Friday, December 5, 2008

Phản hồi ý kiến Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

Câu thứ nhất
"Môn Xử lý tín hiệu tương tự lớp 061170 do thầy Tân đứng lớp: Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình -> SV không nắm được lý thuyết và đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít) lý do của môn học này là quá trừu tượng hay do năng lực khả năng của SV viễn thông quá kém hay vì một lí do nào khác? "
Thứ nhất, "Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình ". Bài giảng như thế nào là bao quát. Trên lớp chỉ tóm tắt lại trong giáo trình không lẽ phải dở giáo trình ra đọc chép từng chữ. Ví dụ: trong phần biến đổi Laplace, sinh viên đã học trong môn "Số phức và biến đổi Laplace", GV chỉ nhắc lại, ở đây GV phải mở rộng thêm trong chuyên ngành chứ không thể nói trong lý thuyết.
Thứ hai, "đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít)". Xin hỏi ngược lại người hỏi là SV lớp 05 hay lớp 06. Lý do, lớp 05 rút môn học và không chịu học. Nói thẳng không nghe lời GV đứng lớp.
Câu thứ 2
"Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab). Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn. SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời, thái độ giảng dạy coi thường SV"
thứ nhất, "Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab)". Nếu hỏi thế này, GV xin hỏi ngược lại, trong đề cương môn học có dạy Matlab không? Và trong môn học này, Matlab là tự SV học để làm công cụ để mô tả các phần trong môn học. Cụ thể, trong đề cương môn học đề nghị. GV không bao giờ tự ý sáng tác để làm khó SV.
thứ hai, "Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn". Xin hỏi ngược lại, SV có đi học không? Cụ thể, những buổi đầu, GV có dạy matlab, và có soạn những phần cơ bản trong files gởi cho SV trên Group. Mỗi bài assignment, GV có sửa bài và phản hồi cho SV
Thứ hai, "SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời". Xin hỏi hoàn cảnh và tình huống hỏi của SV. Ví dụ, SV hỏi bài Matlab mà lúc GV tắt máy tính thì thử hỏi GV trả lời thế nào. Hoặc là, khi SV hỏi Matlab mà hoàn toàn không đem theo code, không nhớ rõ lỗi lúc chạy chương trình báo cái gì thì không có GV nào trả lời được. Thế thì SV phải copy hết bỏ lên trên web la đúng rồi. Lúc đó GV chỉ cần copy và sửa lại. Như vậy đúng hay sai?
thứ ba, "thái độ giảng dạy coi thường SV". Chưa rõ tình huống mà SV nói. Thái độ cuả GV coi thường như thế nào. "Bất cần", "chửi rủa", hay "văng tục" .v.v. trước mặt SV. Sinh viên phải nói rõ. Nếu thực sự, GV có thái độ không đúng mực như trên thì sẵn sàng chịu kỷ luật trước trường, GV sẽ tự ý rời bỏ trước chứ không cần đợi nhắc nhở. Đây là một câu hỏi đặc biệt nghiêm trọng. Vì câu hỏi này nói đến thái độ cũng chính là đạo đức của GV
Câu thứ ba
"Đối với môn Xử lý tín hiệu tương tự: đề nghị Khoa, GV quan tâm đến phương pháp giảng dạy và cách thi: SV học nhưng không hiểu bài; Đã có ý kiến đề nghị với thầy nhưng vẫn không thay đổi gì cả"
Xin góp ý: Môn học này kiến thức Toán rất nhiều. GV ngay từ đầu đã cảnh báo SV phải tập trung. Bản thân GV cũng từng là một SV và trải qua môn này và có cách khắc phục làm sao dễ gần với SV. Chuyển sang mô tả trong Matlab là một phần giảm tải môn học. GV xin lấy ví dụ: Nếu tính biến đổi Laplace thuận nghịch bằng tay, chắc chắn kiến thức Toán rất nặng, chuyển sang trong lập trình Matlab sẽ nhẹ nhàng hơn. Phần lập trình, GV cũng cung cấp , có chỉ trực tiếp trên lớp. Còn phương pháp giảng dạy, xin hỏi lại cho rõ các SV muốn đề cập đến vấn đề gì chứ nghiên cứu về phương pháp thì rất nhiều chủ đề chứ không chỉ nói suông là phương pháp.
Vê “cách thi”: Môn này thi chưa? Không hiểu rõ câu hỏi. Nếu nói đề thi thì GV chịu trách nhiệm, chứ cách thi thì đã có người gác thi rồi.
Tóm lại, GV đã trả lời và nếu có gì thắc mắc, GV xin sẵn sàng hợp tác. Nhưng có đi thì phải có lại, những điều SV thắc mắc GV đã trả lời thì những gì GV thắc mắc kính xin đề nghị SV phải trả lời. Đặc biệt là câu "thái độ giảng dạy coi thường SV". Lý do, người ta chỉ xếp loại hạnh kiểm một con người chứ chưa bao giờ dám xếp loại đạo đức con người. GV cũng chỉ là một con người bình thường nên chỉ đòi hỏi những gì của con ngừơi bình thường. Dân chủ thì điều cả nhân loại đã đang và sẽ hướng tới. Nhưng dân chủ tùy thuộc từng nơi. Dân chủ Á Đông khác với dân chủ Tây Phương. Chứ cái thứ dân chủ xô bồ Âu Mỹ mà đem áp dụng tại Việt Nam là không phù hợp.

3 comments:

Unknown said...

Có thể nói đây là môn học khó khi mà ko có môn dẫn dắt, tài liệu cũng không nhìu, ngay cả trong giáo trình của trường DH SPKT hay cả sách của Nguyễn Thị Cư cũng không có bài tập ví dụ nhìu để minh hoạ. nếu khoa muốn rút ngắn thời lượng lên lớp của GV thì nên chăm chút cho giáo trình, công bằn mà nói thì giáo trình chỉ toàn lý thuyết chay. Tuy nhiên cũng nói thêm, đây là môn học thuộc chuyên ngành Viễn thông, một ngành mới trong Khoa Điện Tử, đương nhiên là chưa được đẩu tư kỹ. Tôi đã đọc bài thắc mắc và cả replay của blogger, quả thật đây là môn học cần kiến thức toán vững và rộng. Nói chung hệ thống đào tạo và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. Qua đây tôi cũng có nhận xét: Việc SV nhận xét về cách giảng dạy của Thầy Tân như thế là phiến diện, nông nổi, suy nghĩ chưa chín chắn.

Unknown said...

Uhm. Cái này mình nghĩ có lẽ các bạn đưa ra nhận xét phiến diện thật. Nói thiệt là đòi hỏi một con người toàn diện về mọi mặt thì hơi vô lý. Bởi vì vốn chưa có ai là người toàn diện và hoàn hảo cả vì thế chúng ta mới phải học hỏi liên tục để hoàn thiện bản thân từng ngày một. Chúng ta là con người nên luôn luôn có thể phạm sai lầm, vì thế chúng ta chỉ có thể hạn chế sai lầm mà thôi chỉ cần chúng ta bất cẩn một tí là có thể làm người khác không hài lòng về mình. mỗi ngày chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc bao nhiêu người bạn có nhớ hết không? có thể trong một lúc bất cẩn nào đó ta đã làm họ cãm thấy không vui. Tâm trạng con người thì cũng khó đoán lắm vì thế yêu cầu tất cả mọi người phải luôn hiểu ta là không thể. Khi mình không vui về người nào đó thì có xu hướng nói xấu họ nhiều khi họ không liên quan gì. Ví dụ cụ thể trong trường hợp này khi một số bạn không đạt được điểm cao (cần thiết) trong môn học nào đó thì có khả năng người giáo viên dạy môn học đó sẽ bị vạ lây (bị bới móc-vạch lá tìm sâu)bị trê trách là điều khó tránh.Bởi vậy khi muốn chất vấn đánh giá về người nào đó ta phải khách quan, không nghiên về phía nào thì ta mới nhận ra người nào là người có góp ý xây dựng hay là người có ác ý để phán xét công bằng.
Cãm ơn mọi người đã xem bài viết. có thể mình cũng mắc lổi trong bài viết nhưng nếu phát hiện lổi mình sẽ lập tức sữa chữa vì mình cũng là con người. Cãm ơn mọi người!

Unknown said...

Mình là sv khóa 05,năm nay mình có học lại môn xlthtt nên mình xin có 1 chút ý kiến.
-Nếu như các ban có học môn này vào năm trước thì các bạn sẻ thấy thầy đã đổi mới cách dạy rất nhiều.thầy đã cố găng làm sao để các bạn có thể hiệu được môn học "khó nhai" này.vì thế các bạn đừng đổ lỗi cho thầy mà hảy nhìn lại cách học của các bạn.Mình đã học qua rồi nên mình rất hiểu tâm trạng của các bạn:chán nản,không muốn học...các bạn hảy cố găng lên.Thật sự các bạn có nhiều lợi thế hơn khóa 05 tụi mình đó.
-Còn đối với môn Matlab.Nếu học kì sau các bạn được học thầy Thành thì các bạn sẽ cám ơn thầy Tân rât nhiều.Nhờ thầy Tân các bạn mà các bạn có kiến thưc căn bản,không còn bỡ ngỡ với Matlab(hồi đó tụi mình cụng tự tìm hiểu chứ không được thầy chỉ như các bạn bây giờ đâu).
-Các bạn hảy hiểu cho phương pháp dạy của thầy các bạn nhé.Thầy chỉ muốn các bạn tự tìm hiểu mà thôi,đối với thầy kết quả không quan trọng,điều quan trọng là thầy muốn các bàn tìm hiểu và giải quyết 1 vấn đề như thế nào thôi.