Monday, November 21, 2011

Đôi lúc sự thay đổi là cần thiết

Bài này không nói về chuyện thay đổi trong quan hệ xã hội và tình cảm. Tui cũng càng không nói về các quan hệ liên quan đến chính trị. Ở đây, tui bàn về cách suy nghĩ, tư duy trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Hehe.

Đọc bài của bác Út [1], mới nhớ đến một vài chuyện liên quan đến mình. 

Ngày qua đất Canada, lúc discuss với giáo sư mình, tui cũng dựa vào những cái bóng của các vị trưởng thượng trong ngành. Cụ thể, để bảo vệ quan điểm của mình, tui hay lấy những works của các vị này để chứng minh rằng mình nói đúng. Sếp mới bảo, mày đừng dựa vào mấy cái đó, chưa chắc nó đúng và mày phải tự nghi ngờ rằng họ cũng có cái sai. Có như thế, mày mới có good work. Thú thật, lúc đó tui quá choáng trước câu nói đó. Dần dà, tui nhận thấy đó chính là chân lý trong con đường nghiên cứu của mình.

Chuyện thứ hai, tui đi học Mcgill, kết thân nhiều bạn bè. Tụi nó cực kỳ thông minh, Trong đó, có anh bạn học cùng lớp, là dân Toán. Tui hỏi nó, ngoài course này, mày còn học course nào khác mà interesting không. Câu trả lời làm tui choáng váng, tao còn học môn Fourier Analysis, môn này hay lắm. Đơn giản, cái này tui dạy hoài lúc ở Việt Nam. Ấy thế, mà một sinh viên PhD với toàn publication ở chỗ dữ dằn, mà lại theo học. Nghiên cứu kỹ môn này, tui nhận ra một điều, nó còn có nhiều điều interesting nữa. Back trở lại quá khứ, thời ở SPKT, tui nói đơn giản với những cái cơ bản, ấy thế mà các bạn than trời trách đất. Không biết consider deeply như thế này thì sao nhỉ. Tuy nhiên, tui cũng giật mình, bởi mình cũng còn nhỏ bé quá với thế giới. Giả sử, dăm bảy năm nữa, có sinh viên nào tiếp cận với những gì tui thấy, họ hỏi lại, ngày xưa tại sao anh chỉ dạy có như rứa thì sao. May mắn thay, trong kinh dược sư [2], cũng có một câu chuyện tương tự với một vị thiền sư. Tui quan tâm đến câu trả lời của vị này, đại loại thế này: Ông thiền sư ngày ấy chết rồi, còn bây giờ là ông thiền sư khác hiểu biết nhiều hơn.

Chuyện thứ ba, những ngày gần đây, vợ than ở nhà mình chật quá, dọn dẹp cho gọn gàng. Thú thật, tài sản tui chẳng có thứ gì nhiều, ngoài cái đống sách, tập chất kín cả một căn gác trong nhà. Từ trước tới giờ, mỗi lần cần học (thời sinh viên), dạy (lúc đi dạy) thứ gì, tui thường soạn kỹ càng và giải hết toàn bộ những bài tập trong những sách. Vì thế, ngoài sách, tập vở cũng khá nhiều. Ngoài ra, những CD lưu lại những chương trình mình viết cũng được cất giữ kỹ càng. Lưu lại đó, tui cũng chứng tỏ niềm tự hào của mình và cũng là một kỷ niệm cho con sau này. Hơn thế nữa, những cái đó là nơi bất khả xâm phạm của mọi người trong gia đình và tui đặt nó vị trí trang trọng ở chỗ làm việc của mình ở nhà. Thế nhưng, những suy nghĩ đó đã thay đổi khi vợ tui hỏi: Có nên bỏ hết cái này không vì nhiều quá. Câu trả lời dứt khoát: Bỏ hết đi, không cần nữa. Quan điểm thay đổi vì cái mình tự hào không đáng, quá nhỏ bé.  

Đôi lúc chúng ta không nên tự mãn với cái quá khứ chưa hoàn hảo và sự đổi thay là cần thiết.

No comments: