Friday, January 1, 2010

Chó - chi tiết màu đỏ không đúng, đừng quơ đũa cả nắm, tôi không ăn thịt chó. Vị Bắc Việt này ba xạo quá.

Người Việt xa xứ đừng để bị 'tẩy chay' vì khác biệt
Cập nhật lúc : 9:31 AM, 02/01/2010
Người Việt sẽ cảm thấy không hài lòng nếu vị khách nước ngoài nào đó mặc váy ngắn, áo hai dây đi vào đình, chùa của mình thì ở nước ngoài, người bản xứ cũng không thích bà con kiều bào có những hành động trái tập quán sinh hoạt của họ...

Thắp hương thờ Phật, thờ thánh, thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Nhưng phong tục này, chưa hẳn đã thích hợp khi đến châu Âu. Nếu trong mỗi gia đình có một không gian thờ cúng hẳn những người bản xứ cũng chẳng quan tâm. Nhưng ở những trung tâm thương mại lại là chuyện khác. Mỗi lần cháy, người chịu thiệt hại đầu tiên là các chủ hàng, nhưng nó cũng làm phiền đến chính quyền, lực lượng cứu hỏa địa phương. Mặt khác, khi giả thiết cháy chợ do thắp hương được báo chí địa phương đăng tải, người bản xứ sẽ nhìn người Việt với con mắt khác.

Tiệm nem Việt Nam tại Vist Markt, Groningen (Hà Lan) Ảnh: H.N.K

Nếu người Việt coi hôn nhau nơi công cộng là chuyện chướng mắt, thì phương Tây coi đó là chuyện bình thường. Ngược lại, nếu người Việt coi chim bồ câu là thức ăn bổ dưỡng thì phương Tây coi ăn thịt chim bồ câu như một sự xúc phạm. Đầu năm 2008, hàng loạt phương tiện thông tin đại chúng của Nga đưa tin về việc một số người Việt Nam bị bắt quả tang với những chú bồ câu nhét đầy túi, kèm theo đó là cả dụng cụ bắt chim. Sự việc này dẫu chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng khiến cộng đồng người Việt bức xúc vì ở Nga, tội bắt chim bồ câu được qui định trong Bộ luật Hình sự. Mặc dù mức phạt là nhẹ, nhưng điều đó không đáng ngại bằng cái nhìn của người bản xứ với cộng đồng người Việt.

Anh Lê Thanh Bình, một người Việt từng nhiều năm sống ở châu Âu cho biết, năm 2003, người Việt tại Ba Lan từng bị tẩy chay, vì có tờ báo đăng tin người Việt dùng thịt chó chế biến món ăn để bán, trong số khách hàng có cả… người Ba Lan. Theo anh, thông tin các tờ báo đó đưa ra là không chính xác, là “oan” nhưng cộng đồng người Việt lúc ấy không thể đi kiện lại. Sau vụ “xì-căng-đan" liên quan đến thịt chó, nhiều nhà hàng Việt phải đồng loạt đóng cửa vì mất khách. Người Việt coi thịt chó là món ăn “quốc tuý”, nhưng người phương Tây lại coi con vật này như bạn thân.

Có câu “nhập gia, tuỳ tục”, tôi mong rằng người Việt khi ra nước ngoài sinh sống hãy ghi nhớ câu này.

Liên Trì (Từ Ba Lan)

No comments: