Tuesday, July 5, 2011

Đôi lời về việc "Không chấm điểm cho cách giải cao hơn trình độ lớp 6"

Ngẫm lại thì thấy có nhiều điều bất hợp lý, suy cho cùng lại thấy nó lộ sự lạm dụng.

Mần răng mà bất hợp lý nhỉ. Theo lẽ thông thường, bạn đang làm bài thi của học sinh lớp năm (các bạn xem bài gốc với tiêu đề trên để hiểu vấn đề muốn nói), bạn phải ráng nặn hết kiến thức trong những năm học từ lớp năm và những năm học trước đó. Đằng này, bạn mình quá cao siêu lôi kiến thức năm lớp sáu, bảy, tám, .v.v. ra giải bài toán lớp năm. Nếu thế bạn được tung hô là người giỏi chứ nhỉ. Từ lẽ đó, có rất nhiều bạn phê phán ý kiến không chấm điểm cho cách giải dùng kiến thức cao hơn. Hơn thế nữa, nhiều người còn phê phán là chủ trương này muốn mọi người đi theo rập khuôn.

Thế tại sao lại lạm dụng. Cái đáng ngạc nhiên là một bài toán lớp năm, các bạn học sinh thân yêu lại dùng cách giải hệ phương trình của lớp tám, lớp chín. Mà theo chúng ta biết, cách giải hệ phương trình rất ngắn gọn và chẳng phải lập luận chi cả. Cứ ráp xong rồi lấy kết quả mà chẳng phải mất thời gian suy nghĩ lý luận dẫn dắt. Phải chăng các vị giáo viên luyện thi lạm dụng cách này để truyền tải cho các em một cách nhanh gọn? Cái đáng lo là ở chỗ này. Do đó, đây chính là mặt tiêu cực cần gạt bỏ.

Riêng cá nhân tui có đôi lời. Việc thi cử ở đây là thi tuyển sinh đầu vào của trường, mà là trường chuyên. Cái này là khó khăn, vì nếu là thi tuyển học sinh giỏi, thì học sinh giải như thế sẽ được chấp nhận và sẵn sàng bonus điểm. Bởi tiêu chí đánh giá học sinh giỏi là làm sao ra kết quả, nhanh gọn, và đẹp. Nhưng đây là kỳ thi của trường mà lại bị quản lý bởi Sở giáo dục. Cái kiểu ba rọi này là tiến thoái lưỡng nan. Vì Sở không thích cái gọi là trường chuyên lớp chọn. Nên việc cắt phứt cái vụ vượt đèn đỏ này cũng đúng mà cho qua cũng đúng. Nhân tiện cũng nói thêm rằng, cái kiến thức nó theo kiểu hình xoắn ốc. Nghĩa là ngay từ cấp một, các em đã cho biết kiến thức general. Qua cấp 2, các em cũng nhìn kiến thức đó cũng được nhìn lại và nhìn deep hơn một chút, nên vòng xoắn nó có đường kính nở rộng ra một tý. Tương tự cho cấp 3, đại học .v.v. Thế nên, với cái kiến thức nó theo kiểu thế thì chúng ta học tới đâu là giải quyết vấn đề tới đó. Lấy ví dụ, cũng năm lớp 7, 8 và 9, học về điện một chiều nó khác với điện một chiều của lớp 11. Và cũng chẳng ai cấm các bạn đang học lớp 7,8 và 9 xem cách giải lớp 11, thậm chí giải nó còn efficiently hơn nhiều. Và những lớp luyện thi học sinh giỏi, GV cứ bốc cái phương pháp lớp 11 giúp các em nó động não là bình thường. Lên lớp 11 và 12, kiến thức về điện trường lại dùng cái Vật lý A2 của đại học bao gồm phương pháp tích phân thay cho tổng là một cách efficiently để giải (mặc dù năm 11 các bạn chưa học tích phân). Nhưng khó khăn gì đâu, đọc một cái là biết tích phân là gì, hehe. Hoặc là bài toán về điện xoay chiều của mạch hỗn hợp RLC của lớp 12, thay vì ngồi vẽ các giản đồ biểu đồ rồi cộng theo quy tắc hình bình hành (too complicated), các GV luyện thi học sinh giỏi lôi phương pháp số phức, phức hóa mạch rồi giải trong hệ số phức (trong kiến thức của Mạch điện 1 của sinh viên chuyên ngành điện). Lưu ý số phức chưa được học, nhưng có khó khăn gì đâu, đọc một cái là biết số phức là gì, hehe. Còn nhiều cái khác nữa, nhưng liệt kê ra thế cho biết thôi.

Thế nói để làm gì nhỉ, chúng ta hay huyễn hoặc cái gọi là thiên tài. Nghĩa là chúng ta cứ lầm tưởng mình quá giỏi khi giải bài toán lớp năm bằng phương pháp lớp 8 hay 9 chi đó. Điều đó hết sức bình thường, chứ chẳng có gì khác biệt. Nếu khéo léo một chút, các bạn đã biết phương pháp lớp 8 hay 9 sẽ quay ngược lại giải bằng phương pháp lớp 5 với lập luận chặt chẽ hơn. Điều đó nó confirm rằng các bạn đã thỏa mãn phương pháp. Hơn nữa, các bạn dùng phương pháp lớp 8 hay 9 để check lại results. Quá tuyệt vời, chẳng ai cấm các bạn cả. Và cũng tương tự thế, các bạn ở các lớp như trình bày ở trên cũng có thể làm tương tự. Ngoài ra, các nước tiên tiến, họ cũng làm thế thôi, mỗi cấp bậc họ đều trang bị nhiêu đó là đủ, các bạn hiểu được nhiêu đó, họ thành công và không care rằng phải thêm một chút (theo kiểu mấy bà đi chợ, mua phải có thêm thì mới sướng). Việc nhà nước ta học làm theo mà chưa quyết liệt nên nó rơi vào trạng thái dở dở ương ương, điều này khiến cho cái cách xử lý theo kiểu nào cũng được. Nghĩa là lý lẽ theo kiểu nào cũng đúng. Nhưng ai chết? Hỏi cũng là đã trả lời.

1 comment:

lethanh said...

Mô Phật, con phạm giới!