Monday, May 31, 2010

Không hiểu báo viết kiểu gì - mà khi check lại một số đồng chí, thì các đồng chí vừa hồng vừa chuyên này trả lời ông Khoa bị tâm thần???? Khó hiểu

Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong

Cuộc đời thầy Đỗ Việt Khoa đã làm nên hai sự kiện. Nhưng cả hai sự kiện ấy ngẫm đi ngẫm lại đều là những sự kiện buồn. Ngành giáo dục có thay đổi được gì đáng nói sau sự kiện thứ nhất thầy Khoa làm nên hay không? Tôi không dám chắc. Nhưng cuộc đời thầy Khoa thì thay đổi, nhưng là một thay đổi buồn…

Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Hồi đó, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của mình. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "bình yên" sau một tiếng nổ.

Ngay từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đã dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.

Đến ngay cả một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng như giáo sư Văn Như Cương cũng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa đến như thế cơ mà. Rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã về thăm thầy Khoa. Rồi các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. Còn các giáo viên thì chỉ lấy sự kiện của thầy Khoa mà bàn tán, tranh cãi với người khen, kẻ chê... tán loạn.

Thầy Khoa đã dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Ảnh VTV3
Hầu như tất cả chúng ta bị sự kiện thầy Khoa cuốn đi và không làm sao cưỡng nổi. Nó cho thấy ngành giáo dục đã xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xã hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Nhưng hình như kết quả từ sự dũng cảm của thầy Khoa chỉ có tác dụng làm cho truyền thông "bốc" lên. Việc "bốc" lên của truyền thông cũng chẳng có gì lạ vì đó chính là một trong những đặc điểm của nó.

Thế rồi đến bây giờ, thầy Khoa lại làm ra sự kiện thứ 2 khi thầy buồn bã và có phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn.

Nhưng cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xã hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường mình nữa cho dù thầy Khoa chưa chắc có ý định đó. Có một người bạn học thân thiết của thầy Khoa đã khóc như một nỗi tủi hổ khi đọc những lời của giáo sư Văn Như Cương trả lời báo chí và nói kỹ đến mức phũ phàng về thầy Khoa.

Anh thương bạn mình quá. Cho dù có những lúc anh đã tâm sự và khuyên thầy Khoa không nên làm thế này hay chỉ nên làm thế kia. Anh hiểu bạn mình có lúc đã không nhìn nhận vấn đề thật thấu đáo. Anh cũng hiểu bạn mình quả thực bị dư luận xã hội lúc đó có lúc làm cho "choáng váng".

Nhưng anh hiểu bạn mình đấu tranh từ những ngày đầu là xuất phát từ sự chân thành và không thể đứng nhìn những trò phi giáo dục trong ngành giáo dục. Anh nói thầy Khoa không ảo tưởng gì về mình như lời giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nói mà thầy Khoa cứ tưởng hầu hết những người trong xã hội ủng hộ thầy, đứng về phía thầy bởi những lợi ích cho chính con em họ hay vì lợi ích cho xã hội.

Thế là thầy Khoa lao vào chiến đấu với những gì mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau mình là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra người ta chỉ đứng xem thầy như một sự tò mò. Chỉ có rất ít người thực sự ủng hộ thầy mà cũng lo cho thầy. Và đếnkhi chiến đầu mãi không giành được chiến thắng, thầy Khoa quay lại và bắt đầu thấy hoang mang.

Cuối cùng, thầy tự đầu hàng. Cứ cho là những lời nhận xét của giáo sư danh tiếng Văn Như Cương là đúng thì có nên nói ra như thế không về một người là thầy Khoa đã phải dùng đến hạ sách cho cuộc đời mình.

Người bạn của thầy Khoa hiểu rõ rằng: nếu thầy Khoa có ảo tưởng bởi báo chí tung hô quá mức hay Người đương thời gì đó thì trong đó có cả sự ảo tưởng đến từ sự bênh vực của một người danh tiếng chính là giáo sư Văn Như Cương. Tìm hiểu ra mới thấy giáo sư Văn Như Cương là một trong những người làm thầy Khoa tin tưởng mãnh liệt nhất. Bởi thầy Khoa vô cùng kính trọng giáo sư và hoàn toàn tin sự lên tiếng sẵn sàng nhận thầy Khoa đã làm thầy Khoa như bị "sốc" thuốc.

Không phải thầy Khoa tin vào việc giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nhận thầy Khoa khi có mệnh hệ nào để mình vẫn có việc làm mà nuôi con, mà thầy Khoa tin vào việc mình đấu tranh là hoàn toàn đúng. Cũng như những món quà tặng hay bằng khen thì không phải là bằng khen hay quà mà là lòng tin của thầy Khoa vào việc làm của mình và tin vào xã hội quanh mình.

Nhưng sau những ngày "thăng hoa", những người đứng về phía thầy Khoa và lên tiếng về ngành giáo dục dần dần rút lui và để lại trận chiến cho một kẻ duy nhất là thầy Khoa. Thế là thầy Khoa chẳng biết "kẻ thù" của ngành giáo dục đang ở phía nào. Thầy Khoa những ngày tháng sau đó giống như một người lính chẳng có người chỉ huy. Nhưng trong lúc đó, quanh thầy đầy tiếng la ó, tiếng dọa dẫm của "kẻ thù". Vì thế, thầy Khoa có hoảng hốt mà "bắn" loạn xạ âu cũng là chuyện dễ hiểu.

Lúc đầu tôi cứ nghĩ sự kiện đầu của thầy Khoa đã kể xong câu chuyện về ngành giáo dục và về xã hội chúng ta. Nhưng đến khi sự kiện thứ hai của thầy Khoa xẩy ra thì mới ngã ngửa người ra rằng: câu chuyện về thầy Khoa bây giờ mới kể xong.

Vâng câu chuyện đã kể xong. Nghe mà buồn thấu ruột. Nghe mà ứa nước mắt về nhiều chuyện. Không biết thầy Khoa và những người hiểu đúng câu chuyện này sẽ buồn đến khi nào?

Saturday, May 29, 2010

Xong trước deadline, giờ phải relax

Lang thang trên mạng bất chợt thấy người đời đánh nhau dữ quá. Đầu tiên là anh đương thời bị thất thời DVK lại bị người đương thời khác VNC bắn thêm phát đạn ân huệ. Chị Chung phẫn nộ từ trời tây NY phản pháo VNC. Ôi! giáo dục VN sao buồn vậy!



PGS lừng lẫy Văn Như Cương thất hứa với thầy Khoa?
,

- Dư luận vẫn chưa quên lời Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, ông Văn Như Cương khi khẳng định "sẽ nhận thầy Đỗ Việt Khoa về làm việc nếu thầy gặp khó khăn". Khi hay tin thầy Khoa sẽ nghỉ việc, trao đổi với VietNamNet chiều 21/5, ông Cương nói "bây giờ thì tôi không nhận thầy nữa vì nhận thức đã thay đổi".


a

PGS Văn Như Cương: "Về phía Bộ GD-ĐT lúc đó cũng hơi đề cao, tâng bốc quá hiện tượng đó bằng việc hết phần thưởng này đến phần thưởng khác..." (Ảnh K.O)

Lúc đó thầy về tôi nhận, còn giờ thì....

- Chắc ông đã nghe thông tin về thầy giáo Đỗ Việt Khoa bỏ nghề?

Có, tôi đã biết thông tin qua báo chí. Nhưng hình như chưa có đơn chính thức?

- Sở GD-ĐT Hà Nội chưa nhận đơn, nhưng thông tin ông Khoa nghỉ việc đến thời điểm này là chắc chắn. Vậy ông có thực hiện hiện lời hứa cách đây khoảng 3 năm là "sẽ nhận thầy Khoa về làm việc"?

Bây giờ thì tôi không nhận nữa, bởi nhận thức của tôi cũng đã thay đổi.

Năm 2006, thông qua báo chí tôi được biết thầy Khoa là người chống tiêu cực và được dư luận hưởng ứng.

Lúc đó, tôi có suy nghĩ "chuyện nhốn nháo trong thi cử thì thật ra ai cũng biết, nhưng để nói và có minh chứng bằng clip thì thầy Khoa là người đầu tiên".

Và tôi nghĩ, nếu vì chuyện chống tiêu cực mà nhà trường - nơi thầy Khoa công tác gây khó khăn cho thầy Khoa thì tôi sẵn sàng nhận thầy về.

Sau đó một thời gian thì có đồng nghiệp hỏi "thầy Cương đã nhận thầy Khoa về chưa?". Tôi nói "thầy Khoa có bị đuổi việc đâu...". Rồi qua theo dõi những việc thầy làm thì thấy thầy Khoa không được bình thường.

Ví như, việc thầy Khoa ứng cử đại biểu Quốc hội chẳng hạn. Có thể, thầy Khoa nghĩ sau vụ chống tiêu cực thi cử được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đến nhà thăm và tặng bằng khen, được VTV làm chương trình "người đương thời"....nên đã đề cao mình quá?

Do đó, bây giờ thì tôi không nhận thầy về làm việc nữa.

- Vì sao ông có suy nghĩ là thầy Khoa không bình thường?

Qua một thời gian, tôi hiểu rõ hơn và có suy nghĩ thầy Khoa là người không bình thường cả về tư duy, nhận định và đánh giá mình. Trong đó, đánh giá mình rất quan trọng đối với một thầy giáo biết mình, biết người.

Việc chống tiêu cực đó thì tốt quá rồi. Nhưng đó không phải là lý do để tự cho mình là người có một uy tín nào đó hay một thành công nào đó. Việc ứng cử viên đại biểu Quốc hội thì cũng khuyến khích - đó là người phải biết mình có thể cống hiến được gì hay có thể làm được gì.

Nhưng cách làm của thầy Khoa thì nói thật tôi cũng hơi thất vọng. Vì sao ở trường thầy bị cô lập, giáo viên ở trường không trao đổi với thầy bởi bao giờ trong túi thầy Khoa cũng có một cái máy ghi âm. Nên nói gì thầy ghi âm được hết nên ai cũng ngại. Vì giáo viên nói chuyện với nhau đôi khi cũng có những chuyện sơ hở.

- Vì lý do "nhạy cảm" đó mà ông bỏ ý định nhận thầy Khoa về làm việc?

Ý của tôi là không nên vùi dập những con người dám đứng lên đấu tranh nếu ông Hiệu trưởng ấy, tập thể giáo viên ấy thấy đây là điều tốt thì sửa chữa. Còn nếu mà vì lý "đấu tranh thì tránh đâu" thì tôi sẵn sàng nhận thầy để giúp thay đổi nhận thức.

Nếu lúc đó thầy về tôi sẽ nhận. Và lúc đó, tôi cũng chưa nói là nhận thầy về dạy môn gì, bởi theo nguyên tắc của trường là phải kiểm tra chuyên môn. Có thể nhận thầy về làm những công việc khác để cho thầy có một chỗ đứng nếu Trường THPT Vân Tảo đuổi thầy lúc đó.

Ở trường tôi, các thầy không ủng hộ cách làm của thầy Khoa

- Thực ra, đuổi việc ngày lúc đó như ông phán đoán để nhận thầy ngay lúc đó sẽ không thể xảy ra mà phải có một quá trình làm cho nản, chán...Nếu ông là lãnh đạo Trường THPT Vân Tảo, ông sẽ làm thế nào?

a
Trường THPT Vân Tảo
Câu nói của tôi "nhận thầy về làm việc" chỉ có giá trị ở thời điểm đó thôi.

Nhưng với thời gian 3 năm thì tôi đã có nhận thức khác. Nếu thời điểm đó thầy Khoa khó khăn quá vì trường gây khó khăn thì tôi đã nhận rồi...

Tôi không hiểu nội tình cụ thể, nhưng ông Hiệu trưởng của Trường THPT Vân Tảo đã thay mới thì tôi nghĩ một người nhận nhiệm vụ mới chắc chắn không theo vết xe cũ là trù dập nhân viên, nếu trước đó có hiện tượng trù dập.

Tôi nghĩ Hội đồng trường đó, ông hiệu trưởng ấy có xác định thái độ làm việc sẽ khác, nhưng tại sao vấn đề diễn ra vẫn phức tạp, căng thẳng vẫn xảy ra? Tôi chưa biết nguyên nhân do đâu nhưng theo tôi nghĩ từ phía thầy Khoa nhiều hơn.

Qua một số công việc thầy Khoa làm, tôi nghĩ thầy là một người không bình thường nên không được tập thể yêu mến.

Còn nếu tôi là Hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo thì mọi sự sẽ rõ ràng, công khai minh bạch. Thầy tố cáo gì tôi thì thầy cứ nói. Ban kiểm tra xuống thì tôi sẽ nói lại. Ban kiểm tra quyết định gì nếu sai tôi sẽ đấu tranh.

Tôi được biết, mấy lần thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội về trường làm việc và đã có kết luận, trong đó có một vài điểm tố cáo đúng nhưng có nhiều điểm thầy Khoa tố cáo không đúng. Dù không trực tiếp thanh tra nhưng thấy sở kết luận như thế thì cũng phải tin chứ. Chả nhẽ thanh tra sở lại vào hùa với trường để dọa ông Khoa?

- Theo ông thì khi thanh tra đưa ra kết luận thì cũng phải kèm theo đề xuất xử lý, kỷ luật hay khiển trách cả bên bị đơn và nguyên đơn. Nhưng kết luận chỉ đưa ra thế và không có động thái tiếp theo, khiến người tố cáo chưa tin vào cách làm?

Ban thanh tra của Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định, trong những nội dung thầy Khoa tố cáo có một số điều đúng thì chắc chắn là sở phải uốn nắn rồi và trường phải hứa thực hiện.

Kết luận có nêu một số điều thầy Khoa tố cáo không đúng thì tất nhiên tố cáo không đúng thì phải chịu trách nhiệm.

Nhưng khi bản thanh tra này chưa xong thì thầy Khoa lại kiện tiếp thì phải còn thanh tra nữa, và cứ làm như thế thì chưa biết đến bao giờ...

- Ông không đồng tình với cách làm của ông Khoa?

Ở trường tôi, các thầy không ủng hộ cách làm của ông Khoa. Nhiều người cho rằng thầy Khoa dại.

- Nhưng nếu đặt vào vị trí người đi kiện thì ông có nghĩ đến tình huống: thanh tra vào cuộc cho có? Và ông nhìn nhận thế nào với kết cục của một người chống tiêu cực như thầy Khoa?

Cũng có thể đó là một tình huống, nhưng tôi vẫn nghĩ khi đã thay hiệu trưởng mới thì chuyện chèn ép sẽ không còn căng thẳng nữa.

Với thầy Khoa, tôi đánh giá cao vì thầy đã có được những dẫn chứng chống tiêu cực thi cử ở thời điểm nhiều người biết nhưng không ai dám nói.

Tuy nhiên, về phía Bộ GD-ĐT lúc đó cũng hơi đề cao, tâng bốc quá hiện tượng đó bằng việc hết phần thưởng này đến phần thưởng khác, rồi thầy lại lên "người đương thời" nữa...

Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến ông Khoa đánh giá mình không đúng.

- Cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (Thực hiện)

Những đợt "sóng nổi" tại Trường THPT Vân Tảo

- Năm 2006, thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực ở Hội đồng thi tốt nghiệp Trường THPT Phú Xuyên A (Hà Tây cũ). Hiệu trưởng THPT Vân Tảo Từ Ngọc Lĩnh làm chủ tịch Hội đồng thi bị cách chức.

- Sở GD&ĐT Hà Tây (cũ) cử Phó phòng Giáo dục thường xuyên Lê Xuân Trung về làm hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo ngay sau đó.

- Sau hơn một năm giữ chức, Hiệu trưởng Lê Xuân Trung đã bị thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo nhiều sai phạm từ lạm thu, phạt HS nghỉ học. Tháng 12/2007, thanh tra Sở GD-ĐT Hà Tây về THPT Vân Tảo kiểm tra những thông tin tố cáo.

- Đêm 14/11/2008, bảo vệ THPT Vân Tảo là Trần Văn Xường và Nguyễn Văn Đông xông vào nhà chửi bới và cướp máy ảnh của thầy giáo Khoa.

- Trưa 15/11, công an huyện Thường Tín tạm giam Trần Văn Xường vì hành vi cướp giật tài sản. Còn chiếc máy ảnh của thầy Khoa hỏng hoàn toàn do bị ném xuống mương nước cạnh trường

- Chiều 18/11, Hiệu phó THPT Vân Tảo Nguyễn Thị Hoa thừa nhận việc bảo vệ lăng mạ, hành hung và cướp máy ảnh của thầy Khoa là điều đáng tiếc.

- Chiều 22/11, Thanh tra Bộ Giáo dục đề nghị khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc cũng như xem xét trả lời đơn thư tố cáo của thầy Khoa và báo cáo Bộ.

- Chiều 25/11, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án và bị can Trần Văn Xường để điều tra về việc cướp tài sản của thầy Khoa.

- Ngày 26/11, Đỗ Việt Khoa tố cáo sai phạm của THPT Vân Tảo, nổi bật là việc thu tiền học thêm cao gấp đôi quy định, thu quỹ xây dựng trái phép...

- Ngày 27/11, Hiệu trưởng THPT Vân Tảo (Hà Nội) Lê Xuân Trung cho biết, việc trích phần trăm khoản thu của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm là do Hội phụ huynh.

- Ngày 1/12, Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội kết luận, trong số các nội dung tố cáo của thầy Khoa, có các nội dung đúng nhưng cũng có nhiều nội dung sai.

- Chiều 2/12, Thanh tra Bộ GD-ĐT khẳng định, Hội phụ huynh thu các khoản tiền liên quan đến giảng dạy là sai mục đích và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.

- Sáng 4/12, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT đã về trường Vân Tảo tiếp nhận đơn kiến nghị của thầy giáo Đỗ Việt Khoa.

- Năm 2009, thầy Đỗ Việt Khoa vẫn đeo đuổi vụ việc để “trắng – đen, đúng - sai” được rõ ràng.

- Tháng 5/2010, thầy Khoa có ý định nghỉ dạy sau gần 20 năm đứng lớp.


THƯA THẦY VĂN NHƯ CƯƠNG
guihuongchogio | 25 May, 2010, 18:32 | Nghĩ sao nói vậy | (2361 Reads)

Lê Thị Thanh Chung (Chung NY)
Công việc hiện tại: Trợ lý kiểm toán Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - New York

Thưa thầy,

Khi gõ tên thầy với đầy đủ dấu tiếng Việt, trong vòng 0,41 giây, anh "Google" cho 7,690,000 kết quả. Theo Wikipedia, " Văn Như Cương (sinh 1937) là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông là một Tiến sĩ toán học, được phong học hàm phó giáo sư. Nhiều bài báo có ghi ông là Nhà giáo Nhân dân, tuy nhiên ông đã chính thức phủ nhận việc ông có danh hiệu này. Ông là người đầu tiên lập ra trường dân lập tại Việt Nam vào thời kỳ đổi mới [2] là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh-Hà Nội."

Năm 2001, con trai em thi tốt nghiệp trung học cơ sở với tổng số trên 50 điểm cho sáu môn. Cháu đỗ vào chuyên Pháp hệ B trường Amsterdam và hệ A trường Chu Văn An, nhưng em vẫn quyết tâm nộp hồ sơ cho cháu vào trường Lương Thế Vinh của thầy. Ơn giời, cháu đủ điểm vào lớp A1 – nghĩa là “chọn của chọn”. Tỷ lệ đỗ đại học ở các lớp này thường đạt từ 90 đến 100%. Đến tận thời điểm này, em chưa hề ân hận về quyết định đó của mình, mặc dù con trai em và các bạn nó luôn nói: “mẹ muốn biết về trường LTV thì phải hỏi con”. Gần đây nhất, khi cô bạn em nhờ tư vấn về các trường cấp 3 trong nội thành Hà Nôi, em lại khuyên cô ấy cho con thi vào Lương Thế Vinh. Kể dài dòng như vậy chỉ cốt để nói rằng em đã ngưỡng mộ và kính trọng thầy biết nhường nào.

Thưa thầy Văn Như Cương, cách đây vài ngày, báo chí lề phải và dân cư mạng rộ lên chuyện thầy Đỗ Việt Khoa xin nghỉ việc. Sẽ chẳng có lý do gì để nhắc đến tên thầy trong “sự kiện ĐVK” nếu không có lời hứa của thầy cách đây bốn năm. Mặc dù đã xác định với báo chí sẽ “ở nhà giúp đỡ vợ chăm sóc, dạy 2 đứa con cho tốt, phụ vợ đi chụp ảnh, cài đặt máy tính, internet”, nhưng em tin trong thâm tâm, thầy Khoa vẫn trông chờ vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, của ban lãnh đạo Bộ GD-ĐT và cả của ông hiệu trưởng trường Dân lập danh tiếng LTV. Việc thầy Khoa lên gặp lãnh đạo Bộ GD-ĐT thông báo quyết định của mình được xem như cố gắng cuối cùng của người bơi ngược dòng đã đuối sức, hy vọng một chiếc phao sẽ được quăng ra trước khi bị dòng nước nhấn chìm.

Thưa thầy Văn Như Cương, thầy hoàn toàn có quyền rút lại lời hứa khi nhận thức của thầy về ĐVK thay đổi. Bốn năm đủ để cho một tân sinh viên trở thành cử nhân, đủ để cho một nghiên cứu sinh hoàn thành luận án tiến sĩ, và cũng đủ để cho một người từng ở vị trí “đương thời” ngã ngựa trở thành kẻ thất thế vì thiếu thức thời. Em và nhiều người có thể tin ĐVK đã quá ấu trĩ và ‘dại dột’ khi quyết định đơn thương độc mã chống lại tiêu cực trong thi cử của ngành giáo dục. Nhưng em không tin ĐVK “không bình thường cả về tư duy, nhận định và đánh giá mình” như thầy đã trả lời phóng viên Kiều Oanh trên báo Vietnamnet.

Nếu một diễn viên điện ảnh có thể ứng cử để trở thành tổng thống Mỹ như ngài Ronald Reagan, hay thống đốc bang California - Arnold Schwarzenegger thì tại sao một giáo viên tâm huyết với nghề không thể tự ứng cử đại biểu quốc hội? một luật sư tài cao, học rộng như Cù Huy Hà Vũ không thể tự ứng cử vào vị trí Bộ trưởng? Nếu do “không bình thường” mà ngài luật sư CHHV phát đơn kiện Thủ tướng trong dự án Bô-xit, mà thầy ĐVK kiện BGH trường Vân Tảo vì những thu chi tài chính thiếu minh bạch thì em kính trọng lòng dũng cảm đến “bất bình thường” của họ.

Thưa thầy, thầy nói sở dĩ ĐVK bị bạn bè đồng nghiệp cô lập là vì anh luôn kè kè máy ghi âm và máy ảnh ở mọi lúc mọi nơi. Nếu phải sống ở môi trường mà đi chậm 2 phút sẽ không được vào họp Hội đồng; gọi hết hơi khản tiếng không thấy ai, nhưng chỉ vừa trèo qua cổng thì hai ông bảo vệ lập tức xuất hiện (như đã rình sẵn) áp tải đi trước con mắt của đồng nghiệp và học trò như một kẻ tội phạm thì liệu ĐVK có nên tìm mọi cách để tự bảo vệ mình không? Bẫy giăng ra khắp nơi: từ nhà đến trường, từ cổng trường lên lớp. Sống trong môi trường như vậy mà ĐVK không bị “tâm thần” mới là chuyện lạ. Thầy tin rằng ĐVK “có vấn đề” bởi chẳng thể nào tất cả mọi người từ thanh tra của Sở tới bạn bè đồng nghiệp, từ ông hiệu trưởng cũ bị “gặp hạn” đến ông phó phòng giáo dục mới được điều về đều chống lại Khoa. Nếu phải bỏ ra ba chục triệu để “chạy” một suất biên chế trong hệ thống trường công; nếu phản đối cán bộ lãnh đạo sẽ bị trù dập, mất việc làm thì em tin khi ông hiệu trưởng gọi “con bò” là “giống lợn ăn cỏ”, đa số giáo viên cũng sẽ ồ à “lợn, lợn”. Người không đồng tình sẽ cúi mặt lặng thinh. Nếu ông hiệu trưởng trường Vân Tảo tổ chức bỏ phiếu “bất tín nhiệm” với ĐVK bằng cách giơ tay biểu quyết, em đồ rằng chẳng có ai dám cả gan ngồi im. Thầy từng là người tiên phong đi đầu trong việc mở trường Dân lập để được thực hiện ý tưởng của mình, sao thầy vẫn còn tin vào “tâm lý đám đông”?

Thưa thầy, trong bối cảnh giáo dục hiện nay, có 1001 lý do khiến các trường dân lập ngại nhận ĐVK. Họ bị áp lực từ phía các cổ đông, từ phía cha mẹ học sinh và cả từ phía báo chí. Bên cạnh những trường dân lập có chất lượng cao như LTV, Marie-Cuirie, Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) được “quyền” tuyển sinh ngang ngửa với hệ thống trường chuyên lớp chọn Amsterdam, Chu Văn An, chuyên Sư phạm, chuyên Tổng hợp… nhiều trường dân lập chỉ nhằm mục đích “trông trẻ” và “xóa mù” cho tất cả những “cậu ấm, cô chiêu” không có chỗ trong các trường công đúng tuyến và trái tuyến. Dù trường LTV của thầy được biết đến như một "trại lính" vì tính kỷ luật cao: Không có học sinh nhuộm tóc "hi-lite", móng chân móng tay tô vẽ, mặc áo hai dây, mặc quần trễ cạp tới trường; Nổi tiếng về nghiêm túc trong thi cử: đề thi kiểm tra 1 tiết, cuối học kỳ đều do các chuyên gia giáo dục soạn thảo; bài thi của học trò được giao cho một cơ quan độc lập đánh giá, cho điểm; bàn học được thiết kế như ở các nước phát triển, không có ngăn bàn để ngăn chặn quay cóp... thì các vị phụ huynh vẫn không muốn có thêm gánh nặng tâm lý cho con em mình khi có một vị “hắc tinh” của bệnh thành tích và những thói tiêu cực trong Hội đồng nhà trường. Các cổ đông sẽ không để cho ngài chủ tịch Hội đồng quản trị yên ổn khi “thượng đế” của mình ùn ùn kéo nhau đến chuyển con em mình sang trường khác. Nhận ĐVK, ông hiệu trưởng sẽ được báo chí tung hô như “người đương thời” một thưở, để rồi trường họ trở thành “điểm đến”cho những đoàn thanh tra giáo dục, của phóng viên hàng trăm tờ báo giấy và báo “net” với nhưng tiêu đề giật gân câu khách. Nhiều khi “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”.

ĐVK đã mệt mỏi sau bốn năm làm chàng Đonkiôtê. Con gái anh từng không muốn nhận là “con bố Khoa”, vợ từng muốn dắt con bỏ đi khỏi làng vì sự ghẻ lạnh của đồng nghiệp của chồng và cộng đồng. “Tôi không xin nghỉ thì họ cũng sẽ cho thôi việc”. Theo pháp lệnh công chức, hai năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị buộc thôi việc. Đằng này bốn năm liền ĐVK là giáo viên duy nhất không hoàn thành nhiệm vụ. BGH trường Vân Tảo chưa buộc anh thôi việc chắc còn vì “nể người anh hùng” của ngài cựu bộ trưởng NTN. ĐVK đã tự nhận mình thua cuộc, đã buông xuôi mọi thứ. Đối thủ của anh phủi tay, thở phào nhẹ nhõm. Người khôn ngoan rút được kinh nghiệm cho mình, rút sâu vào trong vỏ ốc. Kẻ “non gan” từng ngấm ngầm ủng hộ anh nay lại ngấm ngầm đau khổ. Giáo dục nước nhà như cỗ pháo tuột dây đang trôi xuống dốc. Thêm một Tô Vĩnh Diện nữa hy sinh.

Thưa thầy Văn Như Cương, thầy hoàn toàn có lý khi không ném ra một sợi dây cho ĐVK lúc anh sắp trôi vào vùng nước xoáy. Nhưng giá như không có bài trả lời phỏng vấn của thầy trên Vietnamnet ngày 23 tháng 5 vừa rồi, số người cho rằng anh “dại dột” sẽ cao hơn số người bị thuyết phục rằng anh “có vấn đề về tâm thần”. Độc giả tin tưởng vào “vị Phó giáo sư lẫy lừng VNC” là chuyện đương nhiên. Chỉ có em tự nhiên lẩn thẩn, thấy như kẻ vừa bị ngã ngựa đã bị vó ngựa hất thêm xuống vực. Buồn!

Friday, May 28, 2010

Lễ Phật Đản

Tự răn mình luôn làm điều phúc thiện

(VOV) - Ngày Lễ Phật đản đã được phần lớn các chùa ở Hà Nội tổ chức từ vài ngày trước. Nhưng hôm nay, vẫn có rất đông các Phật tử ở khắp nơi về lễ Phật, bởi với họ, đến cửa Phật là để tự răn mình luôn làm điều phúc thiện

Dù xa hay gần cửa Phật đều là con Phật…

Hôm nay 28/5 (tức 15/4 âm lịch), Đại lễ Phật đản được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với nhiều hoạt động như: Cung rước kim thân Đức Phật và Ngọc Xá Lợi Phật từ chùa Quán Sứ sang Cung Văn hóa Hữu nghị, rước về chùa Quán Sứ; Mít tinh mừng Phật đản và Diễu hành xe hoa mừng Phật đản….

Rước xe hoa mừng ngày Phật đản

Ngày Phật Đản là một trong 3 ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật (lễ Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo). Đây cũng là một hoạt động sinh hoạt Phật giáo mang tính ổn định của Hội Phật giáo từ Trung ương đến các địa phương.

Nguồn gốc của Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích Đức Phật đản sinh. Theo Phật sử, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.

Mặc dù từ trước đó hơn 1 tuần, phần lớn các chùa đã tổ chức Lễ Phật đản, nhưng trong ngày chính Lễ (15/4 âm lịch), ngay từ sáng sớm, vẫn có rất đông Phật tử đến lễ Phật. Xen lẫn trong dòng người đi lễ, có rất nhiều nam giới, họ cũng thành kính quỳ lạy trước Ban Tam Bảo và các ban thờ khác trong chùa.

Ngay từ 4-5 giờ sáng hôm nay, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội đã bắt đầu tổ chức Lễ Phật đản bằng nghi thức tắm Phật. Đây là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh “ba nghiệp thân khẩu ý” của con người.

Trước đây, ngày kỷ niệm Phật đản là mùng 8/4 âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15/4 âm lịch nên ngày lễ tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8- 15/4 (âm lịch).

Thượng tọa Thích Gia Quang

Theo Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tắm Phật là một nghi Lễ quan trọng trong ngày Phật Đản. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần giữ cho tâm thanh tịnh để dòng nước tinh sạch sẽ gột rửa mọi suy nghĩ, lời nói tội lỗi. Sau Lễ tắm Phật, các Phật tử thường chia nhau nước tắm hoặc vẩy lên người khác với tâm niệm như vậy sẽ đem lại bình an, mạnh khỏe cho bản thân mình và gia đình. Trong ngày Lễ, các tăng ni luôn cầu cho quốc thái dân an, con người rũ bỏ được những biểu hiện của “tham, sân, si”. Bởi đây là nguồn gốc của bạo lực, chiến tranh, suy thoái đạo đức con người.

Tại các chùa Đình Quán, chùa Phúc Khánh, bên trong và ngoài chùa được trang hoàng rực rỡ. Băng-rôn treo trước cửa chùa có dòng chữ “Mừng ngày Phật đản”. Các Phật tử cũng đến Lễ Phật khá đông. Trong buổi sáng nay, tại nhiều ngôi chùa chỉ còn một vài tăng ni ở lại trực, còn sư trụ trì và các tăng ni khác đều đi dự buổi Lễ Phật đản tại Cung Văn hóa Hữu nghị.

Một sư thầy ở chùa Phúc Khánh cho biết, chùa Phúc Khánh đã tổ chức buổi Lễ Phật đản cách đây vài ngày với các nghi thức của nhà Phật như tắm Phật, cầu bình an cho đất nước và dân chúng, thả chim phóng sinh, phát chẩn cho người nghèo... Trong những ngày này, lúc nào cũng có rất đông Phật tử, cả Phật tử ở những tỉnh xa cũng về dự Lễ. Tối nay, các Phật tử sẽ đổ về đây rất đông để lễ cúng sao Thái Bạch hằng tháng. Nhà chùa cũng chuẩn bị rất nhiều đồ lễ gồm chuối, oản để dâng lên Đức Phật, sau buổi lễ thì phát lộc cho các Phật tử.

Chị Hoàng Thị Đào: "Mỗi khi đến cửa Phật, tôi thấy mình tĩnh tâm hơn"

Tại chùa Phúc Khánh, chúng tôi gặp chị Hoàng Thị Đào, số nhà 22, ngách 267/11, Đại Từ- Đại Kim (Hà Nội) đang vãn cảnh chùa. Chị Đào cho biết, vào ngày Rằm, mùng Một chị thường đến lễ chùa. Nhất là từ khi lập gia đình và đang mang bầu đứa con đầu lòng, chị càng năng đi chùa hơn. Chị cầu mong Đức Phật phù hộ cho gia đình mình hạnh phúc và đứa con sắp chào đời được khỏe mạnh. “Tôi không biết hôm nay là ngày Phật sinh, ngày Rằm nào tôi cũng đi Lễ chùa. Mỗi khi đến cửa Phật, tôi thấy mình tĩnh tâm hơn. Đi chùa tôi chỉ cầu hạnh phúc và có sức khỏe, bởi có những thứ đó là có tất cả”- Chị Đào tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Phúc: "Học những điều Phật dạy, sống “từ bi, hỷ xả, lương thiện”

Còn đối với bà Nguyễn Thị Phúc (81 tuổi), số nhà 55, ngõ 46A, phố Chính Kinh, Thượng Đình (Hà Nội) thì đi chùa đối với bà như một thói quen vào những ngày Rằm, mùng Một, ngày Phật đản. Đã hơn 9 năm nay, mặc dù bị bệnh sỏi thận, không ngồi thiền lâu được nhưng vào những ngày này, dù mưa, dù nắng bà cũng cố gắng thu xếp đi Lễ chùa. Bà tâm niệm, đến cửa chùa, được học những điều Phật răn dạy, bà thấy mình luôn phải cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Nhiều lần bà bị bệnh nặng “thập tử nhất sinh”, tưởng chừng buông xuôi, nhưng tâm niệm điều Phật răn, bà gồng mình chiến thắng bệnh tật. Trong nuôi dạy con cái, bà cũng thấy mãn nguyện bởi cả 5 người con của bà đều hiếu thảo và thành đạt. “Tôi nghĩ không cần phải học những điều gì to tát ở đâu mà học ngay những điều Phật dạy, sống “từ bi, hỷ xả, lương thiện, không gây oán hận”. Tôi đã dạy con cháu mình dù nghèo phải sống thanh sạch, tự răn mình mỗi khi làm bất cứ việc gì. Đến cửa Phật, tôi thấy mình sống than thản và có ý nghĩa hơn”- Bà Phúc nói.

Chị Bùi Thị Chung: "Mỗi khi đi lễ chùa, tôi thấy mình xả bỏ được hết ý nghĩ “tham, sân, si”

Không chỉ riêng ngày Lễ Phật đản, mà trong các ngày Lễ khác, đến những ngôi chùa ở Hà Nội, nhiều người sẽ không còn ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh một số Phật tử dọn dẹp, nhặt rác rơi vãi trong chùa. Đối với họ, làm cho chùa thanh sạch là trách nhiệm của các Phật tử. Nên thấy bất cứ ở đâu trong chùa có rác là họ lại tự quét dọn. Chị Bùi Thị Chung, số nhà 136 phố Khương Thượng (Hà Nội) là một “lao công” thường xuyên ở bất kỳ ngôi chùa nào chị đến lễ. “Tôi nghĩ đây là việc làm bình thường của các Phật tử. Nhà chùa như nhà mình, cần phải giữ cho sạch sẽ. Những ai hay đi lễ rồi cũng làm như vậy. Dần dần, mọi người cũng sẽ có ý thức hơn trong việc vứt rác đúng nơi quy định. Tôi thường xuyên đi lễ ở nhiều chùa và tên pháp danh là Hiệu Diệu Thủy. Mỗi khi đi lễ chùa, tôi thấy mình xả bỏ được hết ý nghĩ “tham, sân, si” trong đầu, mong muốn làm nhiều điều tốt lành”- Chị Chung tâm sự.

Cùng với niềm phấn khởi của tăng ni, phật tử trong cả nước đón mùa Lễ Phật đản an lành, Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, thành quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt được hôm nay có sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương. Sự giúp đỡ của Nhà nước đối với với Phật giáo đã làm cho công tác Phật sự ngày càng tốt đẹp vì lợi ích chung, an lạc chung cho mọi người. Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và thực hiện hữu hiệu lý tưởng bảo vệ đạo pháp dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội./.

Một số hình ảnh về ngày Phật đản tại Hà Nội:

Chuẩn bị đồ Lễ để cúng Phật

Thả cá phóng sinh nhân ngày Phật đản

Rước xe hoa mừng ngày Phật đản

Trước giờ hành Lễ

Phật tử khắp cả nước đổ về Lễ Phật tại Cung văn hóa Hữu nghị


Các đại lão Hòa thượng trong buổi Lễ Phật đản sáng nay


Bắt đầu nghi lễ tắm Phật


Các Phật tử tham gia Lễ tắm Phật

Minh Hòa - Quang Trung

Mượn bài viết để phát biểu cảm nghĩ





Cái bình dị nhất mà mình nắm giữ đôi khi lại là niềm hạnh phúc mà có thể nhiều người chưa với tới được. Ngồi tâm sự với mẹ và con, con bỗng nhiên thì thầm vào tai mẹ: "Mẹ nói với ba đi, có con là thành một gia đình". Mẹ tròn xoe mắt. Thắc mắc quá, ba tò mò dò hỏi, mẹ mới nói lại. Cả nhà ngạc nhiên, con học ai vậy? Con tự nghĩ đó, con đáp lại với vẻ hồn nhiên. Thì ra con đã lớn. Ba hạnh phúc lắm, mẹ cũng vậy.


Cũng đúng thôi, thời trẻ, mộng mơ đeo bám mẹ, chí anh hùng ba đeo đuổi. Cũng giống như tác giả dưới đây, tiền tài sự nghiệp, ... là tiêu chí để xây dựng một gia đình. Ngẫm lại lúc về già, những thứ đó có đáng chi! Cái bình dị là một thiên thần nhỏ của ba của mẹ nhưng giờ đây, con là niềm hy vọng của mẹ và là niềm kiêu hãnh của ba. Con là tất cả.


Chỉ một câu nói của con trong số nhiều câu hồn nhiên khác nữa cũng đủ để ba nhìn lại mình, "thắng" lại chính mình trong những lần suýt lạc lối, để rồi quay về với bến bình yên, mái nhà của gia đình chúng ta; gia đình mà ba mà mẹ và không thể thiếu phần của con gái yêu góp phần tạo dựng.

Thôi tới deadline rồi, lo làm việc, lúc nào rảnh recover lại!!!

Hạnh phúc là khi thấy con lớn lên mỗi ngày
Cập nhật lúc 09:16, Thứ Sáu, 28/05/2010 (GMT+7)
,
Blog Việt

Lời tác giả: “Chào Blog Việt! Cún nhà mình tên là Bùi Tuệ Phương, tên ở nhà là Lulu. Cháu sinh ngày 30/05/2009. Từ khi có cháu, tuy có vất vả nhưng niềm vui cũng rất nhiều. Sắp tới sinh nhật đầu tiên của Cún nhà mình rồi, mình rất muốn có một món quà gì đó thật ý nghĩa để gửi tặng cho Lulu và mẹ Lulu. Được biết Chuyên mục Blog Việt có mở phần “Thiên thần Blog” để các bậc cha mẹ bày tỏ tình cảm và mong ước của mình với con yêu, Mình mạnh dạn gửi thông tin về Cún nhà mình với hi vọng sẽ có món quà thật đặc biệt cho Cún”

Bố mẹ đến với nhau với tất cả sự chân thành cùng với bỡ ngỡ của những lần đầu tiên. Con cũng vậy, hiện diện và đồng hành trên con đường bố mẹ đang đi thật tự nhiên với những sắc màu lóng lánh.

Bắt đầu từ khi nào con nhỉ? Có lẽ là tư khi bố và mẹ biết rằng có một mầm sống đang ngày một lớn lên trong cơ thể mẹ. Tiếp đó là chuỗi ngày tẩm bổ, nghén, rồi thăm khám, lo lắng khi chỉ số này chưa đủ hay vui mừng khi nhìn thấy con đạp phình phịch vào bụng mẹ…

Rồi cái ngày chờ đợi nhất cũng tới, bố mẹ nhớ là khi đó còn lì lắm, mãi không chịu ra mặc dù đã lịch kịch từ đêm hôm trước. Bà ngoại, bà nội,,dì, chị dâu và bố nữa sốt ruốt đi ra đi vào… nghe tiếng mẹ con đau ở trong phòng mà bố không yên, nhưng cũng chẳng làm gì được ngoài chờ đợi. Thế rồi, một cảm giác vỡ òa khi nghe tiếng con khóc oang oang cả khu đỡ đẻ, cảm xúc thật khó tả! Vậy là gia đình đã chính thức có thêm một thành viên mới rồi đấy! Bố thì cứ cười suốt không thôi.

Rồi nhìn con lớn lến từng ngày, từ lúc con hớt chuyện đến lúc nhìn thấy con lẫy thành công, tập bò, mọc răng rồi tập đi, bắt chiếc những gì bố mẹ nói,… là bố mẹ cảm thấy mình thật hạnh phúc! Mỗi thử thách con vượt qua, mỗi bữa bột hay sữa con ăn hết hay mỗi hành động “nhí nhố” mà con thể hiện cũng mang lại cho bố mẹ những hạnh phúc khó tả!

Trước đây bố vẫn nghĩ, hạnh phúc là cái gì xa lắm khi mà người ta phải có thật nhiều tiền và phải có địa vị nhất định. Nhưng rồi mẹ và đặc biệt là con xuất hiện đã cho bố thấy hạnh phúc là cái gì đó giản đơn lắm, đôi khi chỉ là khi nhìn thấy con lớn lên mỗi ngày trong tình thương của ông bà cha mẹ và anh chị em.
Một, hai, ba, hai mẹ con cười lên nào!

Bố mẹ sẽ vấn tiếp tục tìm kiếm hạnh phúc cho mình, nhưng trên con đường đó sẽ có con và cả em con sau này nữa. Và bố mẹ tin rằng, hạnh phúc sẽ luôn ở bên gia đình ta.
Có gì mà hai mẹ con cười tươi thế nhỉ?

Sắp tới sinh nhật đàu tiên của con rối, bố muốn viết lên những dòng suy nghĩ này như một sự bày tỏ lòng cảm ơn tới hai mẹ con con. Chúc cho hai mẹ con ngày càng xinh đẹp và mãi là hậu phương vững chắc cho bố nhé! Yêu hai mẹ con nhiều!

* Gửi từ email Bùi Quang Trung - bqtrung

Nhớ Hà Nội - Một cảnh đẹp ở Mê Linh

Nao lòng lục bình trôi

28/05/2010 10:53:58

- Giữa những ngày tháng 5 oi ả, tạm xa không khí đô thị ngột ngạt, chiếc xe máy của tôi như bồng bềnh trước vẻ đẹp đến nao lòng của loài hoa lục bình gặp trên một con đường quê ở huyện Mê Linh, Hà Nội.

Hoa lục bình chính là hoa bèo tây. Hoa màu tím, nhìn cánh tưởng như những đôi lông công đầy màu sắc. Đã bao giờ bạn được chạm tay vào loài hoa ấy, hái một cành và xuýt xoa “đẹp quá”. Để rồi thẫn thờ khi cánh hoa tan nát, héo tàn trong phút chốc.

Văn Chung

Thursday, May 27, 2010

Nhớ Hà Nội - Nhớ con đường thân quen - Nhớ góc phố hẹn hò - Nhớ . . .

Thiếu nữ duyên dáng mùa hoa phượng

Hoa phượng nở hồng rực đầu hè cũng là lúc các cô gái Hà Nội tranh thủ tạo dáng trước ống kính máy ảnh.

Xuân Chính


Wednesday, May 26, 2010

Thời kỳ ??? của công cuộc cách mạng vĩ đại

Nhớ một thời buôn… chui

27/05/2010 09:27:22

- Hà Nội - cái thời người dân đi chợ xếp hàng cả nửa ngày mới mua được nửa lạng thịt, nhà nào liền hai, ba ngày xách thịt cá về chén đều là y như rằng "được" công an vào "hỏi thăm" ngay. Thậm chí, mua một cái ti vi đen trắng cũng phải chở đi quanh Hà Nội mất mấy vòng mới dám về nhà chỉ vì "sợ" công an tịch thu. Giữa lúc "nước sôi lửa bỏng", làm gì cũng cấm, thậm chí cấm tiệt ấy, vẫn có một đội quân "đông như kiến cỏ" tập hợp đa số "chị em" làm nghề "buôn intershop" hay còn gọi là "con phe chợ xốp" ("xốp" từ chữ "shop" - PV).

TIN LIÊN QUAN

"Con phe chợ xốp"


Cửa hàng Intershop ở địa chỉ C4 phố Giảng Võ được thành lập từ những năm 1980 với mục đích phục vụ những người Việt Nam từ nước ngoài trở về hoặc các cá nhân là người nước ngoài sang Việt Nam học tập, công tác. Họ được các suất mua đồ miễn thuế tại cửa hàng.

Trong hoàn cảnh khó khăn, hàng hóa khan hiếm lúc bấy giờ, được mua đồ ở intershop là niềm ao ước của biết bao nhiêu người. Chính vì cái sự "nằm mơ giữa ban ngày" đó đã dần hình thành nên một nghề với tên gọi chẳng hay ho gì cho lắm - nghề "con phe chợ xốp".

s
Trong hoàn cảnh khó khăn, hàng hóa khan hiếm, được mua đồ ở intershop là niềm ao ước của biết bao nhiêu người.

Những người làm nghề này chỉ mua "suất" của "anh A" để bán lại cho "chị B" hưởng chênh lệch hoặc có chút vốn liếng thì mua "suất" rồi "ôm" hàng về bán lại cho những người có nhu cầu để kiếm lời.

Đơn giản thế thôi, nhưng giữa lúc những người không có tiền chịu khổ đã đành, người có tiền cũng không được quyền "sướng" thì "cái tội" của "con phe chợ xốp" được đẩy lên chót vót, nào là buôn gian bán lận, đầu cơ, trục lợi...

Nhiều người gom góp tiền của đi "phe" chưa hòa vốn đã bị công an "quơ" một mẻ, sảy chân vào chốn lao tù, tiền tài tứ tán. Bà Nguyễn Thị Thọ ở số 29 ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội là một "con phe" có tiếng thời bấy giờ. Bà Thọ nguyên là nhân viên Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội.

Nhớ lại một thời đi buôn chui, bà kể: "Chồng tôi lúc đó mới vào ngành công an, đi miền Nam, cả năm trời không thấy mặt. Tôi một mình nuôi 3 con nhỏ ăn học với đồng lương ít ỏi. Một lần, con bé lớn đi học về, sang hàng xóm xem ti vi nhờ, chả biết thế nào mà bị người ta đạp ngã từ trên giường lăn ra đến tận cửa. Vô tình chứng kiến cảnh đó, tôi xót con, ức nghẹn cả họng, bế cháu về nhà tự hứa với mình sẽ cố đi "chợ" để mua được cái ti vi cho con khỏi phải đi xem nhờ".

Khởi nghiệp từ 5 đồng bạc


Vay của người bạn thân 5 đồng bạc, bà Thọ khởi nghiệp buôn từ bánh mì đến bánh nướng, bánh dẻo, dép nhựa tái sinh, bia, thuốc lá. Vì lúc bấy giờ thuốc lá thuộc loại "hàng quốc cấm" nên "đổ" thuốc lá đem lại món lời cao hơn cả.

Nhưng bà Thọ bảo rằng dù cất giấu kĩ đến đâu, "đổ" hàng tinh vi thế nào cũng có bận bị lực lượng chức năng phát hiện, tịch thu hết. Số lượng ít thì coi như mất trắng, nhiều thì đi "bóc lịch" như bỡn.

Lâu dần, bà được các "chị em bạn" giới thiệu nghề mới ra intershop làm ăn. Từ ngày buôn bán lặt vặt đã vài ba năm, đời sống tuy bớt chật vật hơn nhưng vẫn chưa thể mua nổi cho con cái ti vi đen trắng để xem nên bà Thọ quyết chí làm giàu.

s

Lúc đầu, vốn liếng chưa có, bà chỉ mua lại suất mua hàng ở intershop của những người Việt Nam từ nước ngoài trở về rồi bán lại cho những người có nhu cầu để hưởng chênh lệch vài ngàn đồng. Khi tích góp đủ vốn liếng, bà "ôm" thật nhiều hàng rồi bán lại.

Hàng hóa gồm đủ loại: ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe đạp, đèn neon, quạt, may ơ, xích líp, xà phòng, nồi, xoong, chảo, chăn, màn... Tóm lại là tất cả những thứ đồ gia dụng mà ngoài intershop ra người dân không còn biết tìm mua ở đâu.

Thời ấy, những người được ra nước ngoài cũng hiếm hoi nên việc tìm mua lại các suất mua hàng của họ chẳng phải là việc dễ dàng. Bà Thọ cùng nhiều chị em "phe" khác tiếp tục "lùng" những cán bộ, sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, công tác để "hợp tác".

Họ đưa tiền cho những người này - được gọi là "cóc" để "nhờ" mua hàng từ intershop chuyển ra cho họ. "Cóc" sẽ được nhận vài ngàn đồng tiền công tùy theo giá trị hàng hóa mà họ mua cho "phe".

Khi "phe" nhận hàng xong, bao giờ cũng có cả một đội quân "ninh dừ" chầu bên ngoài để "luộc" - bán đi bán lại hàng. Khi hàng đến được tay người tiêu dùng có thể đã phải qua 2 - 3 lần "ninh dừ". Toàn bộ nguồn ngoại tệ phục vụ việc mua bán ở intershop được các "phe" đổi trên phố Tạ Hiền. Con phố này thời ấy là trung tâm giao dịch thu đổi ngoại tệ vô cùng nhộn nhịp của các "phe".

Hoạt động đó tất nhiên cũng bị lực lượng chức năng truy quét gắt gao nhưng cả "phe xốp", "cóc", "phe đô" lẫn "ninh dừ" vẫn sớm chiều cần mẫn cất hàng, đổ hàng một cách tấp nập. Chỉ khi có "biến" tức có sự xuất hiện của lực lượng chức năng thì mới a lê hấp, tất cả ù té chạy, bỏ của chạy lấy người.

Bà Thọ bảo: "Bây giờ người ta buôn hàng giá trị từ vài trăm ngàn, triệu đô chứ ngày ấy chỉ có hai, ba trăm đô đã khủng khiếp lắm rồi, phải xé ra thành vài chục đô lẻ nhét khắp người mà còn run như giẽ khi thấy bóng công an".

"Áp tải" ti vi về nhà

Theo bà Thọ, thời ấy, tuy mang tiếng là buôn gian bán lận nhưng cánh "phe" chẳng ăn không, ăn hỏng cái gì của ai bao giờ. Họ làm ăn giữ chữ tín với khách hàng lắm chứ không phải chỉ cốt lừa lọc để nuốt không của khách.

Có lần, một khách hàng là bộ đội gom góp được một số tiền ra "chợ xốp" để mua ti vi. Thấy ông khách cứ bo bo tiền trong túi áo ngực, biết người ta cũng đổ bao mồ hôi công sức mới có được chút tiền để mua chiếc ti vi đen trắng cho con xem như hoàn cảnh của mình, bà Thọ đành lòng để rẻ lại cho ông khách vài giá.

s
Bà Thọ vẫn nhớ những ngày "buôn chui, bán lủi".

Sau đó, mặc dù địa chỉ nhà ông khách ở phố Đội Cấn, cách intershop có một đoạn ngắn nhưng bà phải giúp ông "áp tải" chiếc ti vi đi vòng quanh Hà Nội mấy vòng để tránh công an.

Khi chiếc ti vi đã "an tọa" trong nhà, ông khách mới thở phào: "May gặp bà thông thạo chứ như tôi thì chịu chết". Không chỉ đối đãi tử tế với khách hàng, giữa "thế giới" của các "con phe" với nhau cũng không bao giờ có chuyện "giành giật đâm chém".

Gần như đã thành luật, khách của ai người đó bán, hàng của ai người đó nhận, chỉ đoàn kết một lòng "tẩu tán" người và hàng khi có "biến" mà thôi. Ấy vậy nhưng nhiều "phe" gặp "xui", cũng không tránh khỏi cảnh đi "bóc lịch".

Bà Thọ may mắn hơn bởi trong 15 năm đi "phe" tuy có bị trắng tay vài lần nhưng đều thoát thân. Chỉ có điều khiến trong thâm tâm bà luôn day dứt là vì mình "trót" làm cái nghề buôn gian bán lận mà chồng không được vào Đảng, "tương đối" mất uy tín trước các đồng nghiệp trong cơ quan.

Hơn trăm "con phe xốp" thời ấy bây giờ đều đã "giã từ" nghiệp cũ. Hàng hóa không còn khan hiếm, nhu cầu tiêu dùng của người dân được đáp ứng đầy đủ đã khiến họ không còn "đất" hành nghề. Nhưng đọng lại trong kí ức của họ vẫn là những ngày tháng căng thẳng vì "buôn chui", lén lút, tẩu tán và trốn chạy...

Hồng Tiến

Như Cá Cạn Ao




Tuesday, May 25, 2010

Vu Lan 2009 - Ta Tung Quen Me





Không có Đảng Cộng Sản chắc chắn sẽ không có đổi mới tại Việt Nam - Hợp lý.













Không có Đảng, không có công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Thực tiễn cho thấy, không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới, không có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có được công cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của cuộc sống và hoạt động thực tiễn rất sôi nổi và sáng tạo từ sản xuất đến phân phối - lưu thông của nhân dân cả nước, Ðảng ta đã khởi xướng công cuộc Đổi mới.

"Không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có công cuộc Đổi mới ở Việt Nam"

Ngót 25 năm qua, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân đã thay đổi nhiều, thế và lực của cách mạng không ngừng tăng lên, càng làm cho công cuộc đổi mới hình thành như một thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc ta, càng cổ vũ Ðảng và nhân dân ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhiều hơn nữa. "Ðổi mới hay là chết" - một khẩu hiệu nổi tiếng lúc ban đầu, nay vẫn luôn luôn nuôi dưỡng ý tưởng đẹp đẽ, khoa học và cách mạng đó của Ðảng và nhân dân ta. Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi không ngừng, ngày nay khoa học và công nghệ lại tiến lên như vũ bão, tình hình thế giới sôi động và diễn biến khôn lường, thì đổi mới càng như quy luật tồn tại và tiến bộ của chúng ta.

Chúng ta phải đổi mới nhiều nhận thức quan trọng, đổi mới những hình thức tổ chức, đổi mới cả cách làm, sao cho có hiệu quả chính trị, kinh tế - xã hội cao nhất. Và, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, Ðảng ta đã nhấn mạnh định hướng cuối cùng là có được CNXH thực tế, CNXH đầy đủ. Kịp thời rút kinh nghiệm từ những thất bại của cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN ở Ðông Âu, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VI (tháng 3/1989) đã sáng suốt chỉ ra rằng chúng ta đổi mới có nguyên tắc.

Thực tiễn 25 năm đổi mới cho thấy phải luôn luôn tỉnh táo tránh cả hai khuynh hướng trái ngược nhau: một mặt là chệch hướng, mặt khác là bảo thủ, trì trệ. Tình hình đó càng đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng ta. Thực tiễn cho thấy, không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới, không có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có được công cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn. Càng đổi mới, càng đổi mới sâu rộng thì càng cần tăng cường vai trò, chức năng lãnh đạo của Ðảng như Hiến pháp đã quy định. Không thể đổi mới thành công nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng. Bản lĩnh, nghị lực và những kinh nghiệm dày dạn của Ðảng ta non một thế kỷ phải được thể hiện trong sự nghiệp lãnh đạo công cuộc đổi mới. Thời gian cũng cho thấy các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội không ngừng đả kích và xuyên tạc Ðảng Cộng sản Việt Nam. Và, các thế lực thù địch càng đả kích, xuyên tạc, thì chúng ta càng cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Ðảng đối với công cuộc đổi mới. Ðương nhiên chúng ta cần quán triệt điều mà chính Cương lĩnh của Ðảng cũng đã đề ra: Ðảng ta phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để xứng đáng với trọng trách lãnh đạo công cuộc đổi mới.

Trong quá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Do vậy trong quá trình đổi mới Ðảng và nhân dân ta đã dồn trí tuệ và công sức đáng kể vào đổi mới kinh tế.

Nét nổi bật của đổi mới kinh tế là chúng ta kiên quyết và liên tục thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường. Chúng ta đã chứng kiến tác dụng tích cực của cơ chế thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nói đến thị trường là nói đến sự giao thoa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, nói đến sự giao thoa giữa sản xuất và phân phối - lưu thông, nói đến quan hệ tài chính - tiền tệ, quan hệ cung cầu, nói đến quan hệ kinh tế giữa các vùng miền của đất nước và quan hệ giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới, nói đến vai trò của Nhà nước.

Thị trường, nếu để tự nó thì luôn luôn là điều kiện làm phân hóa giàu - nghèo, cách biệt thành thị - nông thôn, miền xuôi - miền núi, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội. Thị trường, nếu để tự nó thì luôn luôn tự phát dẫn theo con đường TBCN. Vì tất cả những lẽ đó, chúng ta nhận thức rằng càng thực hiện cơ chế thị trường thì càng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước. Ðây là công việc vô cùng mới mẻ trong sự nghiệp lãnh đạo của Ðảng. Chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN đã là điều quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương đó. Ðảng ta đã từng lãnh đạo đầy mưu lược giành được thắng lợi vĩ đại trên chiến trường trong các cuộc kháng chiến trước đây, nay cũng phải đủ tài trí, phẩm chất, chiến lược, sách lược để giành thắng lợi không kém vang dội trên thương trường. Như thế Ðảng phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong điều kiện mới, trước thử thách mới, không phải đối phó với "đạn bọc đồng" mà là "đạn bọc đường", vô cùng gay gắt, quyết liệt, phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức rất cao trong cuộc đọ sức không khói súng.

Theo cơ chế thị trường thì tất yếu phải hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta hội nhập nhưng không hòa tan, hơn nữa lại càng phải giữ vững độc lập tự chủ. Chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tham khảo kinh nghiệm phong phú của các quốc gia, các dân tộc, coi trọng tranh thủ ngoại lực, nhưng không ỷ lại vào bên ngoài, trái lại phải phát huy nội lực là chính, nêu cao ý thức dân tộc tự cường. Chúng ta phải xây dựng nền kinh tế dân tộc, nền văn hóa dân tộc, nền giáo dục dân tộc, nền quốc phòng toàn dân, dĩ nhiên tất cả theo hướng tiên tiến, hiện đại. Không sản xuất hàng Việt thì khẩu hiệu "Người Việt dùng hàng Việt" cũng vô nghĩa. Muốn vậy phải đẩy mạnh sản xuất, trước hết phải xây dựng và phát triển nền công nghiệp tư liệu sản xuất, đặc biệt cơ khí chế tạo, sau nữa coi trọng công nghệ thông tin, điện tử, năng lượng mới, vật liệu mới, hóa chất và kể cả công nghiệp tiêu dùng...; như thế thì mới có được nền kinh tế dân tộc tự chủ tự cường.

Ðảng lãnh đạo toàn diện đất nước, xã hội không ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc

Mọi thời đại, mọi quốc gia, bao giờ lợi ích dân tộc cũng nổi lên hàng đầu. Mọi giai cấp, mọi tầng lớp cũng được hình thành trong từng quốc gia, dân tộc, cho nên trước hết họ có ý thức dân tộc. Giai cấp công nhân, do điều kiện sản xuất và sinh hoạt của mình, có khả năng kết hợp đúng đắn tinh thần dân tộc và tinh thần quốc tế. Chính vì thế mà chỉ có Ðảng Cộng sản Việt Nam, đảng tiền phong của giai cấp công nhân mới có khả năng tổ chức lãnh đạo việc xây dựng xã hội mới vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Ðiều đó đồng thời đòi hỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mới, có nội dung và hình thức lãnh đạo mới, khác với thời kỳ chiến tranh.

Ðể tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, điều cơ bản quyết định là phải tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất giai cấp của Ðảng. Các đảng chính trị đều phản ánh ý chí, nguyện vọng, lợi ích cơ bản của một giai cấp, tầng lớp nhất định. Trên thế giới và ở nước ta đã từng có các đảng của tư sản, đảng của nông dân, đảng của công nhân, đảng của trí thức,... Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ công nhân mới vào Ðảng, lịch sử Ðảng từ ngày ra đời cho đến nay đã chứng minh người vào đảng không chỉ công nhân mà còn là nông dân, trí thức, thợ thủ công, người buôn bán, thậm chí cá biệt có cả tư sản, địa chủ mà số ít người này thời cách mạng dân tộc dân chủ hoàn toàn đồng tình với lý tưởng của giai cấp công nhân và tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ của giai cấp công nhân. Và, đương nhiên chúng ta cũng hiểu công nhân ngày nay khác với công nhân đầu thế kỷ 20, càng khác với công nhân thế kỷ 19, thậm chí khác với cả công nhân giữa và cuối thế kỷ 20. Chúng ta cũng đã có thời gian để kiểm nghiệm rằng giai cấp công nhân không chỉ vì nghèo khổ mà có tính cách mạng, điều quan trọng nhất là giai cấp công nhân tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất công nghiệp, lao động tập thể trong dây chuyền và kỷ luật chặt chẽ, nhờ đó mà có tính cách mạng nhất. Chỉ có lợi ích của giai cấp công nhân mới tiêu biểu được cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và lợi ích của toàn dân tộc. Ðể phản ánh trực tiếp lợi ích của giai cấp công nhân thì cũng phải tăng cường thành phần công nhân trong Ðảng, trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của Ðảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, như Nghị quyết Ðại hội IX, Ðại hội X đề ra.

Nói bản chất giai cấp công nhân của Ðảng không chỉ để cho đúng lý luận, mà điều quan trọng còn là thể hiện trong thực tiễn xây dựng Ðảng, trong hành động của Ðảng. Bản chất giai cấp công nhân của Ðảng không trừu tượng, nó được thể hiện trước hết ở hệ tư tưởng của Ðảng là Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, ở lý tưởng và mục tiêu của Ðảng là độc lập dân tộc và CNXH, cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, lý tưởng và mục tiêu đó phải được cụ thể hóa từng bước thành đường lối và chính sách cơ bản của Ðảng trong việc lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội.

Bản chất giai cấp công nhân của Ðảng còn phải được thể hiện ở tổ chức của Ðảng, trước hết là quy định và thực hiện những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và sinh hoạt Ðảng, được thể hiện ở trình độ tư tưởng và phẩm chất đạo đức của đảng viên... Phai nhạt hoặc đánh mất bản chất giai cấp của Ðảng thì đồng nghĩa với phai nhạt hoặc đánh mất lý tưởng cách mạng của Ðảng, phai nhạt hoặc đánh mất vai trò tiên phong của Ðảng đối với giai cấp công nhân, đối với nhân dân lao động và dân tộc

Vững vàng bản chất giai cấp công nhân, Ðảng chắc chắn có đủ tư thế, tư cách và tất yếu lãnh đạo toàn diện đất nước, xã hội ta. Ðảng lãnh đạo toàn diện đất nước, xã hội cũng không ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Mặc cho các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc rằng Ðảng Cộng sản Việt Nam "độc tài toàn trị", Ðảng ta càng vươn lên làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, không trừ lĩnh vực nào, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, từ đối nội đến đối ngoại, từ nhà nước cho đến các đoàn thể nhân dân. Ðảng phải lãnh đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kế hoạch kinh tế - xã hội, xây dựng và tổ chức thực hiện công tác cán bộ... Ðảng lãnh đạo tất cả, không trừ mặt nào. Ðối với lực lượng vũ trang, Ðảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

Trong bối cảnh cuộc đấu tranh phức tạp hiện nay, Ðảng ta ra sức nâng cao trách nhiệm và năng lực lãnh đạo việc xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền là hai mặt thống nhất của chế độ XHCN của chúng ta. Trên thế giới này không ở đâu có nền dân chủ chung chung phi giai cấp cả. Nền dân chủ của phương Tây phục vụ cho các tập đoàn tư bản, theo đó, chính lợi ích của các tập đoàn tư bản chi phối các quyết định của Nhà nước, chính các tập đoàn tư bản đứng đằng sau các nghị viện và các chính phủ tư sản. Trái lại, nền dân chủ của ta là nền dân chủ của đa số, đường lối của Ðảng và mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân. Những ai chống lại pháp luật của Nhà nước Việt Nam thì đều bị nền dân chủ của ta trừng trị để bảo đảm thực sự đó là nền dân chủ của đa số. Và, như vậy chỉ có thể có nền dân chủ theo lợi ích của đa số, theo quyết định của đa số, cũng như chỉ có được nhà nước pháp quyền mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, một khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, bởi vì Ðảng mang bản chất giai cấp công nhân, lợi ích của giai cấp công nhân là đại biểu lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Các thế lực thù địch cùng những kẻ xấu thường rêu rao rằng nguồn gốc mất dân chủ do có đảng cộng sản áp đặt lãnh đạo. Ðó là lối nói ngược đời, đổi trắng thay đen. Phải vạch trần những lời vu cáo, xuyên tạc đó. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng không có Đảng Cộng sản lãnh đạo thì không có nền dân chủ XHCN, không có Đảng Cộng sản lãnh đạo thì không có nhà nước của dân, do dân, vì dân.


25 năm thục hiện Công cuộc Đổi mới do Đảng lãnh đạo, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động

Dĩ nhiên, trong công cuộc đổi mới, từ lâu Ðảng ta cũng đã tự xác định là Ðảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo, trước hết đối với Nhà nước. Ðảng tự nhận thức rằng trong điều kiện một đảng cầm quyền thì càng cần có phương thức lãnh đạo thật dân chủ. Ðảng lãnh đạo bằng cách đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, bằng tuyên truyền thuyết phục nhân dân, bằng tính tiên phong gương mẫu của đảng viên và bằng kiểm tra thường xuyên cán bộ, đảng viên, trước hết đối với cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Ðảng ta không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của nhân dân, cho nên Ðảng hoàn toàn cần thiết và có thể thu hút nhân dân tham gia xây dựng Ðảng. Nhân dân tham gia ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, giám sát các đảng viên và cả các tổ chức của Ðảng, đặc biệt là về mặt chính trị và đạo đức. Nhân dân có thể tham gia vào cả công tác cán bộ. Các Đảng Cộng sản hoạt động vì nhân dân và từ nhân dân mà ra, cho nên tổ chức nhân dân tham gia xây dựng Ðảng là một đặc sắc, khác bản chất với các đảng tư sản.

Tuy nhiên, kinh nghiệm 25 năm qua của thời kỳ đổi mới cho thấy phải cố gắng đúc kết, tìm tòi những cơ chế, những biện pháp thiết thực, hữu hiệu, tránh hình thức trong việc phát động, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng Ðảng. Nhân dân tham gia xây dựng Ðảng trực tiếp hoặc thông qua đại diện là Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, thông qua đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Từ Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VII (tháng 6/1992) đã xác định xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt. Chúng ta phải xây dựng Ðảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nói chính trị, trước hết là đường lối đúng đắn, mang tính khoa học và cách mạng. Nói tư tưởng trước hết là thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, trong đó có vấn đề đạo đức của đảng viên mà nhân dân ta đang hết sức quan tâm. Nói tổ chức, trước hết là thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Ðảng, là bộ máy từ trên xuống dưới, ngang dọc của Ðảng, là đoàn kết nội bộ, thường xuyên tự phê bình và phê bình.

Có thể nói, việc xây dựng Ðảng trong các thời kỳ kháng chiến cứu nước của chúng ta đã hết sức thành công, cả về ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cho Ðảng ta và nhân dân ta có sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, muôn người như một, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi vĩ đại. Ðảng tin dân, dân tin Ðảng.

Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới chúng ta có nhiều cơ hội mới, nhiều thành tựu mới đồng thời có nhiều thách thức mới. Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, có nhiều vấn đề mới, phức tạp đặt ra. Công tác xây dựng Ðảng cũng đã có nhiều đổi mới, những cố gắng và tiến bộ mới. Tuy nhiên đang có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Làm sao để có một đường lối, chính sách đúng đắn vừa tích cực đổi mới, sáng tạo, lại vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản Mác xít - Lê-ninnít, giữ vững con đường quá độ lên CNXH? Làm sao vừa có tư duy mới lại vừa giữ vững nền tảng thế giới quan khoa học Mác xít? Làm sao vừa đổi mới tổ chức lại vừa giữ vững bản chất giai cấp của Ðảng? Ðó đang là những vấn đề thời sự nóng hổi. Chẳng hạn, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm sao cho đúng cổ phần hóa XHCN; phát triển nhiều thành phần kinh tế song làm sao vẫn từng bước quá độ lên CNXH? Không làm đúng đắn thì sẽ gây phân hóa tư tưởng trong đảng và nhân dân, làm giảm niềm tin, lỏng lẻo về tổ chức, cuối cùng suy yếu Ðảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nói chính trị, tư tưởng hay tổ chức thì cuối cùng vẫn là con người. Cái quyết định nhất của xây dựng Ðảng, của sự nghiệp lãnh đạo của Ðảng vẫn là cán bộ. Chính cán bộ là người soạn thảo cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách. Chính cán bộ là người tổ chức thực hiện. Chính cán bộ là người thể hiện phẩm chất tư tưởng, đạo đức để có sức hút và lòng tin cậy của nhân dân. Trong đội ngũ cán bộ thì người đứng đầu các cấp, các ngành, các tổ chức, là quyết định nhất. Có thể nói trong các thời kỳ cách mạng trước đây công tác cán bộ của Ðảng ta đã thành công to lớn, góp phần xứng đáng vào các thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, đội ngũ cán bộ bên cạnh những ưu điểm mới, những năng lực mới thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, đáng lo ngại. Một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa về chính trị, tư tưởng. Tinh thần đấu tranh tư tưởng, tự phê bình và phê bình phai nhạt, giảm sút so với các thời kỳ trước. Một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa về đạo đức, lối sống. Tình trạng tham nhũng, lãng phí chủ yếu trong cán bộ có chức, có quyền rất nghiêm trọng, làm suy yếu niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, đối với chế độ, cho nên có nguy cơ chuyển hóa thành vấn đề chính trị không thể xem thường.

Cùng với vấn đề cán bộ, công tác tư tưởng lý luận cũng có tầm quan trọng quyết định trong xây dựng Ðảng. Ðảng lãnh đạo thì phải có lý luận cách mạng và lý luận cách mạng bao giờ cũng mang tính tiên phong dẫn đường. Dĩ nhiên lý luận cách mạng phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ điều kiện cụ thể nước ta cùng hoạt động thực tiễn của Ðảng và Nhà nước ta. Trong các thời kỳ trước đây, Hồ Chủ tịch và Ðảng ta đã rất thành công trong công tác lý luận và tuyên truyền lý luận, giúp cho cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trước bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới vẫn tạm thời lâm vào thoái trào, nước ta lại có yêu cầu đổi mới sâu rộng, trong khi số người dao động không ít, những kẻ thù địch và những kẻ phản bội lại ra sức công kích, xuyên tạc thì công tác tư tưởng lý luận càng cấp bách. Thế nhưng trên thực tế, công tác tư tưởng lý luận còn nhiều non kém, bất cập.

Noi gương các bậc tiền bối, các cán bộ, đảng viên chúng ta cần ra sức và thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận gắn liền với tổng kết thực tiễn. Chúng ta cần học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Không nên tách rời việc "học tập" với việc "làm theo", mà học phải đi đôi với làm, như chính Bác Hồ đã dạy, càng không nên học một đằng làm một nẻo. Hiện nay có nhiều nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta không học đến nơi đến chốn. Bác Hồ nói nhiều về cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa nước nhà, trong đó có vai trò quyết định của công nghiệp nặng, nhưng nhiều cán bộ, đảng viên không quan tâm. Bác Hồ nói nhiều về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ, nói kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, nhưng nhiều cán bộ, đảng viên cũng bỏ qua. Bác Hồ nói nhiều về tư bản nhà nước ở nước ta, nhưng có người lại bảo tư bản nhà nước chỉ là đặc thù của nước Nga, như thế là học tập tư tưởng Hồ Chí Minh không đến nơi đến chốn. Bác Hồ nói kinh tế quốc doanh là sở hữu toàn dân cho nên phải đóng vai trò lãnh đạo và nhà nước phải có chính sách ưu tiên cho nó phát triển, nhưng nhiều người làm như thể không hay không biết, v.v.

Một số cán bộ, đảng viên nói tấm gương đạo đức Bác Hồ nhưng vẫn quan liêu, xa dân, sống xa hoa, lãng phí. Tình trạng tham ô, tiêu xài hoang phí ngân sách nhà nước, sử dụng hoang phí của công, chi phí tốn kém do phô trương hình thức khá nghiêm trọng, dư luận xã hội không đồng tình. Tình trạng sử dụng lãng phí đất đai - tư liệu sản xuất quý nhất của nước ta, nhất là đất ruộng phì nhiêu; sử dụng và mua bán tài nguyên mỏ không tính toán hiệu quả và lợi ích quốc gia lâu dài; thất thoát nhiều tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa, cũng rất bức xúc. Ðể xảy ra những tình trạng ấy là hoàn toàn trái với tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Ðảng ta và cả xã hội ta phải thực sự và thường xuyên làm theo tấm gương cần kiệm của Bác Hồ, có tích lũy vốn cho đầu tư phát triển, cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, vì lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân ta. Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ giúp Ðảng hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch càng cần nghiêm túc nghiên cứu và có chương trình làm theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ lãnh đạo càng cao càng phải gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, có sự giám sát của tập thể.

Qua 80 năm từ ngày thành lập đến nay, Ðảng ta đã tỏ rõ là một Ðảng có lý luận cách mạng đúng đắn, có tài ba tổ chức phong trào cách mạng, giàu truyền thống và kinh nghiệm quý báu. Các thế hệ đảng viên ngày nay phải kế tục xứng đáng, luôn luôn xây dựng Ðảng thành công. Hơn lúc nào hết, lúc này Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng ta.

Đỗ Mười
Nguyên Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Ðảng

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ