Monday, November 22, 2010

Chánh đạo hay tà đạo

Đang bực mình về việc này, tình cờ phát hiện bài này. Mặc dù có vài lỗi chính tả và vài câu "nái lối "hơi tục của thi sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng tôn trọng bản gốc của tác giả post y chang. Kim chỉ nam của tu tập là không thần thánh hóa, hạn chế tối đa cầu xin và trước khi làm việc gì phải nhớ luật nhân quả. Nói chung bài viết này nói đúng tâm trạng nên tâm đắc. Đang tìm mục nào có vụ buôn thần bán thánh. Lúc nào có sẽ post. Vì một lẽ đơn giản, có khá nhiều kẻ đội lốt nhà sư để làm bậy, nhưng phải kềm chế lắm chứ không là chửi vào mặt chúng.

Chánh đạo &Tà đạo

Chánh đạo & Tà đạo

Trở về Việt nam sau bao năm xa cách không ít người ngỡ ngàng trước tốc độ phát triển của chùa chiền..

Xưa nay Sàigòn có đặc điểm là “ Bước ra đầu ngõ đã thấy ( quán) ăn..’…bây giờ ..thì dạo khắp các quận đô thành,đi ra xa ngoại ô Sàigòn hình như chả nơi nào vắng bóng nhà chùa !

Trong tiết Tháng 7 Vu lan du khách có thể qua màn mưa ngâu vẫn thấy chùa đang mọc khắp nơi như.. nấm !!

Đang đi ngoài phố không cần biết chùa nơi nào,cứ nghe kinh đọc ê a trong loa phóng thanh là biết ngay đang ở đâu đó có một ngôi chùa.

Hình ảnh chùa như một cổ am tự,ẩn mình kín đáo lặng lẽ hình như đang đổi ngược chiều hướng.

Tiếng đọc kinh xen lẫn trong tiếng ồn ào náo nhiệt của bao âm thanh hổn độn như trở thành điểm đặc trưng trong sinh hoạt đường phố Sàigòn

đôi khi gây ấn tượng… mạnh cho những ngừoi đã quen theo luật “ Vặn âm thanh vừa đủ nghe nơi công cộng” hay “ “Gần bệnh viện xin im lặng” hay ‘Xin tắt máy nhạc sau 10 giờ đêm”…

Bây giờ nằm ngủ ở một nơi nào ồn ào của Sàigòn đến khuya trong mùa Vulan mỗi ngày có thể được nghe đọc kinh ké của chùa cạnh nhà ,

sáng sớm chưa tỉnh ngủ đã nghe tiếng kinh đọc trong loa phóng thanh ,chả khác nào tiếng gọi ..tổ dân phố đi tập thể dục ngày xưa!

Bước vào một ,hai ,ba ..ngôi chùa ngày xưa mình thường vào thăm hay những ngôi chùa mới cất, kẻ xa quê sẽ không khỏi ngạc nhiên lẫn hân hoan

trước khung cảnh hoành tráng,rực rỡ của những chùa ngày nay với lối kiến trúc đồ sộ, vĩ đại,điện thờ tượng phật dát vàng bạc ,đèn mầu thắp sáng rực rỡ..

Sau khi tịnh tâm nhìn kỷ lại niềm hân hoan từ từ biến mất để nổi buồn, bực thấm đậm đến mức ..quên cả thiền khi đến viếng một số chùa .

Buồn nhất là những nổi buồn khổ trong tang lễ đôi khi trong thực tế đã biến thành

“dịch vụ “ : cầu siêu,cúng Thất..

Nghe bảo có những sư ngày nay đi tụng kinh cầu siêu như ca sĩ chạy “sô”..?

Cứ nhìn hình ảnh một sư tăng bào được ủi láng cóng,tay cầm điện thoại di động,chân đạp rồ ga chiếc “ Dream’ đời mới..phóng dzọt nhanh trên đường phố ..thì hiểu từ chạy “sô” này !

Vào chùa lên bàn ăn chay lại ngỡ ngàng hơn: thịt quay chay ,lầu mắm chay,cá chay dầm nước mắm chay,lẩu tôm ,mực..vv..chỉ còn thiếu món ..thịt chó chay là đủ các món khoái khẩu nơi hạ giới?

Vừa ăn các món chay giả mặn này vừa suy ngẩm về lục tình và chữ diệt…thì có lẽ sẽ mau ..đốn ngộ !!

http://www.tin247.com/thit_thu_rung%2C_do_choi_bao_luc_vay_chua_huong-1-67874.html

A ..nước mắm chay thì lại hay..các công ty thực phẩm xuất khẩu bán loại nước mắm chay này có lẽ sẽ được người dân âu,mỹ mê ăn chả giò ,bánh xèo,bánh cuốn hoan hô..!

http://www.giacngo.vn/xahoi/2010/02/13/5AD202/

Theo Phật giáo đốt giấy tiền vàng bạc hay các thứ khác cho người chết là mê tín ,tà đạo nhưng hầu như các sư khi tụng kinh cầu siêu chẳng ai bỏ qua phần này ,có nơi còn giúp ý khuyên tín chủ nên đốt cả ..nhà cửa ,lâu đài,xe hơi..điện thoại di động ..vv cho người mất.

Nghe đâu trong tiết Vu lan có những người con hiếu tìm cả hình nộm các hoa khôi ,á hậu,siêu mẫu để đốt cho các nàng xuống..diêm đài hầu các cụ ( dê) nhà ta.

Ngày nay bước vào chùa đôi lúc nhớ lại các bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và chợt hiểu tại sao bà đi viếng chùa mà lại đâm ra ..chưởi thề !

Chùa Quán Sứ

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình, tiểu để xuông không đấm,
Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu.
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo!

Hay qua bài

Sư hổ mang

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên Sư cụ,
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.

Hồ Xuân Hương.

Trước khi hỏi tại sao nữ sĩ nhạo báng kẻ tu hành ta cũng nên hỏi có phải tất cả những ai mặc áo tu đều là tu sĩ,tăng ni ?

Có phải tất cả những kẻ đại diện giới tu sĩ đều là tăng ,ni ?

Và hình ảnh tăng ni là biểu hiện chính của gương mặt Phật giáo ?

Hỏi đây có nghĩa là trả lời rùi đó…!!

Ngày nay khó ngâm vịnh cảnh chùa vắng teo vì chùa trở thành địa điểm cho du khách hay khách du xuân đến thăm viếng hơi ..bị nhiều:

http://tin180.com/xahoi/chinh-tri-xa-hoi/20100220/hon-loan-du-xuan-yen-tu.html

http://www.vtc.vn/308-174762/xa-hoi/doi-song/ngay-ngot-ngat-o-chua-huong.htm

http://www.giacngo.vn/xahoi/2009/02/07/5F5652/

http://nhansuvietnam.vn/tintuc/xa_hoi/hoi-chua-thay-nhung-dieu-trong-thay/60739.html

Trong một xã hội nếu mọi người học theo thuyết nhà Phật lấy “ từ bi hỉ xã “là gốc …thì đáng mừng thay khi thấy chùa đang được xây dựng khắp nơi.

Nhưng nếu một xã hội mà chùa chiền chỉ là hình thức ,là nơi chốn để “ xóa lỗi,chuộc tội,cầu xin “ với hiện tượng chùa mọc nhanh trong khi phần lớn biểu hiện sinh hoạt của cộng đồng “ Thích đi chùa “ hay cộng đồng “ Thích xây chùa “ như chưa có mấychút tri thức về đạo giáo ,pháp giáo thì có phải chăng tốc độ tăng nhanh này là do mức tội phạm trong xã hội đang tăng nhanh?

Cứ nghĩ theo tâm từ bi,”Mỗi chúng sanh đều là Phật tương lai” thì việc xây chùa hiện nay là đáng mừng vì cửa chùa là cửa dẫn vào đạo

dù cho phần lớn đi chùa là để cầu xin một điều chi đó và xây chùa là để phước cho con cháu của mình đi nữa..

Và nếu cứ cho việc xây chùa và người đi chùa đều như thế cả thì quả hồ đồ!

Ở đây câu ‘từ bi hỉ xã” cần được thay bằng câu “ bi trí dũng” để tránh những lầm lẫn sai lệch có thể thay đường chánh đạo bằng đường tà đạo mà ta vẫn không hay.

Dù đọc bao tin tức về tình hình đạo giáo VN hiện nay tôi vẫn hân hoan và thư giản khi nhìn hình ảnh các ngôi chùa vừa mới xây lên ở khắp nơi tại VN.

Chùa là chốn từ bi luôn mở rộng cửa với bá tánh ,tinh thần” cửa chùa luôn rộng mở” , không bao giờ đóng với tình trạng xã hội ngày nay có lẽ khó thực hiện.

Ước mong một ngày nào đó các ngôi chùa Việt nam với những tượng Phật giát vàng bạc ,kim cương luôn mở cửa suốt ngày đêm mà không phải canh giử.

Lúc đó hẳn là cả đạo tặc cũng ngộ đạo và được cải hóa….quả là một xã hội đáng mơ ước !

Trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt,nhà cửa cất chen chúc,thiếu không gian để thở ,các ngôi chùa vẫn là nơi để tập thở ,càng năng vào các chùa Vn vào các ngày lễ , công phu tập thở càng đạt:

“Thở vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời”


Nếu cứ theo luật “hiện tượng phản ánh bản chất “ đôi khi ta dễ hiểu lầm đạo Phật qua các nghi thức cúng bái hay hiểu lầm cả các phong tục thờ cúng tổ tiên của ông bà từ ngàn xưa:

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_th%E1%BB%9D_c%C3%BAng_t%E1%BB%95_ti%C3%AAn

Trong quy y Tam bảo,quy y Tăng là việc làm thực tế của mọi người tin Phật,cúng dường qua chùa để chùa bố thí cho kẻ nghèo khó là việc làm hướng thiện.

Làm thế nào phân biệt rõ nghi thức cúng bái tổ tiên và nghi thức cúng bái theo mê tín dị đoan,nghi thức làm lễ theo Phật giáo và các lễ cúng kiểu tà đạo,vô minh?

Theo “Hành trình về Phương đông” :

Tà đạo sử dụng quyền năng qua các hình thức lễ nghi, cúng bái trợ lực để tạo nên các đoàn thể hình thức.

Các hình thức này có thể là vật chất hay một tổ chức mà công cụ của nó không phải lo cho đời sống hay một lý tưởng cao thượng mà chỉ là một hình thức phát biểu cho quan niệm riêng của mình.

[…]

““Trí tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Có “Trí” mà thiếu “Tâm” chỉ là mớ kiến thức vô dụng, một cái xác không hồn. Có “Tâm” mà thiếu “Trí” cũng không được vì sẽ dễ sa ngã, đi lầm vào tà đạo. Đó là điều đã xảy ra trong quá khứ, các tu sĩ thiếu kiến thức, trí tuệ, đã bị vô minh che phủ. Họ coi thượng đế như một đấng thần linh để thờ phụng, tách ngài ra khỏi tín đồ và dạy bảo rằng thượng đế cao siêu quá, không thể nói chuyện với những người tầm thường được, mà phải qua trung gian của giới tăng lữ. Họ đặt đủ các ngôn từ hoa mỹ, thêu gấm dệt hoa vào giáo điều để tín đồ quay cuồng trong ngôn ngữ, mà xa lánh chân lý thực tế. Dần dần các chân lý cao đẹp bị bao phủ bằng các hình thức mê tín dị đoan, các điều xằng bậy, và đưa đến chỗ suy tàn….

http://www.quangduc.com/TruyenNgan/168hanhtrinhphdong09.html

Dân gian có câu:

“Thứ nhất là tu tại gia,

thứ hai tu chợ,

thứ ba tu chùa”

Tu ở chùa hay vào chùa để ngộ đạo theo câu này thuộc hàng tu thứ 3 hay hạng sau cùng để đắc đạo.

Vì ngộ đạo giữa cảnh vợ đẹp con khôn vây quanh ở nhà hay ngộ giữa chợ đời với đủ thứ cám dổ hồng trần

thì khó khăn hơn ở cảnh chùa thanh tịnh vắng lặng không có mấy thứ để gợi lòng trần, do đó đòi hỏi trình độ tu tập cao hơn.

Ngày nay ở nhiều chùa Phật ngồi trên tòa sen đôi khi cũng phải lắc đầu bảo ..khó tu quá !!…

….

Những ai am hiểu chút ít gì về ‘ Pháp Bất nhị ‘ “tính Không ” của Phật giáo

sẽ mĩm cười trước câu này..

…như nụ cười trên các tượng Phật trong các ngôi chùa hiện nay ở Việt Nam .

Ở bất cứ nơi đâu ta đều có thể thực hiện “ Bát chánh đạo”

vấn đề chính vẫn là ta,là ngã..

Bởi thế nên Đức Phật Thích ca Mâu ni vừa ra đời đã thốt nên câu :

“Thiên thượng thiên hạ ,duy ngã độc tôn ‘

Cái ta là nhất nên chế ngự được chính ta thì có thể chiến thắng tất cả.

Đối với những kẻ “ Thích chấp ngã” thì ngay khi đọc câu này có thể họ đã có cùng ý nghĩ với Hitler !

Nhưng dĩ nhiên bàn đến đây là đã qua đề tài khác …nên xin chấm dấu hết tại đây ./.

Hoàng Dung

Sàigòn

Thất thứ 6

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=26&t=1380

http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng_t%C3%ADnh

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:T%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a_C%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0m

Hoa sen giữa đất trời

No comments: