậy. Tôi cho rằng không phải cứ lớn lên ở thành thị, ở môi trường bê tông cốt thép là tốt cả đâu. Vì cuộc sống ở nông thôn giản dị, con người ở đó chất phác, gần gũi thiên nhiên”. Còn nữ tiến sĩ toán học thì tâm sự: “Cái được lớn nhất ngày ấy là không khí xã hội, môi trường xã hội rất lành mạnh. May mắn là tôi đã được sống trong sự lành mạnh ngay từ bé”.

Yêu văn chương nhưng dường như toán học đối với cô như số phận sắp đặt. Cha mẹ cô không hề định hướng rằng con gái phải theo cái này hay cái kia mà niềm say mê toán học là thiên bẩm dù ngày ấy, cô học môn gì cũng giỏi. “Nhưng tôi thích toán nhất vì đó là lĩnh vực chặt chẽ, chính xác nhất”, nữ tiến sĩ khoa học chia sẻ.

Điểm đặc biệt trong ngôi nhà của gia đình Thiều Hoa là sách. Sách nhiều đến nỗi bày khắp cả dãy phòng trên tầng 2, ngồn ngộn như một thư viện. Những giá sách ấy dường như liên tục được lấy xuống, liên tục có bàn tay con người sử dụng nên sạch bóng không một hạt bụi. Cha cô có trong tay tới 6 bằng Đại học, nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Trung... Và dường như lúc nào ông cũng học. Đã qua cái tuổi thất thập cổ lại hy nhưng ngày nào ông cũng xem các kênh truyền hình CNN, CCTV... và ghi lại những từ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc mới vào một cuốn sổ để học. “Cả hai vợ chồng đều đọc sách, ham học nên Thiều Hoa dường như cũng được ảnh hưởng. Nhưng con bé thích đọc cuốn gì thì tự lấy chứ tôi không bắt ép đọc cuốn này hay cuốn kia”, ông Hàm Châu kể.
Tiến sĩ Thiều Hoa chụp ảnh cùng bố và con gái

Nữ Tiến sĩ toán học Thiều Hoa may mắn được sinh ra trong một dòng họ khoa bảng. Trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam ghi dấu về 3.000 tiến sĩ và phó bảng trong 1.000 năm phong kiến, có rất nhiều người trong dòng họ của Tiến sĩ Thiều Hoa. Ông nội cô đỗ Tú tài; cụ nội cô cũng từng đỗ Phó bảng, người bác của cha cô thì làm đến Đông các Đại học sĩ.

Cô cũng may mắn được nuôi dạy bởi một nền giáo dục gia đình “không roi vọt”, được lớn lên trong sự tôn trọng. Cha mẹ cô không bao giờ nói nặng lời với con và rất tôn trọng nhân cách, ý kiến của con. “Bố mẹ không chỉ ra lệnh cho con mà hãy trao đổi ý kiến với con cái. Khi trao đổi có thể con có ý kiến khác với bố mẹ không nên bác bỏ ngay mà bố mẹ phải suy nghĩ vì có thể trẻ đúng. Bố mẹ nên nêu ý kiến của mình chứ đừng dùng mệnh lệnh. Phải làm sao để trẻ thấy điều đó là đúng và thực hiện theo. Không thể dạy con theo kiểu: phải làm thế này, phải làm thế kia, không nên gò ép con vào một cái khuôn cứng nhắc nào đó. Nhưng bố mẹ mà muốn con nghe, muốn con phục thì phải giỏi hơn chúng mới được”, cha cô nói. “Vì bố mẹ cư xử với con như vậy nên ngay từ nhỏ tôi cũng đã muốn tỏ ra xứng đáng”, nữ Tiến sĩ chia sẻ.

Theo Văn Phúc

Gia Đình & Xã Hội

Sunday, October 25, 2009

Lá Đổ Muôn Chiều

Lá Đổ Muôn Chiều

Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi mà phung phí đời em không tiếc nhớ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta

Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi

Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi
Thuyền rơi xa bến vắng người ơi
Hướng dương tàn tạ trong đêm tối
Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Tình anh một con thuyền bé chìm sâu đại dương một đêm nổi sóng
Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
Thuyền phiêu lãng từ nay không bến đổ

Lá đổ muôn chiều ôi lá úa phải chăng là những cánh đời em
đêm đêm lìa xuống trần tình vương hoen úa ôi những cánh đời mong manh.
Than tiếc mà chi chiếc lá vàng bay về cuối trời
làm lòng anh nhớ mãi người ơi.
Nhớ nhau từ làn môi đôi mắt.
đành tìm trong nét bút xa xôi.

Nhưng mỗi mùa thu chiếc lá vàng bay về cuối trời.
Thuyền tình không bến đỗ người ơi.
Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát.
đời vắng em rồi vui với ai.


Buồn - Nhớ


Trả em về lại ngày xưa

Trả em về lại ngày xưa
Trả em về với ngày chưa biết gì
Ngày em cô gái kiêu kỳ
Không yêu cũng chẳng so bì với ai
Trả em đôi mắt rất nai
Không vương đọng chút trả vay của đời
Trả em câu nói lỡ lời
" Em yêu anh nhất " một thời " thơ ngông "
Trả em về với non sông
Có mây có gió đi rong chẳng buồn
Trả em về với cội nguồn
Cái nơi ngõ dậu con chuồn chuồn bay
Trả em về với nồng say
Bên trăng tắm mát gió lay hoa cà
Trả em về với mái nhà
Có người Mẹ đợi ngọt ngào lời ru .








Saturday, October 24, 2009

Quê tui - Niềm tin và hy vọng!

Galileo đầu tư 1,68 tỷ USD vào Phú Yên

Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư tại Phú Yên. Ảnh. Minh Nguyệt
Ngày 24/10/2009, Công ty Galileo Investment Group, Inc (Hoa Kỳ), chủ đầu tư Dự án Thành phố sáng tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 1 là 1,68 tỷ USD đã nhận được Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng quy hoạch hai bên bờ sông Ba trên diện tích khoảng 1.000 ha tại Nam Tuy Hoà trở thành một trong những thành phố hiện đại của Việt Nam vào năm 2015.

Dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hoà được chủ đầu tư đặt mục tiêu trở thành siêu đô thị năng động, hiện đại, hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các lĩnh vực điện ảnh, công nghệ thông tin, giáo dục vào năm 2025. Tổng vốn đầu tư của cả Dự án lên tới khoảng 11,4 tỷ USD.

Với việc cấp giấy chứng nhận cho Dự án này, Phú Yên tiếp tục giữ vị trí là một trong 10 địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước.

Cũng trong ngày 24/10/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng đã chấp thuận tăng vốn đầu tư từ 10 triệu USD lên 60 triệu USD cho Dự án đầu tư mở rộng Khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc – Bãi Tràm; trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu đô thị Lệ Uyên, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên).


Khánh An - Báo Đầu tư

Xả stress - liếc xéo qua trường Bưởi!

Nữ sinh Chu Văn An xinh xinh trong nắng khai trường

(Dântrí) - “Thần dân” Chu Văn An có nhiều điều để tự hào về ngôi trường “như mơ” giữa Hà Nội của mình: Bề dày thành tích “đỉnh” khỏi nói, “background” tuyệt đẹp với kiến trúc Pháp cổ và những hàng cây cổ thụ xanh ngút mắt. Thêm điểm nhấn lung linh nữa, con gái xinh có tiếng…
Cùng ngắm nét rạng ngời của học sinh THPT Chu Văn An trong buổi sáng rực nắng, 5/9, đón ngày khai giảng năm học mới 2009-2010…


Ít nhất hơn chục lần nghe trống khai giảng, nhưng vẫn rộn ràng khó tả...

...với các "tân binh" lớp 10, càng náo nức hơn
Chút suy tư trước thềm năm học mới nhiều quyết tâm

Nét cười xinh xóa đi những bỡ ngỡ, để nhanh chóng nhập cuộc
Tự tin nổi bật giữa đám đông...
... và tỏa sáng

Nhí nhảnh "pose" ảnh...
Miệt mài ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất đời học sinh...
...ở ngôi trường giàu truyền thống bậc nhất Thủ đô

Thêm niềm tự hào về một không gian xanh...

...hiếm có


Một năm học mới bắt đầu, thật rạng rỡ...

... và lấp lánh niềm tin.

Mời quý độc giả chia sẻ những hình ảnh đẹp, kỳ thú với Dân trí qua email: bandoc@dantri.com.vn

Đàm Duy

Không hiểu bộ trưởng nói gì???? - Cái chỗ tô đỏ

Mở trường sai, sẽ xử lí trách nhiệm của Bộ trưởng

(Dân trí) - Bàn về Luật Giáo dục sửa đổi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc mở trường đại học đúng hay sai, trách nhiệm nên thuộc về Bộ trưởng GD-ĐT, không đẩy lên Thủ tướng.
Qui định Bộ trưởng có thẩm quyền quyết định thành lập trường, trừ các trường đặc biệt của dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã trở thành vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất trong buổi thảo luận tại tổ của Quốc hội sáng nay, 24/10.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Hữu Nghị)

Bộ trưởng chịu trách nhiệm đến cùng

Đại biểu Trịnh Thị Nga (Phú Yên) cho rằng, chỉ tính riêng ba năm gần đây có 48 trường đại học được thành lập, chia trung bình mỗi năm có 16 trường đại học ra đời. “Chúng ta căn cứ vào đâu để thành lập nhiều trường như thế?”, bà Nga lo ngại.

Bà Nga đề nghị, phải coi một dự án đầu tư thành lập đại học là dự án lớn, bởi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển và nếu giáo dục kém sẽ dẫn tới tụt hậu về kinh tế.

Thêm nữa, việc thẩm định điều kiện vật chất, kinh phí thành lập trường liên quan đến các bộ, ngành khác nên theo bà Nga, quyết định thành lập trường phải thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Bộ GD-ĐT chỉ tập trung quản lí hoạt động để nâng cao chất lượng.

Từ việc cấp phép sân golf, khi thuộc thẩm quyền Thủ tướng thì cấp ít, nhưng từ ngày giao cho tỉnh, cấp tràn lan, đại biểu Phạm Thị Hồng Nga (Hà Nội) lo ngại về tình trạng tương tự khi phân cấp thành lập trường.

Đáng nói hơn, vừa qua các trường được thành lập ồ ạt, có những học sinh đỗ nhiều trường đại học dân lập với… 7 điểm. “Bây giờ giao Bộ trưởng có sớm quá không hay để đến khi chuẩn bị đầy đủ hơn”, bà Nga băn khoăn.

Khác với 2 đại biểu tên Nga, đại biểu Đặng Ngọc Tùng cho rằng, ai quyết định thành lập không quan trọng, vấn đề là phải làm rõ trách nhiệm của người ra quyết định.

Ông Tùng cho biết, sau khi xảy ra vụ việc ở ĐH Phan Thiết, ông đã hỏi một Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nhưng Thứ trưởng này nói, trách nhiệm thẩm định thành lập ĐH không phải chỉ mình Bộ GD-ĐT, các Bộ khác đều có trách nhiệm như nhau và Bộ GD-ĐT chỉ trình lên Thủ tướng.

“Nói như vậy là hòa cả làng, vì chẳng ai chịu trách nhiệm”, ông Tùng phân tích.

Từ thực tiễn trên, ông Tùng đồng tình với việc giao cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập trường ĐH, còn các Bộ khác không nên tham gia. “Bộ GD-ĐT tự làm tự chịu, nếu làm sai phải cách chức Bộ trưởng, bởi Thủ tướng có bao giờ xuống tận nơi để quyết định thành lập trường, Thủ tướng chỉ ký trên cơ sở tờ trình của Bộ GD-ĐT”, ông Tùng nhấn mạnh.

Trước những ý kiến trái chiều của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân lí giải, Thủ tướng đã đảm nhận việc qui hoạch trường ĐH, CĐ cả nước, kí tiêu chuẩn lập trường, mở trường, đóng trường. Chính vì vậy, việc mở trường đúng hay sai, Bộ GD-ĐT xác định, trách nhiệm thuộc về Bộ trưởng, không đẩy lên Thủ tướng.

Theo ông Nhân, nếu làm sai Bộ trưởng chịu trách nhiệm và phải xử lí Bộ trưởng. “Bộ trưởng các Bộ giúp Thủ tướng quản lí ngành thì phải chịu trách nhiệm đến cùng”, ông Nhân nhấn mạnh.

Vẫn chưa sửa… “đúng gốc”

Đại biểu Trần Du Lịch nhìn nhận, Luật sửa đổi không cấp bách đến mức phải thông qua tại kì họp lần này, nhưng nếu có trót thông qua cũng không hại đến ai. Điều đáng nói theo đại biểu Lịch, luật sửa vẫn chưa “đúng gốc”, giống như cái nhà đang cần gia cố nhưng lại đi… trang trí nội thất.

Dẫn chứng ông Lịch nêu ra là tuyển sinh Đại học hiện nay với nguyện vọng 1, 2, 3 giống như những chuyến xe đò. Ai khoẻ leo lên trước, ai yếu ở lại đi xe sau, đằng nào thì cũng đi hết...”, ông Lịch phân tích.

Theo đại biểu này, kiểu “xe đò” như trên rất nguy hiểm cho chất lượng giáo dục, nhưng chưa được đặt ra giải quyết từ dự thảo luật.

Trong khi đó, đại biểu Lê Đăng Trừng lại cho rằng, búc xúc lớn nhất hiện nay của học sinh, của phụ huynh, của toàn xã hội là chương trình học bị quá tải. Theo ông Trừng, sinh học theo học chương trình này quá khổ, nhưng Luật sửa đổi không giải quyết được vấn đề.

Một số điều sửa đổi cụ thể của dự thảo luật cũng được đại biểu nhìn nhận “không có ý nghĩa”. Chẳng hạn, qui định về cán bộ quản lí, theo đại biểu Trịnh Thị Nga, chỉ mang tính “giải thích”, không làm rõ được vai trò, trách nhiệm quản lí cụ thể là gì.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Cúc (Hiệu trưởng trường THPT Gia Định, TPHCM) cũng cho rằng, dự thảo luật chưa tạo ra hành lang pháp lí cho người quản lí. “Chúng tôi muốn có quyền tuyển chọn giáo viên cũng như cho nghỉ những giáo viên chưa phù hợp với yêu cầu”, bà Cúc đề nghị.

Cấn Cường

Đại học - Học đại

ĐH Phan Thiết "nóng" trên bàn họp báo
21-10-2009 23:51:29 GMT +7
BẢO PHƯỢNG
Một phòng ký túc xá dành cho sinh viên vừa được nghiệm thu chiều 19-10. Ảnh: PHƯƠNG NAM

(PL)- Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, Trường đại học Phan Thiết có một hội trường 400 chỗ, 8 phòng học 50 chỗ và 2 phòng học 34 chỗ. Như vậy, trường hoàn toàn đáp ứng được quy mô đào tạo gần một ngàn sinh viên với điều kiện tổ chức đào tạo 2 ca/ngày.

“Đa số trường đại học mới thành lập vừa tuyển sinh vừa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đội ngũ giảng viên”. Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thị Hà khẳng định tại buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 tại một số sở GD&ĐT và 11 cơ sở giáo dục đại học vào ngày 21-10.

Hơn một nửa là giảng viên thỉnh giảng

Trong buổi họp báo, kết quả kiểm tra Trường đại học Phan Thiết là vấn đề được quan tâm nhất. Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, Trường đại học Phan Thiết có 63 giảng viên cơ hữu và 102 giảng viên thỉnh giảng. Trong số giảng viên cơ hữu chỉ có một phó giáo sư, bảy tiến sĩ và 35 thạc sĩ. Năm học 2009-2010, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 750 sinh viên, trong đó có 250 sinh viên cao đẳng.

Về việc Trường đại học Phan Thiết có tới 20 giảng viên cơ hữu chỉ có trình độ cử nhân, bà Hà cho biết: “Theo Luật Giáo dục, người có trình độ từ đại học trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đủ điều kiện để giảng dạy đại học”.

Bà Hà cũng cho rằng việc tăng cường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường đại học để nâng cao chất lượng giảng viên là công việc cần tiến hành lâu dài, nằm trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia. Còn thực tế hiện nay, các trường tư thục như Trường đại học Phan Thiết rất khó tuyển giảng viên cơ hữu.

Trả lời câu hỏi tại sao Trường đại học Phan Thiết không công khai danh sách giảng viên cơ hữu trên website như quy định, bà Hà cho biết Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu trường nhanh chóng thực hiện việc này.

Khu du lịch dùng làm trường học: Cũng được!

Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, Trường đại học Phan Thiết có một hội trường 400 chỗ, 8 phòng học 50 chỗ và 2 phòng học 34 chỗ. Như vậy, trường hoàn toàn đáp ứng được quy mô đào tạo gần một ngàn sinh viên với điều kiện tổ chức đào tạo hai ca/ngày.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Theo đề án xin phép thành lập, khu xây dựng Trường đại học Phan Thiết ở bên kia đường chứ không phải ở khu du lịch Làng cổ Mũi Né. Ngôi trường chuẩn đang được xây dựng. Trong điều kiện hiện nay, việc đợi đạt đến điều kiện thực sự chín muồi mới cho thành lập trường đại học là rất khó, nhất là ở một tỉnh khó khăn như Bình Thuận”. Theo Thứ trưởng Luận, trong điều kiện hiện tại, khu du lịch Làng cổ Mũi Né đủ đáp ứng nhu cầu học văn hóa của sinh viên.

Về vấn đề này, bà Hà cho biết việc các trường vừa xây dựng vừa tuyển sinh không phải cá biệt. Bộ GD&ĐT cho phép trong thời gian ba năm, các trường đại học có thể vừa tuyển sinh vừa bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất. “Nếu sau ba năm trường vẫn không đáp ứng được yêu cầu, Bộ sẽ có những chế tài như buộc ngừng hoạt động... Hiện chưa có trường nào bị đóng cửa nhưng đây cũng là hồi chuông cảnh báo để các trường đang thuê mướn địa điểm phải hoàn thành đúng kế hoạch trong đề án xin thành lập” - bà Hà nói.

Việc các trường tuyển sinh ngay khi chưa hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có thể không sai và đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, các sinh viên tại trường này sẽ phải đương đầu với một vấn đề: Họ có tới ba năm học trong những ngôi trường phải thuê mướn từ địa điểm cho đến giảng viên.

Tỉnh Bình Thuận muốn công khai kết quả kiểm tra

Ngày 21-10, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có kết quả kiểm tra Trường đại học Phan Thiết và công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT căn cứ kết quả kiểm tra có hình thức xử lý đối với các đơn vị vi phạm.

Trong công văn, UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng các thông tin về Trường đại học Phan Thiết trong thời gian qua chưa toàn diện, chưa đúng thực tế, làm mất uy tín nhà trường.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Trường đại học Phan Thiết đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cơ sở vật chất như đáp ứng đủ chỗ học cho trên 1.000 sinh viên, xây dựng ký túc xá cho trên 300 chỗ, trang bị hai phòng máy vi tính hiện đại (40 máy/phòng) kết nối ADSL, một phòng lab học ngoại ngữ, thư viện với trên 5.000 đầu sách... Trường cũng ký hợp đồng với giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng đủ định mức quy định. Theo UBND tỉnh, trường đã hội đủ các điều kiện để có thể triển khai công tác đào tạo ngay trong năm học 2009-2010.

PHƯƠNG NAM

Post vậy thôi - no comment

Giả cảnh sát dẹp nạn mại dâm

Bức xúc trước nạn mại dâm, bài bạc ở khu vực thị trấn Tân Nghĩa (Hàm Tân), Hùng và Dũng mạo nhận là công an đến một số nhà trọ bắt quả tang. Hàng chục gái bán hoa phải rời địa phương, quán đèn mờ phải đóng cửa.

Bị cáo Dũng và Hùng. Ảnh: Pháp Luật TP HCM

Ngày 23/10, dù VKS đề nghị giảm án nhưng TAND tỉnh Bình Thuận vẫn tuyên bác kháng cáo của Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Quang Hùng, y án sơ thẩm phạt mỗi bị cáo 9 tháng tù về tội giả mạo cấp bậc, chức vụ.

Muốn dẹp tệ nạn đang phát sinh tại khu vực thị trấn Tân Nghĩa, Hùng và Dũng đã mang giày loại dành riêng cho sĩ quan công an, cặp da đến một số nhà trọ bắt mại dâm, buộc phải làm cam kết thực hiện đúng quy định kinh doanh. Họ còn đến một số quán nước không được vi phạm an ninh trật tự, tổ chức đánh bạc.

Trong khoảng một tuần ngắn ngủi mạo danh cảnh sát, cả hai không hề vụ lợi đồng nào. Kết quả là hàng chục gái mại dâm đã rời địa phương, một quán đèn mờ phải đóng cửa. Do nghi ngờ hai “cảnh sát” quá mẫn cán này, người dân tố cáo. Hùng và Dũng bị bắt, sau đó bị TAND huyện Hàm Tân phạt mỗi người 9 tháng tù.

Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKS đã đề nghị tòa giảm án, chỉ phạt mỗi bị cáo 3 tháng tù là đủ để răn đe, giáo dục. Tuy nhiên, tòa không chấp nhận vì cho rằng hai bị cáo không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới và có nhân thân xấu.

Kết thúc phiên tòa, Hùng và Dũng đều thẫn thờ, cứ nấn ná không muốn rời phòng xử. Hùng rơm rớm nước mắt: “Khi nghe VKS nhận xét và đề nghị mức án, chúng tôi mừng lắm. Ai ngờ tòa lại không thông cảm”.

(Theo Pháp Luật TP HCM)

Friday, October 23, 2009

Trồng Hoa Cúc

Thích trồng hoa cúc để xem chơi
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng gần kề say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.

Hàn Mặc Tử

Nhớ



Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau


Nhớ nhau đăng đẳng suốt canh thâu


Bốn phương mây nước trời đôi ngả


Hai chữ TƯƠNG TƯ một gánh sầu

Thursday, October 22, 2009

Kẻ đi tìm tình yêu - Thấy cũng hay

Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Nhưng tìm mãi đên bây giờ không thấy
Tình yêu của tôi ơi? Anh là ai vậy?
Sao để tôi tìm, tìm mãi tên anh...

Chiều dần buông, thành phố vào đêm
Sân cỏ, đường cây từng đôi ríu rít
Họ may mắn hơn tôi, hay họ không biết
Nửa của mình hay nửa của ai?

Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Và có thể suốt đời không tìm thấy
Nếu thiếu anh tôi đành sống vậy
Không lấy nửa của ai làm nửa của mình

Cái na ná tình yêu thì có trăm ngàn
Nhưng đích thực tình yêu chỉ có một
Nên nhiều lúc lầm tưởng mình đã gặp
Nửa của mình nhưng nào phải của mình đâu

Không phải của mình, chẳng phải của nhau
Thì thượng đế ơi, đừng bắt tôi lầm tưởng
Bởi tôi biết khổ đau hay vui sướng
Là đúng sai trong tim nửa của mình

Tôi đi tìm anh, vâng tôi đã đi tìm
Và có thể trên đời này đâu có
Anh cũng đi tìm, tìm tôi như thế
Chỉ có điều chưa nhận ra nhau.

Wednesday, October 21, 2009

Chuyện tình

Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh !



Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.

Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.

Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.

Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...

Dew đã bước vào cuộc đời tôi.

Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.

Dew nói: “Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất”. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.

Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: “Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty”. Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.

Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.

Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.

Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, “Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?”. Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.

Lúc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.

Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau”. Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.

Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. “Anh có điều này muốn nói với em”, tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.

Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. “Anh muốn ly hôn”. Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.

Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ “Tại sao?”. “Anh nói thật đấy”, tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi “Anh không phải là đàn ông!”.

Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.

Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.

Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.

Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.

Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.

Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: “Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?”. Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: “Anh còn nhớ”.

“Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh”, cô ấy tiếp tục, “do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng”. Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.

Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. “Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi”, cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.

Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: “Cha đang ôm mẹ trên tay”. Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay”. Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.

Vào ngày thứ hai, chúng tôi “diễn” dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.

Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe". Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.

Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.

Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: “Có vẻ bế em không còn khó nữa”.

Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, “Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi”. Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.

Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.

Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.

Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: “Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".

Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: “Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy”.

Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. “Anh không bị sốt chứ”, cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. “Dew, anh xin lỗi”, tôi nói. “Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em”.

Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty. Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết “Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già”.

Monday, October 19, 2009

Đợi anh về

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.
do nhà thơ Konstantin Simonov viết, là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Bài thơ được sáng tác vào năm 1941 sau khi anh tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường thực hiện nghĩa vụ chiến đấu nơi tiền tuyến

Original version

Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.

1941

English version

to Valentina Serova

Wait for me, and I'll come back!
Wait with all you've got!
Wait, when dreary yellow rains
Tell you, you should not.
Wait when snow is falling fast,
Wait when summer's hot,
Wait when yesterdays are past,
Others are forgot.
Wait, when from that far-off place,
Letters don't arrive.
Wait, when those with whom you wait
Doubt if I'm alive.

Wait for me, and I'll come back!
Wait in patience yet
When they tell you off by heart
That you should forget.
Even when my dearest ones
Say that I am lost,
Even when my friends give up,
Sit and count the cost,
Drink a glass of bitter wine
To the fallen friend -
Wait! And do not drink with them!
Wait until the end!

Wait for me and I'll come back,
Dodging every fate!
"What a bit of luck!" they'll say,
Those that would not wait.
They will never understand
How amidst the strife,
By your waiting for me, dear,
You had saved my life.
Only you and I will know
How you got me through.
Simply - you knew how to wait -
No one else but you.

1941





Anh còn nợ em

HOA HẬU - PHÙ PHIẾM

Nguyễn Thị Huyền: 'Chuyện tôi cạo trọc đầu là có thật'

Trở lại với cái đêm đau đầu ấy, thú thực, tôi không còn hy vọng gì nữa khi Á hậu Ngọc Oanh nói với tôi: "Huyền là người rất tốt anh ạ, em cũng không muốn tin là chuyện ấy có thực. Nhưng, việc em nhìn thấy Huyền với cái đầu trọc lốc là có thật...".
> Bí mật của Nguyễn Thị Huyền/ Đằng sau những lời đồn thổi

Một sự hụt hẫng quá lớn đối với tôi. Làm sao bây giờ? Để có được cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004 diễn ra ở Tuần Châu, chúng tôi đã phải vượt qua biết bao khó khăn, áp lực, nhiều khi tưởng như bó tay.

Đầu năm 2003, vụ Hoa hậu Mai Phương "mất tích" đã làm chấn động dư luận. Khi Mai Phương trở về nhà và cho báo chí biết, cô đã bỏ nhà đi chơi với một người bạn gái thì dư luận rào lên chỉ trích.

Tiếp đến là cuộc thi người đẹp tuổi hoa do một ban của Trung ương Đoàn tổ chức đã xảy ra nhiều sơ suất dẫn đến đợt chỉ trích của dư luận. Báo chí trong Nam, ngoài Bắc rào lên chuyện bán "lúa non"... Rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị không cho học sinh đang học trung học thi...

Để có giấy phép cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004, chúng tôi đã phải tới "gõ cửa" rất nhiều nơi, gặp nhiều đồng chí cán bộ cao cấp để trình bày… Tôi còn nhớ, cuộc họp để quyết định có xin phép Bộ VHTT cho báo Tiền Phong thi Hoa hậu Việt Nam hay không do đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn chủ trì, có đủ tất cả các thành viên trong Ban Bí thư.

Trước tình hình dư luận bất lợi như vậy, mọi người đều thận trọng… Ngay trong tòa báo, cũng có người không muốn tổ chức.

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền. Ảnh: Tiền Phong.

Sau khi có được giấy phép của Bộ VHTT, một vấn đề nan giải nữa là "vấn đề đầu tiên - tiền đâu"?

Trước đó mấy tháng, một công ty TNHH đã ký với chúng tôi bản cam kết độc quyền lo tài trợ cuộc thi. Theo bản cam kết này, phía công ty TNHH nọ hứa sẽ có đủ 200-250 nghìn đô la Mỹ và phía họ được hưởng 15-25% hoa hồng.

Buổi đầu, chúng tôi cũng hơi yên tâm, nhưng càng gần đến ngày diễn ra cuộc thi vòng sơ khảo khu vực phía Nam và phía Bắc, phía đối tác vẫn chưa tìm được một nhà tài trợ nào…

Tình hình đã đến lúc "nhìn thẳng vào sự thật", trong một cuộc họp toàn cơ quan, tôi đã phải kêu gọi cán bộ, công nhân viên ai tìm được tài trợ cho cuộc thi, ban tổ chức sẽ trích 15% hoa hồng thưởng cho người đó!

Mấy ngày sau, nhà báo Thanh Chung, Phó giám đốc công ty Tiền Phong, báo cho tôi tin vui: Có một cơ quan đang xem xét việc nhận làm tài trợ chính cho cuộc thi. Tuy nhiên họ còn một số điều băn khoăn.

"Chị Hoài Anh, Giám đốc công ty Thủy Lộc nói là có quen biết anh. Anh thử gọi điện cho chị ấy xem sao". Hoài Anh, tôi nhớ ra rồi. Tôi từng đi công tác ở Nhật Bản với Hoài Anh. Lần đó, chúng tôi tham dự một cuộc hội thảo quốc tế về mỹ phẩm. Hoài Anh là đại diện độc quyền cho hãng Shiseido ở Việt Nam.

Là một thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, sau khi tốt nghiệp đại học, do một vài trắc trở riêng tư, Hoài Anh vào Sài Gòn lập nghiệp. Trở thành bà chủ trẻ với công ty Thủy Lộc, Hoài Anh đứng vào hàng "đại gia".

Tôi có cảm tình với Hoài Anh vì cách ứng xử rất chân tình của một người, tuy còn trẻ nhưng đã tỏ ra từng trải và hiểu biết. Là một doanh nhân, hàng ngày phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thương trường, Hoài Anh vẫn tỏ ra là người yêu cái đẹp và có bản lĩnh văn hóa vững vàng. Sau khi gọi điện trao đổi, một số băn khoăn được giải tỏa, Hoài Anh nhận lời làm nhà tài trợ chính cho cuộc thi.

Tuy số tiền tài trợ không được như ban tổ chức mong muốn đối với một nhà tài trợ chính (giấy mời tài trợ chính phải từ 100-150 nghìn USD), nhưng Hoài Anh chỉ có sáu bảy chục nghìn. (Sau đó, công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn có nhận tài trợ phụ, chủ yếu là sản phẩm vải lụa).

Sau khi nhận làm tài trợ chính cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004, Hoài Anh đã quyết định nhận làm tài trợ độc quyền cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006 do báo Tiền Phong tổ chức.

Trở lại với cái đêm đau đầu ấy, thú thực, tôi không còn hy vọng gì nữa khi Á hậu Ngọc Oanh nói với tôi: "Huyền là người rất tốt anh ạ, em cũng không muốn tin là chuyện ấy có thực. Nhưng, việc em nhìn thấy Huyền với cái đầu trọc lốc là có thật, em cam đoan là như vậy".

Gần 1h sáng, tôi vẫn đi lại trong phòng, đầu óc căng như dây đàn. Nếu điều đó là sự thật! Một vụ scandal, báo chí đưa tin, người ta đồn thổi…

Không chọn Huyền, Trân, sẽ chọn ai để trao vương miện? Cuộc thi hoành tráng quy mô, lần đầu tiên truyền hình trực tiếp… Sẽ phải giải thích thế nào trước hàng triệu người xem qua màn ảnh nhỏ? Vì sao không chọn Huyền, không chọn Chân Trân?

Tôi liền nhớ tới cuộc thi Hoa hậu toàn quốc 1992 do báo Tiền Phong tổ chức diễn ra ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP HCM. Lần ấy có hai người đẹp luôn theo điểm sát nhau qua các vòng thi là Hà Kiều Anh và Đ.X.M..

Về một khía cạnh nào đó, Đ.X.M. còn đẹp hơn, rực rỡ hơn Hà Kiều Anh. Gần đêm chung kết, tôi cũng đã nhận được một lá đơn tố cáo Đ.X.M. có con (tuy không có chồng).

Sau khi xác minh, điều tố cáo đó là đúng sự thật. Đ.X.M. đã có một đứa con, đang gửi cho một người bà con nuôi. Ban tổ chức họp và quyết định... đánh bài ngửa, gọi Đ.X.M. đến, nói rõ là em đã phạm quy, cách tốt nhất là em cáo ốm ở nhà, không lên sân khấu nữa.

Buổi đầu, Đ.X.M. không chịu. Giáo sư Nguyễn Quang Quyền cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều ở trong ban giám khảo bảo tôi để các anh thuyết phục cho. Đ.X.M. đồng ý.

Thế nhưng, đến đêm thứ hai của vòng chung kết, lại thấy Đ.X.M. xuất hiện. Giáo sư Quyền giận quá kéo Đ.X.M. ra, ông chỉ vào mặt và bảo: "Này, nếu cô không nghe lời, chúng tôi sẽ công bố với báo chí là cô đã có con… chưa chồng mà có con nghe chưa". Lúc ấy, Đ.X.M. mới chịu về.

Sáng hôm sau, mọi người hốt hoảng báo tin cho tôi: Đ.X.M. đã tự tử!

Hồng Tuyến, Hồ Ánh, Trưởng phó ban đại diện của báo ở TP HCM vội vàng vào bệnh viện. Đ.X.M. nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, mắt nhắm nghiền.

Chúng tôi mời giáo sư Nguyễn Quang Quyền đến. Ông là nhà trắc học cũng là một thày thuốc giỏi nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường đại học lớn tại Pháp, tại Anh.

Giáo sư Quyền vào bệnh viện, ông suy xét một lúc, hỏi chuyện những học trò của ông ở đó rồi bảo: "Không sao đâu. Nó đóng kịch đấy". Dẫu vậy, chúng tôi vẫn thay nhau động viên thăm hỏi Đ.X.M., cho tới lúc cô ta rời bệnh viện.

Cuộc thi Hoa hậu toàn quốc 1992 thành công vang dội. Anh Hai Tân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban TTVH Trung ương đã bảo tôi ngay sau đêm chung kết: "Dân ở đây cho rằng: Đã lâu mới có một sự kiện văn hóa gây chấn động như vậy".

Đó cũng là năm Hà Kiều Anh đăng quang Hoa hậu.

Ảnh: Lala Model.
Ảnh: Lala Model.

Liệu có như lần trước chúng tôi phải vận động Nguyễn Thị Huyền và Trịnh Chân Trân rút ra khỏi đêm thi chung kết với lý do cáo ốm như Đ.X.M hay không?

Tiếng chuông điện thoại cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Ông chủ đảo Tuần Châu gọi điện. Ông muốn gặp tôi nói chuyện. Hơn 12h đêm. Đào Hồng Tuyển tự lái xe đến nơi tôi ở. Chúng tôi cùng đi bộ dọc bãi biển thơ mộng của đảo Tuần Châu. Không biết bằng cách nào, Đào Hồng Tuyển đã biết chuyện. Ông cũng lo lắng không kém gì chúng tôi.

Trong đêm tổng duyệt, tôi cùng Đào Hồng Tuyển và nhà báo Thanh Chung ở ngoài sân khấu hàng giờ đồng hồ. Khi mọi người về nhà hết, chúng tôi vẫn ngồi lại giữa hàng ghế khán giả trong màn sương đêm thấm lạnh, trao đổi bàn bạc nhiều điều sao cho đêm chung kết diễn ra tốt đẹp nhất.

Tôi hỏi ông trong những người đẹp dự thi, ông "chấm" người nào. Đào Hồng Tuyển đưa ra nhận xét cũng gần giống ý kiến của Ban giám khảo. Hai thí sinh mà ông cho là đẹp nhất cuộc thi là Nguyễn Thị Huyền và Trịnh Chân Trân. "Nếu là thành viên Ban giám khảo, ông chấm người nào là Hoa hậu".

Đào Hồng Tuyển suy nghĩ một lát rồi nói: "Tôi chọn Trịnh Chân Trân". Nhưng đêm ấy, sau khi tôi về đến nhà, độ gần 1h sáng, ông lại gọi điện cho tôi bảo: "Tôi nghĩ lại rồi, Nguyễn Thị Huyền là Hoa hậu, Trịnh Chân Trân Á hậu…" (Sau này, Trịnh Chân Trân ngoài danh hiệu Á hậu 1, người được khán giả bình chọn nhiều nhất còn đoạt danh hiệu "Người đẹp Tuần Châu". Cô về làm việc cùng Đào Hồng Tuyển một thời gian ở Tuần Châu).

"Nếu hai người đó có vấn đề, sẽ chọn ai làm Hoa hậu?". Đào Hồng Tuyển hỏi tôi, như chính anh đang tự hỏi mình vậy. "Không có ai bằng họ cả, không có ai". Đào Hồng Tuyển lại tự bảo mình.

Đúng là không có thật. Không thể chọn ai là Hoa hậu nếu Huyền và Trân có vấn đề. "Hay là ta không chọn Hoa hậu nữa", có người đã bảo tôi như vậy trong cuộc thi Hoa hậu toàn quốc năm 1990.

Lần đó Ban giám khảo trong cuộc họp cuối cùng không thể nào đi đến thống nhất chọn ai làm Hoa hậu. Một nửa ủng hộ người đẹp Vân Anh (TP HCM), một nửa ủng hộ Nguyễn Diệu Hoa (Hà Nội). Hai giám khảo ở TP HCM dứt khoát phản đối việc chọn Diệu Hoa, hai giám khảo ở Hà Nội kiên quyết không chọn Vân Anh.

Tôi là trưởng Ban giám khảo, rất đau đầu. Tôi đã phải họp ban tổ chức để trao đổi. Ngay trong ban tổ chức, ý kiến cũng rất khác nhau. Có người bảo: Chọn Diệu Hoa, có người bảo: Vân Anh. Có ý kiến bảo: Thôi, không chọn Hoa hậu nữa, chỉ chọn Á hậu thôi!

Một cuộc thi Hoa hậu mà không có Hoa hậu, thật buồn cười. Thật không thể tưởng tượng được. Những cuộc thi khác, nếu không có giải nhất, chỉ có giải nhì hay giải ba cũng không sao. Nhưng thi Hoa hậu mà không có Hoa hậu thì… Lần ấy tôi đã quyết định. Nếu phần thi ứng xử, ai trả lời xuất sắc, sẽ chọn người đó là Hoa hậu. Cuối cùng, Diệu Hoa đã đăng quang.

Thấy tôi quá căng thẳng, Đào Hồng Tuyển bảo: "Thôi ta đi massage". Ở Hà Nội tôi chưa bao giờ đi massage nên cũng ngại. Đào Hồng Tuyển cười: Massage đúng nghĩa 100% đấy!

Tôi biết anh xây dựng Tuần Châu thành khu du lịch quốc tế hoàn toàn "sạch". Không những trong sạch về môi trường thiên nhiên mà môi trường xã hội cũng sạch. Ông chủ đảo Tuần Châu quyết tâm ngăn chặn từ xa mọi biểu hiện của ma túy, mại dâm. Ông quyết không cho mở các dịch vụ liên quan đến vấn nạn này.

Chỉ duy nhất có một khu massage cao cấp, đúng nguyên nghĩa của nó do Hoài Anh, Giám đốc công ty Thủy Lộc đầu tư…

Vì lo lắng cho cuộc thi, nhiều đêm tôi không ngủ được. Những tối ở Tuần Châu, tôi chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ. Có đêm, uống mấy viên thuốc ngủ mà vẫn không thể nào chợp mắt. Công việc cứ ngổn ngang trong đầu.

Báo Tiền Phong đã tổ chức nhiều sự kiện lớn, nhiều cuộc thi tầm quốc gia và khu vực nhưng không có cuộc thi nào chúng tôi phải tốn nhiều tâm sức như thi Hoa hậu. Lần nào cũng vậy. Có lần, một người trong Ban tổ chức bảo tôi: "Mệt mỏi quá rồi, hay ta nhường Hoa hậu cho nơi khác tổ chức".

Tôi cũng mệt mỏi thực sự. Nhớ lại cuộc thi Hoa hậu năm 1990, sau khi trao vương miện cho Hoa hậu Nguyễn Diệu Hoa, tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi suýt bị ngất trên sân khấu, may có người đỡ, tôi được dìu ra xe ôtô, phải đi cấp cứu trong đêm.

Ở phòng massage, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Gần 2h sáng, tôi và Đào Hồng Tuyển rời phòng massage. Về phòng, ngả lưng xuống là tôi ngủ một mạch đến sáng bạch, ngỡ quên đi mọi thứ rắc rối ở trên đời…

Buổi sáng, tôi thấy mình bình tĩnh lạ lùng. Linh cảm mách bảo rằng, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp…

Từ Hải Phòng, Vũ Tiến điện cho tôi đã có kết quả xác minh. Chính quyền phường, công an phường đều xác nhận tốt. Bản xác minh đã có dấu đỏ, đang chuẩn bị fax lên cho ban tổ chức.

"Còn cô Vũ Tuyết Oanh, đã tìm được cô ấy chưa?". "Cô Oanh không có ở Hải Phòng, hình như cô ấy đang ở Tuần Châu". Tôi liền điện cho Chu Thúy Hoa đi tìm cô Oanh ngay. Hơn một giờ sau, Chu Thúy Hoa, trưởng ban phụ trách thí sinh của cuộc thi đã tìm được cô Vũ Tuyết Oanh.

Bản xác nhận của cô Vũ Tuyết Oanh viết: "Tôi là Vũ Tuyết Oanh, chuyên viên Sở Thể dục thể thao Hải Phòng, cộng tác viên dạy thể dục thẩm mỹ cho câu lạc bộ Việt Tiệp, viết giấy này cam kết với tất cả lời nói của mình trong đoạn băng là đúng sự thật 100% (có băng ghi âm).

Tôi quen biết thí sinh Nguyễn Thị Huyền từ năm 13 tuổi, Huyền đến với CLB Thể dục thẩm mỹ Cung Văn hóa Việt Tiệp với mục đích tập luyện. Tôi cam đoan với Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004.

Những thông tin đồn đại về thí sinh Nguyễn Thị Huyền SBD 218, sinh viên Phân viện Báo chí tuyên truyền như Huyền là nạn nhân của một vụ đánh ghen bị cạo tóc… là hoàn toàn bịa đặt và vu khống.

Tôi xin cam đoan và khẳng định Huyền là con ngoan của gia đình, là một học sinh chăm, là người con gái mà ai gặp cũng quý mến, trong quan hệ nam nữ rất đúng mực.

Ngày 30/10/2004

Người cam kết
Vũ Tuyết Oanh

Số ĐTDĐ: 091.355.1705"

Từ Hải Phòng, bản fax giấy chứng nhận của cảnh sát khu vực và chính quyền phường cũng đã đến tay tôi. Bản xác minh viết: "Xác nhận: Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1983, đăng ký hộ khẩu thường trú tại số nhà 8/274 Hàng Kênh, Hải Phòng. Ở tại địa phương, cháu Nguyễn Thị Huyền chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa có sai phạm gì. Về quan hệ xã hội và quan hệ xóm phố luôn hòa thuận, gương mẫu; đến nay, địa phương chưa phát hiện gì phức tạp".

Ngày 30/10/2004

CSKV và đại diện chính quyền phường đã ký, đóng dấu đỏ.

Ảnh: Lala Model.

Trong cuộc họp chớp nhoáng với một số thành viên trong Ban tổ chức, có ý kiến đề nghị phải có bản cam kết của Huyền. Tôi thực sự băn khoăn. Chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ, Huyền sẽ phải lên sân khấu trình diễn trong đêm chung kết, trước hàng chục triệu khán giả của màn ảnh nhỏ, liệu Huyền có chịu đựng được thử thách này không?

Nhưng nghĩ lại, tôi thấy cũng có thể để Huyền biết, nếu Huyền thực sự trong sáng, thực sự có bản lĩnh. Không hiểu sao tôi tin là Nguyễn Thị Huyền sẽ vượt qua…

Huyền đón nhận tin này khá bình tĩnh và cô đã viết bản cam kết.

Bản cam kết của Huyền viết: "Tôi là Nguyễn Thị Huyền, tuổi 19; hiện trú tại 101, A2 - 123 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội (gần Phân viện Báo chí tuyên truyền nơi Huyền đang học). Là thí sinh dự thi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2004 mang số báo danh 218. Tôi viết bản cam kết này với lý do muốn cam kết không có những mối quan hệ bất chính, để xảy ra những việc như đánh ghen… làm ảnh hưởng đến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004.

Tôi rất mong có sự điều tra cụ thể từ phía Ban tổ chức để xóa bỏ những dư luận không hay làm ảnh hưởng đến cuộc thi.

Những lời trên đây tôi xin cam đoan là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm cũng như mọi biện pháp xử lý của ban tổ chức".

Tuần Châu, ngày 30/10/2004

Người làm đơn đã ký

Nguyễn Thị Huyền

Tôi như trút được gánh nặng. Việc của Huyền coi như đã xong. Còn Trịnh Chân Trân?

Từ TP HCM, Hồng Tuyến gọi điện cho tôi: Đã đi điều tra cụ thể, không có chuyện bố Chân Trân "xỏ nhầm giầy Tây". Bố Trân tuy đang sống ở Mỹ nhưng là một người kinh doanh thuần túy, chưa bao giờ làm hại đến ai. Chúng tôi yêu cầu Trịnh Chân Trân cho xem bằng thạc sĩ. May sao, cô vẫn mang theo bên mình. Bằng thạc sĩ của Trịnh Chân Trân là bằng thật 100%.

Tất cả những điều này, tôi đã báo cáo công khai trong ban giám khảo vào lúc 3h chiều trước khi diễn ra đêm cuối cùng của vòng chung kết…

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2004 thành công ngoài mong đợi của ban tổ chức. Sau cuộc thi, một cơ quan thăm dò dư luận của nước ta đã thống kê cho biết: Có gần 28 triệu người theo dõi đêm chung kết qua màn ảnh nhỏ.

Cuộc thi đã được báo chí bình chọn là một trong mười sự kiện văn hóa nổi bật nhất năm 2004. Đặc biệt khi Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền lọt vào top 15 người đẹp nhất hành tinh tại cuộc thi Hoa hậu thế giới 2004 (tổ chức tại Trung Quốc, Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Huyền đứng ở vị trí 11, trước Hoa hậu Trung Quốc nước chủ nhà đứng thứ 12) thì uy tín cuộc thi càng được nâng cao.

Đầu năm 2005, khi tôi đi làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Quốc tế ASEAN 2005 tổ chức tại Indonesia, nhiều địa phương xa xôi của quốc đảo này còn mang ảnh Huyền ra đón chúng tôi (vì ngỡ Huyền đi thi).

Sau này, trong chuyến đi làm từ thiện các tỉnh miền trong với Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, tôi hỏi chuyện "Cạo trọc đầu là thế nào? Chẳng lẽ Á hậu Ngọc Oanh bịa ra…".

Huyền cười. Cô nói: "Chuyện em cạo trọc đầu là có thật. Khi em đóng phim Thời xa vắng (phim được đánh giá cao tại Liên hoan phim quốc tế tổ chức ở Pháp - đạo diễn Hồ Quang Minh, kịch bản Lê Lựu), mọi người chê mái tóc của em. Trước đó, em bị ốm, nên tóc rụng nhiều, xơ xác… Sau khi xong phim, em quyết định cạo trọc đầu để nuôi lứa tóc mới… Nhờ vậy mà tóc em bây giờ mới được thế này".

Thì ra là vậy!

Người đời bảo "Không có lửa làm sao có khói". Nhưng người đời cũng lại bảo: Một trăm lời đồn chưa phải là sự thật. Ngoài sự bịa đặt do ghen ghét, đố kỵ mà những người nổi tiếng, thường phải gánh chịu. Nếu có lời đồn nào đó là sự thật, thì biết đâu đằng sau sự thật đó còn có một sự thật khác…

Mọi thứ đối với con người, nhân phẩm là thứ quý giá nhất. Mỗi lời đồn, mỗi sự thật đều phải được xác minh thận trọng, khách quan từ nhiều phía. Nếu không sẽ là tai họa, là sự đổ vỡ, không chỉ đối với một người…

Dương Kỳ Anh

(Theo Tiền Phong)