Saturday, November 26, 2011

Đôi điều suy nghĩ về một lễ khai giảng

Hình trên đây là một hình được chụp lại từ buổi lễ khai giảng năm học mới và có một chương trình giao lưu của các vị học cao học tại trường đại học mở. Dĩ nhiên còn một series hình ảnh ăn nhậu hoành tráng mà tui đây không muốn show ra. 

Có một đôi điều cần bàn ở đây. Cái hình ảnh giao lưu khá tốn kém này là không nên. Các vị giảng viên, quan chức của trường cũng có tham dự ở đây. Nếu vậy tư cách của các vị trong cuộc này là gì? Người ta thường nói quan hệ thầy trò ở Việt nam rất thân mật và tình cảm. Tuy nhiên, quan hệ tình cảm thế này là chết à, không chừng những vị giảng viên khả kính kia lại trở thành nô lệ của chính những học trò của mình. Làm gì thì làm, khoảng cách thầy trò phải giữ ở mức cần thiết, không nên bù lu bù loa. Từ đó, dễ dẫn đến trò khoác vai thầy mày tao mi tớ. Cái họa của nó còn ghê gớm hơn nữa. Thân quá thì ắt sẽ dẫn đến cái kiểu  xuề xòa trong giảng dạy, dễ dãi trong thi cử và "du di" trong đánh giá.

Nhân tiện cũng cần tham khảo cái quan hệ thầy trò với tụi Tây. Tây nó không có khái niệm đó. Thực ra người trên bục giảng cũng không được đưa lên cao như ở Việt nam. Họ được coi như là đang làm việc chung. Người hướng dẫn thì cứ tung hết sức mình nói, còn người ngồi dưới thì cứ hỏi đến tận cùng của vấn đề để nắm bắt. Chung quy lại ai cũng được lợi. Lý do người hỏi thì hiển nhiên có lợi là hiểu vấn đề, trong khi đó người hướng dẫn cũng hưởng lợi khá nhiều. Bản thân những câu hỏi của người học cũng vô cùng giá trị, nó mang lại những vấn đề mới cho người hướng dẫn và từ đó lại có được những hướng nghiên cứu mới. Do đó, dạy tại Tây có vẻ thú vị hơn nhiều ở Việt nam. Chính vì vậy, người dạy và người học có vẻ như không có mối quan tâm nào khác hơn ngoài việc đào sâu nghiên cứu môn học. Và lẽ dĩ nhiên, không có những cách tạo mối quan hệ mờ ám như những buổi giao lưu trong sáng mà ẩn chứa những mờ ám như trên.

Mong sao các vị lãnh đạo và giảng viên bớt những cuộc giao lưu như trên để tập trung thời gian cho những kế hoạch dài hạn trong giáo dục. Chứ nếu cứ như cái kiểu này (coi là một chuyện nhỏ), giáo dục đã nát rồi thì chúng ta đừng mơ chuyện xây. Ngược lại, nó lại càng bê bết hơn.
Le Thanh Tan

No comments: