Sunday, March 27, 2011

Tâm tĩnh lặng

Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường.
Có bao giờ chúng ta được sống đơn độc thanh thoát chăng? Hay chúng ta luôn luôn mang theo bên mình cả cái đống bùi nhùi của quá khứ? (TVHS)
Trước đây luôn nghĩ bình tâm là phải như thế này …
calmness.jpg
… nhưng sau khi đọc truyện ngắn Tâm tĩnh lặng trên Thư viện hoa sen thấy khái niệm tâm tịnh khác nhiều so với tưởng tượng
Có câu chuyện về hai vị sư , một hôm, trong lúc đi trên con đường từ làng này qua làng khác, hai người gặp một cô gái ngồi bên bờ sông sụt sùi khóc. Một vị bèn bước tới bên cô, hỏi:
- Tại sao cô khóc?
Cô gái đáp:
- Thầy có thấy căn nhà bên kia sông không? Sáng nay con từ nhà lội sang bên này, không có trở ngại gì, nhưng bây giờ nước sông dâng lên, con không lội về được mà lại không có ghe thuyền gì cả.
Vị sư nói:
- Ồ, cô khỏi lo, không thành vấn đề!
Vừa nói, ông vừa bế xốc cô ta lên, lội phăng phăng qua sông, bỏ cô xuống bờ bên kia, rồi cùng người bạn đồng đạo tiếp tục lặng lẽ bước.
Vài giờ sau, nhà sư kia lên tiếng:
- Sư huynh, chúng ta đã nguyện không đụng vào phụ nữ. Việc sư huynh mới làm là một trọng tội. Bộ chuyện chạm vào phụ nữ làm cho sư huynh vui thú, khoái lạc lắm hay sao?
Vị sư đã giúp cô gái qua sông trả lời:
- Tôi bỏ cô ta lại phía sau đã hai giờ đồng hồ rồi. Còn sư đệ, chú vẫn mang cô ta theo đấy à?
melody.jpg
Câu chuyện của Lục Tổ Huệ Năng thì chắc phổ biến hơn:
Chuyện kể Lục Tổ Huệ Năng sau khi nhận pháp yếu, tạ từ Ngũ Tổ rồi theo lời dạy đi về phương nam ẩn náu với đám thợ săn ở Tứ Hội. Sau đó đi về Nam Hải gặp Pháp sư Ấn Tông ở chùa Pháp Tánh.
Một chiều kia gió chướng lay động lá phướn trước cửa chùa, có hai sư huynh đệ bày cuộc tranh luận về cái chuyện phướn động. Một sư nói gió động, một vị nói phướn động. Lúc ấy Lục Tổ Huệ Năng đi ngang nghe hai nhà sư bàn cãi chưa ngã ngũ, Tổ nói : “ Có thể cho kẻ thế tục này lạm bàn được chăng? Không phải gió động, không phướn động mà là tâm các ngài động…”.
Thảo nào! Thảo nào tâm động nên từ đó mây lang thang, cũng từ đó mây có chốn đi và có chốn về, có khứ, có lai, có kẻ trước người sau.
Trần Thuỳ Mai viết trong “Thương nhớ hoàng lan”:

Chiều lại, tôi mài mực hầu thầy, thầy đem cho tôi xem bộ tranh mười bức vẽ mục đồng chăn trâu. “Đây là thập mục ngưu đồ, cũng là quá trình tu học của một con người. Trâu không là trâu, mà chính là cái tâm ta đó”. Tôi động lòng, hỏi: “Bạch thầy, con xem bức vẽ cuối cùng, không còn trâu, chẳng còn người, chỉ còn trăng soi. Vậy cớ gì phải sống trong dây trói. Ngày xưa Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc ngộ đạo mà không kiêng rượu thịt, vì chay mặn chỉ là hình tướng bên ngoài, không can hệ đến sự giác ngộ bên trong”. Thầy cười: “Đúng, con ạ, với bậc đắc đạo là thế. Nhưng khi ta còn là một người phàm, thì cũng như con trâu kia, phải có sợi dây buộc, có người chăn dắt. Đến khi cái tâm vững rồi, sáng rồi mới có thể như trâu đen thành trâu trắng, không ràng không buộc, chẳng những nhởn nhơ trên cỏ xanh mà còn bay lên chín rầng mây”
zen.jpg
Tuy biết lời sư cụ nói là hợp lý nhưng vẫn cảm thấy khúc mắc chưa thông, kẻ phàm hay người đắc đạo đôi khi chỉ cách nhau một gang tấc mà thôi!
Người ta vẫn nói: Nhất tu thị, nhị tu sơn (tu giữa chợ đời mới là giỏi, tu ẩn nơi núi rừng thì còn non kém). Tuy nhiên lại có những bậc thích xa lánh chốn phồn hoa; Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngâm rằng:
    Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao
Lại có người cho rằng không nơi đâu bằng tu tại gia:
    Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Mỗi người một niềm tin, một cách nhìn về đạo và đời; nhưng tựu chung lại vẫn là để tìm kiếm cái tĩnh lặng trong tâm hồn và suy nghĩ.
Đạo Lão dạy rằng kẻ tu thành chánh quả phải có đủ Pháp, Tài, Lữ, và Địa. Nói dài ra là cần có giáo lý pháp môn, tiền bạc vật chất, bạn đồng đạo hoặc bạn đời, và môi trường thuận lợi để tu hành.
    Cơm có canh, tu hành có bạn, Chớ để cho ngày tháng trôi qua, Loanh quanh tuổi hạc về già, Đạo Trời chưa vẹn, đạo nhà chưa xong
red.jpg
Bất giác nhớ câu chuyện Đường Tam Tạng thỉnh kinh xứ Tây Trúc; đến lúc xin kinh thì hai vị tôn giả A Nan, Ca Diếp đòi đưa lễ vật trước thì mới chịu trao kinh, có khác chi đòi hối lộ ngày nay Tùng Bách nhân thế mà có đôi câu thơ:
    Bảy mươi hai phép thần thông biến hóa khôn lường Không thể thoát khỏi bàn tay Phật Tổ Ta cứ nghĩ Tây Thiên không còn chỗ Cho những thói thường phàm tục nương thân Cảm ơn nhé, chiếc bát tộ vàng khất thực Không thì thầy trò ta đâu chỉ nạn bấy nhiêu lần!
Thế nhưng nếu nhìn theo góc độ đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất khinh truyền) cho nên kẻ học đạo muốn thọ pháp phải đánh đổi. Chiếc bát tộ của Tam Tạng là bát vàng do vua Đường ban tặng, cũng là tượng trưng cho của cải, quyền lực, và danh vọng ở thế gian. Muốn đắc đạo phải biết lìa bỏ quyền lực và danh vọng thì mới thành công. Thêm nữa, kiến giải của A Nan, Ca Diếp là phải có ăn để sống mà viết ra kinh, còn với tay trắng mà đòi lấy kinh truyền đời thì người sau đến chết đói. Có thực mới vực được đạo, cái sự tưởng chừng như đơn giản mà khó lãnh hội biết bao!
    Phật tổ nói rằng phải thế Đời, Phật âu cũng thường tình.
look.jpgSự vật sự việc nhìn qua lăng kính khác nhau cũng vì thế mà khác nhau. Đúng là chỉ có thể biết nhiều hay ít, khó có thể biết cho đủ được Không nên sáng mắt mà như mù giống câu chuyện Tuệ Viên kể sau:
Một người kia đã bị mù từ thuở vừa sinh ra đời. Mãi sống trong cuộc đời tối tăm nên anh ta không tin gì cả ngoài bóng đêm thăm thẳm. Có nhiều người thuật cho anh những câu chuyện nhưng anh ta vẫn quả quyết:
- Tôi không tin gì cả vì tôi không thấy.
Một vị lương y thấy vậy động lòng thương hại bèn cố gắng đi tìm một linh dược tận Hy Mã Lạp Sơn về để chữa bệnh mù mắt cho anh ta. Thoát khỏi bệnh mù mắt, anh ta rất sung sướng và trở nên tự phụ luôn lớn tiến nói cùng mọi người rằng:
- Giờ đây tôi đã thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi.
Có người biết chuyện khuyên anh ta và cho biết rằng những gì anh ta trông thấy cũng chưa phải là tất cả. Anh ta chỉ mới thấy được những gì trong phòng của anh thôi. Thế giới nầy còn có rất nhiều điều khác mà anh chưa biết được như mặt trời, mặt trăng v.v… Anh ta bèn lớn tiếng:
- Làm gì có những điều ấy. Tôi không tin. Những gì thấy được thì tôi đã thấy tất cả rồi!
Mọi người đều thương hại cho anh ta, vì đôi mắt của anh ta đã thấy nhưng anh ta vẫn còn bệnh mù.
Băn khoăn giữa những mê lộ đạo và đời, tìm kiếm cái tĩnh tâm thư thái khó đấy mà cũng dễ đấy
way.jpg
… Chúng ta đều thế cả. Suốt đời, chúng ta mang theo đủ loại linh tinh, không bỏ chúng lại phía sau. Chỉ khi nào chúng ta chú tâm vào một vấn đề, giải quyết ngay lập tức, trọn vẹn, không để dây dưa đến ngày sắp tới, đến phút giây sắp tới, khi đó chúng ta sẽ có thời gian thanh tịnh, cô tịch. Trong trường hợp đó thì dù chúng ta đang ở trong căn nhà đông người hoặc trên xe buýt, chúng ta vẫn đang sống trong sự tịch mịch, trống vắng. Tâm trí trong trạng thái trống vắng đó là tâm trong sáng, hồn nhiên.
Mục đích của thiền định ở Đông phương là để đưa tâm trí đến tình trạng kiểm soát được tư tưởng, cũng như liên tục nhắc lại một lời cầu nguyện để cho tâm được an tịnh với hy vọng trong tình trạng đó, người ta có thể thấu suốt, giải quyết được những nỗi đau khổ của kiếp người …
(Trích Krishnamurti – Freedom from the Known)

Khúc vĩ thanh: vài hình ảnh về Tây Tạng (Tibet), miền đất phải đến để thấy mình đổi thay
tibet.jpg
monks_in_tibet.jpg
potala-palace.jpg

No comments: