Saturday, August 23, 2014

Kinh trung bộ 101-150 - Thầy Thích Nhật Từ

Kinh Trung Bộ 51-100 - Thầy Thích Nhật Từ

Kinh Trung Bộ 1-50 - Thầy Thích Nhật Từ

Thời mạt pháp

Những năm gần đây, dư luận xôn xao về vấn nạn phạm giới của các tu sỹ Phật giáo. Thậm chí báo chí đăng tải khắp trên các mặt báo. Ai quan tâm chỉ cần làm một vài động tác search đơn giản, kết quả có đầy. Các bậc trưởng thượng trong Phật giáo có người lên tiếng mạnh mẽ phản đối, có người đứng ra bảo vệ với những lý lẽ riêng của họ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp (không tiện nói ra ở đây) nó quá rõ ràng và những lý lẽ bảo vệ đưa ra rất ngớ ngẩn và vô hình dung làm cho Phật giáo không còn ra thể thống gì.
Bỏ qua hết những trường hợp phạm giới nhẹ nhàng, ở đây mình đề cập đến một trường hợp khá nặng. Đó là vị đại đức Thích Thiện Từ (*), vị này vốn xuất thân là điệu ở tổ đình Châu An (498/1/2 Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp) của Ni Sư Thích Nữ Lệ Phát. Vị này phạm giới tà dâm với cô phật tử (có chồng con hẳn hoi). Nói ra điều này, mình hoàn toàn không thích tý nào. Tuy nhiên, với những bằng chứng rất rõ ràng là video clip trên mạng (**), mình phải nói ra với một lý do chính đáng, nhằm giúp cho các phật tử tránh xa những vị mà mình cứ nghĩ là minh sư trong con đường tìm đạo. Trong trường hợp này, vị tu sỹ phạm giới ngay trong chùa (theo quan sát trên clip) thì chiếu theo nghiệp báo xin trích ''Tà dâm trong phạm vi chùa, tháp; khi chết bị đọa làm Quỷ thường bị nhức đầu khốc liệt và bộ phận sinh dục thường bị lỡ loét, nhưng tội báo chính thức là ở Địa Ngục'' (***). Đây là một trường hợp khá nặng cho cả vị được gọi là sư và cô phật tử kia. Cô phật tử sai một thì vị làm thầy sai gấp bội.
Viết ra thế này mình đã chuẩn bị sẵn tư tưởng rằng mình sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các đệ tử của chùa, các phật tử ''thân hữu'' của vị này. Vì vị này cũng khá nổi tiếng trong tông phái Mật tông. Tuy nhiên, cái gì đúng thì phải nói và hệ lụy nếu có từ việc này mình sẵn sàng đón nhận. Miễn sao, mình nói không vì mục đích xấu nhằm bôi nhọ mà vì mục đích làm trong sạch Phật giáo. Từ đó người trong đạo và kể cả người ngoại đạo nhìn Phật giáo với sự kính ngưỡng vẹn toàn. Chỉ cần thế thôi, tâm sẽ an lạc!
Nhân tiện, mình cũng chỉ xin góp ý một điều dành riêng cho các vị tu sỹ trẻ. Các vị xin bớt nói chuyện đời mà tập trung chuyện đạo, mặc dù, Phật giáo có xu hướng mang đạo vào đời. Khổ nỗi, mang chuyện đời ra nói để lấy đạo độ người đời, nhưng đạo lực chưa uyên thâm thì người đời lại độ ngược lại mình. Cái đó chẳng có gì là khó hiểu, người đời sống lăn lộn từng trải với đời thì ''đời lực'' của họ hẳn hơn và chính cái đó nó đè bẹp cái đạo lực. Các vị trưởng thượng vẫn thường hay nói thế, đây mình chỉ kể lại. Ngược lại, các bậc trưởng thượng trong Phật giáo có thể giảng về đời là chuyện rất bình thường vì họ hiểu nhiều biết nhiều và đặc biệt họ có đạo lực uyên thâm. Nói vậy nhưng chẳng phải vậy, các vị đạo cao đức trọng thì rất ít nói và nói chỉ những điều rất đơn giản. Nói theo kiểu Phật giáo, họ nói những điều mà con nít vẫn có thể nói được nhưng người lớn lại làm không được.
Riêng đối với Phật tử, mình nhắn nhủ đôi điều. Rất nhiều Phật tử đắm đuối với những buổi thuyết pháp của những vị nói hay. Ai nói hay thì họ cho là minh sư là người có đạo lực uyên thâm là người thắp đuốc thay mình trên con đường tìm và hành đạo. Tuy nhiên, cầu đạo không phải cầu ở chỗ đó mà phải ''cạo đầu''. Nghĩa là sao, chúng ta đã lầm, người thuyết pháp giỏi thì chỉ cần có tài hùng biện mà tài thì khác xa với tâm. Trong Phật giáo, tâm là điều trọng là cái mà chúng ta hướng đến. Chưa chắc kẻ giỏi hùng biện lại có tâm tốt. Ngược lại, nhiều vị đạo cao đức trọng nhưng họ nói dở ẹc. Cái quan trọng, trong con đường tìm/hành đạo tự chúng ta tìm thấy những gì mình nghe là đúng, vì Phật có nói các con hãy tự thắp đuốc mà đi. Viết ra những dòng này cũng không ngoài mục đích giúp cho các Phật tử kiểm chứng những lời từ vị tu sỹ trên (mà các bạn từng coi vị này là minh sư). Chứ thực sự đả kích không phải là sở thích của mình. Ngoài ra, trên con đường tu tập chúng ta hãy tự tạo cho mình một ngưỡng giới hạn mà mình không dẫm đạp để vượt qua và luôn cập nhật ngưỡng ấy theo xu hướng tích cực dần dần. Có như vậy thì thời mạt pháp nhưng pháp chẳng bao giờ mạt!


(*) Thích Thiện Từ trước trụ trì chùa Quan Âm ở Sài Gòn, 102/4 Hà Huy Giáp, phường Thanh Xuân, quận 12, nay là trụ trì Quan Âm Đạo Tràng, 32 Parakeet Street , Inala QLD 4077 Australia, pháp danh Thích Thiện Từ, tuổi 39, tông phái Mật tông, chuyên hành trì mật chú Đại Bi.
(**) Mình không tiện đưa ra, vì nó rất nhạy cảm và không phù hợp với trang này. Ai muốn thì cứ search là ra. Hơn nữa, mình xem qua và kết luận đó là một chứng cứ khá vững chắc. Ai ghét thì kệ nhưng để phản bác lại chứng cứ này mình nghĩ là vô phương. 
(***) Tạng Thư Phật Học, Nghiệp Báo Của Phạm Giới, online: http://tangthuphathoc.net/gioiluat/1-cccltp-12.htm

Sunday, August 10, 2014

Lễ Vu Lan báo hiếu 2014













MỖI MÙA XUÂN THÊM MỘT LẦN DỐI MẸ

Nhớ năm ngoái mẹ có lần đã hỏi
Về chưa con sao vẫn thấy chưa về
Con lại phải thêm một lần nói dối
Chờ sang năm con hứa sẽ về quê

Nếu chẳng phải vì thay tờ lịch mới
Chắc là con không biết có Xuân sang
Ðời nước Mỹ tháng ngày trôi qua chóng
Chưa kịp xoay đã hết một năm tròn

Bỗng sực nhớ đến lời ai đã nhắc
Lại lo tìm câu nói dối cho xong
Mười một mùa xuân miệt mài đất khách
Con dối đi dối lại biết bao lần

Căn nhà cũ chắc năm nay mục nát
Tiền gởi về không đủ mẹ nuôi thân
Con gái lớn theo chồng đi nơi khác
Con trai đầu biền biệt chốn xa xăm

Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng

Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian

Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
Tuổi xứ người quần quật với tương lai

Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.

(Thơ Trần Trung Đạo, nhạc Nhật Ngân)