Chiều về ghé Dépanneur (dạng corner như
US hay tiệm tạp hóa ở Việt Nam) để mua vài thứ nước mát uống. Chủ tiệm
là hai vợ chồng người Hoa rất vui tính. Họ hỏi đủ thứ chuyện trên đời.
Mua có vài chai nước mà tám cả hơn hai tiếng đồng hồ. Mình có hỏi một
câu, người Hoa chúng mày có vẻ chiếm lĩnh cái nghề làm chủ tiệm tạp hóa ở
Montreal phải không? Họ trả lời đúng thế, và lý do có lẽ là họ giúp
nhau để truyền nghề này thì phải. Bởi lẽ không có cớ gì mà đi hết Montreal, tui chỉ thấy chủ là người Hoa, lâu lâu có vài tiệm của Đại Hàn.
Quay trở lại người Việt, họ nói người Việt chúng mày toàn làm bác sỹ và
dược sỹ thôi. Cái này có vẻ đúng. Hầu như ở đâu cũng có clinic hay
pharmacy của người Việt. Có nhiều người khá nổi tiếng và được tặng
huân/huy chương gì của nữ hoàng nữa. Rất nhiều bác sỹ Việt là trưởng
khoa của các bệnh viện. Một điều kiểm chứng nữa là mấy đứa bạn học (dân
Tây đàng hoàng nhe) có vợ đi đẻ, họ cũng chọn bác sỹ đỡ đẻ là người
Việt. Hehe. Tui có hỏi kiểm chứng vì răng mi chọn rứa thì chúng gọn lỏn
''họ giỏi''.
Về nguồn gốc xuất xứ/hoàn cảnh các bác sỹ, đa phần các bác sỹ là những người vượt biên trong những ngày bão lửa 30 tháng 4 năm 1975. Một phần nữa là các du học sinh thời 54-75, và khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra, họ quyết định ở lại đất nước Canada sinh sống. Nói thế không phải mình đánh giá thấp thế hệ trẻ hiện nay, du học sinh hiện tại. Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi, chúng ta cần thời gian. Chỉ có thế hệ đó mới có thể được thời gian kiểm chứng, chứ nói thực các bạn mới ra trường thì tên tuổi ai mà biết.
Ngoài ra, các ngành khác cũng có chứ chẳng riêng gì bác sỹ. Có một số vị là giáo sư khá nổi tiếng ở đất Montreal. Ví dụ giáo sư Bùi Tiến Rũng, ông được nhiều lần vinh danh bởi chính phủ Canada. Văn thơ thì có cô Kim Thúy với tác phẩm Ru khá nổi tiếng. Kể ra thì nhiều lắm. Tuy nhiên, cái sự đời nó trớ trêu, cũng như đồng tiền hai mặt sấp ngửa, lắm người thành công thì cũng lắm kẻ thất bại. Đất Montreal cũng từng là nơi gây thất vọng cho bao người.
Chuyện lang bạt nơi đất khách với những nghề vất vưởng qua ngày của người Việt không phải không có. Chuyện này không có gì là xấu cả, vì mình không thích đi theo luồng suy nghĩ Á Đông, đó là người thành công phải là kỹ sư bác sỹ. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người Việt tham gia trong giới giang hồ là khó chấp nhận được. Đặc biệt, trong đợt bố ráp gắt gao của Canada về nghề ''trồng cỏ'', một làn sóng tháo chạy lớn từ Vancouver về đất Montreal, thành phần thì đủ sắc dân trong đó có người Việt.
Nói chung thành công hay thất bại không phải là vấn đề lớn, bởi đó cũng là lẽ vô thường trong cuộc sống. Nhưng cố gắng để chứng tỏ mình thành công thể hiện qua việc có tiền có quyền mà bất chấp tất cả thì sự thành công ấy có ý nghĩa gì. Điều đáng sợ nhất là người Việt vốn có máu liều. Cái này thể hiện rõ nhất qua các cuộc chiến mà ai đã từng học qua lịch sử đều thấy. Đem cái máu liều ấy vào chuyện giang hồ cát cứ thì chúng ta thấy nó nguy hiểm dường nào.
Về nguồn gốc xuất xứ/hoàn cảnh các bác sỹ, đa phần các bác sỹ là những người vượt biên trong những ngày bão lửa 30 tháng 4 năm 1975. Một phần nữa là các du học sinh thời 54-75, và khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra, họ quyết định ở lại đất nước Canada sinh sống. Nói thế không phải mình đánh giá thấp thế hệ trẻ hiện nay, du học sinh hiện tại. Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi, chúng ta cần thời gian. Chỉ có thế hệ đó mới có thể được thời gian kiểm chứng, chứ nói thực các bạn mới ra trường thì tên tuổi ai mà biết.
Ngoài ra, các ngành khác cũng có chứ chẳng riêng gì bác sỹ. Có một số vị là giáo sư khá nổi tiếng ở đất Montreal. Ví dụ giáo sư Bùi Tiến Rũng, ông được nhiều lần vinh danh bởi chính phủ Canada. Văn thơ thì có cô Kim Thúy với tác phẩm Ru khá nổi tiếng. Kể ra thì nhiều lắm. Tuy nhiên, cái sự đời nó trớ trêu, cũng như đồng tiền hai mặt sấp ngửa, lắm người thành công thì cũng lắm kẻ thất bại. Đất Montreal cũng từng là nơi gây thất vọng cho bao người.
Chuyện lang bạt nơi đất khách với những nghề vất vưởng qua ngày của người Việt không phải không có. Chuyện này không có gì là xấu cả, vì mình không thích đi theo luồng suy nghĩ Á Đông, đó là người thành công phải là kỹ sư bác sỹ. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người Việt tham gia trong giới giang hồ là khó chấp nhận được. Đặc biệt, trong đợt bố ráp gắt gao của Canada về nghề ''trồng cỏ'', một làn sóng tháo chạy lớn từ Vancouver về đất Montreal, thành phần thì đủ sắc dân trong đó có người Việt.
Nói chung thành công hay thất bại không phải là vấn đề lớn, bởi đó cũng là lẽ vô thường trong cuộc sống. Nhưng cố gắng để chứng tỏ mình thành công thể hiện qua việc có tiền có quyền mà bất chấp tất cả thì sự thành công ấy có ý nghĩa gì. Điều đáng sợ nhất là người Việt vốn có máu liều. Cái này thể hiện rõ nhất qua các cuộc chiến mà ai đã từng học qua lịch sử đều thấy. Đem cái máu liều ấy vào chuyện giang hồ cát cứ thì chúng ta thấy nó nguy hiểm dường nào.
No comments:
Post a Comment