Saturday, February 6, 2010

Rảnh rỗi giở lại những kỷ niệm buồn - những ngày hứng chịu cảnh đấu tố

Đầu tiên là thằng thầy như tôi phải đi giải trình cho cái mà mình cho là đúng:

Phản hồi ý kiến Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

Câu thứ nhất
"Môn Xử lý tín hiệu tương tự lớp 061170 do thầy Tân đứng lớp: Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình -> SV không nắm được lý thuyết và đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít) lý do của môn học này là quá trừu tượng hay do năng lực khả năng của SV viễn thông quá kém hay vì một lí do nào khác? "
Thứ nhất, "Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình ". Bài giảng như thế nào là bao quát. Trên lớp chỉ tóm tắt lại trong giáo trình không lẽ phải dở giáo trình ra đọc chép từng chữ. Ví dụ: trong phần biến đổi Laplace, sinh viên đã học trong môn "Số phức và biến đổi Laplace", GV chỉ nhắc lại, ở đây GV phải mở rộng thêm trong chuyên ngành chứ không thể nói trong lý thuyết.
Thứ hai, "đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít)". Xin hỏi ngược lại người hỏi là SV lớp 05 hay lớp 06. Lý do, lớp 05 rút môn học và không chịu học. Nói thẳng không nghe lời GV đứng lớp.
Câu thứ 2
"Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab). Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn. SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời, thái độ giảng dạy coi thường SV"
thứ nhất, "Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab)". Nếu hỏi thế này, GV xin hỏi ngược lại, trong đề cương môn học có dạy Matlab không? Và trong môn học này, Matlab là tự SV học để làm công cụ để mô tả các phần trong môn học. Cụ thể, trong đề cương môn học đề nghị. GV không bao giờ tự ý sáng tác để làm khó SV.
thứ hai, "Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn". Xin hỏi ngược lại, SV có đi học không? Cụ thể, những buổi đầu, GV có dạy matlab, và có soạn những phần cơ bản trong files gởi cho SV trên Group. Mỗi bài assignment, GV có sửa bài và phản hồi cho SV
Thứ hai, "SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời". Xin hỏi hoàn cảnh và tình huống hỏi của SV. Ví dụ, SV hỏi bài Matlab mà lúc GV tắt máy tính thì thử hỏi GV trả lời thế nào. Hoặc là, khi SV hỏi Matlab mà hoàn toàn không đem theo code, không nhớ rõ lỗi lúc chạy chương trình báo cái gì thì không có GV nào trả lời được. Thế thì SV phải copy hết bỏ lên trên web là đúng rồi. Lúc đó GV chỉ cần copy và sửa lại. Như vậy đúng hay sai?
thứ ba, "thái độ giảng dạy coi thường SV". Chưa rõ tình huống mà SV nói. Thái độ cuả GV coi thường như thế nào. "Bất cần", "chửi rủa", hay "văng tục" .v.v. trước mặt SV. Sinh viên phải nói rõ. Nếu thực sự, GV có thái độ không đúng mực như trên thì sẵn sàng chịu kỷ luật trước trường, GV sẽ tự ý rời bỏ trước chứ không cần đợi nhắc nhở. Đây là một câu hỏi đặc biệt nghiêm trọng. Vì câu hỏi này nói đến thái độ cũng chính là đạo đức của GV
Câu thứ ba
"Đối với môn Xử lý tín hiệu tương tự: đề nghị Khoa, GV quan tâm đến phương pháp giảng dạy và cách thi: SV học nhưng không hiểu bài; Đã có ý kiến đề nghị với thầy nhưng vẫn không thay đổi gì cả"
Xin góp ý: Môn học này kiến thức Toán rất nhiều. GV ngay từ đầu đã cảnh báo SV phải tập trung. Bản thân GV cũng từng là một SV và trải qua môn này và có cách khắc phục làm sao dễ gần với SV. Chuyển sang mô tả trong Matlab là một phần giảm tải môn học. GV xin lấy ví dụ: Nếu tính biến đổi Laplace thuận nghịch bằng tay, chắc chắn kiến thức Toán rất nặng, chuyển sang trong lập trình Matlab sẽ nhẹ nhàng hơn. Phần lập trình, GV cũng cung cấp , có chỉ trực tiếp trên lớp. Còn phương pháp giảng dạy, xin hỏi lại cho rõ các SV muốn đề cập đến vấn đề gì chứ nghiên cứu về phương pháp thì rất nhiều chủ đề chứ không chỉ nói suông là phương pháp.
Vê “cách thi”: Môn này thi chưa? Không hiểu rõ câu hỏi. Nếu nói đề thi thì GV chịu trách nhiệm, chứ cách thi thì đã có người gác thi rồi.
Tóm lại, GV đã trả lời và nếu có gì thắc mắc, GV xin sẵn sàng hợp tác. Nhưng có đi thì phải có lại, những điều SV thắc mắc GV đã trả lời thì những gì GV thắc mắc kính xin đề nghị SV phải trả lời. Đặc biệt là câu "thái độ giảng dạy coi thường SV". Lý do, người ta chỉ xếp loại hạnh kiểm một con người chứ chưa bao giờ dám xếp loại đạo đức con người. GV cũng chỉ là một con người bình thường nên chỉ đòi hỏi những gì của con ngừơi bình thường. Dân chủ thì điều cả nhân loại đã đang và sẽ hướng tới. Nhưng dân chủ tùy thuộc từng nơi. Dân chủ Á Đông khác với dân chủ Tây Phương. Chứ cái thứ dân chủ xô bồ Âu Mỹ mà đem áp dụng tại Việt Nam là không phù hợp.

nhận xét: (Lưu ý cái này khách quan của sinh viên. Với cái tâm của thằng Giảng viên không bao giờ kêu người nhà vào blog để comment)

thethien07 nói...
Có thể nói đây là môn học khó khi mà ko có môn dẫn dắt, tài liệu cũng không nhìu, ngay cả trong giáo trình của trường DH SPKT hay cả sách của Nguyễn Thị Cư cũng không có bài tập ví dụ nhìu để minh hoạ. nếu khoa muốn rút ngắn thời lượng lên lớp của GV thì nên chăm chút cho giáo trình, công bằn mà nói thì giáo trình chỉ toàn lý thuyết chay. Tuy nhiên cũng nói thêm, đây là môn học thuộc chuyên ngành Viễn thông, một ngành mới trong Khoa Điện Tử, đương nhiên là chưa được đẩu tư kỹ. Tôi đã đọc bài thắc mắc và cả replay của blogger, quả thật đây là môn học cần kiến thức toán vững và rộng. Nói chung hệ thống đào tạo và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. Qua đây tôi cũng có nhận xét: Việc SV nhận xét về cách giảng dạy của Thầy Tân như thế là phiến diện, nông nổi, suy nghĩ chưa chín chắn.
NgocNhanh nói...
Uhm. Cái này mình nghĩ có lẽ các bạn đưa ra nhận xét phiến diện thật. Nói thiệt là đòi hỏi một con người toàn diện về mọi mặt thì hơi vô lý. Bởi vì vốn chưa có ai là người toàn diện và hoàn hảo cả vì thế chúng ta mới phải học hỏi liên tục để hoàn thiện bản thân từng ngày một. Chúng ta là con người nên luôn luôn có thể phạm sai lầm, vì thế chúng ta chỉ có thể hạn chế sai lầm mà thôi chỉ cần chúng ta bất cẩn một tí là có thể làm người khác không hài lòng về mình. mỗi ngày chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc bao nhiêu người bạn có nhớ hết không? có thể trong một lúc bất cẩn nào đó ta đã làm họ cãm thấy không vui. Tâm trạng con người thì cũng khó đoán lắm vì thế yêu cầu tất cả mọi người phải luôn hiểu ta là không thể. Khi mình không vui về người nào đó thì có xu hướng nói xấu họ nhiều khi họ không liên quan gì. Ví dụ cụ thể trong trường hợp này khi một số bạn không đạt được điểm cao (cần thiết) trong môn học nào đó thì có khả năng người giáo viên dạy môn học đó sẽ bị vạ lây (bị bới móc-vạch lá tìm sâu)bị trê trách là điều khó tránh.Bởi vậy khi muốn chất vấn đánh giá về người nào đó ta phải khách quan, không nghiên về phía nào thì ta mới nhận ra người nào là người có góp ý xây dựng hay là người có ác ý để phán xét công bằng.
Cãm ơn mọi người đã xem bài viết. có thể mình cũng mắc lổi trong bài viết nhưng nếu phát hiện lổi mình sẽ lập tức sữa chữa vì mình cũng là con người. Cãm ơn mọi người!
Chi Thanh nói...
Mình là sv khóa 05,năm nay mình có học lại môn xlthtt nên mình xin có 1 chút ý kiến.
-Nếu như các ban có học môn này vào năm trước thì các bạn sẻ thấy thầy đã đổi mới cách dạy rất nhiều.thầy đã cố găng làm sao để các bạn có thể hiệu được môn học "khó nhai" này.vì thế các bạn đừng đổ lỗi cho thầy mà hảy nhìn lại cách học của các bạn.Mình đã học qua rồi nên mình rất hiểu tâm trạng của các bạn:chán nản,không muốn học...các bạn hảy cố găng lên.Thật sự các bạn có nhiều lợi thế hơn khóa 05 tụi mình đó.
-Còn đối với môn Matlab.Nếu học kì sau các bạn được học thầy Thành thì các bạn sẽ cám ơn thầy Tân rât nhiều.Nhờ thầy Tân các bạn mà các bạn có kiến thưc căn bản,không còn bỡ ngỡ với Matlab(hồi đó tụi mình cụng tự tìm hiểu chứ không được thầy chỉ như các bạn bây giờ đâu).
-Các bạn hảy hiểu cho phương pháp dạy của thầy các bạn nhé.Thầy chỉ muốn các bạn tự tìm hiểu mà thôi,đối với thầy kết quả không quan trọng,điều quan trọng là thầy muốn các bàn tìm hiểu và giải quyết 1 vấn đề như thế nào thôi.

VÀ tháng sau có cái này

Ý kiến phản hồi của hiệu trưởng

Ý KIẾN KẾT LUẬN VÀ CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG
V/v giải quyết các vấn đề do HSSV đặt ra
tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với nhà trường học kỳ I/2008-2009
---------------------
Kính gửi: - CÁC ĐƠN VỊ.
------------------
Trong thời gian từ trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12/2008, các khoa / TT, trường THKTTH đã tổ chức gặp gỡ đối thoại với HSSV. Ngày 18/12/2008 lãnh đạo trường tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với đại diện HSSV toàn trường.
Chiều ngày 31/12/2008, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp với thành phần gồm Ban giám hiệu, Trưởng các đơn vị, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường về việc xem xét, giải quyết các vấn đề do HSSV nêu tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường học kỳ I năm học 2008-2009.
Xem xét các ý kiến do HSSV nêu, căn cứ những ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Hiệu trưởng kết luận và chỉ đạo như sau.
1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Ngày 21/12/2008, trường tổ chức lễ công bố chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn trường. Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình với xã hội với khách hàng như chuẩn đầu ra đã công bố.
- Về việc cung cấp cho SV khóa 2008 chương trình đào tạo: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo và trưởng khoa quản ngành phối hợp thực hiện đáp ứng yêu cầu của SV. Thời gian hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Để đạt chuẩn ngoại ngữ tối thiểu 350 điểm TOEI khi SV tốt nghiệp, Hiệu trưởng giao trưởng khoa Ngoại ngữ thiết kế chương trình Anh văn dành cho SV khối không chuyên ngữ. Thời gian hoàn thành cuối học kỳ II/2008-2009.
- Về cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo, yêu cầu các khoa rà soát lại chương trình theo hướng: Giảm bớt kiến thức hàn lâm, cắt bỏ các phần trùng lắp, tăng cường tham quan, tập tập nhà máy xí nghiệp, tăng tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình…nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội.
- Về kết cấu chương trình, nội dung môn học, môn học trước sau hoặc song hành: Hiệu trưởng giao trưởng các khoa, bộ môn nghiên cứu các ý kiến đóng góp của sinh viên, thấy hợp lý đề xuất phương án điều chỉnh. Các khoa báo cáo bằng văn bản đề xuất điều chỉnh với Ban giám hiệu (qua phòng Đào tạo) vào thời gian trước khi học kỳ II/2008-2009 bắt đầu.
2. ĐĂNG KÝ MÔN HỌC & THỜI KHÓA BIỂU.
- Về cơ sở hạ tầng phục vụ việc đăng ký môn học (ĐKMH): Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính-Quản trị và phòng Đào tạo: Sửa chữa, nâng cấp các phòng máy tính hiện có, khai thác tối đa các phòng máy tính trong trường phục vụ việc ĐKMH; nghiên cứu, đề xuất phương án thuê đường truyền internet băng thông rộng trong thời gian SV ĐKMH.
- Nhà trường lưu ý SV khi ĐKMH: SV phải thực hiện nghiêm ngặt các qui định về thời gian, qui trình và các bước đăng ký trên máy tính; suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký, lượng đúng sức học của mình để ĐKMH sao cho vừa sức, tránh đăng ký ồ ạt sau đó lại rút môn học- gây lãng phí và chiếm mất nhiều chỗ của những SV khác có nhu cầu đăng ký (HKI/08-09, SV đã rút hơn 7.000 lượt môn học, nếu tính bình quân mỗi môn 3TC, tương đương với 735 triệu đồng và chiếm 2.330 chỗ)
- Việc thỏa mãn nhu cầu của SV về chọn giáo viên: Trong điều kiện CSVC và đội ngũ giảng viên còn thiếu, các khoa và phòng đào tạo đã có nhiều cố gắng duy trì phân công giảng viên như dự kiến trong lịch học vụ, tuy nhiên do nhu cầu đăng ký của SV tăng, nên phải tách hoặc thêm nhóm, do đó việc thay đổi giảng viên so với dự báo ban đầu là không thể tránh khỏi.
- Hiệu trưởng giao phòng Đào tạo và các khoa tiếp tục cải tiến việc xếp thời khóa biểu. Khi phát hiện những bất hợp lý trong bố trí thời khóa biểu, phòng học… phải lập tức điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy và học.
3. THI, KIỂM TRA.
- Về thi hết môn của các học phấn kết thúc sớm: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo phối hợp với trưởng các khoa, bộ môn công bố từ đầu học kỳ lịch thi của các học phần kết thúc sớm.
- Về đánh giá theo qúa trình, tiếp tục có nhiều ý kiến SV đóng góp. Ý kiến đóng góp tập trung trên các mặt: tổ chức thực hiện, tính khách quan công bằng trong đánh giá, số lượt đánh giá quá trình, nội dung đánh giá quá trình…. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về đánh giá theo quá trình. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Các ý kiến khác liên quan đến thi kiểm tra, Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Đào tạo, Thanh tra Giáo dục, trưởng các khoa nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho công tác này từ khâu xây dựng lịch thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố đáp án, công bố điểm… được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
4. QUẢN LÝ GIẢNG DẠY & PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN.
- Việc chấp hành kỷ luật lao động, cải tiến phương pháp giảng dạy, công tác dự giờ và bồi dưỡng giáo viên trẻ,….Hiệu trưởng giao trưởng khoa & chủ nhiệm bộ môn phối hợp với trưởng phòng Thanh tra Giáo dục kiểm tra việc tổ chức giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên, những môn học được HSSV góp ý cụ thể.
Yêu cầu các trưởng khoa: Điện-Điện tử, Khoa học cơ bản, Công nghệ May & Thời trang, CN Hóa học & Thực phẩm, Ngoại ngữ, Lý luận Chính trị, Kinh tế xem xét nghiêm túc các ý kiến phản ánh của SV về: Công tác quản lý giảng dạy, bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy…của một số giáo viên trong đơn vị. Văn bản báo cáo gửi về Ban giám hiệu (qua phòng TC-CB) trong thời gian từ 05-15/01/2009.
- Qua ý kiến phản ánh của SV về tấm gương tận tụy, hết lòng vì HSSV - cô Đinh Thị Yên Hòa, khoa Điện-Điện tử. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Tổ chức cán bộ & trưởng khoa Điện-Điện tử đề xuất hình thức biểu dương khen thưởng.
5. THỰC HIỆN QUY CHẾ, QUY ĐỊNH.
- Về việc áp dụng Quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà trường trả lời như sau:
Ngày 15/9/2008, Hiệu trưởng đã ký Thông báo số 103/TB-ĐHSPKT-ĐT về việc áp dụng quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường. Theo thông báo, phạm vi áp và đối tượng áp dụng: SV hệ chính quy của tất cả các loại hình đào tạo và loại hình tuyển sinh hiện còn đang trong thời gian học tập, gồm: SV đại học chính quy khối A, V, D, K-3/7, K chuyển tiếp; SV tuyển sinh theo loại hình chính quy địa phương, cử tuyể; SV cao đẳng. Thời điểm áp dụng: Từ học kỳ I năm học 2008-2009.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2008, Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn trường về nội dung tất cả các điều của Quy chế và Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện cụ thể của trường.
Ngày 22/12/2008, Hiệu trưởng đã ký văn bản số 125/QC-ĐHSPKT-ĐT Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Trong quá trình triển khai áp dụng Quy chế, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn, giải đáp.
- Trả lời câu hỏi của nhiều SV khóa trước 2008 về việc trả nợ các học phần thuộc khoa học Mác-Lênin.
Từ năm học 2008-2009, các môn học thuộc khoa học Mác –Lê nin được cấu trúc lại (cả tên gọi và số tín chỉ), Hiệu trưởng giao trưởng khoa Lý luận Chính trị phối hợp với trưởng phòng Đào tạo hướng dẫn SV các khóa trước khóa 2008 trả nợ các học phần theo các phương án thích hợp (tổ chức các lớp học vét nếu số SV trả nợ còn đông hoặc học môn thay thế). Hoàn tất thông báo và gửi tới các khoa, SV trong tháng 01/2009.
- Về câu hỏi của nhiều SV: 350 điểm TOEI có phải là điều kiện xét tốt nghiệp không? Nhà trường trả lời: 350 điểm TOEI là một trong những nội dung của chuẩn đầu ra. Đây không phải là tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp cho SV.
- Về việc cấp giấy chứng nhận học ngoại ngữ, tin học tăng cường và ghi vào bảng điểm SV theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khi tốt nghiệp. Đây là nguyện vọng chính đáng của SV, Nhà trường đáp ứng các yêu cầu của SV khi SV tốt nghiệp.
6. TÀI LIỆU HỌC TẬP & CÔNG TÁC THƯ VIỆN.
- Qua ý kiến đóng góp của SV, Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa, trưởng bộ môn rà soát, kiểm tra và chuyển cho Thư viện đầy đủ danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo sẽ triển khai cho các môn học thuộc kỳ II/2008-2009. Thời hạn chậm nhất vào ngày 15/01/2009.
- Hiệu trưởng giao trưởng Thư viện, trưởng các phòng Đào tạo, Kế hoạch – Tài chính phối hợp với trưởng các khoa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác giáo trình, tài liệu theo mô hình mới sau 4 năm triển khai. Cuối tháng 02/2009 trình Hiệu trưởng các báo cáo (dự thảo). Cuối tháng 3/2009 tổ chức Hội nghị.
7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
- Nhằm động viên khích lệ niềm đam mê NCKH của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Quản lý khoa học & Quan hệ quốc tế bằng nhiều hình thức phổ biến & hướng dẫn rộng rãi trong sinh viên: Quy trình đăng ký đề tài NCKH, hướng nghiên cứu trong từng thời gian & đề xuất các chế độ động viên, khuyến khích thỏa đáng.
- Giao trưởng các khoa và cán bộ khoa học đầu đàn có kế hoạch và biện pháp cụ thể động viên, tập hợp hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH.
8. RÈN LUYỆN TU DƯỠNG CỦA HSSV.
- Hiệu trưởng hoan nghênh những ý kiến tâm huyết của HSSV về việc xây dựng, tôn tạo môi trường sư phạm cũng như việc thực hiện nội quy nếp sống văn minh trong nhà trường: Không hút thuốc lá trong khuôn viên trường, trang phục nghiêm túc khi đến trường, giao tiếp văn minh lịch sự, không xả rác, bảo vệ cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện nước,…. Hiệu trưởng tiếp tục giao BCH Công trường, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp tổ chức vận động CBVC, HSSV cùng chung tay xây dựng nhà trường ngày càng văn minh sạch đẹp.
- Về hiện tượng đánh bài ăn tiền, cá cược ăn tiền. Hiệu trưởng yêu cầu phải chấm dứt ngay và xử lý thật nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Tổ chức cán bộ, Công tác HSSV, trưởng Ban quản lý ký túc xá, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp kiểm tra, đấu tranh không để tệ nạn trên xảy ra trong trường.
9. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC.
- Có một vài ý kiến cụ thể của HSSV nêu ra về vấn đề này, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Công tác HSSV phối hợp với phòng KH-TC xem xét giải quyết cho HSSV theo đúng chế độ, chính sách hiện hành.
- Đầu học kỳ II/2008-2009, trường triển khai việc xét trợ cấp cho HSSV có hoàn cảnh quá khó khăn. Đề nghị các lớp và các em HSSV giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ để nhà trường xét trợ cấp. Việc xét, dựa vào hoàn cảnh khó khăn thật sự của HSSV, không nhất thiết phải có sự xác nhận của địa phương.
10. CÔNG TÁC PHỤC VỤ HSSV VÀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP.
- Về công tác của cố vấn học tập, rèn luyện (CVHT-RL). Qua các ý kiến phản ánh của HSSV cho thấy hầu hết các CVHT-RL mỗi học kỳ chỉ gặp SV một lần vào thời gian đăng ký môn học. Hoạt động của CVHT-RL nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của HSSV.
Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa vào đầu học kỳ phải công bố hoặc xếp vào thời khóa biểu của lớp lịch sinh hoạt của tất cả CVHT-RL với lớp mỗi tháng một lần. Lịch sinh hoạt này phải báo cho phòng Thanh tra Giáo dục biết và kiểm tra như giờ dạy của giáo viên.
- Căn cứ ý kiến đóng góp của HSSV về tinh thần thái độ phục vụ của một số CBVC nhà trường, Hiệu trưởng giao trưởng các đơn vị liên quan tổ chức họp rút kinh nghiệm & chấn chỉnh trong đơn vị.
Trưởng các đơn vị có CBVC được HSSV góp ý, báo cáo bằng văn bản lên Hiệu trưởng (qua phòng TCCB) về tình hình sự việc và giải pháp khắc phục. Thời gian trong tháng 01/2009.
- Về phản ánh của HSSV: Nhân viên giữ xe có hành vi chọc ghẹo nữ SV, cư xử thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản xe, thậm chí làm hư hỏng xe…Nhà trường đã làm việc với chủ thầu bãi xe; tiến hành xử phạt khi phát hiện thu phí giữ xe cao hơn quy định; yêu cầu nhân viên giữ xe xin lỗi và bồi hoàn cho người bị hại….
Đối với HSSV, nhà trường yêu cầu HSSV phải chấp hành nghiêm túc các quy định của bãi xe và phải có thái độ tôn trọng, thân thiện khi tiếp xúc với nhân viên giữ xe.
11. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP.
- Qua ý kiến phản ánh của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính - Quản trị tập trung giải quyết một số việc sau:
Tiếp tục cải tạo việc lắp đặt vị trí quạt và đèn của một số phòng học khu A và khu B để đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho việc dạy và học.
Định kỳ kiểm tra và sửa chữa các thiết bị của phòng học. Đảm bảo các thiết bị trong phòng học (đèn, quạt, bảng, hệ thống âm thanh, máy chiếu…) luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Phối hợp với các khoa, kiểm tra phát hiện, đề xuất việc sửa chữa, bổ sung thay thế, trang bị mới các thiết bị phục vụ học tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập- đặc biệt là các đơn vị đã được HSSV nêu rõ địa chỉ.
- Các nội dung góp ý và đề xuất khác của HSSV, yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất sửa chữa, cải tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học.
12. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI.
- Có ý kiến của SV phản ánh: Một vài khoa chưa thật sự quan tâm đến công tác Đoàn - Hội, công tác phát triển đảng trong sinh viên… Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các khoa (đã được HSSV góp ý) phối hợp với Ban Thường vụ Đoàn trường & Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm.
- Các ý kiến phản ánh của SV về công tác nghiệp vụ, công tác thông tin, cũng như các hoạt động khác của tổ chức Đoàn – Hội, Hiệu trưởng đề nghị Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra, chấn chỉnh & rút kinh nghiệm nhằm tiếp tục đưa các mặt hoạt động của đoàn hội đi vào thực chất và có hiệu quả hơn.
13. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC.
- Ý kiến của SV về việc bằng tốt nghiệp có thêm phần tiếng Anh. Nguyện vọng của SV rất chính đáng. Song Nhà trường chưa thể đáp ứng được. Vì hiện nay các trường đang sử dụng phôi bằng do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành (trừ các Đại học Quốc gia). Trường đã và sẽ tiếp tục phản ánh nhu cầu, nguyện vọng nói trên của SV lên Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Về ý kiến: Hạn chế đi tới không bố trí học ngày chủ nhật. Từ năm học 2008-2009, nhà trường không bố trí học chủ nhật vào thời khóa biểu chính thức. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên một số thầy cô phải bố trí dạy bù vào ngày chủ nhật. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Thanh tra Giáo dục nghiên cứu đề xuất phương án nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo HSSV.
- Các ý kiến của học sinh liên quan đến trường THKTTH, Hiệu trưởng giao Ban giám hiệu trường THKTTH xem xét, giải quyết đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Những vấn đề liên quan đến các đơn vị khác trong trường, cần phối hợp và làm rõ trách nhiệm của mỗi bên nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu.
- Các đơn vị.
- Lưu CT HSSV
PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

Nhân tiện nhắc lại hình ảnh ngày đấu tố và rất tiếc tôi không có mặt trong ngày hôm đó lý do đang đi dạy tỉnh Kiên Giang. Và theo như những đồng nghiệp kể lại, ngày hôm đó chủ đề chính xoay quanh con quái vật mang tên người Lê Thanh Tân.


29/11/2008 GẶP GỠ - ĐỐI THOẠI GIẢNG VIÊN SINH VIÊN

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Ngày 29/11/2008, gần 350 sinh viên Khoa Điện-Điện tử đã họp mặt và trao đổi với 75 câu hỏi và trả lời trên tinh thần thẳng thắn, hợp tác và thân mật với TP Đào tạo trường, BCN Khoa, BCN bộ môn, các cố vấn học tập về các vấn đề như: Qui chế 43; phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra giữa học kỳ và thi cuối học kỳ; đăng ký môn học; vấn đề nâng cao trình độ Anh văn cho SV; tham gia Robocon; tham gia NCKH; cơ sở vật chất phục vụ học tập; tinh thần, động cơ và thái độ học tập của SV.

Và đây bản chính thức của Khoa để trả lời những vấn đề mà các sinh viên thắc mắc. Không hiểu sao cái đoạn trả lời của thầy Tân bị cắt khúc và có chỉnh sửa. Đặc biệt phần chỉnh sửa mở lớp dạy Matlab. Lại một lần nữa lên gặp sếp để truy lại, thì sếp trả lời đây là ý của khoa chứ không phải ý em. Thất vọng, nếu vậy phải tách ra chứ sao để chung gây nhầm lẫn. Nhưng mệt mỏi cái không đáng, OK cho qua. Và câu thứ nhất thi cử chép bài lẫn nhau (có thể cậu bé đồng nghiệp cùng dạy trả lời). Tuy nhiên một vấn đề mà tôi yêu cầu sinh viên trả lời vẫn chưa giải đáp. Trong văn bản giải trình, tôi yêu cầu rõ SV phải trả lời, thế nhưng các lãnh đạo, các sinh viên vẫn còn nợ tôi câu trả lời. Đến bây giờ một năm đã qua, câu trả lời vẫn chưa có? Liệu có công bằng?
Nếu vậy sẽ trở thành một tiền lệ xấu, lúc nói chúng ta có thể vô tư nói, chửi cha, mắng mẹ, đánh thầy .v.v. Và không đâu xa, trong năm vừa rồi những chủ đề về giáo dục tràn lan trên báo chí, không tiện nói ra. Câu kết luận không mong muốn: Không còn thể thống gì cả!


2 comments:

moonandsun said...

Chao thay. Em la Minh day (khoa 02). Có đi dạy mới thấm thía những điều thầy nói và đã trải qua. Chung quy cũng không nên cho lỗi hoàn toàn là do vấn đề nào: cá nhân, sinh viên, lãnh đạo, hay chính sách. Một vấn đề bao giờ cũng có nhiều nguyên nhân của nó nhưng có thể rút ra một điều : Chính sách đã áp dụng nhầm đối tượng vì đối tượng không đủ nhận thức, trình độ (và... có lẽ cả đạo đức nữa) để biết và làm đúng . Càng dạy, càng gặp nhiều vấn đề lắm.

thanhtantp said...

Thầy lặng lẽ trút cái áo của người thầy khoác tạm trên người của một người bình thường. Đứng trên một nghĩa nào đó, làm một người thầy với cái tâm đúng nghĩa vào thời này quá khó khăn. Nhưng dù sao cũng hy vọng vào thế hệ đàn em (các em đang ở lại) sẽ làm tốt hơn mình. Good luck!