Monday, January 26, 2009

Nghe Cũng Hay

DEM THAY TA LA THAC DO


một đêm bước chân về gác nhỏ
chợt nhớ đoá hoa tường vi
bàn tay ngắt hoa từ phổ độ
giờ đây đã quên vườn xưa

một hôm bước qua thành phố lạ
thành phố đã đi ngủ chưa
đời ta có khi tựa lá cỏ
ngồi hát ca rất tự do
nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
từ những phố kia tôi về

ngày xuân bước chân người rất nhẹ
mùa xuân đa qua bao giờ
nhiều đêm thấy ta là thác đổ
tỉnh ra có khi còn nghe

một hôm bước chân về giữa chợ
chợt thấy vui như trẻ thơ
đời ta có khi là đốm lửa
một hôm nhóm trong vườn khuya
vườn khuya đoá hoa nào mới nở
đời ta có ai vừa qua

nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
tôi nghĩ quanh đây hồ như
đời ta hết mang điều mới lạ
tôi đã sống rất ơ hờ

lòng tôi có đôi lần khép cửa
chợt bên vết thương tôi quỵ
vì em đã mang lời khấn nhỏ
bỏ tôi đứng bên đời kia

Ngày xuân nên nói chuyện vui.


Đã thành thông lệ, cứ ngày đầu năm, ông bà nhắc nhở con cháu nên nói với nhau chuyện vui, không nói điềm gở.
Hôm nay, ngày đầu tiên của năm mới, tự mình phải biết đặt ra những tiêu chí để phấn đấu đạt được trong năm.
Năm này, mình không còn cày ở đất Sài Gòn để kiếm chút tiền lo cho vợ con.
Năm này, mình lao vào nghiên cứu để kiếm chút vốn kiến thức cho mình.
Hơi ích kỷ, nhưng đó là sự thật. Học là cho mình, học để thỏa mãn sự đảm mê, và học cho đỡ tức. Ai cũng có PhD (Push Human to Death), mình chưa có.
Ai đó nói học PhD để có kiến thức. Riêng mình, có PhD là để tự khẳng định mình, có PhD là để chứng minh mình không dở. (Nói vậy chứ dở ẹc - hehe)
Năm này, vợ mình, con mình sẽ khổ đây. Mà thật ra, vợ con sẽ khổ thêm 2 năm nữa. Thôi thì, không có việc gì dễ dàng vượt qua. Đường đi khó không vì ngăn sông cách nói, mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông. Câu này ai nói quên mất tiêu rồi. (Sẽ chú thích sau)
Mệt rồi, chắc bữa sau làm nốt.

Wednesday, January 21, 2009

Bài diễn văn của tổng thống Mỹ thứ 44

President Barack Obama's inauguration speech
Tue Jan 20, 2009 1:07pm EST

(Reuters) - The following is the full text of U.S. President Barack Obama's inauguration address on Tuesday. Obama, a Democrat, was sworn in on the steps of the Capitol as the 44th U.S. president around noon EST, taking over from President George W. Bush, a Republican.

"My fellow citizens:

I stand here today humbled by the task before us, grateful for the trust you have bestowed, mindful of the sacrifices borne by our ancestors. I thank President Bush for his service to our nation, as well as the generosity and cooperation he has shown throughout this transition.

Forty-four Americans have now taken the presidential oath. The words have been spoken during rising tides of prosperity and the still waters of peace. Yet, every so often the oath is taken amidst gathering clouds and raging storms. At these moments, America has carried on not simply because of the skill or vision of those in high office, but because We the People have remained faithful to the ideals of our forbearers, and true to our founding documents.

So it has been. So it must be with this generation of Americans.

That we are in the midst of crisis is now well understood. Our nation is at war, against a far-reaching network of violence and hatred. Our economy is badly weakened, a consequence of greed and irresponsibility on the part of some, but also our collective failure to make hard choices and prepare the nation for a new age. Homes have been lost; jobs shed; businesses shuttered. Our health care is too costly; our schools fail too many; and each day brings further evidence that the ways we use energy strengthen our adversaries and threaten our planet.

These are the indicators of crisis, subject to data and statistics. Less measurable but no less profound is a sapping of confidence across our land - a nagging fear that America's decline is inevitable, and that the next generation must lower its sights.

Today I say to you that the challenges we face are real. They are serious and they are many. They will not be met easily or in a short span of time. But know this, America - they will be met.

On this day, we gather because we have chosen hope over fear, unity of purpose over conflict and discord.

On this day, we come to proclaim an end to the petty grievances and false promises, the recriminations and worn out dogmas, that for far too long have strangled our politics.

We remain a young nation, but in the words of Scripture, the time has come to set aside childish things. The time has come to reaffirm our enduring spirit; to choose our better history; to carry forward that precious gift, that noble idea, passed on from generation to generation: the God-given promise that all are equal, all are free, and all deserve a chance to pursue their full measure of happiness.

In reaffirming the greatness of our nation, we understand that greatness is never a given. It must be earned. Our journey has never been one of short-cuts or settling for less. It has not been the path for the faint-hearted - for those who prefer leisure over work, or seek only the pleasures of riches and fame. Rather, it has been the risk-takers, the doers, the makers of things - some celebrated but more often men and women obscure in their labor, who have carried us up the long, rugged path toward prosperity and freedom.

For us, they packed up their few worldly possessions and traveled across oceans in search of a new life.

For us, they toiled in sweatshops and settled the West; endured the lash of the whip and plowed the hard earth.

For us, they fought and died, in places like Concord and Gettysburg; Normandy and Khe Sahn.

Time and again these men and women struggled and sacrificed and worked till their hands were raw so that we might live a better life. They saw America as bigger than the sum of our individual ambitions; greater than all the differences of birth or wealth or faction.

This is the journey we continue today. We remain the most prosperous, powerful nation on Earth. Our workers are no less productive than when this crisis began. Our minds are no less inventive, our goods and services no less needed than they were last week or last month or last year. Our capacity remains undiminished. But our time of standing pat, of protecting narrow interests and putting off unpleasant decisions - that time has surely passed. Starting today, we must pick ourselves up, dust ourselves off, and begin again the work of remaking America.

For everywhere we look, there is work to be done. The state of the economy calls for action, bold and swift, and we will act - not only to create new jobs, but to lay a new foundation for growth. We will build the roads and bridges, the electric grids and digital lines that feed our commerce and bind us together. We will restore science to its rightful place, and wield technology's wonders to raise health care's quality and lower its cost. We will harness the sun and the winds and the soil to fuel our cars and run our factories. And we will transform our schools and colleges and universities to meet the demands of a new age. All this we can do. And all this we will do.

Now, there are some who question the scale of our ambitions - who suggest that our system cannot tolerate too many big plans.

Their memories are short. For they have forgotten what this country has already done; what free men and women can achieve when imagination is joined to common purpose, and necessity to courage.

What the cynics fail to understand is that the ground has shifted beneath them - that the stale political arguments that have consumed us for so long no longer apply. The question we ask today is not whether our government is too big or too small, but whether it works - whether it helps families find jobs at a decent wage, care they can afford, a retirement that is dignified. Where the answer is yes, we intend to move forward. Where the answer is no, programs will end. And those of us who manage the public's dollars will be held to account - to spend wisely, reform bad habits, and do our business in the light of day - because only then can we restore the vital trust between a people and their government.

Nor is the question before us whether the market is a force for good or ill. Its power to generate wealth and expand freedom is unmatched, but this crisis has reminded us that without a watchful eye, the market can spin out of control - and that a nation cannot prosper long when it favors only the prosperous. The success of our economy has always depended not just on the size of our Gross Domestic Product, but on the reach of our prosperity; on our ability to extend opportunity to every willing heart - not out of charity, but because it is the surest route to our common good.

As for our common defense, we reject as false the choice between our safety and our ideals. Our Founding Fathers, faced with perils we can scarcely imagine, drafted a charter to assure the rule of law and the rights of man, a charter expanded by the blood of generations. Those ideals still light the world, and we will not give them up for expedience's sake. And so to all other peoples and governments who are watching today, from the grandest capitals to the small village where my father was born: know that America is a friend of each nation and every man, woman, and child who seeks a future of peace and dignity, and that we are ready to lead once more.

Recall that earlier generations faced down fascism and communism not just with missiles and tanks, but with sturdy alliances and enduring convictions. They understood that our power alone cannot protect us, nor does it entitle us to do as we please. Instead, they knew that our power grows through its prudent use; our security emanates from the justness of our cause, the force of our example, the tempering qualities of humility and restraint.

We are the keepers of this legacy. Guided by these principles once more, we can meet those new threats that demand even greater effort - even greater cooperation and understanding between nations. We will begin to responsibly leave Iraq to its people, and forge a hard-earned peace in Afghanistan. With old friends and former foes, we will work tirelessly to lessen the nuclear threat, and roll back the specter of a warming planet. We will not apologize for our way of life, nor will we waver in its defense, and for those who seek to advance their aims by inducing terror and slaughtering innocents, we say to you now that our spirit is stronger and cannot be broken; you cannot outlast us, and we will defeat you.

For we know that our patchwork heritage is a strength, not a weakness. We are a nation of Christians and Muslims, Jews and Hindus - and non-believers. We are shaped by every language and culture, drawn from every end of this Earth; and because we have tasted the bitter swill of civil war and segregation, and emerged from that dark chapter stronger and more united, we cannot help but believe that the old hatreds shall someday pass; that the lines of tribe shall soon dissolve; that as the world grows smaller, our common humanity shall reveal itself; and that America must play its role in ushering in a new era of peace.

To the Muslim world, we seek a new way forward, based on mutual interest and mutual respect. To those leaders around the globe who seek to sow conflict, or blame their society's ills on the West - know that your people will judge you on what you can build, not what you destroy. To those who cling to power through corruption and deceit and the silencing of dissent, know that you are on the wrong side of history; but that we will extend a hand if you are willing to unclench your fist.

To the people of poor nations, we pledge to work alongside you to make your farms flourish and let clean waters flow; to nourish starved bodies and feed hungry minds. And to those nations like ours that enjoy relative plenty, we say we can no longer afford indifference to suffering outside our borders; nor can we consume the world's resources without regard to effect. For the world has changed, and we must change with it.

As we consider the road that unfolds before us, we remember with humble gratitude those brave Americans who, at this very hour, patrol far-off deserts and distant mountains. They have something to tell us today, just as the fallen heroes who lie in Arlington whisper through the ages. We honor them not only because they are guardians of our liberty, but because they embody the spirit of service; a willingness to find meaning in something greater than themselves. And yet, at this moment - a moment that will define a generation - it is precisely this spirit that must inhabit us all.

For as much as government can do and must do, it is ultimately the faith and determination of the American people upon which this nation relies. It is the kindness to take in a stranger when the levees break, the selflessness of workers who would rather cut their hours than see a friend lose their job which sees us through our darkest hours. It is the firefighter's courage to storm a stairway filled with smoke, but also a parent's willingness to nurture a child, that finally decides our fate.

Our challenges may be new. The instruments with which we meet them may be new. But those values upon which our success depends - hard work and honesty, courage and fair play, tolerance and curiosity, loyalty and patriotism - these things are old. These things are true. They have been the quiet force of progress throughout our history. What is demanded then is a return to these truths. What is required of us now is a new era of responsibility - a recognition, on the part of every American, that we have duties to ourselves, our nation, and the world, duties that we do not grudgingly accept but rather seize gladly, firm in the knowledge that there is nothing so satisfying to the spirit, so defining of our character, than giving our all to a difficult task.

This is the price and the promise of citizenship.

This is the source of our confidence - the knowledge that God calls on us to shape an uncertain destiny.

This is the meaning of our liberty and our creed - why men and women and children of every race and every faith can join in celebration across this magnificent mall, and why a man whose father less than sixty years ago might not have been served at a local restaurant can now stand before you to take a most sacred oath.

So let us mark this day with remembrance, of who we are and how far we have traveled. In the year of America's birth, in the coldest of months, a small band of patriots huddled by dying campfires on the shores of an icy river. The capital was abandoned. The enemy was advancing. The snow was stained with blood. At a moment when the outcome of our revolution was most in doubt, the father of our nation ordered these words be read to the people:

"Let it be told to the future world...that in the depth of winter, when nothing but hope and virtue could survive...that the city and the country, alarmed at one common danger, came forth to meet."

America. In the face of our common dangers, in this winter of our hardship, let us remember these timeless words. With hope and virtue, let us brave once more the icy currents, and endure what storms may come. Let it be said by our children's children that when we were tested we refused to let this journey end, that we did not turn back nor did we falter; and with eyes fixed on the horizon and God's grace upon us, we carried forth that great gift of freedom and delivered it safely to future generations."

© Thomson Reuters 2009 All rights reserved

Sunday, January 18, 2009

Ý thức được tạo ra từ giáo dục

Ý thức người dân quá kém khi xả rác ngày ông Táo

Tôi biết ở Singapore xả một tàn thuốc cũng bị phạt tiền có khi bị phạt tù, lao động công ích. Còn ở Việt Nam, người dân xả rác ngoài đường có bị phạt không? (trungle)

Nếu như việc này khó để người dân có ý thức, chúng ta nên tìm ra cách giải quyết như tìm một tìm thành phố nào để thí điểm, phạt tiền, lao động công ích ngoài đường, lượm rác...

Người gửi: Nguyễn Đức Huyền

Tôi có anh bạn người nước ngoài muốn xem thả cá chép sau khi cúng ông Táo. Anh ta rất phấn khích khi quan sát rất nhiều người ra hồ Giảng Võ để thả "ngựa" của Táo Công xuống hồ. Tôi giải thích cặn kẽ tục cúng ông Táo, đốt vàng mã... anh bạn rất thú vị.

Khi nhìn thấy người dân vứt rác "hồn nhiên" đầy bờ, rồi có người còn vứt cả xuống hồ thì anh ta cứ nhìn tôi như muốn hỏi "Thả cá thì thả cả túi rác à?". Tôi xấu hổ giải thích là họ quá phấn khích khi đua nhau thả "ngựa" Táo Công như thi đua ngựa nên "quá say sưa".

Nhưng tôi nghĩ đây là đúng chất văn hóa "phá chợ hoa", "phá hội hoa Anh Đào". Tôi buồn cho nếp sống này từ lâu đã xâm nhập vào lối sống của Hà Thành. Không hiểu rồi đến bao giờ Hà Nội mới trở lại những giá trị văn hóa xưa đã thành tựu từ mấy ngàn năm.

Đâu là giải pháp ngăn chặn việc vứt rác bừa bãi? Gửi ý kiến tại đây.

Saturday, January 17, 2009

Thêm một cái tát thẳng vào mặt bộ Giáo Dục

Sinh viên còn chưa sống đẹp

16/01/2009 17:20
Nhiều SV thiếu ý thức trau dồi học hỏi để sống tốt hơn -ảnh:Hải Yến

Xả rác ra đường, không nhường chỗ cho người già và phụ nữ mang thai trên xe buýt, thờ ơ trước những số phận kém may mắn... là những chuyện có thật trong một bộ phận giới trẻ, trong đó sinh viên (SV) chiếm không ít.

Vì thế ông Biện Chương Dương, người có tham luận về văn hóa xe buýt của SV khẳng định hiện nay nhiều SV đã áp dụng “chiến thuật 3 không” một cách triệt để. Đó là “không thấy – không nghe – không biết” khi đi trên xe buýt, cũng như khi tham gia giao thông, sinh hoạt nơi công cộng... Tất cả cũng nhằm mục đích có được một chữ “không” khác nữa: không mất chỗ!

“Nhật ký đi đường”

“Lão thạc sĩ” ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” chuyên nghiên cứu về phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh đã hài hước kể lại “nhật ký đi đường” của mình tại hội thảo “Sinh viên và những giá trị đạo đức – nhân văn trong nếp sống văn minh đô thị” do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM phối hợp với chuyên ngành Tâm lý học trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 14.1: “Tôi đi từ nhà ở Hóc Môn xuống Bình Thạnh bằng xe lam. Trên xe có 8 em nữ sinh cấp hai, em nào cũng mặc áo dài trắng rất tươm tất và dễ thương, khi tôi chuẩn bị bước lên xe tất cả các em đều cúi gằm mặt xuống và coi như không biết, không thấy. Cho tới khi anh tài xế la lên “nhường chỗ cho bà già với chứ” thì một người đàn ông lớn tuổi ngồi trong xe đứng dậy”.

Hành trình của thạc sĩ Oanh được tiếp tục bằng cảnh đi bộ trong một con hẻm, suýt nữa bà đã hứng phải nước bọt của người đàn ông phun ra từ trong nhà, đi được vài bước thì bà lãnh trọn một tàn thuốc của anh chàng đi xe máy và thêm vài bước nữa thì gặp đứa trẻ đang ngồi trên tay mẹ tè vồng ra đường xém bay vào mặt bà. “Bệnh đái đường đã được “giáo dục” từ bé như vậy” – Thạc sĩ Oanh đùa dí dỏm.

Nói về thực trạng việc lựa chọn các giá trị đạo đức nhân văn trong định hướng lối sống của SV TP.HCM hiện nay, TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn đã tiến hành nghiên cứu trên 873 SV tại các trường ĐH-CĐ, kết quả cho thấy giá trị được xếp cuối cùng là “vì lợi ích cộng đồng”, “biết chấp nhận người khác” và “hy sinh”, chứng tỏ ý thức “mình vì mọi người” của SV còn rất thấp.

“Cái tôi của SV quá lớn, lợi ích cá nhân đã được đặt lên trên lợi ích cộng đồng. Sự ích kỷ cực đoan này cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều SV cư xử thiếu ý thức nơi công cộng” – Thạc sĩ Oanh nhận xét.

Sống đẹp từ khi còn... con nít

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ - khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM nêu một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên trong giới trẻ là quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội ngày nay khá lỏng lẻo do cha mẹ không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, sự thiếu gương mẫu của người lớn cũng có tác động không tốt tới sự hình thành nhân cách trong con trẻ. Một đứa bé được lớn lên trong môi trường (gia đình, xã hội) còn nhiều bất cập ắt sẽ biến thành những công dân chưa thực sự trân trọng những giá trị đạo đức và nhân văn.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh cũng kể lại chuyện cách đây hơn 40 năm khi bà có dịp đi công tác ở Nhật, bà được chứng kiến cảnh các em học sinh băng qua đường một cách trật tự và ý thức. “Trên lề đường có những cái hộp như hộp đựng dù, trong đó có những cây cờ. Một học sinh đi đầu tiên lấy một cây cờ ra và giơ cao lên, các em đi sau cũng tập trung lại rồi cả nhóm cùng băng qua đường. Tất cả xe hơi đều dừng lại đợi đến khi các học sinh đi qua mới tiếp tục lăn bánh. Sang tới nơi, em cầm cờ lại cất cây cờ vào một cái hộp khác cũng được đặt ngay bên đường”. TS tâm lý học Tô Thị Ánh cũng kể thêm chuyện khi đi công tác ở Tiệp Khắc (cũ), vừa bước lên toa xe điện thì có 7 – 8 bạn trẻ lập tức đứng dậy nhường chỗ...

Tham gia hội thảo, SV Nguyễn Minh Lý – Học viện Hành chính quốc gia nói có nhiều bạn SV thiếu ý thức không phải do cố ý, họ vẫn không đồng tình với những hành vi xấu, tuy nhiên lại không phản ứng gay gắt hoặc vẫn hồn nhiên vi phạm.

Hiện nay, Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM, Nhà văn hóa Thanh niên vẫn thường tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ... nhằm chuyển tải nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức nhân văn, lối sống văn minh cho bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải SV nào cũng hứng thú tham gia. Điều đó chứng tỏ không ít SV từ lâu đã bị thiếu hụt trong cách nghĩ, cách ứng xử nhưng vẫn không tự mình học hỏi, trau dồi để sống tốt hơn.

Mỹ Quyên

Friday, January 16, 2009

Lại chuyện Hoa Hậu 2

BUÔN
Gia đình Thùy Dung sẽ kiện người nói Hoa hậu đánh bạn
Thứ bảy, 17/1/2009, 09:53 GMT+7

Phản hồi lời kể của thầy Nguyễn Đình Hòa, từng là giáo viên ngữ văn tại trường THPT tư thục Quang Trung, Đà Nẵng, nơi HH Thùy Dung đã và đang học, bố mẹ Hoa hậu khẳng định: "Không có chuyện chúng tôi đồng lõa với việc bỏ học của Dung, càng không có chuyện Dung cầm guốc đánh bạn, chúng tôi sẽ kiện tới cùng...”

Bố Hoa hậu Thùy Dung bức xúc cho biết: “Gia đình chúng tôi luôn mong muốn cho em Dung đi du học để có một công việc ổn định, vững chắc cho tương lai bởi có sự đỡ đần của chị gái Dung là sự thật. Nhưng chúng tôi chưa hề đồng lõa cho con mình bỏ học đi chơi như bài báo nói.

thuydung1.jpg
Hình ảnh Thùy Dung khi đang là ứng cử viên sáng giá cho ngôi Hoa hậu tại cuộc thi Hoa hậu VN 2008 tại Hội An. Rất tiếc là khi nhận được vương miện cũng là khi cô phải đối diện với quá nhiều vấn đề phức tạp

Làm cha làm mẹ, chúng tôi không thể chiều con theo kiểu nó nhắn tin một cái thì lên xin nhà trường cho nghỉ học rồi về nhà lướt phố, có ai làm thế không?

Con gái chúng tôi cũng chưa bao giờ cầm guốc đánh bạn như lời kể của thày Hòa trên trang báo. Nếu chúng tôi nói rằng, vì mâu thuẫn với trường mà ông thầy kia đã nghỉ dạy ở đó thì ông ta nói sao? Sao lại bịa đặt những chuyện không có thật đó để táng vào đầu con tôi và gia đình tôi bằng cái giọng dạy đời đó?

Hôm nay chúng tôi đã lên gặp Giám đốc Sở Giáo dục Đà Nẵng để trình bày và tiến hành làm đơn kiện về sự bôi nhọ thanh danh con gái tôi qua bài báo này”.

Mẹ Hoa hậu Thùy Dung cũng không kìm nén được sự bực bội, bà nói: “Tôi khẳng định rằng con gái tôi chưa bao giờ có hành động cầm guốc đánh bạn. Tôi đã điện tới báo Sinh Viên và người ta cho biết chiều nay sẽ kéo bài báo đó xuống khỏi trang điện tử, nhưng bây giờ, các báo điện tử đã lấy lại hết rồi, gia đình tôi biết phải làm sao?

thuydung.jpg
Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung đã đi học trở lại và vẫn đang sinh hoạt tại trường THPT tư thục Quang Trung (Đà Nẵng)

Trong khi nhiều người tạo điều kiện và giúp đỡ con gái tôi tận tình thì vẫn có người muốn đẩy con gái tôi vào đường cùng. Tại sao họ lại nghĩ ra bài viết này, đặt điều cho con gái tôi? Động cơ nào và vì sao họ làm như vậy? Không lẽ, họ muốn con gái tôi gục ngã họ mới hài lòng sao? Chúng tôi sẽ làm rõ chuyện này trước công luận và sẵn sàng kiện tới cùng”.

Hiện tại, chúng tôi đang liên lạc với Ban Giám hiệu trường THPT tư thục Quang Trung và Sở GD Đà Nẵng để làm sáng tỏ thêm sự việc mà gia đình Hoa hậu Thùy Dung trình bày.

Theo VTCNew.gif

Lại chuyện Hoa Hậu

Đương kim hoa hậu Trần Thị Thùy Dung trong mắt tôi
Thứ năm, 15/1/2009, 15:44 GMT+7

Cái nhìn của một người thầy về cô học trò nhỏ.

Những ấn tượng đầu tiên

Tôi là người đã từng rất gắn bó với trường THPT tư thục Quang Trung, nơi Thùy Dung đã và đang theo học. Có thể nói những thế hệ học sinh trường Quang Trung gần đây đều biết tôi - thầy Nguyễn Đình Hòa, giáo viên dạy Ngữ văn, Giám thị điều hành, Thư ký hội đồng, Phó bí thư Đoàn trường, thành viên Hội đồng kỷ luật nhà trường.

dung-me2.jpg
Hoa hậu Việt nam 2008 Trần Thị Thùy Dung

Tôi cũng đã tực tiếp dạy em Thùy Dung năm lớp 11 (năm học 2006 - 2007). Tuy nhiên, do đặc thù công tác, tôi đã có ấn tượng về Thùy Dung từ trước đó.

Năm học 2005 - 2006, trường Quang Trung tổ chức tuyển sinh lớp 10 theo hình thức phỏng vấn trực tiếp. Tôi phụ trách khâu nhập thông tin, dữ liệu và chia lớp. Tôi không trực tiếp phỏng vấn em Thùy Dung, nhưng cũng được nghe từ những người phỏng vấn cho viết sẽ có một học sinh có chiều cao rất ấn tượng, khá dễ thương, nhưng nói năng không trôi chảy lắm, sẽ nhập học.

Quả thật, Thùy Dung cao hơn hẳn tất cả mọi người trong trường, kể cả các anh chị lớp 12, và ngay cả các thầy cô giáo ai cũng phải "ngước nhìn". Lúc đó, em có dáng điệu rất ngây thơ, tính tình cũng hiền lành, ít nói và nói năng cũng nhỏ nhẹ. Em được xếp vào lớp 10/4 do cô Nguyễn Kim Thành chủ nhiệm.

Trong năm học đó, theo phong trào chung của thành phố, trường Quang Trung tổ chức thi học sinh thanh lịch, tôi cũng là thành viên Ban giám khảo. Thùy Dung hồn nhiên trong chiếc đầm trắng tinh khiết, làn da trắng cùng với khuôn mặt trong trẻo, ngây thơ, em chiếm cảm tình của khá nhiều người. Nhưng nét trẻ con vẫn còn đậm quá. Tôi nghĩ em giống như nàng Bạch Tuyết trong bộ phim dành cho thiếu nhi. Vì thế, Ban giám khảo đã chấm em giải nhì, giải nhất thuộc về em Minh Thu và giải ba là em Kim Liên.

Thùy Dung và Minh Thu được dự thi Học sinh, Sinh viên tài năng, thanh lịch của thành phố. Cũng vì lý do trên và khâu giao tiếp vụng về, Dung đã bị loại ngay từ vòng đầu.

thuydung-HH-be4.jpg
Thùy Dung trong cuộc thi Học sinh Thanh lịch

Đã nhiều năm dạy học và phụ trách công tác Đoàn cùng với quản lý học sinh, tôi nghiệm ra một điều rằng hầu hết các nữ sinh sau khi đoạt giả thanh lịch thường lơ là việc học, bắt đầu săm se, đua dòi, chăm sóc nhan sắc và nhiều hệ lụy khác. Thùy Dung cũng không ngoại lệ.

Em gia nhập câu lạc bộ người mẫu của thành phố. Mái tóc dài của em đột nhiên cắt ngắn cũn cỡn và nhuộm màu, nghe đâu em làm mẫu tóc cho một thẩm mĩ viện khá nổi tiếng ở Đà Nẵng. Và cũng từ đó, em thường xuyên nghỉ học.

Điều đáng buồn là gia đình em thấy em làm một người mẫu là một niềm tự hào nên cũng ủng hộ em nghỉ học. Chỉ cần hơi mệt mỏi, hay bị thầy cô giáo la rầy, bạn bè trêu chọc, hay đơn giản là muốn đi đâu đó, em lại nhắn ba lên xin phép nhà trường cho về.
TIN LIÊN QUAN:
HH Thùy Dung: Hạnh phúc vì có nhiều người tin yêu và ủng hộ
Theo chân Thùy Dung đi làm từ thiện
Hoa hậu Thùy Dung làm từ thiện tại Quảng Nam
HH Thùy Dung tặng 40 triệu đồng xây bệnh viện ung thư
HH Thùy Dung: Đường đời đâu chỉ có màu hồng
Vương miện tuổi 18
Chùm ảnh Hoa hậu Thùy Dung trở lại trường Trung học
Đến thăm nhà Hoa hậu Thùy Dung
Hoa hậu Thùy Dung lên tiếng sau “scandal' vương miện

Chỉ sau khoảng 10 - 15 phút, ba em gặp Ban giám hiệu xin cho em về. Có nhiều lần, ngay sau khi về, tôi lại gặp em tung tăng ngoài phố với chiếc xe ga màu trắng mà ba em vừa chở em về. Có thể hoàn cảnh đã khiến ba em không cần phải lo lắng nhiều lắm cho gia đình.

Tiếp xúc

Năm học 2006 - 2007, tôi được nhà trường phân công phụ trách giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11/4 của Thùy Dung. Lớp được cô Nguyễn Kim Thành tiếp tục phụ trách chủ nhiệm. Cô Kim Thành là người theo khá sát học sinh, tất cả mọi tình hình đều được cô ghi chép cẩn thận trong sổ chủ nhiệm.

Cô ngoài miệng thì hay la lối, nhưng thực tâm thì rất thương học sinh. Chính cô là người khiển trách, xử phạt Thùy Dung nhiều lần, nhưng cũng chính cô đã nhiều lần đứng ra bảo vệ Thùy Dung, ngay cả khi có sự cố của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, dẫu không còn công tác tại trường, cô vẫn một mực bảo vệ học trò mình.

Tuy nhiên, chủ nhiệm được nửa năm, cô Kim Thành nghỉ hộ sản. Nhà trường phân công cô Trần Thị Thùy Dương phụ trách chủ nhiệm lớp 11/4.

dung10.jpg dung11.jpg dung12.jpg
Thùy Dung tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008

Cũng chính trong năm học này, tôi cũng nghe nhiều hơn những lời than phiền của các thầy cô giáo, đặc biệt là từ các cô giáo trẻ về thái độ học tập của Thùy Dung. Lúc này chiều cao của Thùy Dung tiếp tục được nâng lên, đã ra dáng vẻ của một thiếu nữ.

Các giáo viên than phiền em không chịu học bài, không chịu ghi bài, trả lời thầy cô một cách cộc lốc và tiếp tục nhắn gia đình lên xin về khi không thích học. Có lẽ em không nhận thức được rằng, em là người nổi bật giữa đám dông, bị nhiều người chú ý, nên em không hề không chịu chú ý khâu giao tiếp. Hay là vì gia đình quá cưng chiều từ nhỏ nên em bất cần từ nhỏ?

Tuy vậy trong giờ học Ngữ văn của tôi, em cũng khá ngoan. Em học không khá nhưng ngồi học nghiêm túc, viết tương đối đầy đủ, đôi khi tôi phải nhắc nhở em ghi bài. Em hay ghi bài bằng mực tím, chữ viết rõ ràng, vở sạch sẽ. Em ít khi nói chuyện với những bạn xung quanh. Thỉnh thoảng vẫn cười đùa khi bị mấy bạn phía sau lưng trêu chọc. Em ít hòa đồng nhưng cũng không phải là người tách biệt ra khỏi tập thể.

Những lần tôi gọi lên kiểm tra bài cũ, em nói không được gãy gọn cho lắm, nhưng thái độ cũng nhỏ nhẹ. Chỉ có điều em cao quá nên tất cả các học sinh khác tôi đều yêu cầu đứng ngay ngắn trên bục giảng, riêng em tôi lại yêu cầu đứng dưới bục giảng để trả bài vì "em che cả mắt thầy" - tôi vốn nhỏ nhắn mà. Và cũng vì thế mà có lần tôi lấy em và tôi ra để giải thích cho chính em thủ pháp đối lập: rất đơn giản, khi em đứng cạnh tôi, chiều cao của em nổi bật hơn hẳn. Em và cả lớp đều cười vui vẻ.

dung5.jpg
Thùy Dung nổi bật tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam bởi chiều cao đặc biệt của mình

Năm học này, em nghỉ học nhiều hơn, có lẽ vì có nhiều sô diễn hơn. Các môn hầu hết bị thiếu điểm. Tôi buộc lòng phải cho em điểm thấp nhất các bài kiểm tra em vắng mặt mà không đi kiểm tra lại.

Năm này em cũng bị ra Hội đồng kỷ luật. Thực ra đơn giản thế này: thấy em như vậy các nam sinh hay trêu chọc, trong đó có T., V. (bạn cùng lớp, ngồi ngay phía sau) và Th. (một nam sinh khác lớp, gầy, đen, hơi nữ tính - thực ra Th. là do các bạn khác gán ghép đùa).

Tính Thùy Dung ít nói và cũng ít thích đùa. Khi các nam sinh này đùa quá trớn đã bị Thùy Dung... lấy guốc đánh. Thực ra, nếu em là người khác thì cũng chẳng ra Hội đồng kỷ luật. Giờ giải lao có khối nữ sinh cầm guốc rượt nam sinh chạy dài theo các hành lang. Học trò mà.

Vì thế, dẫu có ý kiến này ý kiến nọ về hạnh kiểm của Thùy Dung, tôi vẫn cho rằng em là người ngoan nhưng vụng về. Nếu em có một người lớn có hiểu biết dẫn dắt, chỉ bảo, có lẽ em không phải chịu nhiều sóng gió như vậy.

Sang năm 12, cô Thùy Dương chuyển sang trường khác. Nhà trường ban đầu phân công cô Nguyễn Thị Bích là chủ nhiệm lớp 12/4 nhưng vì cô Bích đang học cao học, chồng lại đi tu nghiệp ở nước ngoài nên cô Đồng Thị Quế Giang làm chủ nhiệm, cô Bích làm phó chủ nhiệm.

thuydung54.jpg
Có mẹ bên cạnh trong suốt quá trình dự thi

Nhưng chỉ được thời gian ngắn, Thùy Dung bị giáo viên kỷ luật không cho vào lớp. Sau đó gia đình lên cam kết với Ban giám hiệu, em mới được tiếp tục học. Rồi gia đình làm hồ sơ cho em đi du học. Thùy Dung nghỉ gần 2 tháng để vào Thành phố Hồ Chí Minh, có người bảo làm hồ sơ du học, có người bảo làm người mẫu. Sau đó gia đình xin rút hồ sơ để em nghỉ hẳn.

Sự cố

Tôi lu bu với công việc, nhà trọ chỉ có một mình, lại không có tivi nên tôi cũng không theo dõi và cũng chả quan tâm tới cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008. Đêm chung kết, bỗng có một giáo viên điện thoại hỏi gấp: "Hòa! Có phải em học sinh cao cao học trường Quang Trung là Trần Thị Thùy Dung không?", tôi thoáng nghĩ rồi xác nhận. Giáo viên kia phấn khởi: "Hắn đăng quang Hoa hậu Việt Nam kìa!". Liên tiếp mấy ngày sau, nhiều người quen gọi điện thoại nhờ tôi xác nhận hộ mỗi thông tin đó.

Thời đại công nghệ thông tin, chỉ hôm sau là cư dân trên mạng đã đưa rất nhiều thông tin, nhiều lời bình về đương kim Hoa hậu Việt Nam 2008. Và chuyện người ta quan tâm nhất vẫn là trình độ văn hóa của Thùy Dung: em chưa tốt nghiệp THPT.

Theo mấy người bạn làm báo thì tôi biết rằng, đêm chung kết, phía Ban tổ chức đã gọi điện cho Hiệu trưởng trường Quang Trung để xác định thông tin về Thùy Dung. Tôi không rõ nội dung trao đổi, nhưng vương miện thì đã được trao. Ít nhiều, Ban giám hiệu trường Quang Trung cũng đã có lỗi khi đã có sự bao biện nhất định với báo chí.

thuydung-aVTC2.jpg
Với bố mẹ sau giây phút đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2008 (ảnh: VTC)

Báo chí lên tiếng khá ầm ĩ. Tôi liên quan vì có tên tôi trong học bạ lớp 12 của Thùy Dung. Có nhiều người lên tiếng gay gắt, tôi cũng không nhắc lại làm gì. Chỉ khi câu chuyện đã có quãng lùi, bình tâm lại thì chẳng có gì ghê gớm lắm.

Theo tôi, quyển học bạ đó chẳng qua được làm để đi du học. Mà đi du học thì học bạ cấp 3 là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ. Có khối người làm học bạn giả, bị phát hiện, chưa phát hiện cũng nhiều.

Ngay sau sự cố, nhiều người trong ngành giáo dục lẫn ngoài ngành hỏi tôi: "Kiếm được bao nhiêu?", tôi chỉ cười chua chát. Đâu phải chỉ mình em! Mà học bạ giả thì nghĩa lý gì. Nhiều người tai to mặt lớn, có địa vị, có học vấn hẳn hoi mà vẫn xài đồ giả: chân giả, tay giả, yêu giả, bằng đại học giả thậm chí là bằng tiến sĩ giả... Quan trọng hơn là tiền thì thật. Vậy rồi các vị đó vẫn bình yên. Chỉ tội nghiệp em nhiều người để ý quá mà em chẳng biết gì để phòng vệ. Ban tổ chức đã phạm luật. Nhưng em cũng thiếu một người có đủ năng lực để hướng dẫn.

Nếu có thể cho em một lời khuyên thì thật lòng tôi khuyên em hãy trả lại vương miện để thể hiện lòng tự trọng, để "chảnh" giữa cuộc đời. Danh hiệu Hoa hậu chỉ là một danh hiệu xã hội và mang tính nhất thời, khi xã hội không thừa nhận thì giữ cũng như không. Hình như những người lớn đứng sau em mang tham vọng quá lớn, họ đã cố gắng níu giữ những gì không thuộc về mình.

dung-aVTC.jpg dung-aVTC1.jpg
Trở lại trường học (ảnh: VTC)

Tôi không đồng tình với cách trả lời vòng vo và thiếu trách nhiệm của Ban tổ chức. Nếu các vị đó có trách nhiệm một tí thì phải hiểu rằng các vị đã sai luật. Nếu các vị có tự trọng một chút thì phải hiểu rằng chẳng thà là danh hiệu Hoa hậu X, Hoa hậu Y gì đó cũng được, nhưng đây là Hoa hậu Việt Nam, đại diện cho vẻ đẹp của một đất nước, một dân tộc trước cả thế giới. Các vị đã vì sĩ diện của bản thân để đành lòng bán rẻ cả danh dự của quốc gia. Hãy thử trả lời: họ vô ý hay cố tình?

Tôi cũng không rõ ai cho phép Ban tổ chức lấy danh hiệu này, nhưng sao chẳng thấy các cơ quan quản lý có thẩm quyền can thiệp giúp cho hai chữ Việt Nam. Tôi cũng là một người dân Việt Nam, xót xa lắm!

Dân ta dẫu còn nghèo, dân trí vẫn thấp. Nhưng chúng ta cũng đã khẳng định được mình trong con mắt bạn bè quốc tế. Dân ta nổi tiếng thông minh và hiếu học. Em có thể đại diện cho vẻ đẹp của cả một dân tộc? Tôi không trách em, chỉ thấy thương cho em. Đáng trách là người lớn, những người đã sắp xếp tất cả để có một kết cục như vậy.

Tôi cũng nghe những người có trách nhiệm cho rằng sẽ bỏ quy định thí sinh dự thi Hoa hậu phải Tốt nghiệp THPT để tạo điều kiện cho những người đẹp không có điều kiện học hành dự thi. Nói vậy ngụy biện quá. Nói vậy thì nỗ lực phổ cập giáo dục của Đảng, Nhà nước là vô nghĩa sao? Có thể tạo điều kiện cho người ta khoe sắc dưới một danh hiệu khác, nhưng không thể chấp nhận những người không có trình độ phổ thông đại diện cho vẻ đẹp của Việt Nam.

Thay lời kết

Bây giờ em đã chấp nhận đi học lại, tôi hiểu đây là một quyết định khó khăn nhưng em đã rất dũng cảm. Qua cách trả lời báo chí về việc đi học lại, tôi thấy em đã khôn ngoan hơn rất nhiều. Cuộc đời đã dạy cho em những bài học quý giá.

dung-aTothanhtan.jpg dung-aTothanhtan1.jpg
dung-aTothanhtan4.jpg dung-aTothanhtan5.jpg dung-aTothanhtan6.jpg
Trên sàn diễn thời trang trong vai trò người mẫu (ảnh: Tô Thanh Tân)

Cổ nhân cho rằng trên đời có hai loại người mạnh mẽ: loại thứ nhất là không bao giờ mắc lỗi, loại này tôi tin chắc không có trên trần gian; loại thứ hai là những người mắc lỗi nhưng biết nhận ra và không bao giờ mắc lại một lỗi tương tự.

Năm hết, Tết đến, đuổi con ma năm cũ đi, đón niềm vui năm mới vào. Hãy giữ cho hơi thở thật nhẹ, thật sâu để tâm hồn thảnh thơi; hãy nở một nụ cười hỷ xả, bỏ hết muộn phiền, tràn đầy hạnh phúc. Đừng nắm chặt. Hãy mở rộng bàn tay để cảm nhận sự sống quanh ta. "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai" (Mãn Giác thiền sư).

Đà Nẵng ngày 14/12/2008

Trích nhật ký của thầy Nguyễn Đình Hòa ngày 04/9/2008

"Mấy ngày nay đi đâu cũng nghe mọi người bàn tán về đương kim Hoa hậu Việt Nam Trần Thị Thùy Dung. Mọi người biết mình đã từng dạy Thùy Dung cũng tới tấp gọi điện hỏi. Thấy thật buồn.

Thật ra thì trong lớp, em cũng tương đối hiền lành. Những giờ học khác em đã có những lời lẽ như thế nào mình cũng không rõ, nhưng giờ Văn thì em ngồi yên lặng, chẳng học mà cũng chẳng nghịch ngợm gì. Em hơi trẻ con vì được gia đình cưng chiều quá!

aVTC311.jpg
Thùy Dung (giữa) cùng hai Á hậu trong đêm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2008

Nhưng là Hoa hậu Việt Nam, có nghĩa là một mẫu người để phái đẹp của Việt Nam, phụ nữ Việt Nam hướng tới; là hình ảnh của người con gái Việt Nam trong con mắt của bè bạn quốc tế. Hoa hậu không có nghĩa là chỉ có vẻ đẹp hình thức bên ngoài. Mình cũng nghĩ rằng bằng cấp cũng chỉ là tương đối, nhưng nếu không như vậy, chẳng lẽ những người đẹp Việt Nam sẽ sẵn sàng bỏ học để khoe sắc sao? Và rồi, hậu quả sẽ như thế nào? Nhan sắc liệu có là vĩnh cửu? Qua 30 tuổi, em có còn là người mẫu? Em sẽ làm gì?

Đặng Huy Trứ từng kể cha mình đã khóc vì lo buồn khi con đỗ đạt sớm. Ai sẽ khóc cho em? Hay chỉ là những lời tâng bốc chúc mừng?"

Theo Thầy Nguyễn Đình Hòa

Tâm thư

Một tuần - 3 bức "tâm thư"
16/01/2009 09:06 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Đó là 3 bức thư của ba nhân vật ở những cương vị khác nhau và thật tình cờ, mỗi bức thư mang đến một thông điệp riêng qua góc nhìn của "Phát ngôn & Hành động ấn tượng" tuần này.





Trợ cấp khoảng ba tháng lương cho người mất việc

Khi mối lo ngại về tình trạng thất nghiệp trong năm 2009 có thể sẽ tăng trên 5%, với khoảng 3 triệu người, ông Đặng Quang Điều (phó trưởng Ban chính sách KT-XH, Tổng Liên đoàn Lao động VN) đề xuất chính sách trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 (khi chưa chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp):

Ông Đặng Quang Điều (Ảnh: Tuổi Trẻ)
"Làm sao mỗi người bị mất việc làm được trợ cấp khoảng ba tháng lương để đỡ khó khăn trong thời gian đầu bị mất việc làm". Nguồn tiền này sẽ lấy từ ngân sách nhà nước.

"Theo tính toán, trong năm 2009 có khoảng 150.000 lao động bị mất việc làm, ước tính trợ cấp trung bình ba tháng lương cho một lao động bị mất việc thì sẽ cần khoảng 900 tỉ đồng. Số tiền này không phải lớn lắm với ngân sách", ông Điều nói.

Bà Nguyễn Thu Hương, viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội, cũng nói lúc này rất cần đến "những chính sách an sinh xã hội để tạo ra “giá đỡ” cho người lao động" (Tuổi Trẻ, 2/1)

"Sử dụng cán bộ miễn là họ được quần chúng tôn vinh"

Ông Nguyễn Đình Hương (Ảnh: Tuổi Trẻ)
"Thật đáng trân trọng vẫn có quan điểm sử dụng cán bộ có đủ cả đức, tài, không phân biệt thành phần xuất thân, không phân biệt trong Đảng và ngoài Đảng, không phân biệt quá trình công tác dài hay ngắn, không phân biệt cấp ủy hay không cấp ủy, miễn họ là người được quần chúng tôn vinh thừa nhận, được đồng nghiệp đồng tình ủng hộ, mạnh dạn sử dụng họ đúng sở trường và kinh nghiệm của từng cán bộ".

Phát biểu của nguyên Phó ban Tổ chức Trung Ương Nguyễn Đình Hương sau Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) diễn ra từ 5 -13/1/2009.

"Cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, tránh để lọt người có đức, có tài, tránh hiện tượng chạy chức, chạy quyền, khắc phục tệ thân quen cánh hẩu, cục bộ địa phương, cha làm quan đưa con vào lãnh đạo, dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu quả, dân mất niềm tin". (VietNamNet, 14/1)

Những điều ông Hương nói thực ra là không mới, nhưng hy vọng có thể mới ở cách làm tới đây, trước hết trong các cơ quan công quyền.

"Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Nội dung bức thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để góp ý về việc thực hiện dự án bô xít tại Tây Nguyên.có đoạn: "Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định".

Đại tướng cho biết, từ đầu những năm 80, trong chương trình khảo sát bô-xít ở Tây Nguyên, các chuyên gia Liên Xô đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam không nên khai thác bô xít tại đây do tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư tại chỗ, và cả dân cư vùng Nam Trung bộ. Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô xít, mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp trên Tây Nguyên.

Nay cũng vậy, và theo Đại tướng, “chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan – cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô xít trên Tây Nguyên đến năm 2025”.

Trước những góp ý tha thiết của các giới khoa học, nhà hoạt động xã hội và những nhà cựu lãnh đạo tâm huyết như Đại tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chính phủ sớm tổ chức một hội thảo khoa học quy tụ rộng rãi các cơ quan, bộ ngành, giới khoa học, nhà đầu tư...để bàn thảo kỹ về dự án đang gây tranh cãi này, đồng thời có báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Công luận hy vọng, Chính phủ sẽ sớm có quyết định đúng đắn đối với vấn đề này, như Thủ tướng đã từng quyết liệt bác dự án đầu tư nhà máy thép trị giá gâầ 10 tỷ USD ở vịnh Vân Phong vì dự án không đảm bảo về mặt môi trường.

"Chúng tôi phản đối việc những kẻ giết người không bị trừng phạt..."

SV Tăng Quốc Bình
"Chúng tôi phản đối việc những kẻ giết người không bị trừng phạt và phản đối việc giết hại những công dân vô tội kia chỉ vì màu da của họ. Nhưng, mặc cho bị phản đối, những kẻ ăn thịt người vẫn xuất hiện trên đường phố Moscow... Giữa tháng 12/2008, 5 công dân người Azerbaijan, Ukraine, Tajikistan và Kazakhstan đã bị giết hại trên các đường phố ở Moscow. Những vụ này đã gây sốc cho tất cả mọi người"..

Đó là những dòng mà thầy giáo dạy môn tiếng Nga Andrey Nicolaevich Gusev ở trường trung học số 1565 (Moscow) đã viết về nạn đầu trọc ở Nga và không ngần ngại chỉ ra những mặt yếu kém của xã hội Nga trong việc ngăn chặn những kẻ bị cho là " ăn thịt người" đó. Thành viên Hungmgmi đã dẫn lại ý này trên diễn đàn NuocNga.net, sau cái chết trên đất Nga của sinh viên Tăng Quốc Bình (sinh năm 1988, quê Hải Dương) vào ngày 9/1/2009.

18/1, bình tro hài cốt em Bình sẽ được đưa về VN. Ông Vũ Bá Mơ, cậu ruột em Bình, đã nghẹn ngào nói rằng: "Chúng tôi mong muốn được sống yên ổn. Nước Nga là một đất nước bình yên, nếu như không có những phần tử thuộc nhóm “đầu trọc” lộng hành như thế!”. (VietNamNet - 12, 15/1)

Cái chết của em Bình diễn ra sau khi sinh viên Vũ Anh Tuấn bị sát hại tại Nga cũng trong hoàn cảnh tương tự vào năm 2006 và nhiều sinh viên VN thoát hiểm trong gang tấc khác. Những kẻ thủ ác dù đã bị khởi tố, nhưng vẫn chưa bị trừng trị và chúng ta vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn...

“Tôi ký, tôi chịu!” và "Tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến..."

PTT Nguyễn Thiện Nhân
“Cần sớm có hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học để định hướng cho các địa phương. Vụ Giáo dục Trung học khẩn trương thực hiện nội dung này, tôi là người ký, tôi chịu trách nhiệm. Nếu không, cứ tranh cãi xem phải đổi mới thế nào, bánh xe lịch sử sẽ quay!”

Đó là quyết tâm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân về việc phải đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông.

Bộ trưởng khá "triết lý" khi nói rằng “Tri thức nhân loại không ngừng tăng, chỉ có thời gian học phổ thông là không tăng” để giải thích việc không thể chậm trễ khi đổi mới phương pháp giảng dạy. (Dân Trí, 9/1)

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã viết thư gửi lãnh đạo các địa phương về việc chăm sóc đội ngũ giáo viên: "Khi nhiều doanh nghiệp có thể thưởng hàng triệu đồng cho người lao động, thì gần một triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông không có thưởng Tết. Tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến..." (VietNamNet, 14/1)

"Thằng Quyền nó cứu bà mà chết hả con?..."

Cụ Trần Thị Đài (Ảnh: VNN)
Khi nghe hô hoán có lửa phát ra từ nhà bên cạnh, anh Võ Văn Quyền ở gần đó đã vụt chạy vào bên trong đám cháy. Anh lùng sục ở căn nhà kế cận đang mịt mù khói để cứu cụ Trần Thị Đài, 79 tuổi, bị kẹt trong đó và rồi bị ngất xỉu. Vợ chuyển anh tới bệnh viện và anh đã không qua khỏi.

"Thằng Quyền nó chết rồi hả con? Nó cứu bà mà chết. Sao ông trời không để bà chết thay nó. Nó còn trẻ mà”, cụ Đài nói trong hơi thở yếu ớt, chưa thể biết rõ số phận anh Quyền ra sao. Cháu Võ Văn Triết, đứa con trai của "người hùng trong biển lửa", sắp tới ngày thôi nôi vào 25 Tết này và bắt đầu một cái Tết vắng cha... (VietNamNet, 15/1)

"Đổ sữa trắng đường, trắng mương là tội ác"

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận xét thẳng thắn, việc các đại lý thu gom tại hai xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc và xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường ở tỉnh Vĩnh Phúc đổ sữa trắng đường, trắng mương là hành vi thiếu văn hoá, thậm chí, có thể coi là tội ác.

Ông Hoàng Kim Giao
Khi các DN, vì nhiều lý do đùn đẩy, không mua sữa cho dân, đặc biệt ở các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; vì thế, người nuôi bò sữa bị tồn quá nhiều hàng, có cho cũng không hết, nên "bước đường cùng" phải đổ bỏ.

"Hơn 4 tháng nay, từ khi có thông tin melamine từ Bộ Y tế, trạm đã phải bỏ đi tới 105 tấn sữa, vì Hanoimilk không thể thu mua hết", một đại lý tiêu thụ nữa cho biết. (VietNamNet, 14/1)

Còn nhớ, trong bài "Truyền thông nguy cơ và thông tin kiểu chiến dịch", Phát ngôn & Hành động ấn tượng ngày 3/10/2008 đã đưa ra cảnh báo của ông Hoàng Kim Giao: "Đừng để thông tin mập mờ về sữa làm nông dân vạ lây". "Nếu cứ tuyên truyền cắt khúc về tình trạng sữa nhiễm melamine thì sẽ gây nên những hậu quả khó lường...", ông Giao nói.

"Những người ấy là chúng tôi"

GS Trần Hữu Dũng (Ảnh: phusaonline.free.fr)
GS Trần Hữu Dũng viết trong bài khá dài với tiều đề "Thư cho một bạn trẻ" trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Xuân Kỷ Sửu 2009, với những dòng mở đầu: "Tôi không có “kinh nghiệm” hay lời dặn dò gì để truyền lại cho bạn, bởi vì tôi nghĩ mỗi thế hệ phải tìm một tương lai cho mình. Hơn nữa, dù nghĩ rằng chúng tôi (thế hệ trước các bạn) đã có nhiều cống hiến nhất định cho đất nước (chúng ta không bao giờ quên hàng triệu người thế hệ tôi, và trước nữa, đã hi sinh để mang lại độc lập, thanh bình và thống nhất cho tổ quốc), chúng tôi cũng đã có rất nhiều lỗi lầm, yếu kém...

Các bạn đang tiếp nhận một xã hội và một đất nước còn nhiều mảng tối, thậm chí có người sẽ nói là, về vài mặt, chúng có chiều đi xuống. Cụ thể, không ai có thể thành thực mà nói rằng nước ta có một nền giáo dục đáng hãnh diện. Và sông núi, ruộng đồng! Có ai dám nói rằng tất cả đều đẹp đẽ như xưa?

Để lại cho các bạn một nền giáo dục như thế, núi sông như thế, có lẽ là “tội” lớn nhất của những người mà trách nhiệm là chuẩn bị cho tương lai các bạn, là bảo quản giang sơn cho các bạn. Những người ấy là chúng tôi".

Và đoạn kết luận: "Cái nguy hiểm là chúng ta sẽ nản chí, chua cay, cho là mình không thể làm gì được nữa... Dù hiện tại có vẻ ảm đạm như thế nào (và thực sự thì nó không ảm đạm như bạn tưởng!), khó khăn ra sao, chúng ta phải giữ niềm tin, và tích cực cùng nhau thực hiện niềm tin ấy, vì đó là bổn phận của chúng ta đối với chính mình..."

Công Vinh ngã vờ ở phút 55

Công Vinh chơi tốt và ghi bàn trước khi phải rời sân (Ảnh: VNN)
Trận thắng giòn giã 3-1 của đội tuyển bóng đá VN trước Lebanon chỉ có một chút gợn duy nhất là cú ngã vờ của Lê Công Vinh khiến anh phải lĩnh chiếc thẻ vàng thứ hai và phải rời sân, sau khi đã cống hiến 1 bàn thắng.

Trước chiến thắng, người hâm mộ và đội tuyển đã không trách anh; cho dù như một số nhận định trên các trang báo thể thao là lỗi đó không đáng có và thực sự nên tránh (ít nhất Vinh cũng không có mặt trong trận gặp Trung Quốc tới đây).

Còn Công Vinh lý giải hành động đó để tự vệ chứ không phải "câu" phạt đền. “Tôi tâm niệm mình không phải là ngôi sao. Tôi cũng như tất cả các cầu thủ khác của đội tuyển, chỉ biết ra sân là đá hết mình, mọi hành động đều hướng tới lợi ích của đội. Nếu tôi có cố tình lĩnh thẻ, chắc sẽ phải ở tình huống khác, một pha phạm lỗi thô bạo chẳng hạn. Khoác áo đội tuyển luôn là vinh dự lớn của tôi, tinh thần anh em đang rất tốt, mình không được góp mặt là một nỗi buồn lớn”, anh nói

Phải nói "đôi chân vàng" Công Vinh đã chững chạc hơn rất nhiều cùng đội tuyển VN trong suốt thời gian vừa qua. Chiến thắng của VN trước Lebanon là lời khẳng định rõ ràng ngôi vô địch Đông Nam Á không phải bỗng dưng mà có và việc tăng 17 bậc trong bảng xếp hạng FIFA hứa hẹn cho một tương lai mới của bóng đá VN, cho dù vẫn xếp sau Thái Lan và Singapore trong khu vực Đông Nam Á...

-------------

* Phát ngôn & Hành động ấn tượng nhất (tuần từ 9/01 đến 16/01/2009): Việc viết một bức thư được coi là "hành động", nhưng những gì truyền tải trong thư, lại là "phát ngôn". Và tuần này, phần "ấn tượng nhất" chọn được tới 3 bức thư - của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và GS Trần Hữu Dũng - cũng là chọn cho cả phát ngôn và hành động!

Trước khi bàn đến câu chuyện về 3 bức "tâm thư" mà mỗi bức có một góc cạnh riêng thì chuyên mục thực hiện vào mỗi thứ sáu hàng tuần này nói về một điểm mới nho nhỏ trong năm 2009, đó là chọn ra nhiều hành động (tức là việc làm cả hay và dở cụ thể) hơn nữa, bên cạnh những phát ngôn, lời nói - như yêu cầu của đông đảo bạn đọc.

Bức thư góp ý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi lại chuyện thực tế Đại tướng đã tham gia từ 20 năm trước ở Tây Nguyên, trong chương trình hợp tác đa biên với hội đồng tương trợ kinh tế của các nước theo phe xã hội chủ nghĩa, mà những kết luận về việc khai thác bô-xít rút ra từ đó, tới giờ vẫn còn nguyên gia trị.

Nay ở năm 2009, Đại tướng lên tiếng khi dự án đang được triển khai chính là vì “chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan – cần đánh giá lại quy hoạch khai thác bô xít trên Tây Nguyên đến năm 2025”. Nhế thế, câu chuyện bô-xít liên quan đến một vùng đất rộng lớn quả là câu chuyện quá dài...

Bức thư hay lời "tha thiết đề nghị" theo như nội dung của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là để " ít đi những giọt nước mắt phải chảy ngược vào trong lòng mỗi khi Tết đến" với các thầy cô ở khắp các vùng. Thế mới thấy đã bao năm rồi, khi những ngày Tết đến Xuân về, vẫn còn bao gia đình các thầy cô giáo không được vui... Đã có một thời, ngành sư phạm, nghề giáo trở nên "có giá", và điều ấy nhiều năm tới có lặp lại, cho sự đi lên của giáo dục nước nhà?

"Thư cho một bạn trẻ" của GS Trần Hữu Dũng để không chỉ các bạn trẻ đọc trong những ngày Xuân thì quả là ý nghĩa, vì nó hay và tấm thía, vì ít nhất cũng đã "phác" lên một bức tranh về tình hình thực tế mà chúng ta đang sống, từ "toàn cầu hóa và dân tộc tính" đến "Hai văn hóa" và những giá trị nhân văn".

Tóm lại, một điểm chung giữa ba bức thư là cái nhìn về tương lai. Đó là sự quan tâm đến môi trường sống, về "sự nghiệp trồng người" và thế hệ của ngày mai.

"Tôi mong rằng trong số các bạn đọc thư này hôm nay, rồi đây sẽ có người viết một bức thư như thế này cho một bạn trẻ khác, và nước Việt Nam – không, cả thế giới này – lúc ấy sẽ đẹp đẽ hơn, và bạn sẽ mãn nguyện về những đóng góp của bạn cho cuộc đời này, trong bất cứ lãnh vực nào mà bạn chọn lựa" - xin được dùng đoạn thư của GS Trần Hữu Dũng để thay cho lời kết tuần này.

*
Bùi Dũng (tổng hợp)

Thursday, January 15, 2009

Đánh giá hay là chỉ giá mà không đánh - Trò nạt trẻ con

Trò đánh giá thầy: Cần thận trọng
Ở các nước tiên tiến, việc trò đánh giá thầy, từ lâu đã là một việc bình thường. Nhưng ở nước ta, đấy là điều mới mẻ, và vì thế cần phải bàn bạc, xem xét một cách thận trọng.

Bởi lẽ, có những điều thực hiện ở nước này tốt nhưng ở nước khác lại không tốt do không phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hoá…Vì thế mà tôi rất băn khoăn với một nội dung trong bản dự thảo chiến lược phát triển giáo dục, việc nâng chất lượng đội ngũ giáo viên được xem là giải pháp chiến lược có tính đột phá, trong đó có việc học sinh được đánh giá thầy cô giáo. Tôi rất đồng tình với quan điểm nâng chất lượng đội ngũ giáo viên là giải pháp chiến lược có tính đột phá, nhưng tôi băn khoăn với việc trò đánh giá thầy vì sự đánh giá của trò thường không khách quan và ít chính xác bởi những lí do sau đây:

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Thứ nhất, thầy cô nào dạy giỏi, dạy hay nhưng nghiêm khắc thì học sinh ghét và đánh giá là “dạy dở”, ngược lại thầy cô nào dạy chưa hay, chưa giỏi nhưng dễ tính, cho điểm dễ thì học sinh thương và đánh giá là “dạy tốt”.

Thứ hai, dù thực tế thầy cô có dạy chưa tốt các em cũng không dám đánh giá “dạy dở” vì một số lo ngại làm vậy là “bất nhẫn” với thầy cô quá, một số lại có tâm lý sợ bị “trù”, vì chúng ta chưa làm được cái việc là người học có quyền lựa chọn thầy cô cho môn học của mình, nhất là ở các trường công lập.

Thứ ba, sự đánh giá của người học, nhất là học sinh, thường rất cảm tính và thiếu chính xác. Cuốn sách nổi tiếng “Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú” của KenBain cho thấy rõ điều này: Tác giả đã cho một diễn viên học thuộc một giáo án rồi lên lớp “nói lại như một cái máy” và giới thiệu đó là giáo sư nổi tiếng, kết quả là được đánh giá “dạy giỏi”.

Thứ tư, hệ luỵ từ những nguyên nhân của việc đánh giá không khách quan và thiếu chính xác là rất lớn. Nó không chỉ là sự bất công, mà còn gây buồn chán, thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng cho người thầy bị đánh giá sai.

Chưa bàn bạc kỹ, lấy ý kiến từ nhiều phía để cân nhắc hay-dở, thiệt-hơn, tính toán đầy đủ các hệ luỵ mà đã triển khai áp dụng thì không nên. Theo tôi, việc này cần phải thận trọng và nên làm thí điểm trước khi mở rộng áp dụng ra đại trà.
Phạm Được (Đà Nẵng)

LTS Dân trí - E ngại về kết quả đánh giá của học sinh đối với thầy giáo có bảo đảm tính khách quan và chính xác hay không như tác giả viết bài trên đây không phải là không có căn cứ. Đối với sinh viên đại học hay học sinh trung học phổ thông thì việc đó xem ra có phần thuận lợi, còn học sinh nhỏ hơn thì sao?

Vì vậy, cần cân nhắc có nên giới hạn về lứa tuổi và trình độ của học sinh bắt đầu từ lớp nào thì có đủ tư cách đóng góp ý kiến nhận xét về thầy cô giáo để bảo đảm tính khách quan và chính xác. Đấy là điều đáng quan tâm trong khi xây dựng quy chế đóng góp ý kiến của học sinh đối với thầy cô giáo.

Diễn đàn Dân trí mong tiếp tục nhận được những ý kiến trao đổi về vấn đề này.

Nhân nào - Quả ấy - Thấy hay hay

Luật nhân quả
Bố mẹ anh có đất rộng gần ngàn mét vuông. Anh lấy vợ, bố cho mảnh đất to phía ngoài đường đẹp để xây nhà cửa đàng hoàng. Anh chị nhà cao cửa rộng, không thiếu thứ gì, cứ tà tà mà tiến.

Em gái anh, bôn ba khắp nơi, chịu khó căn cơ tính chuyện làm giàu.
Nhưng rồi công việc làm ăn buôn bán bị đổ bể, em gái đành quay về nương nhờ bố mẹ, xin ít đất xây ngôi nhà nhỏ cho gia đình, con cái có chốn nương thân.
Chị tranh thủ tính toán mở cửa hàng kiếm thêm đồng ra đồng vào, mong gây dựng lại chút cơ nghiệp, nên cần ngoài mặt đường.
Bố mẹ thương con, đồng ý cắt cho mảnh đất ngay bên cạnh nhà anh. Anh khó chịu ra mặt. Đang yên đang lành khoảng không gian rộng lớn bị chặn lại đâm tù túng, bí bách. Tình anh em tay chân không thắng được tính ích kỷ cố hữu trong con người. Lại được vợ đứng sau hậu thuẫn, anh liền gây khó dễ trong quá trình em gái làm nhà, cho bõ tức.

Từ chuyện đổ đất cát, sỏi không được dây sang phía nhà anh cho đến việc cái cây nhà anh nằm chình ình đó cũng không được chặt, dù nó khá vướng víu trong việc gia cố nền móng căn nhà. Lại còn cái tường, cô em gái định xây ké vào tường nhà anh cho vững chắc và khỏi tốn kém, anh kiên quyết không chịu, buộc phải xây cách tường nhà anh 15cm, đang sẵn đất. Ai thấy cũng bất bình, vì vừa tốn thêm, vừa phi lý do có cái hang cho chuột qua lại, đám thợ khốn khổ không len vào nổi để chát tường gạch, thành ra cứ mưa là trong nhà cô em gái bị thấm nước. Anh mặc kệ!
Một thời gian sau con trai anh lập gia đình, anh tặng hai vợ chồng nó mảnh đất rồi giúp dựng nhà, anh sang thương lượng với hàng xóm xin được tựa một phần tường vào nhà họ, ông láng giềng nhất định không đồng ý. Vậy là anh ngậm bồ hòn làm ngọt, xây cách ra như nhà cô em gái ngày trước.
Bố anh đến nhìn rồi trầm ngâm nói với anh: "Không trách ai được cả. Con làm khó cho em gái mình thì giờ người đời tạo chướng ngại cho con. Chính con đã gây nên việc gai mắt ấy, luật nhân quả đúng cho muôn đời".
Anh im lặng, cúi đầu và nhớ lại việc năm nào, từng khiến anh nhức nhối:
Anh dạy tại một trường đại học trong tỉnh, đến kỳ sinh viên lại đi thực tập và viết bài để chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp. Anh được nhiều đồng nghiệp bày cách kiếm tiền. Khi các sinh viên mang bài đến nộp, nhờ thầy chỉ cho chỗ sửa, nay đến anh tìm cho một lỗi, mai đến lại thêm một lỗi khác. Thực ra anh có thể chỉ hết trong một lần cho sinh viên đó, song vì muốn kiếm thêm, anh buộc họ phải đến làm nhiều lần, chả lẽ họ "mặt mo" nỡ đến tay không. Túi anh dày lên từ đó.
Cho đến ngày anh quyết định nâng cao bằng đại học của mình cho kịp với xu thế, anh học cao học vào các ngày cuối tuần. Vừa học, vừa làm mãi rồi cũng đến ngày chuẩn bị tốt nghiệp, anh bị hành cho y hệt ngày nào anh đối xử với sinh viên. Quãng đường nào có gần, anh phải về Hà Nội học, cách nhà 70 km, mà phong bì biếu xén cũng không thể mỏng. Gặp đúng ông thầy "quái thai" bắt đi đi lại lại năm lần bảy lượt mới xong việc. Khi ấy anh mới thấm thía: "Trời gieo họa còn mong thoát, tự mình gieo tai hoạ khó thoát nổi vòng".
Bài học bố dạy hôm nay lại hiển hiện trong tim anh! Ngày mai, trước khi bắt đầu bài giảng mới, anh sẽ tặng các sinh viên của anh một buổi trò chuyện ngắn, khuyên họ hãy luôn giúp đỡ mọi người, có thể người đó không giúp lại được các bạn, nhưng sẽ có ai đó khác giúp bạn.
Và hãy nhớ, đừng cố tình gây khó khăn cho một ai! Cuộc sống còn dài, còn bao việc phải lo toan suy nghĩ, nên chia sẻ cho nhau, vấn đề sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Theo TSL (Dân trí)

Friday, January 9, 2009

PGS-GS- Sau đó là gì??????

Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết
15:45' 09/01/2009 (GMT+7)

- Yêu cầu "giao tiếp được bằng tiếng Anh" là không cần thiết; đòi hỏi GS, PGS hướng dẫn được bao nhiêu thạc sĩ, nghiên cứu sinh sẽ góp phần "loại bỏ" những trường hợp có thành tựu nghiên cứu khoa học xứng đáng.

Theo GS Hoàng Tuỵ, đây là những bất cập trong quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS.

TIN LIÊN QUAN

* GS Hoàng Tụy: Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

"Giao tiếp được bằng tiếng Anh": Không cần thiết!

GS Hoàng Tuỵ trong buổi làm việc tại Viện Toán học. Ảnh: Lê Anh Dũng
Xin được trở lại với quy định mới. GS có nói rằng không chỉ quy trình bổ nhiệm chưa hợp lý mà tiêu chuẩn công nhận GS, PGS cũng còn bất cập?

- Đúng vậy! Tôi thấy nhiều tiêu chí chẳng cần thiết. Ví dụ, tiêu chuẩn "sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh".

Hay đòi hỏi PGS phải hướng dẫn chính ít nhất 2 học viên cao học hoặc hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh; chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học.

Còn GS thì sao? Phải "hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ", rồi "chủ trì ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn".

Thưa GS, đòi hỏi về tiếng Anh là chỉ cần giao tiếp được?

- Tôi thấy thừa thãi là vì thế này: Nếu anh đã thành thạo tiếng Anh trong chuyên môn thì đương nhiên quy định "giao tiếp được bằng tiếng Anh" là thừa.

Ví dụ về ngành toán, việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học ra nước ngoài chỉ thực hiện bằng Tiếng Anh. Nếu hồ sơ của anh có nhiều bài nghiên cứu công bố quốc tế thì cũng đủ đạt tất cả yêu cầu này rồi. Biết Tiếng Anh thông thường không thể viết được bài nghiên cứu khoa học, bởi nó có quy cách riêng.

Về mặt khoa học, có nhiều người nghiên cứu không cần phải biết tiếng Anh ở mức "giao tiếp được". Như cụ Cao Xuân Nguyên, là GS triết học, nghiên cứu về đạo Lão, tiếng Pháp rất giỏi, chữ Hán rất giỏi, nhưng tôi tin cụ không biết tiếng Anh. Nếu theo quy định này thì chắc cụ cũng không được GS.

Quy định này cụ thể quá, không bao gồm nhiều trường hợp cần thiết.

Có thể hiểu là thế hệ những người không thạo tiếng Anh cũng đều đã được công nhận GS, PGS cả rồi. Hoặc, trường hợp đã thành thạo 1 ngoại ngữ khác đủ trình độ GS, thì theo học một khoá tiếng Anh để giao tiếp được đâu có quá khó?

- Như tôi đã nói, thành thạo tiếng Anh cho chuyên môn thì yêu cầu "giao tiếp được" là thừa. Còn thành thạo ngoại ngữ khác, yêu cầu "có tiếng Anh giao tiếp" liệu phục vụ gì được cho chuyên môn?

Quy định này nhằm vào một số đông nào đấy thì cũng được, nhưng sẽ loại trừ một số trường hợp xứng đáng khác.

Còn cơ sở đào tạo yêu cầu trình độ tiếng Anh thì họ sẽ xét.

Có học trò mới là GS hay có GS rồi mới có học trò?

Thưa GS, còn quy định GS, PGS phải hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh thì bất cập ở đâu?

- Có những trường hợp chưa hướng dẫn ai cả nhưng thành tựu nghiên cứu khoa học thì rất nhiều. Nếu theo tiêu chuẩn này, những người như anh Ngô Bảo Châu cũng không đủ tiêu chuẩn.

Giải thích lý do này trong 1 lần trả lời phỏng vấn, GS Đỗ Trần Cát khi đó còn là Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước có nói: "GS phải đứng đầu một hướng nghiên cứu". Điều này có nghĩa là để được là GS, PGS, anh phải có học trò là điều đương nhiên...

- Công nhận GS, PGS nghĩa là giao nhiệm vụ cho người đủ tiêu chuẩn khoa học để tham gia công tác đào tạo ở trường ĐH. Khi đó, anh sẽ có học trò, chứ không phải đòi hỏi ngược lại: có học trò rồi, anh mới đủ điều kiện làm GS.

Điều tôi muốn nói ở đây là, chính vì quy định "phải hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ" nên vừa qua, người ta cứ tìm mọi cách để có học trò, hướng dẫn tào lao lung tung để tính điểm làm hồ sơ. Việc hướng dẫn tào lao lung tung để lấy điểm mới tai hại.

Cũng như yêu cầu phải chủ trì đề tài cấp này cấp nọ. Trong giới khoa học, chúng tôi biết rất rõ các hiện tượng "chạy đề tài". Quy định "phải làm chủ đề tài" khác nào khuyến khích việc "chạy" này.

Làm chủ nhiệm đề tài hay hướng dẫn học trò, điều đó sẽ thể hiện trong các công trình khoa học.

Tôi còn thấy vô lý ở chỗ đã cho điểm "công trình khoa học" rồi lại cho điểm cả việc làm "chủ nhiệm đề tài".

Thưa GS, đòi hỏi theo chuẩn mực tiên tiến, trong khi điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam có khác; các trường ĐH hiện nay đang thiếu đội ngũ GS, PGS để bổ sung cho đội ngũ giảng viên...

- Tôi chỉ nói một cái đơn giản như thế này, nếu nói "mở trường phái nghiên cứu", ra nước ngoài, khi cử người đi họp, ta phải có đại diện tham gia được. Chúng ta sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nếu không đòi hỏi theo chuẩn mực quốc tế thì cạnh tranh bằng cái gì?

Sai lầm cơ bản của ta khi đưa ra các tiêu chí là bất chấp các chuẩn mực quốc tế.

Thưa GS, lương GS của VN mới 200 USD trong khi GS nước ngoài lương 3000 - 4000 USD mà đòi hỏi GS VN cũng phải theo chuẩn mực quốc tế thì có thỏa đáng?

- Câu hỏi này, Nhà nước phải trả lời. Nhà nước muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải biết cần phải làm gì.

Tôi thấy, một trong những nguyên nhân khiến ĐH Việt Nam chưa so được với ĐH Thái Lan là vì ta trả lương không đủ cho người ta sống.

Trong một dịp gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tôi có nói rằng, bây giờ, việc cải cách tiền lương triển khai toàn xã hội sẽ khó thì giáo dục làm trước đi. Cộng ngân sách nhà nước, tiền thu học phí và các khoản vay, coi như tổng số thu. Rồi tính toán bảo đảm mỗi giáo viên và quan chức có lương hợp lý. Lúc đó, xem thiếu bao nhiêu thì mới xin Nhà nước.

Có những thứ làm sai từ đầu, mọi tiêu cực theo đó mà phát sinh. Không phải giải quyết chuyện "sống được bằng lương" xong là mọi tiêu cực, bất cập sẽ hết; mà còn đi kèm nhiều giải pháp khác.

Nhưng không giải quyết bất cập về lương thì sẽ còn tiếp tục phát sinh nhiều sai trái.

- Xin cảm ơn GS.

* Hạ Anh (thực hiện)

Nghe xong bủn rủn tay chân!!!!!!!!!

Các tiền nhân có dạy: " làm Thầy Thuốc sai chết 1 người, làm Thầy Phong Thủy sai chết 1 gia tộc, làm Giáo Dục sai chết cả thế hệ".

Thưởng tết nguyên đán = tiền 1 ly cafe

Thưởng Tết 30.000 đồng
09:50' 10/01/2009 (GMT+7)

- 8 năm rồi, giáo viên huyện Simacai (Lào Cai) không có Tết. Có trường ở Hải Phòng, chỉ thưởng "tượng trưng"túi quà 20.000 đồng và phát 30.000 đồng tiền mặt. Ở Ninh Bình, năm nay thưởng nhiều nhất khoảng 500 nghìn đồng. Cao nhất là mức thưởng 2 triệu đồng của 1 trường ở TP.HCM. Khi người lao động ở các doanh nghiệp "ngóng cổ" chờ xem thưởng Tết, những người thầy lại không dám trông mong điều đó.

Cô giáo đi Tết học trò

Căn phòng nhỏ của 2 vợ chồng thầy giáo Phạm Chí Công tại khu nội trú Trường THCS Lử Thẩn, huyện Simacai, Lào Cai. Ảnh: Bảo Anh
Giáo viên vùng cao nhiều năm nay hầu như không còn "chờ đợi" tiền thưởng Tết nữa, ông Thền Dung Phù, Phó Chủ tịch UBND huyện Simacai, tỉnh Lào Cai ngậm ngùi. Không chỉ giáo viên mà hấu hết cán bộ, công chức đều không có thưởng Tết. Do kinh phí của huyện hoàn toàn chờ ngân sách cấp trên, không có nguồn thu nên không thể "trích" được ở đâu để thưởng.

Toàn huyện Simacai có khoảng hơn 800 giáo viên các cấp từ mầm non đến THCS nhưng từ khi tái lập đến nay (năm 2000) đã không năm nào được thưởng Tết.

Thậm chí, HS không đến lớp, giáo viên còn mua kẹo đến nhà để động viên các em trở lại học tập. "Năm nay, huyện đang xin tỉnh cho cấp liền 2 tháng lương để anh em có điều kiện chăm lo cho cái Tết", ông Phù bùi ngùi.

Thưởng Tết 30.000 đồng

Ở Ninh Bình, năm nay thưởng nhiều nhất khoảng 500 nghìn đồng/giáo viên, chủ yếu ở các trường THPT nội thành.

Những trường ở ngoại thành của các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy và các trường mầm non ở Hải Phòng chỉ thưởng "tượng trưng", mức thấp nhất là 50.000 đồng với 2 hình thức túi quà (gồm mứt, chè, rượu) và tiền mặt. Thậm chí, có trường tặng túi quà 20.000 đồng, còn phát 30.000 đồng tiền mặt.

Theo ông Hoàng Phú Mạnh, Chủ tịch công đoàn ngành GD-ĐT Hải Phòng, mức thưởng năm nay đã nhỉnh hơn năm trước vì mức thấp nhất năm trước chỉ có 30.000 đồng. Năm nay, công đoàn ngành có gần 100 suất trợ cấp cho giáo viên nghèo, gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 300-500 nghìn đồng.

Hà Nội thì trợ cấp 170 người có hoàn cảnh trên với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng mỗi người. Chủ tịch công đoàn Nguyễn Viết Cẩn cho hay, ngành đã phát động các cơ sở quan tâm đến các đối tượng này, ngoài ra thực hiện tự chủ tài chính, có thể cân đối quỹ của năm 2008 để hỗ trợ thêm cho giáo viên.

Mặc dù vậy nhưng nhiều trường sẽ gặp khó khăn để tìm nguồn thưởng, ông Cẩn giải thích. Ví dụ, những trường lâu đời (như Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, THPT Việt Đức... ), nhiều giáo viên lâu năm thì phải chi cho quỹ lương nhiều hơn, do vậy chắc chắn khó khăn.

Tết năm nay, Hà Nội có 7,2 vạn giáo viên và nhìn chung cũng sẽ có mức "thưởng" từ vài trăm đến 1 triệu đồng tùy đối tượng giáo viên.

Hiệu trưởng Đậu Văn Mùi, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết, năm nay, trường dự kiến thưởng khoảng 500-700 nghìn đồng cho mỗi giáo viên.

Thưởng cao nhất: 2 triệu đồng

Nghĩ đến thưởng Tết mà... chạnh lòng. Ảnh: Đoan Trúc
Chưa cầm tiền thưởng trong tay, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Lan, Trường THCS Cần Thạnh (Cần Giờ, TP.HCM) vui mừng nói: “Nghe nói năm nay cộng hết các khoản thưởng, mỗi giáo viên sẽ được 900.000 đồng, gấp đôi năm ngoái”.



Tuy nhiên, trường hợp tăng tiền Tết như cô Lan không phải là nhiều.

"Năm ngoái, mỗi giáo viên ở trường được thưởng Tết 250.000 đồng nhưng phải đóng lại 50.000 đồng để hỗ trợ bảo mẫu không có tiền thưởng. Năm nay, mức thưởng cũng chỉ bằng năm ngoái. Gắn bó với trường hơn 10 năm, nhưng mỗi lần đến Tết vẫn thấy… chạnh lòng", cô Minh, giáo viên mầm non một trường tư thục ở TP.HCM cho hay.

Mỗi năm, cô Minh chỉ được thưởng duy nhất một lần vào Tết. Tuy nhiên, cô còn thấy mình đã may mắn vì gia đình ở thành phố, còn có tiền thưởng Tết của chồng. Đồng nghiệp, có nhiều cô giáo trẻ quê ở tỉnh xa, Tết đến thậm chí không có cả tiền để về quê.



Mặc dù nhà trường chưa có thông báo chính thức về mức thưởng Tết, nhưng theo cô giáo Lê Thị Thanh Thủy, giáo viên Trường THPT Trường Chinh (quận 1), thì mức thưởng tối đa chắc khoảng 1 triệu.



Bà Nguyễn Thị Hồng Hải, Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Phú (TP.HCM) cho hay, năm nay quận cố gắng thưởng Tết mỗi giáo viên 500.000 đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây cũng là mức thưởng chung của nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM.



Được xếp vào “top” những trường có mức thưởng Tết cao, ông Ngô Tương Đại, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi nói: “Tính trung bình mỗi giáo viên, cán bộ của trường được thưởng khoảng 2 triệu”.



Trường Tiểu học Hanh Thông (quận Gò Vấp) thưởng mỗi giáo viên khoảng 1,5 triệu đồng, trong đó số tiền do trường chi ra là 1 triệu. Hiệu trưởng Đặng Thanh Tuấn cho biết thêm: “Đầu năm, trường cũng sẽ lì xì một giáo viên 100.000 đồng để khích lệ tinh thần”.

Ngành lấy đâu ra tiền?

"Không bao giờ có tiền thưởng Tết", bà Nguyễn Thị Ninh, Trưởng phòng GD-ĐT thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) khẳng định. Trường nào tiết kiệm chi phí thì có khoản trích cho giáo viên vài trăm ngàn đồng khi Tết đến. Năm 2008, mỗi giáo viên được 200.000 đồng.

Trong cuộc họp với báo chí trung tuần tháng 12/2008, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân bùi ngùi, trong ngành GD đang rất băn khoăn vì không đủ điều kiện chăm lo về đời sống vật chất cho các thầy cô giáo. Lúc nào cũng đòi hỏi thu - chi công khai, mà đã công khai thì không có tiền thưởng Tết cho giáo viên.

Theo ông Nhân, ngành giáo dục đang đặt vấn đề, có lẽ các địa phương nên dành kinh phí chăm lo cho các thầy cô giáo chứ đừng hỏi ngành, vì "ngành lấy đâu ra tiền".

Nhưng chính quyền địa phương bảo không biết lấy tiền đâu để thưởng cho giáo viên vì ngân sách Trung ương đưa xuống... "cũng chỉ có vậy".

Đại diện lãnh đạo quận Hoàng Mai (Hà Nội) phân tích, trong ngân sách đã quy định rõ các khoản chi, thậm chí, cán bộ UBND quận cũng không có thưởng Tết; nếu có thì do phòng, ban có những thu nhập ngoài ngân sách trong năm.

Đối với giáo viên, các trường phải tự tìm nguồn. Năm trước, trung bình mỗi trường cho mỗi giáo viên 100.000 đồng, năm nay khả năng sẽ tăng lên 200.000 đồng. Ngoài ra, ban đại diện cha mẹ HS sẽ hỗ trợ thêm cho giáo viên. Tuy nhiên, thưởng tinh thần là chính, không có giá trị kinh tế.

Chưa có chính sách vận dụng về thưởng cho giáo viên, Điện Biên chỉ thực hiện các chỉ đạo theo đúng tinh thần của Nhà nước về phụ cấp khó khăn, ưu đãi cho cán bộ, công chức giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng UBND tỉnh nói rõ, tỉnh đã cho các trường thực hiện định mức khoán biên chế và quỹ tiền lương, các trường tự chủ tài chính. Nếu tiết kiệm được chi phí sẽ có nguồn để thưởng Tết. Hiện nay, tỉnh đã chỉ đạo "cho giáo viên ứng trước một tháng tiền lương".

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Trần Gia Bằng nói rõ, đã giao kinh phí cho giáo dục và các đơn vị tự chủ động bố trí. Nhà nước không có kinh phí, ngành giáo dục "chế biến" và nếu cân đối được ngân sách thì giáo viên có thưởng.

"Theo quy định, nếu không có nghị quyết của HĐND tỉnh thì UBND huyện không thể bỏ ngân sách ra chi chuyện Tết", ông Bằng giải thích.

*

Bảo Anh - Đoan Trúc

Thursday, January 8, 2009

Ý kiến phản hồi của hiệu trưởng

Ý KIẾN KẾT LUẬN VÀ CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG
V/v giải quyết các vấn đề do HSSV đặt ra
tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với nhà trường học kỳ I/2008-2009
---------------------
Kính gửi: - CÁC ĐƠN VỊ.
------------------
Trong thời gian từ trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12/2008, các khoa / TT, trường THKTTH đã tổ chức gặp gỡ đối thoại với HSSV. Ngày 18/12/2008 lãnh đạo trường tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với đại diện HSSV toàn trường.
Chiều ngày 31/12/2008, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp với thành phần gồm Ban giám hiệu, Trưởng các đơn vị, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường về việc xem xét, giải quyết các vấn đề do HSSV nêu tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường học kỳ I năm học 2008-2009.
Xem xét các ý kiến do HSSV nêu, căn cứ những ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Hiệu trưởng kết luận và chỉ đạo như sau.
1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Ngày 21/12/2008, trường tổ chức lễ công bố chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn trường. Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình với xã hội với khách hàng như chuẩn đầu ra đã công bố.
- Về việc cung cấp cho SV khóa 2008 chương trình đào tạo: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo và trưởng khoa quản ngành phối hợp thực hiện đáp ứng yêu cầu của SV. Thời gian hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Để đạt chuẩn ngoại ngữ tối thiểu 350 điểm TOEI khi SV tốt nghiệp, Hiệu trưởng giao trưởng khoa Ngoại ngữ thiết kế chương trình Anh văn dành cho SV khối không chuyên ngữ. Thời gian hoàn thành cuối học kỳ II/2008-2009.
- Về cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo, yêu cầu các khoa rà soát lại chương trình theo hướng: Giảm bớt kiến thức hàn lâm, cắt bỏ các phần trùng lắp, tăng cường tham quan, tập tập nhà máy xí nghiệp, tăng tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình…nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội.
- Về kết cấu chương trình, nội dung môn học, môn học trước sau hoặc song hành: Hiệu trưởng giao trưởng các khoa, bộ môn nghiên cứu các ý kiến đóng góp của sinh viên, thấy hợp lý đề xuất phương án điều chỉnh. Các khoa báo cáo bằng văn bản đề xuất điều chỉnh với Ban giám hiệu (qua phòng Đào tạo) vào thời gian trước khi học kỳ II/2008-2009 bắt đầu.
2. ĐĂNG KÝ MÔN HỌC & THỜI KHÓA BIỂU.
- Về cơ sở hạ tầng phục vụ việc đăng ký môn học (ĐKMH): Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính-Quản trị và phòng Đào tạo: Sửa chữa, nâng cấp các phòng máy tính hiện có, khai thác tối đa các phòng máy tính trong trường phục vụ việc ĐKMH; nghiên cứu, đề xuất phương án thuê đường truyền internet băng thông rộng trong thời gian SV ĐKMH.
- Nhà trường lưu ý SV khi ĐKMH: SV phải thực hiện nghiêm ngặt các qui định về thời gian, qui trình và các bước đăng ký trên máy tính; suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký, lượng đúng sức học của mình để ĐKMH sao cho vừa sức, tránh đăng ký ồ ạt sau đó lại rút môn học- gây lãng phí và chiếm mất nhiều chỗ của những SV khác có nhu cầu đăng ký (HKI/08-09, SV đã rút hơn 7.000 lượt môn học, nếu tính bình quân mỗi môn 3TC, tương đương với 735 triệu đồng và chiếm 2.330 chỗ)
- Việc thỏa mãn nhu cầu của SV về chọn giáo viên: Trong điều kiện CSVC và đội ngũ giảng viên còn thiếu, các khoa và phòng đào tạo đã có nhiều cố gắng duy trì phân công giảng viên như dự kiến trong lịch học vụ, tuy nhiên do nhu cầu đăng ký của SV tăng, nên phải tách hoặc thêm nhóm, do đó việc thay đổi giảng viên so với dự báo ban đầu là không thể tránh khỏi.
- Hiệu trưởng giao phòng Đào tạo và các khoa tiếp tục cải tiến việc xếp thời khóa biểu. Khi phát hiện những bất hợp lý trong bố trí thời khóa biểu, phòng học… phải lập tức điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy và học.
3. THI, KIỂM TRA.
- Về thi hết môn của các học phấn kết thúc sớm: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo phối hợp với trưởng các khoa, bộ môn công bố từ đầu học kỳ lịch thi của các học phần kết thúc sớm.
- Về đánh giá theo qúa trình, tiếp tục có nhiều ý kiến SV đóng góp. Ý kiến đóng góp tập trung trên các mặt: tổ chức thực hiện, tính khách quan công bằng trong đánh giá, số lượt đánh giá quá trình, nội dung đánh giá quá trình…. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về đánh giá theo quá trình. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Các ý kiến khác liên quan đến thi kiểm tra, Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Đào tạo, Thanh tra Giáo dục, trưởng các khoa nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho công tác này từ khâu xây dựng lịch thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố đáp án, công bố điểm… được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
4. QUẢN LÝ GIẢNG DẠY & PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN.
- Việc chấp hành kỷ luật lao động, cải tiến phương pháp giảng dạy, công tác dự giờ và bồi dưỡng giáo viên trẻ,….Hiệu trưởng giao trưởng khoa & chủ nhiệm bộ môn phối hợp với trưởng phòng Thanh tra Giáo dục kiểm tra việc tổ chức giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên, những môn học được HSSV góp ý cụ thể.
Yêu cầu các trưởng khoa: Điện-Điện tử, Khoa học cơ bản, Công nghệ May & Thời trang, CN Hóa học & Thực phẩm, Ngoại ngữ, Lý luận Chính trị, Kinh tế xem xét nghiêm túc các ý kiến phản ánh của SV về: Công tác quản lý giảng dạy, bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy…của một số giáo viên trong đơn vị. Văn bản báo cáo gửi về Ban giám hiệu (qua phòng TC-CB) trong thời gian từ 05-15/01/2009.
- Qua ý kiến phản ánh của SV về tấm gương tận tụy, hết lòng vì HSSV - cô Đinh Thị Yên Hòa, khoa Điện-Điện tử. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Tổ chức cán bộ & trưởng khoa Điện-Điện tử đề xuất hình thức biểu dương khen thưởng.
5. THỰC HIỆN QUY CHẾ, QUY ĐỊNH.
- Về việc áp dụng Quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà trường trả lời như sau:
Ngày 15/9/2008, Hiệu trưởng đã ký Thông báo số 103/TB-ĐHSPKT-ĐT về việc áp dụng quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường. Theo thông báo, phạm vi áp và đối tượng áp dụng: SV hệ chính quy của tất cả các loại hình đào tạo và loại hình tuyển sinh hiện còn đang trong thời gian học tập, gồm: SV đại học chính quy khối A, V, D, K-3/7, K chuyển tiếp; SV tuyển sinh theo loại hình chính quy địa phương, cử tuyể; SV cao đẳng. Thời điểm áp dụng: Từ học kỳ I năm học 2008-2009.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2008, Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn trường về nội dung tất cả các điều của Quy chế và Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện cụ thể của trường.
Ngày 22/12/2008, Hiệu trưởng đã ký văn bản số 125/QC-ĐHSPKT-ĐT Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Trong quá trình triển khai áp dụng Quy chế, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn, giải đáp.
- Trả lời câu hỏi của nhiều SV khóa trước 2008 về việc trả nợ các học phần thuộc khoa học Mác-Lênin.
Từ năm học 2008-2009, các môn học thuộc khoa học Mác –Lê nin được cấu trúc lại (cả tên gọi và số tín chỉ), Hiệu trưởng giao trưởng khoa Lý luận Chính trị phối hợp với trưởng phòng Đào tạo hướng dẫn SV các khóa trước khóa 2008 trả nợ các học phần theo các phương án thích hợp (tổ chức các lớp học vét nếu số SV trả nợ còn đông hoặc học môn thay thế). Hoàn tất thông báo và gửi tới các khoa, SV trong tháng 01/2009.
- Về câu hỏi của nhiều SV: 350 điểm TOEI có phải là điều kiện xét tốt nghiệp không? Nhà trường trả lời: 350 điểm TOEI là một trong những nội dung của chuẩn đầu ra. Đây không phải là tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp cho SV.
- Về việc cấp giấy chứng nhận học ngoại ngữ, tin học tăng cường và ghi vào bảng điểm SV theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khi tốt nghiệp. Đây là nguyện vọng chính đáng của SV, Nhà trường đáp ứng các yêu cầu của SV khi SV tốt nghiệp.
6. TÀI LIỆU HỌC TẬP & CÔNG TÁC THƯ VIỆN.
- Qua ý kiến đóng góp của SV, Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa, trưởng bộ môn rà soát, kiểm tra và chuyển cho Thư viện đầy đủ danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo sẽ triển khai cho các môn học thuộc kỳ II/2008-2009. Thời hạn chậm nhất vào ngày 15/01/2009.
- Hiệu trưởng giao trưởng Thư viện, trưởng các phòng Đào tạo, Kế hoạch – Tài chính phối hợp với trưởng các khoa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác giáo trình, tài liệu theo mô hình mới sau 4 năm triển khai. Cuối tháng 02/2009 trình Hiệu trưởng các báo cáo (dự thảo). Cuối tháng 3/2009 tổ chức Hội nghị.
7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
- Nhằm động viên khích lệ niềm đam mê NCKH của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Quản lý khoa học & Quan hệ quốc tế bằng nhiều hình thức phổ biến & hướng dẫn rộng rãi trong sinh viên: Quy trình đăng ký đề tài NCKH, hướng nghiên cứu trong từng thời gian & đề xuất các chế độ động viên, khuyến khích thỏa đáng.
- Giao trưởng các khoa và cán bộ khoa học đầu đàn có kế hoạch và biện pháp cụ thể động viên, tập hợp hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH.
8. RÈN LUYỆN TU DƯỠNG CỦA HSSV.
- Hiệu trưởng hoan nghênh những ý kiến tâm huyết của HSSV về việc xây dựng, tôn tạo môi trường sư phạm cũng như việc thực hiện nội quy nếp sống văn minh trong nhà trường: Không hút thuốc lá trong khuôn viên trường, trang phục nghiêm túc khi đến trường, giao tiếp văn minh lịch sự, không xả rác, bảo vệ cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện nước,…. Hiệu trưởng tiếp tục giao BCH Công trường, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp tổ chức vận động CBVC, HSSV cùng chung tay xây dựng nhà trường ngày càng văn minh sạch đẹp.
- Về hiện tượng đánh bài ăn tiền, cá cược ăn tiền. Hiệu trưởng yêu cầu phải chấm dứt ngay và xử lý thật nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Tổ chức cán bộ, Công tác HSSV, trưởng Ban quản lý ký túc xá, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp kiểm tra, đấu tranh không để tệ nạn trên xảy ra trong trường.
9. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC.
- Có một vài ý kiến cụ thể của HSSV nêu ra về vấn đề này, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Công tác HSSV phối hợp với phòng KH-TC xem xét giải quyết cho HSSV theo đúng chế độ, chính sách hiện hành.
- Đầu học kỳ II/2008-2009, trường triển khai việc xét trợ cấp cho HSSV có hoàn cảnh quá khó khăn. Đề nghị các lớp và các em HSSV giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ để nhà trường xét trợ cấp. Việc xét, dựa vào hoàn cảnh khó khăn thật sự của HSSV, không nhất thiết phải có sự xác nhận của địa phương.
10. CÔNG TÁC PHỤC VỤ HSSV VÀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP.
- Về công tác của cố vấn học tập, rèn luyện (CVHT-RL). Qua các ý kiến phản ánh của HSSV cho thấy hầu hết các CVHT-RL mỗi học kỳ chỉ gặp SV một lần vào thời gian đăng ký môn học. Hoạt động của CVHT-RL nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của HSSV.
Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa vào đầu học kỳ phải công bố hoặc xếp vào thời khóa biểu của lớp lịch sinh hoạt của tất cả CVHT-RL với lớp mỗi tháng một lần. Lịch sinh hoạt này phải báo cho phòng Thanh tra Giáo dục biết và kiểm tra như giờ dạy của giáo viên.
- Căn cứ ý kiến đóng góp của HSSV về tinh thần thái độ phục vụ của một số CBVC nhà trường, Hiệu trưởng giao trưởng các đơn vị liên quan tổ chức họp rút kinh nghiệm & chấn chỉnh trong đơn vị.
Trưởng các đơn vị có CBVC được HSSV góp ý, báo cáo bằng văn bản lên Hiệu trưởng (qua phòng TCCB) về tình hình sự việc và giải pháp khắc phục. Thời gian trong tháng 01/2009.
- Về phản ánh của HSSV: Nhân viên giữ xe có hành vi chọc ghẹo nữ SV, cư xử thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản xe, thậm chí làm hư hỏng xe…Nhà trường đã làm việc với chủ thầu bãi xe; tiến hành xử phạt khi phát hiện thu phí giữ xe cao hơn quy định; yêu cầu nhân viên giữ xe xin lỗi và bồi hoàn cho người bị hại….
Đối với HSSV, nhà trường yêu cầu HSSV phải chấp hành nghiêm túc các quy định của bãi xe và phải có thái độ tôn trọng, thân thiện khi tiếp xúc với nhân viên giữ xe.
11. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP.
- Qua ý kiến phản ánh của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính - Quản trị tập trung giải quyết một số việc sau:
Tiếp tục cải tạo việc lắp đặt vị trí quạt và đèn của một số phòng học khu A và khu B để đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho việc dạy và học.
Định kỳ kiểm tra và sửa chữa các thiết bị của phòng học. Đảm bảo các thiết bị trong phòng học (đèn, quạt, bảng, hệ thống âm thanh, máy chiếu…) luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Phối hợp với các khoa, kiểm tra phát hiện, đề xuất việc sửa chữa, bổ sung thay thế, trang bị mới các thiết bị phục vụ học tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập- đặc biệt là các đơn vị đã được HSSV nêu rõ địa chỉ.
- Các nội dung góp ý và đề xuất khác của HSSV, yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất sửa chữa, cải tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học.
12. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI.
- Có ý kiến của SV phản ánh: Một vài khoa chưa thật sự quan tâm đến công tác Đoàn - Hội, công tác phát triển đảng trong sinh viên… Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các khoa (đã được HSSV góp ý) phối hợp với Ban Thường vụ Đoàn trường & Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm.
- Các ý kiến phản ánh của SV về công tác nghiệp vụ, công tác thông tin, cũng như các hoạt động khác của tổ chức Đoàn – Hội, Hiệu trưởng đề nghị Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra, chấn chỉnh & rút kinh nghiệm nhằm tiếp tục đưa các mặt hoạt động của đoàn hội đi vào thực chất và có hiệu quả hơn.
13. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC.
- Ý kiến của SV về việc bằng tốt nghiệp có thêm phần tiếng Anh. Nguyện vọng của SV rất chính đáng. Song Nhà trường chưa thể đáp ứng được. Vì hiện nay các trường đang sử dụng phôi bằng do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành (trừ các Đại học Quốc gia). Trường đã và sẽ tiếp tục phản ánh nhu cầu, nguyện vọng nói trên của SV lên Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Về ý kiến: Hạn chế đi tới không bố trí học ngày chủ nhật. Từ năm học 2008-2009, nhà trường không bố trí học chủ nhật vào thời khóa biểu chính thức. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên một số thầy cô phải bố trí dạy bù vào ngày chủ nhật. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Thanh tra Giáo dục nghiên cứu đề xuất phương án nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo HSSV.
- Các ý kiến của học sinh liên quan đến trường THKTTH, Hiệu trưởng giao Ban giám hiệu trường THKTTH xem xét, giải quyết đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Những vấn đề liên quan đến các đơn vị khác trong trường, cần phối hợp và làm rõ trách nhiệm của mỗi bên nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu.
- Các đơn vị.
- Lưu CT HSSV
PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

Wednesday, January 7, 2009

Đánh giá là tốt nhưng quan trọng hơn hết là chọn cách đánh giá như thế nào

Giáo dục
Thứ Tư, 07/01/2009, 08:43 (GMT+7)

Trò đánh giá thầy, cô giáo, được không?

TT - Trong dự thảo mới nhất chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020, việc nâng chất lượng đội ngũ giáo viên được xem là giải pháp chiến lược có tính đột phá, trong đó có việc học sinh được đánh giá thầy cô giáo...

Ý tưởng thì hay nhưng điều khiến dư luận bàn nhiều và có nhiều luồng ý kiến trái ngược là cách thực hiện và tính khả thi.

Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN khẳng định:

Việc lấy ý kiến học sinh để đánh giá giáo viên sẽ được triển khai trong thời gian tới. Có thể hỏi trực tiếp, có thể thông qua phiếu thăm dò. Người trả lời (học sinh) không nhất thiết phải nêu danh tính. Nhận xét của người học sẽ là một trong những động lực cho giáo viên tự thay đổi mình theo hướng tích cực. Và đây cũng là vấn đề mà các thầy cô giáo phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự đổi mới về chất lượng dạy học.
Việc để trò đánh giá thầy là vấn đề từng được đặt ra với bậc đại học. Nhưng ngay ở bậc học này cũng có rất ít trường thực hiện được cho đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, chỉ những trường ngoài công lập mới có thể mạnh dạn thực hiện ý tưởng này.

Một số trường ĐH mới chỉ rục rịch chuẩn bị nghiên cứu phương án thực hiện trò đánh giá thầy đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía giáo viên. Những trường càng có nhiều giáo viên gạo cội, vấn đề “trò đánh giá thầy” càng dè dặt. Theo ông Lê Hữu Lập, phó hiệu trưởng Học viện Bưu chính viễn thông, lãnh đạo học viện đã giao hẳn cho một nhóm nghiên cứu thí điểm việc sinh viên “chấm điểm” thầy. Nhưng có ý kiến cho rằng đây là vấn đề hết sức tế nhị và có vẻ ngược với quan niệm truyền thống về “đạo thầy trò” nên không dễ dàng.

Ông Đặng Đình Đại - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, một trong số ít trường đã bắt đầu triển khai việc “học sinh đánh giá thầy” - khẳng định: “Đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn việc để cha mẹ học sinh và học sinh được đánh giá thầy giáo. Vì xét cho cùng đối tượng mà ngành giáo dục, các thầy giáo, cô giáo phục vụ là học sinh”.

Với kinh nghiệm là người trực tiếp xây dựng và tổ chức cho sinh viên đánh giá giáo viên, bà Đặng Kim Nhung, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, cho biết: “Về bản chất, việc sử dụng kênh học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, giảng viên ở bậc phổ thông hay đại học đều có những ưu điểm và khó khăn như nhau. Nhưng không phải việc quá khó nếu chúng ta cứ ngần ngại đứng ngoài cuộc để băn khoăn lo lắng”. Theo bà Nhung, Trường Thăng Long đã tổ chức đánh giá giáo viên nhiều năm, qua các kênh khác nhau mà kênh sinh viên đánh giá chỉ là một yếu tố để lãnh đạo nhà trường tham khảo.

Sunday, January 4, 2009

Hệ lụy của sự lạm dụng

Đổi mới dạy học:
Chuyển việc dạy từ "đọc chép" sang nhìn màn hình chép

Cập nhật lúc 08h48, ngày 05/01/2009

Dự một giờ học tiếng Anh tại lớp 9G (Trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét, HS vận động có lúc hơi nhiều, giờ ngoại ngữ nhưng cô ít sử

Hanoinet - Không ít GV "toát mồ hôi về máy tính, chưa làm chủ được thiết bị", lúng túng khi dùng máy chiếu. Kết quả là chuyển việc dạy từ "đọc chép" sang nhìn màn hình chép.

Việc lạm dụng máy chiếu vô tình đã chuyển dạy học từ "đọc chép" thành "nhìn chép". Có giáo viên (GV) hiểu đổi mới là liên tục "hỏi - trả lời" khiến giờ học càng nặng nề hơn.

Đây là những "mặt trái" của quá trình áp dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực được đưa ra tại hội thảo “chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các trường phổ thông” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở Nghệ An ngày 3/1.

Theo ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học ( Bộ GD-ĐT), không ít GV "toát mồ hôi về máy tính, chưa làm chủ được thiết bị", lúng túng khi dùng máy chiếu. Kết quả là chuyển việc dạy từ "đọc chép" sang nhìn màn hình chép.

Ông Nguyễn Thiều Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) cho rằng, không phải GV nào khi đổi mới PPDH cũng xác định được mục tiêu bài học. Sử dụng máy chiếu cũng có mặt trái là HS không nhớ bài lâu nếu trình chiếu đi nhanh.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Phạm Ngọc Quang nhìn nhận, nhiều GV còn quan niệm chưa đúng về đổi mới PPDH như phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của phương pháp truyền thống hoặc quá đề cao một phương pháp tích cực nào đó. Chẳng hạn, hiểu đổi mới là phải nói thật nhiều, HS trả lời thật lắm,GV đã biến giờ học thành liên tục "hỏi - trả lời" khiến tiết học nặng nề hơn.

Nhược điểm lớn nhất của GV tiểu học mà Hiệu trưởng Đinh Thị Tú, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (thành phố Nam Định) nhìn thấy là "không tin tưởng vào khả năng tiếp thu của HS, luôn gò HS làm theo ý thầy".

Quan trọng hơn, đại bộ phận GV còn nghi ngờ không biết đổi mới bắt đầu từ đâu. Lâu nay, trong GV tồn tại tư duy dựa dẫm, chờ đợi chỉ đạo và cả sự làm mẫu từ cấp trên.

Ông Tần cũng cho rằng, nhiều GV sử dụng SGK không hợp lý. Phần lớn chưa nghiên cứu nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình. Khi giảng, thường trình bày hết toàn bài trong SGK, kể cả phần HS có thể tự học; ít liên hệ thực tế hoặc liên hệ một cách khiên cưỡng.

Sẽ có tiếp một phong trào "nói không"?

"GV không khát khao đổi mới thì không có cách nào thay đổi được. Làm sao để đổi mới thành cái tâm của mỗi nhà giáo" - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Vũ Đình Chuẩn nhấn mạnh.

"Giờ giảng phải thổi lửa cho HS. Sau bài giảng, phải rút ra vấn đề gì?", Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng nhận xét sau khi dự giờ tiết Văn (bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông") tại Trường THPT Cửa Lò.

Ông Hùng ví dụ, bài giảng nói về vẻ đẹp của dòng sông Hương, nhưng GV có thể để HS sáng tạo và liên tưởng đến dòng sông Lam quê mình. "Đáng tiếc là GV chưa tạo được chiều sâu khiến bài giảng chưa hấp dẫn”.

Không hoàn toàn đỗ lỗi cho GV, ông Hùng nói rõ, một nguyên nhân đổi mới chưa tốt là công tác bồi dưỡng GV.

"Yêu cầu GV phải sử dụng PPDH lấy người học làm trung tâm nhưng khi đi học bồi dưỡng đổi mới, họ lại không được làm trung tâm mà phải ngồi nghe đọc - chép", Thứ trưởng Hiển nói.

"Không để GV phải tự bơi khi đổi mới. Bộ, Sở phải có hướng dẫn, đồng thời có sự hỗ trợ tại chỗ", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định. Tuy nhiên, phải tạo áp lực đổi mới từ quá trình tự học và "cưỡng bức" thông qua góp ý phê phán của đồng nghiệp. Về phía Bộ, đang giao Cục Nhà giáo "nghĩ cách" khen thưởng các cá nhân chịu khó tìm tòi đổi mới PPDH.

Quan trọng hơn, hiệu trưởng phải tiên phong, không cản trở và chịu trách nhiệm trực tiếp để hướng dẫn tất cả GV đổi mới. Bên cạnh đó, chăm lo, hỗ trợ các điều kiện, phương tiện cần thiết.

Cuối cùng, "cũng đã đến lúc thực hiện cuộc vận động "nói không với đọc chép" - Bộ trưởng gợi ý.

Về đổi mới PPDH, GV phải biết 6 nội dung: - Nguyên tắc đổi mới PPDH - Nguyên tắc hướng dẫn HS học và tự học - Điển hình của trường, địa phương mình - Các điều kiện ở trường để có thể khai thác cho đổi mới (máy chiếu, phòng thư viện, phòng tiếng...) - Ai có thể giúp mình, ai là điển hình trong trường (nếu không có điển hình, hiệu trưởng phải "mượn" giáo viên trường khác đến trình diễn). - Cách lấy ý kiến của HS về bài giảng. (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân)


Theo Bảo Anh/VNN
 
 
 
 
Posted by Picasa

Saturday, January 3, 2009

Đời

"Sống với chữ tâm thôi là đủ
Hơi đâu đi ngụy biện với đời"