Saturday, April 7, 2012

Relax

Dear all,

Tuần qua nhiều sự kiện đáng lưu ý và cũng hơi nhảm nhí. Với tiêu chí nhảm nhí cho không thoái chí, vài dòng sau đây điểm lại, just funny. 

Sự kiện nhạc sỹ tài hoa Thanh Sơn qua đời làm nhớ đến một vị cũng xuất sắc không kém, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhạc sỹ Thanh Sơn mất vào ngày khá đặc biệt, thứ 4, ngày 4 tháng 4 năm (20)12. Số này dân đánh đề chắc khoái lắm (4+4+4=3*4=12). Hehe. Bản thân tui, bài nổi tiếng "Nỗi buồn hoa phượng" của nhạc sỹ không để lại ấn tượng lắm. Không phải chê, nhưng với tui, tình yêu thuở học trò không có. Do đó, không có trải nghiệm và không có rung cảm, tui không có bình luận. Vì sao thế? Sự thật là thế này, tui có người anh trai, anh trai tui rất đẹp trai, thông minh và học rất giỏi. Thế nhưng, vì mối tình học trò mà anh không thành công trong chuyện khoa cử. Người ta thường nói, yêu quá hóa lầm đường. Đã thế, trong một lần ngẫu hứng, anh nộp đơn thi vào ngành công an mà quên mất người yêu mình là người có gốc gác chế độ cũ. Bố tui lại cho đi học luôn nhằm cách ly mối tình mà theo quan niệm của thế hệ trước mối tình học trò là nhăng nhít. Nghĩ lại, đôi lúc những việc làm thiếu suy nghĩ lại làm bẻ hướng cả cuộc đời và có khi lại là bi kịch. Lúc đó, tui với tư cách kẻ đi sau, tự rút kinh nghiệm của người đi trước. Tui không hề yêu thời học trò. Còn nhớ, năm hết cấp ba, có cô bạn chuẩn bị đi Mỹ theo gia đình, cô bạn này mới đưa cuốn sổ lưu bút cho bạn bè để ghi và dán một tấm hình làm kỷ niệm. Đến lượt tui, tui không có tấm hình nào cả. Thế là, tui bỏ vào tấm hình thẻ. Haha. Nhưng cuối cùng, cô ấy lại có tấm hình của tui, hình như được chụp chung với nhóm người trong lớp, dán kèm bên tấm hình thẻ đó. Do đó, cũng chẳng lạ khi tui nói "Nỗi buồn hoa phượng" không làm con tim tôi rung lên những cung bậc dịu êm và sâu lắng. Tuy nhiên, "Nhật ký đời tôi" của ông khiến tôi khâm phục, một bản nhạc quá hay. Tui thích, đơn giản thế thôi. Sứ mệnh của ông đã hoàn thành, chúc ông yên nghỉ miền cực lạc, RIP.

Chuyện thu phí tuần qua với nhiều tranh luận sôi nổi. Thú thật, những đề xuất thu phí là hoàn toàn hợp lý và đúng với xu thế thời đại. Chỉ có kẻ đề xuất là ngu dốt. Vì sao? Về quan điểm chính trị, người đề xuất quá non kém về bản lĩnh và kinh nghiệm chính trị. Không chính trị gia dày dạn kinh nghiệm nào dám đưa ra đề xuất ở thời điểm này. Một chiếc xe đã cõng trên mình bao nhiêu thứ phí, thuế vô lý. Nên trước khi có phí này, họ phải làm trong sạch các cái vô lý kia trước đã. Cái nào không cần thì các bác bỏ trước. Nghĩa là phí phải được giảm xuống cái đã, dân sướng. Khi mà cái sướng chưa tới đỉnh, bác chèn thêm cái phí này vào. Lúc đó, tui đố có dân tình nào điên đến mức mà phải la làng như hiện nay. Thứ hai, cái tên phí chưa được minh bạch và dùng tiền thu để làm cái gì. Bác phải vạch ra cái viễn cảnh đồng tiền thu được được hiệu quả hóa lên như thế nào. Và cú đau về thất bại trong làm chính trị thể hiện rõ qua việc bác cứ vòng vo cái tên. Từ đó, dân tình nghi ngờ tính khả thi của một kế hoạch. Đau nhất chính là cách hô hào rất riêng của ông Thăng, một cán bộ đoàn: "Đóng phí là thể hiện lòng yêu nước". Xin bàn thêm về cái sự yêu nước kinh dị như sau.

Chính vì câu khẩu hiệu để đời này, tui phải than "Ôi yêu nước sao khó quá!". Theo dòng lịch sử "cận đại", chúng ta có thể tóm lược như sau. Hôm trước, đoàn biểu tình chống Trung Quốc hô "không đi biểu tình là không yêu nước". Bên "dăng quá" thì kêu gọi "nhắn tin bình chọn cho Hạ Lông là thể hiện lòng yêu nước". Ông "Thung Khằng" bên giao thông "đóng phí thì mới có được lòng yêu nước". Các đồng chí trên facebook kêu gọi "hãy nhuộm đỏ facebook bằng lá cờ đỏ Việt Nam để thể hiện lòng yêu nước". Tương lai chắc còn nhiều cái nữa. Chưa bao giờ mà chúng ta thấy lạm phát tiêu chuẩn lòng yêu nước như thế này. Và cũng chưa bao giờ tiêu chuẩn cho lòng yêu nước lại thê thảm đến mức khùng khịu như hiện nay. Nó làm liên tưởng đến một việc: Ông Khê tiến sỹ, người có công phát minh ra cái máy phát điện theo nguyên lý "tự ỉa tự ăn"(*) và cũng chính là người có công lao to lớn vào việc đưa Nano vào cuộc sống. Thế thì đồng chí ở trên cũng góp phần đưa lòng yêu nước vào đến tận từng "si nghĩ" và "diệc làm" trong cuộc sống nhân dân chăng?

Còn nhiều chuyện nữa, nhưng viết dài không phải là sở thích của tui. Kết lại câu chuyện bằng một chuyện nhảm nhưng vui. Chú nghiên cứu sinh lên facebook phàn nàn, chỉ trong vòng 1h anh "rờ mu" cả trăm em, add chi nhiều vào, giờ mệt chết đi được (**). Mình nhắn lại "eh, làm phd vất vả lắm, nhiều đêm thức trắng, đầu bạc cả rồi, em rờ mu ít thôi". Hehe. Số là thế này, chú này add friends quá nhiều. Đây cũng là sở thích của nhiều người, thậm chí có người còn tự hào mình có friend list lên cả 4 hay 5 ngàn. Thế nhưng, họ quên. Khi cần người thân thiết của mình để nói chuyện, để chia sẻ, họ lục hoài không ra. Haha. Giải pháp đơn giản là xóa (remove). Mà bản thân các chú, add friends thì các chú cứ là lựa girls only. Do đó, chú vừa remove vừa tiếc vừa bực, và cái status đầy tâm trạng như trên ra đời.
(*): nói theo ngôn ngữ nông dân cho dễ hiểu. Nhân đây cũng nhắn nhỏ với các đồng chí nhà báo: Viết cho đa số người dân, các bác đừng dùng ngôn từ đao to búa lớn, ngôn ngữ khoa học mà bản thân các bác cũng đếch hiểu nó là cái gì. Cần gì phải dùng từ bảo toàn năng lượng, hay nguyên lý động lực học I, II chi đó; với nông dân (nước ta là nước nông nghiệp và lấy nông nghiệp làm động lực để phát triển đất nước) thì chỉ cần viết thẳng như trên cho "dể hỉu" nhưng dễ xỉu. Haha
(**): Nguyên thủy câu bác ý là unfriend. Nhà cháu edit lại theo tiêu chí "nhà báo nói láo ăn tiền". Nhà cháu không phải nhà báo nên chỉ phấn đấu theo tiêu chí vĩ đại ấy, nhưng vẫn còn lương tâm để chú thích cho bà con rõ. Hehe.
Le Thanh Tan

No comments: