Rằm, mình đi xem cúng tổ mặc dù không biết Hùng Vương có thiệt là ông
tổ của mình hay không. Chả có sách sử nào đáng tin cậy để thuyết phục
mình điều này. Tuy nhiên, đó cũng là một việc làm thiết thực vì đó là cơ
hội để mình gặp gỡ đồng bào Montreal và hiểu họ hơn về tư duy, lối sống
và văn hoá ứng xử. Đó chính là lý do mình hay len lỏi giữa đồng bào
Việt. Vì sống ở Tây hơn 4 năm hiểu Tây mà không có lý gì mà mình chẳng hiểu dân Việt, gốc gác của mình.
Một điều thấy rõ và rất rõ, người VNCH ở đất Montreal hiền hơn rất nhiều người VNCH ở Cali hay bất kỳ thành phố nào ở US.
Ngoài ra, những ngày tưởng niệm 30 tháng tư càng về sau thì người trẻ
thưa thớt dần. Hội trường chật kín người, ghế không đủ, nên rất nhiều
người phải đứng dọc hành lang và phía sau. Ngoặt nỗi, tất cả đều là
những người luống tuổi, đi đứng không vững vàng. Có cụ ngồi lâu tê chân, đứng dậy phải để máu huyết lưu thông một hồi mới bắt đầu đi được.
Cũng như mọi năm, các cụ chung dòng máu con rồng cháu tiên lại luôn tồn
tại cái gọi là mâu thuẫn nội tại. Có vẻ như cái này vốn dĩ là cái bệnh
của người Việt. Các cụ hay bảo vệ ý kiến của mình trong tâm thế của
người cực kỳ bảo thủ. Nói một hồi là to tiếng hay đúng hơn là cãi lộn.
Ta nói nghe mọi người lo bản sắc Việt sẽ phai nhạt dần trong cá cộng
đồng Việt ở hải ngoại, nhưng những chuyện như trên là một bản sắc rất
Việt mà bao nhiêu năm chẳng hề thay đổi.
Chán cõi trần, ta vãn cảnh tiên. Lượn một vòng, ta ghé chùa cúng dường tam bảo và bòn chút phước đức từ chư tăng. Ngồi có dăm bảy phút ở chùa, chẳng nói chuyện với ai để tịnh tâm, mà ta nói nó phẻ cả người. Xong việc, về ta nấu canh chua chay và ăn với rau luộc nhưng chấm nước mắm (do quên). Hehe. Nhớ lại ngày hôm qua cúng rằm nhưng có lẽ cúng không kỹ (nên mới gặp chướng duyên), thôi thì sắp mâm quả cúng lại, vậy hỉ. Vậy là ngày rằm của mình được trọn vẹn ý nghĩa.
Chán cõi trần, ta vãn cảnh tiên. Lượn một vòng, ta ghé chùa cúng dường tam bảo và bòn chút phước đức từ chư tăng. Ngồi có dăm bảy phút ở chùa, chẳng nói chuyện với ai để tịnh tâm, mà ta nói nó phẻ cả người. Xong việc, về ta nấu canh chua chay và ăn với rau luộc nhưng chấm nước mắm (do quên). Hehe. Nhớ lại ngày hôm qua cúng rằm nhưng có lẽ cúng không kỹ (nên mới gặp chướng duyên), thôi thì sắp mâm quả cúng lại, vậy hỉ. Vậy là ngày rằm của mình được trọn vẹn ý nghĩa.
Bác
sỹ Lê Văn Châu (nhà thơ Trang Châu) là con của một vị trung tướng. Ông
dám đóng cửa phòng mạch 5 tuần để lên tàu ánh sáng cứu vớt đồng bào.
Bà
Dương Nguyệt Ánh đến từ USA. Trong lúc bà này diễn thuyết, có nhiều điểm
các cụ ở Montreal có vẻ không đồng tình. Trong giờ hội luận, nhiều cụ có
vẻ gay gắt khi nói con này nói sai. Có mấy giọng hơi cao volume, mình
chuồn. Hehe
Bà Lữ Anh Thư đến từ Virginia, USA. Bà hoạt động một thời gian bên Pháp cùng thời Trần Văn Bá và xuất thân là hậu duệ, ái nữ của trung tướng Lữ Lan.
Lúc hội luận, 6 người ở ghế điều hợp (Host) và khách mời (Panel Guests) gồm bác sỹ Đào Bá Ngọc (chủ tịch cộng đồng người Việt tại Montreal), bà Lily Le (Chủ tịch Hội Người Việt ở Edmonton), bà
Dương Nguyệt Ánh, bà Lữ Anh Thư, hai vị còn lại nhỏ tuổi làm trong phong trào thanh niên.
Trước của trụ sở cộng đồng người Việt ở Montreal. Như có lần đã nói, trụ sở này tốt hơn rất nhiều trụ sở của người Việt ở Ottawa.
Hoa trước cửa chùa Quan Âm
Chánh điện chùa Quan Âm
Chú tiểu đang gõ mõ tụng kinh trong chùa Quan Âm
No comments:
Post a Comment