Monday, April 18, 2011

Khai Thị Thất A Di Ðà

(Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy)

Ở cõi Ta Bà, ai cũng thích sướng, ghét khổ. Chúng sanh ở địa ngục thì thích khổ, ghét sướng. Ngạ quỷ thì thích sân giận, ghét từ bi. Loài súc sanh thì vì thích ngu si, ghét trí huệ, nên mới đọa làm súc sanh.

Tuy con người thích vui sướng, ghét khổ não, song lại không biết làm sao để chẳng có khổ não. Ở cõi trời, ai cũng thích sướng ghét khổ. Trong lúc đó, đối với chư Phật và Bồ-tát thì cảnh giới của các Ngài không có khổ não hay vui sướng. Các Ngài quên bẵng cả hai trạng thái khổ, vui. Ða số chúng sanh đều điên đảo-nhận đúng là sai, lấy sai làm đúng, đem đen làm trắng, thấy trắng cho là đen. Rốt ráo thì chúng sanh có biết chăng mình đang điên đảo? Biết chứ! Tuy biết nhưng vẫn cứ làm chuyện sai trái; hiểu rõ là việc phi lý, thế mà cứ chuyên môn làm bậy; biết đâu là việc đúng đắn, nhưng lại không chịu làm.

Ví dụ như có kẻ lúc niệm Phật thì lại đi uống trà. Uống trà cũng có quy định thời gian, chẳng phải tùy tiện uống lúc nào nơi nào cũng được. Dùng thời giờ niệm Phật để uống trà là biếng nhác. Niệm Phật mệt quá rồi, đi uống một ly trà, nghỉ xả hơi một chốc, đó là làm biếng. Nếu thật lòng niệm Phật, sao còn nghĩ tới chuyện uống trà? Quý vị hẳn đã sớm quên phứt việc uống trà rồi; càng không cần đề cập tới chuyện uống sữa, bởi vì chuyện gì cũng phải quên bẵng hết rồi! Kẻ chân chánh niệm Phật thì ngay cả việc ăn cơm còn không biết, hà huống là chuyện uống trà?

Có người nói: "Niệm Phật thế thì nguy hiểm quá, bởi vì làm mình quên cả chuyện đã ăn cơm rồi hay chưa nữa!" Song chính đây mới là công phu của những người chân chính dụng công-ăn hay chưa ăn họ không biết đến; áo mặc hay chưa mặc họ cũng chẳng nhớ; nghỉ hay chẳng nghỉ họ nào hay. Quên bẵng mọi sự! Ban ngày ư? Không biết! Ban đêm ư? Không biết. Trên không thấy có trời, dưới chẳng thấy có đất, ở giữa chẳng biết có người-mọi thứ đều không. Khi vạn sự đều không thì làm sao còn nhớ nghĩ tới việc uống trà, uống sữa?

Người tu pháp môn Niệm Phật phải nhớ lúc nào cũng chỉ niệm một câu "Nam Mô A Di Ðà Phật," không được ngừng nghỉ. Lúc thức niệm, ngủ cũng niệm. Phải niệm sáu chữ hồng danh "Nam Mô A Di Ðà Phật" sao cho chẳng thứ gì có thể làm gián đoạn, dù dùng kiếm cũng chẳng chặt đứt được. Sức mạnh của niệm Phật phải kiên cố vượt hẳn sự cứng rắn của kim cương. Khi quý vị không thể dùng cách gì để phá hoại được tiếng niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật" thì lúc ấy mới gọi là "Niệm Phật Tam-muội."

Chẳng những niệm Phật như vậy, mà tụng Kinh và trì Chú cũng vậy. Khi ở trạng thái này, dù muốn khởi vọng tưởng quý vị cũng chẳng thể khởi đặng. Tu hành là việc không dễ đâu. Chúng sanh ở cõi Ta Bà này, mỗi cử động mỗi hành vi đều là tham, là sân, là si. Tu Pháp Thế-gian, chúng sanh dùng tham sân si để tu. Khi tu Pháp Xuất-thế-gian, họ cũng dùng lòng tham sân si để tu. Thành thử, khi tu họ cứ tham trước khai ngộ. Ngồi Thiền mới hai ngày rưỡi mà đã muốn khai ngộ, tu hành chưa tới ba ngày đã đòi có thần thông, niệm Phật chưa được mấy bữa cũng đòi đắc Niệm Phật Tam Muội. Quý vị xem, lòng tham của họ to lớn đến thế! Ðó toàn là biểu hiện của loài quỷ tham lam.

Chúng ta phải xem việc tu hành như là bổn phận của mình, không cần phải tham lam - lâu dần, công đức sẽ viên mãn, quả Bồ-đề cũng tự nhiên thành tựu. Ðáng lẽ việc tu hành đã thành công rồi, nhưng chỉ vì quý vị tham nhiều nên rốt cuộc chẳng "tiêu hóa" nổi. Như ăn cơm, phải nhai từng miếng một; nếu một lúc mà dồn cả bát cơm vào miệng, đầy cả mồm thì làm sao ăn? Muốn nhai cũng nhai không đặng, nuốt cũng nuốt không trôi. Việc ăn uống là một thí dụ hết sức đơn giản. Nên có câu: "Tham nhiều thì nhai không được."

Khi tu hành, phải tu mà như chẳng có tu gì cả. Ðừng sinh lòng tham lam, cũng đừng tính toán mình sẽ thế nào, sẽ có gì. Quý vị muốn khai ngộ, muốn đắc thần thông; song làm sao quý vị đạt kết quả mau chóng như vậy được? Khi gieo hạt giống xuống đất, phải chờ thời gian để nó từ từ mọc cao lên; rồi khi đã đủ giờ đủ ngày thì nó sẽ chín muøi. Cổ nhân dạy:

"Mài thỏi sắt thành kim, công đủ, tự nhiên thành."

Quý vị chớ sợ phí công, khi đủ thời gian rồi thì tự nhiên cục sắt cũng bị mài thành kim-có công mài sắt có ngày nên kim.

Việc tu hành, cốt yếu ở chỗ trừ sạch thói hư tật xấu. Thế nào là thói hư tật xấu? Thích uống trà là một tật xấu, thích uống sữa là một tật xấu, thích khởi vọng tưởng lăng xăng cũng là tật xấu. Nếu quý vị tham tiện nghi, thì dụng công không được cảm ứng. Khi dụng công, quý vị chớ sợ khổ, sợ khó khăn, sợ mệt nhọc, thì tu mới thành

Hiện nay, toàn thế giới đâu đâu cũng tràn ngập thiên tai nhân họa. Nơi nơi đều trở nên hắc ám, không có ánh sáng, chứng tỏ rằng sinh mạng của nhân loại đang bị đe dọa trầm trọng. Cái không khí giết người ấy thật quả xưa nay chưa từng có. Quý vị đã biết về bom nguyên tử, bom khinh khí, vũ khí hạt nhân, và giờ đây còn có thêm tia laser nữa. Những thứ vũ khí ấy một khi được sử dụng thì toàn nhân loại chắc sẽ diệt vong. Vì thế, hiện nay toàn cầu đều bị bao phủ bởi ám khí, và ác nghiệp đen tối cũng bao phủ khắp nơi.

Cách duy nhất để diệt trừ tai họa ấy là chúng ta phải nương theo Phật-pháp mà tu hành. Ở đâu có người chân chính tu hành, ở đó tai nạn sẽ giảm bớt. Nếu nhiều người cùng nhau kết hợp tu hành, thì sức mạnh tập thể sẽ tiêu trừ được tai nạn, hóa giải được độc khí tàn khốc ấy thành không khí hòa bình kiết tường. Muốn được vậy, mọi người cần phải thật sự tu trì, chân chính hành Ðạo đúng theo Phật-pháp.

Quý vị hãy thành tâm niệm Phật. Khi niệm Phật một tiếng, trong hư không sẽ có một ánh hào quang xuất hiện. Nếu quý vị chí thành khẩn thiết niệm Phật thì ánh hào quang ấy sẽ chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới, và có thể hóa giải mọi thứ ô nhiễm, bạo hành, tai họa, khiến cho bầu không khí trong cõi tam thiên đại thiên thế giới trở nên tốt lành.

Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt.

(Ai ở lâu đài cạnh hồ nước thì sẽ thấy bóng mặt trăng trước.)

Trong thôøi gian niệm Phật này, quý vị cần phải "nhất môn thâm nhập"-chuyên tâm vào một pháp môn-chỉ dựa vào lòng chân thật, lòng thành khẩn, cung kính mà tu pháp moân niệm Phật, chớ để uổng phí thời gian dù chỉ một phút thôi. Quý vị nên biết, một chút thời gian là một chút sinh mạng. Nếu không dụng công, mình sẽ tăng gia tội nghiệp. Chân thật dụng công thì tăng trưởng thiện căn. Bởi vậy quý vị hãy thành tâm, thiết tha niệm Phật thì mới không phí thời giờ, mà đời quý vị mới thật có giá trị.

Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,

Thốn kim nan mãi thốn quang âm,

Thất lạc thốn kim dung dị đắc,

Quang âm quá khứ nan tái tầm.

Nghĩa là:

Một tấc thời gian, một tấc vàng,

Tấc vàng khó mua tấc thời gian,

Tấc vàng rơi mất còn dễ kiếm,

Thời gian trôi bẵng mới khó tìm.

Bài thơ trên nói lên giá trị quý báu của thời gian lúc bình thường, huống hồ là lúc tu haønh nieäm Phaät. Thời gian ấy còn đáng quý hơn nữa. Không ai biết được vào phút nào, giây nào mình sẽ khai ngộ; do đó, quý vị nên tranh thủ từng giây từng phút, đừng lãng phí. Hy vọng quý vị tham gia nieäm Phaät đều dũng mãnh tinh tấn, không phóng dật, buông lung. Phải nhẫn chịu mọi thứ khổ thì mới đạt được an lạc. Chịu đựng được điều mà người khác khó thể chịu đựng, nhẫn nhịn được điều mà người khác khó thể nhẫn nhịn, đó mới là tinh thần tu Ðạo!

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

2) Hoøa Thöôïng Tuyeân Hoùa daïy:

Vô qui củ, bất năng thành phương viên.

(Không có khuôn phép thì chẳng thể thành vuông tròn.)

Do đó khi Ðức Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài dạy Tôn-giả A-Nan: "Hãy lấy Giới-luật làm Thầy!" Ðó chính là điều mà người xuất gia phải ghi lòng tạc dạ.

Khi ăn cơm, chúng ta phải nhớ Tam Niệm, Ngũ Quán; bởi:

Thí chủ nhất lạp mễ,

Trọng như Tu Di sơn,

Thực liễu bất tu hành,

Bì mao đôùi giaùc hoàn.

(Một hạt gạo thí chủ,

Nặng bằng núi Tu Di,

Ăn rồi chẳng tu trì,

Mang lông đội sừng trả.)

Thật đáng sợ và nguy hiểm như vậy đấy các vị ạ! Ðó gọi là "dưới tấm áo cà sa vuột mất thân người" vậy! Cho nên, người xuất gia dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều phải nghiêm trì, giữ vững Giới-luật-khi chưa dứt được sinh tử, chưa đoạn được tâm dâm dục, thì không lúc nào được biếng nhác, buông lung, phóng túng. Ðức Phổ Hiền Bồ-tát dạy rằng:

"Một ngày đã qua, mạng cũng giảm dần, như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?

Ðại chúng! Hãy siêng tinh tấn, như löûa đốt đầu

Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung!"

Người xuất gia chúng ta phải biết quý trọng từng giây từng phút; hãy nhớ rằng:

"Một tấc thời gian: một tấc vàng, tấc vàng khó chuộc tấc thời gian."

Thời giờ quý báu như thế nên chúng ta không được lãng phí. Mỗi người đều phải dụng công tu hành, phải tinh tấn hơn nữa, thì mới mong có được sự thành tựu. Phàm là người dụng công tu hành thì không có thời giờ để nói chuyện thị phi, không có thời giờ để làm những việc lăng xăng, làm gián đoạn sự tu hành. Về điểm này, tôi hy vọng mọi người hãy chú ý.

Khi tôi thấy những người không chịu tu hành thì tôi cảm thấy vô cùng đau xót; bởi như thế chẳng phải là họ đã không thực hành các thệ nguyện mà họ đã lập lúc ban đầu, khi họ mới xuất gia tu hành hay sao? Những kẻ xuất gia mà "tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo" thì có xứng đáng là Tăng Bảo hay không? Mong rằng các vị đều biết tự trọng!



3) Hoøa Thöôïng Tuyeân Hoùa daïy:

Thiện, Ác Không Rời Một Niệm Ở Tâm Ta

"Không làm việc ác, làm mọi việc lành,

Tự thanh tịnh tâm mình, là điều Phật dạy."

Ðây là chân-đế của đạo Phật. Ai cũng hiểu đạo lý ấy, song chẳng ai thực hành được cả, nên thiên hạ đại loạn.

Coâng khoùa nieäm Phaät là cơ hội tốt nhất để chúng ta "sửa ác hướng thiện, sửa lỗi đổi mới." Với một ý niệm ác độc, thiên địa có thể sinh ra cuồng phong, bão táp, tạo đủ tai ương. Nếu nhân loại khắp toàn cầu ai ai cũng biết thọ giữ Năm Giới, thực hành Mười Thiện, thì trời đất sẽ mưa thuận gió hòa, thế giới nơi nơi an lạc. Nói tóm lại, nếu trên từ bậc nguyên thủ xuống tới nhân dân trăm họ, ai cũng giữ Năm Giới, làm Mười Thiện, thì quốc gia ấy hẳn được cơm ăn áo mặc sung túc, người người an cư lạc nghiệp. Nếu mọi người phạm Năm Giới, tạo Mười Ác, thì chẳng phải nghi ngờ gì nữa, tại quốc gia ấy, gia đình sẽ không hòa thuận, xã hội không an ninh, đất nước chẳng giàu mạnh, nhân dân phải sống cuộc đời lầm than, vất vả.

Nieäm Phaät chính là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Tại Nieäm Phaät đường, quý vị hãy chuyên tâm nieäm Phaät, buông bỏ mọi chuyện, chuyên tâm vào chữ "Phaät." Lúc nào cũng chiếu tìm, khiến tất cả mọi vọng tưởng khác đều ngừng lại hết, đó chính là trì giữ Năm Giới, cũng là thực hành Mười Thiện. Do vậy, nieäm Phaät ở Nieäm Phaät đường thì đầy đủ Năm Giới, Mười Thiện vậy. Vì thế, chớ nên lãng phí thời giờ, nghĩ chuyện vớ vẩn vô ích, mà phải nắm lấy thời cơ chuyeân taâm niệm Phật.

Lúc niệm Phật , chúng ta cần phải nỗ lực dụng công, dũng mãnh tinh tấn. Chúng ta phải hồi quang phản chiều (thâu nhiếp tâm trí, chiếu ngược nội tâm), tự vấn lòng mình, hỏi xem mình đã sinh bao nhiêu niệm thiện, dấy bao nhiêu niệm ác, khởi bao nhiêu vọng tưởng. Hãy thống kê xem.

"Chưa sinh niệm thiện, khiến sinh thiện niệm

Ðã sinh niệm thiện, khiến nó tăng trưởng

Chưa sinh niệm ác, khiến nó chẳng sinh

Ðã sinh niệm ác, khiến nó diệt mất."

Ðó là bước đầu căn bản của việc tu hành.

Vì sao thế giới bị hủy diệt? Vì người ta khởi "ít niệm thiện, nhiều niệm ác." Với một niệm thiện, trời đất tăng thêm chính khí. Chỉ một niệm ác, trời đất chất thêm trược khí. Vì thế chúng ta phải làm sao để biến khí ác-trược thành khí an-lành. Trược-khí chính là độc-khí, mà hễ chúng ta sinh một niệm tham lam thì độc-khí trong vũ trụ sẽ tăng lên một chút, nảy một niệm sân hận thì độc-khí trong vũ trụ cũng tăng lên một ít, khởi một niệm si mê thì độc-khí trong vũ trụ lại thêm hơn một tí. Nếu chúng ta dùng tham, sân, si để xử lý mọi việc thì trời đất sẽ u ám đen tối, tai nạn sẽ nảy sinh; nhưng nếu dùng Giới Ðịnh Huệ để giải quyết mọi sự thì trời trong đất lặng, nơi nơi an bình. Do đó nói rằng, nơi kẻ ác ở đông, chỗ đó tai nạn dẫy đầy; nơi đông người tốt cư ngụ, điều lành tăng gia. Nói tóm lại, tai ương hay cát tường đều do con người tạo ra cả.

Cổ nhân nói: "Thiện ác hai con đường, ai tu thì tu, ai tạo (nghiệp) thì tạo." Kẻ tu thiện thì sẽ thoát khỏi Tam Giới, kẻ tạo ác thì sẽ đọa Tam Ác Ðạo. Thiện, ác chỉ ở trong một ý niệm cách biệt. Có trí huệ tức là thiện niệm, có ngu si tức là ác niệm.

Mọi sự trên đời đều nói pháp (hiển bày chân lý). Có thứ nói pháp lành, có thứ nói pháp ác. Có thứ nói pháp bàng môn tả đạo, quan điểm sai lầm. Có thứ nói pháp Trung Ðạo Liễu Nghĩa, quan niệm đúng đắn. Nói cách khác, nói pháp lành tức là dạy người ta nhìn thông suốt mọi hiện tượng, buông bỏ mọi chấp trước, đạt được tự tại; còn nói pháp ác tức là dạy người ta meâ laàm taïo moïi haønh ñoäng xaáu aùc, đừng buông bỏ chấp trước, chẳng đắc được tự tại. Vì sao con người điên đảo? Bởi vì chấp trước, không chịu buông bỏ.

Câu thơ xưa nói rằng:

Cổ lai đa thiểu anh hùng hán, Nam Bắc sơn đầu ngọa thổ nê.

Nghĩa là:

Xưa nay bao kẻ anh hùng hảo hán, nằm dưới đất bùn khắp núi đầy non.

Quý vị hãy nghĩ xem: bao nhiêu người ở trần gian, ai có thể nhảy thoát qua cửa sinh tử? Lúc sống, mưu đồ hư danh, chết rồi, danh nào còn? Ham chức quan lớn, chết rồi, quan cũng hết luôn! Mọi thứ đều hóa thành không. Trung Quốc có Tần Thủy Hoàng vì muốn bảo vệ con cháu, khiến muôn đời sau sẽ mãi làm hoàng đế, nên cho xây Vạn Lý Trường Thành. Nào ngờ chỉ truyền tới đời thứ hai, con là Hồ Hải (Tần Nhị Thế) nối ngôi chưa được ba năm thì bị Thừa-tướng Triệu Cao giết chết. Thế chẳng phải là đã hao phí tâm cơ sao?

Xưa nay, từ trong đến ngoài nước, những kẻ cực kỳ giàu sang, kẻ làm quan to chức lớn, đều sống một đời mê muội tranh danh đoạt lợi, tạo ra biết bao nghiệp chướng tội lỗi; tới lúc chết thì với hai tay không đi gặp Diêm Vương. Xem đấy, khi nieäm Phaät, chúng ta phải quyết chí dụng công, không thể giải đãi, không thể buông lung, chớ để lỡ cơ hội rồi sau này hối hận không kịp. Rằng:

"Một chút thời gian, một chút mạng sống."

Có người nói: "Chờ tôi thành danh rồi, tôi sẽ buông bỏ mọi thứ, chuyên tâm tu Ðạo." Song, thời gian không chờ đợi ai, chờ tới lúc đó thì đã quá muộn rồi.

Tham Thiền hay niệm Phật đều tốt cả. Chỉ cần chân thật tu hành thì có thể thoát khỏi vòng sinh tử, tới lúc lâm chung tất sẽ "thân không bịnh khổ, tâm chẳng tham luyến, như nhập Thiền-định, vui cười vãng sinh." Ðó mới là nắm chắc được việc sinh tử trong tay mình vậy!

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Tổ Hoàng Niệm

Niệm Phật kỵ nhất, tinh thần tán loạn, tiếng niệm mơ hồ

Trước nhanh sau chậm, không có âm điệu, lại không nối liền

Tâm không hợp miệng, thanh không nhiếp niệm, nuôi dưỡng ý thức

Người xưa than rằng, cách niệm như vậy, rất khó thành phiến

Tiếng hòa nhịp đều, chữ ngay âm rõ, thành khẩn khắng khít

Điềm đạm an nhàn, thanh hợp với tâm, tâm hợp với thanh

Thanh tâm nối liền, vọng niệm tự dứt, Phật hiệu như châu

Tâm như sợi dây, phân thì cách ly, hiệp thì thành xâu

Tâm không rời Phật, miệng không rời niệm, như dây xỏ châu

Liên tục không dứt, chưa được nhất tâm, trước cầu chuyên niệm

Chưa được không loạn, trước học thành phiến, thật là chuyên cần

Hiệu quả tự thấy, không phải hỏi người, hãy xin tự xét.

xxxxxxxxxxxxxx



Có đại phước đức mới niệm Phật, phát bồ đề tâm tu Thập thiện

Phật nói vô thượng thâm diệu thiền, người thường xem như Pháp nông cạn

Oai nghi trang nghiêm nghiệp thanh tịnh, kiên quyết giữ giới đừng để phạm

Phá bỏ cửa nhân ngã thị phi, buông bỏ bình sinh đều hiểu biết

Nói huyền nói diệu không liên can, ba chữ chân truyền thaät thà niệm

Đó là cây đèn trong đêm tối, thuyền trong biển khổ, kiếm chém ma

Nhổ gốc sinh tử trong nhiều kiếp, liều thân này làm kẻ ngu ngốc

Năm tông tám giáo một câu tóm, ñừng ở ngoài niệm tìm phương tiện

Chậm quá nhanh quá đều là bệnh, càng mong nhất tâm tâm càng loạn

Chí cứng như sắt, dạ như tơ, không dán không tạp tự thành phiến

Nhân tâm quả Phật cùng cảm ứng, thân thể cảnh giới dần chuyển biến

Phiền não chưa dứt niệm không nhất, tập khí không trừ Phật không hiện

Lúc ngàn vạn câu như một câu, ñâu lo không thấy mặt Di Đà

Chuyện này không dễ cũng không khó, tam-muội đều nhờ tín nguyện hạnh

xxxxxxxxxxxxxxxxx

(Đại sư Châu Hoằng)

Làm phước không niệm Phật, phước hết phải trầm luân,

Niệm Phật không làm phước, vào đạo nhiều gian khổ.

Không phước chẳng niệm Phật, ñoïa vào ba đường ác

Niệm Phật còn làm phước,Sau chứng Lưỡng Túc Tôn

Bệnh từ thân sinh,Thân từ nghiệp sinh,Chẳng tạo các nghiệp

Hoạ tiêu phước tăng,Ta Bà niệm Phật,Cực Lạc nêu danh

Nhất tâm bất loạn,Thượng phẩm thượng sinh.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Có sinh ắt có tử,Thọ yểu đâu đáng bàn,Nay được thành tướng Tăng

Đời này nguyện đã mãn,Luôn thấy rất hoan hỷ,Chớ nên ôm lo buồn

Muôn duyên đều buông bỏ,Chỉ nhất tâm niệm Phật,Vãng sinh cõi Cực Lạc

Ở hoa sen thượng Phẩm,Thấy Phật ngộ Vô sinh,Trở lại độ tất cả.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Đại sư Thiện Đạo

Da mồi tóc bạc lần lần, thời gian âm thầm ngồi thôi thúc

Thấy người già cả sót thương, chẳng biết quan sát thân mình

Phải rõ thân này chẳng thật, tựa như bọt nước trôi sông

Khuyên người kịp thời niệm Phật, ñừng đợi đến khi già yếu.

Lụm cụm bước run mấy chốc, chẳng còn đi xa được nữa

Nhớ lại năm xưa mạnh khoẻ, luống uổng long dong cả đời

Chưa từng đạp trên đất thật, nào biết xét tỉnh lại mình

Khuyên người kịp thời niệm Phật!

Dẫu sang vàng ngọc đầy nhà, ngày đêm lo lắng tính toan

Một mai nhắm mắt xuôi tay, ñều do người khác làm chủ

Quên mất kho báu nhà mình, ñuổi theo ngói gạch kẻ khác

Khuyên người dốc lòng niệm Phật, Tây phương chính thật đất báu.

Vẫn khổ suy già, bệnh tật, trên đời khó kẻ tin được

Chỉ cậy sức mình mạnh mẽ, nào xét già bệnh theo chân

Một mai triền miên giường bệnh, tám khổ nung nấu đốt thiêu

Khuyên người gắng sức niệm Phật, vào thẳng thai sen gởi chất.

Ví hưởng khoái lạc nghìn muôn, ñâu biết vui là nhân khổ

Thân này chỉ toàn nghiệp tội, muôn kiếp đâu khỏi trầm luân

Thiện ác, U minh có sổ, tên tuổi đều ghi rõ ràng

Khuyên người một lòng niệm Phật, Ánh tuệ xua tan tình mê.

Đâu khỏi vô thường chết mất, một hôm buông hết muôn thứ

Chỉ lấy mảnh đất non xanh, xương trắng vùi sâu nơi đó

Không một vật gì là ta, chẳng đem theo được mảnh may

Khuyên người lo niệm Phật trước, gốc sen vun bồi chắc sâu.

Duy có đường tắt tu hành, một ngày hơn cả muôn đời

Chỉ quý hạnh nguyện nơi người, cũng nhờ ánh sáng của Phật

Chánh định thường luôn thành tựu, tội lỗi mỗi niệm băng tan

Khuyên người tín tâm niệm Phật, ñài sen Thượng phẩm nêu danh.

Chỉ niệm A Di Đà Phật, chẳng cần tìm pháp môn khác

Ngay đây chuyển phàm thành Thánh, giống như cá chép hoá rồng

Câu câu liên tục không dứt, chữ chữ gương soi chẳng mờ

Muốn được thấy Phật liền thấy, thôi bàn Tịnh độ, Ta Bà.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Sáng sớm Dần:

Mặc áo ra cửa chỉnh tâm thần

Chắp tay dâng hương trông Cực Lạc

Ân cần xa lễ Tử kim thân.

Bình minh Mão:

Niệm Phật chẳng nên luận nhiều ít

An trụ chuyên tâm buộc một duyên

Chớ để vọng ảnh làm quấy nhiễu.

Điểm tâm Thìn:

Niệm Phật trước phải dẹp ngã nhân

Nếu đem niệm Phật cậy nhân ngã

Bao giờ mới thành tịnh độ nhân.

Gần trưa Tỵ:

Tiến tu Tịnh độ phải quyết chí

Như uống Cam lộ tự biết ngon

Thôi đừng chê người đạo chẳng đúng.

Đứng bóng Ngọ:

Tưởng niệm Di Đà như mắt thấy

Vô biên nghiệp chướng tự nhiên tiêu

Há lại bảo rằng luống gian khổ!

Buổi trưa Mùi:

Sinh tử mênh mông thật đáng sợ

Chẳng chọn Tây phương nhanh chóng qua

Trần sa kiếp hải phải chìm đắm.

Xế chiều Thân:

Gấp phải trì tịnh độ nhân

Khoẻ mạnh nếu không siêng niệm Phật

Một hôm bỗng thành đống bụi trần.

Tà dương Dậu:

Biết rõ quang cảnh chẳng thể lâu

Xem xem vô thường liền chợt đến

Chớ để Phật hiệu lìa tâm khẩu.

Hoàng hôn Tuất:

Chớ để thân tâm nhiều lầm lỗi

Thập ác tuy nhiên cũng vãng sanh

Sao bằng Thượng phẩm sen nhanh nở!

Đêm về Hợi:

Thân tâm niệm Phật chơn Tam-muội

Thập địa cao nhân còn phải tu

Nên biết không tin ắt mang tội.

Canh khuya Tý:

Sớm sớm niệm Phật thường như thế

Đều nương hoa sen để vãng sinh

Từ đây quyết định không sinh tử.

Gà gáy Sửu:

Tráng kiện bỗng nhiên thành suy lão

Mênh mông biển cả chẳng ai thân

Chỉ có Di Đà riêng vẫy gọi.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Một khuyên anh:

Luôn luôn niệm Phật phải chân thật

Y theo lời Phật chớ hồ nghi

Điều phục tâm viên, đừng phóng dật!

Hai khuyên anh:

Chỉ nhớ niệm Phật, không việc khác

Lắng tâm quyết định nguyện về Tây

Lâm chung tự thấy Như Lai đến.

Ba khuyên anh:

Niệm Phật trước phải trừ tham ái

Lâm chung tâm định thấy Di Đà

Tợ trăng sáng tỏ, soi đầm biếc.

Bốn khuyên anh:

Chớ nên lãng quên tâm niệm Phật

Lâm chung Cực Lạc sen báu rước

Quán Âm, Thế Chí đều lai nghinh.

Năm khuyên anh:

Chớ ngại niệm Phật nhiều khó khổ

Tư duy muôn kiếp dòng sinh tử

Lại hướng về ai cầu ra khỏi?

Sáu khuyên anh:

Trong khi niệm Phật luôn tiếp nối

Nếu như không niệm thuận tình phàm

Bao giờ ra khỏi ngục sinh tử?

Bảy khuyên anh:

Niệm Phật chớ để ba nghiệp lỗi

Chuyên cần kĩnh lễ nguyện Tây phương

Thấy Phật Di Đà vầng tuệ nhật.

Tám khuyên anh:

Dạy tu niệm Phật pháp Mâu ni

Phải nên vâng theo Bổn sư chỉ

Mạng chung vãng sinh cõi Di Đà

Chín khuyên anh:

Niệm Phật chân thành là trước nhất

Lâm chung hoá Phật đến đón đưa

Hoa sen bảy báu tuỳ nguyện nở.

Mười khuyên anh:

Niệm Phật thường phải tâm niệm gấp.

Tư duy biển nghiệp khổ thâm sâu.

Sinh tử rối ren, hối khó kịp!

Ngũ ấm hư vọng, mộng huyễn thân

Nhờ duyên bồi đắp đống bụi trần

Tử thần chợt đến sao chống đỡ

Gấp niệm Di Đà gắng chuyên cần!

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Keä caûnh saùch

Đời ngũ trược, xa trông bát ngát

Gót hồng trần, lưu lạc mấy xuân

Lòng riêng luống những bâng khuâng

Cõi nào thoát kiếp trầm luân khổ phiền.

Nguồn hạnh phúc hỏi miền chân thật

Nghĩ thành tâm niệm Phật là hay!

Hương nguyền một nén xa bay

Hướng về Cực Lạc hôm mai khẩn cầu.

Đời dâu bể bể dâu lắm độ

Cảnh khổ đau đau khổ thêm thương

Không nương về đấng Nguyện Vương

Biết ai dắt dẫn ra đường tối tăm?

Xót thương nỗi đau về vật chất

Giết nhau vì giọt mật hư danh

Kiếp luân hồi mãi quẩn quanh

Mà ba đường ác đã thành gia cư.

Giấc mơ tỉnh bây chừ tủi thẹn!

Bước qui Tây ráng thẹn tu mà?

Lầu sương lạc ánh trăng tà

Kiếp người luẩn quẩn bệnh già một bên.

Ví chăng giữ lòng bền niệm Phật

Có lo gì phải mất phẩm sen!

Việc đời mặc tiếng chê khen

Cuộc đời mặc kẻ đua chen sắc tài.

Đường sinh tử sẽ bày trước mắt

Bước khổ vui dè dặt mà trông

Đã hay lửa đỏ sen hồng

Lửa sen âu cũng do lòng tạo nên.

Thôi thì gắng xây nền công đức

Thôi thì rèn luyện lực tinh chuyên

Nguyện sinh về cõi Bảo Liên

Nguyện đem Thiền Tịnh hoà duyên khắp miền

xxxxxxxxxxxxxx

Keä caûnh saùch

Sân lan trời ngã bóng chiều,

Cảm thân phù thế ít nhiều ngẩn ngơ

Tranh đời dệt mộng vẩn vơ

Say sưa danh lợi mê mờ sắc thanh

Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh

Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?

Bể trần là mấy phù sinh

Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh

Mà trông chiêc lá lìa cành,

Vinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!

Mà trông ngọn nước chảy trôi

Mênh mang sáu nẻo biết rồi về đâu?

Kiếp người nào có bao lâu

Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!

Lầu sương lạt ánh trăng tà

Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!

Chi bằng về cõi Liên Bang

Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm

Trời giải thoát, cảnh thậm thâm

An vui muôn kiếp, tuyệt lỗi lầm xưa

Chỉ câu niệm Phật đừng thưa

Chỉ bền tín nguyện, Tam thừa bước lên

Đài vàng sẵn đã ghi tên

Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.

xxxxxxxxxxxxxx

Keä Caûnh Saùch

Người tu Tịnh Độ pháp môn

Phải siêng niệm Phật sớm hôm hành trì

A Di Đà Phật khắc ghi

Nằm ngồi đi đứng không khi nào rời

Niệm cho rành rõ từng lời

Từng câu, từng chữ tức thời định tâm

Huệ khai trí sáng diệu thâm

Chuyên xoay ba nghiệp lỗi lầm xưa nay

Thân không ác nghiệp tạo gây

Miệng không nói dối đặt bày điêu ngoa

Ý không tham giận gian tà

Chuyển mê thành giác thật là quí thay

Chí thành niệm Phật đêm ngày

Tiêu trừ tội chướng đã gây bao đời

Hiện tiền thân tâm thảnh thơi

Vị lai giải thoát khỏi nơi luân hồi

Liên hoa chín phẩm lên ngôi

Nhân nào quả đấy muôn đời không sai

Muốn về Tịnh Độ Như Lai

Phải gieo nhân tịnh tại ngay kiếp này

Muốn sang Cực Lạc Phương Tây

Ươm mầm an lạc hành ngày chớ quên.

xxxxxxxxxxxxxxxx

Một lòng giữ niệm Di Đà

Hồng danh sáu chữ thật là rất cao

Năng trừ tám vạn trần lao

Người đời nên sớm hồi đầu mới hay,

Tâm ai xin chớ mê say,

Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an

Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan

Muôn tai ngàn hoạ khỏi mang vào mình

Niệm Phật mở trí cao minh

Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào lòng

Niệm Phật cứu được Tổ tông,

Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê

Niệm Phật thân tộc đuề huề

Một nhà sum họp chẳng hề ghét nhau

Niệm Phật khỏi khổ khỏi đau

Bao nhiêu bệnh tật mau mau hết liền

Niệm Phật có phước có duyên,

Tấn tài tấn lợi bình yên cửa nhà.

Niệm Phật trừ được tà ma,

Yêu tinh quỷ quái lánh xa ngàn trùng.

Niệm Phật năng khử độc trùng

Các loài ác thú hoá hung làm hiền,

Niệm Phật hết khùng hết điên

Có gương trí tuệ có đàng quang minh

Niệm Phật khỏi sự bất bình

Sự người chẳng nhớ sự tình chẳng ưa.

Niệm Phật cứu số long đong

No cơm áo ấm thung dung mãn đời.

Niệm Phật cảm động khắp nơi

Ai Ai cũng mến người người đều thương.

Niệm Phật sinh dạ hiền lương

Tư bi thì có bạo cường thì không

Niệm Phật trời cũng thương lòng

Thường thường ủng hộ cả trong đêm ngày

Niệm Phật trời cũng kính vì

Thường hay trợ niệm trong khi đứng ngồi

Niệm Phật lòng chẳng bồi hồi

Như cây không gió nhánh chồi chẳng rung

Niệm Phật khỏi sự hãi hùng

Gian tà đạo tặc chắc không tới nhà

Niệm Phật giấc ngủ an hoà

Chiêm bao không có niệm tà đều không

Niệm Phật oan trái trả xong

Nợ trần kiếp trước hết mong hỏi đòi

Niệm Phật trăm việc xong xuôi

Dầu sinh dầu tử cũng vui tấm lòng

Niệm Phật hết sự đèo bồng

Chẳng ham tài lợi chẳng màng công danh

Niệm Phật uế nhiễm chẳng sinh

Cái gương tâm tánh như vành trăng thu

Niệm Phật lòng có sở cầu

Muốn tu thời được dễ đâu sai lầm

Niệm Phật hườn được chơn tâm

Bao nhiêu nghiệp cảm tiêu trầm biển khơi

Niệm Phật chắc sống trọn đời

Khỏi vòng lửa nước khỏi nơi hung tàn

Niệm Phật thân thể bình an

Khỏi vương các nạn chết oan trên đời

Niệm Phật bổ đức các nơi

Phá tan địa ngục rả rời ma quân.

Niệm Phật Phật phóng hào quang,

Các công hoá Phật ngồi ngang trên đầu

Niệm Phật Phật chẳng bỏ đâu,

Niệm đâu, Phật đó phải cầu chi xa

Niệm Phật chắc Phật rước ta

Tây phương đã sẵn một toà bông sen

Niệm Phật phải niệm cho chuyên

Thì bông sen ấy liền liền tốt tươi

Niệm Phật niệm niệm không rời

Tinh thần đã sớm dạo chơi Liên Trì

Niệm Phật lơ láo ích chi

Sen kia khô héo khó mà tốt tươi

Niệm Phật cần phải kinh thành

Giữ cho thanh tịnh trong mình lục căn

Niệm Phật như nước với trăng

Nước trong trăng tỏ nước nhăn trăng lờ

Niệm Phật có lắm huyền cơ

Miễn đừng xem dạ nghi ngờ là xong

Niệm Phật giữ một tấm lòng

Di Đà oai đức mênh mông biển trời

Đức Phật biến hoá khắp nơi

Thương người cứu vớt những người trầm luân

Chí tâm niệm Phật chuyên cần

Lâm chung hậu nhật có ngày vãng sinh



Khoa nghi chẩn tế cô hồn có ba điểm: 1) tâm thành 2) kinh chú 3) thân khẩu ý thanh tịnh. Chú trọng đến siêu độ cho các âm linh oan hồn uổng tử, chết bất đắc kỳ tử, bất định nghiệp, chiến sĩ trận vong không nơi nương tựa. Không những cúng tiến thức ăn nước uống mà còn gia trì Pháp sự, thực hành mật tông, một lòng cầu mong cho chư vị thoát khỏi cảnh khổ, nghiệp ác của cõi ngạ quỷ được tiêu trừ. Một khoa nghi rất nhiều lợi lạc nhưng rất khó hành trì, vì đòi hỏi sự tinh thông cả hai mặt kinh điển và mật điển.

Mật điển của khoa Du Già chẩn tế cô hồn là Tam Mật đồng tu:
- Thân kết ấn: thì thân nghiệp thanh tịnh không tạo các tội ác.
- Miệng niệm thần chú thì khẩu nghiệp thanh tịnh, không nói các lời ác.
- Ý quán tưởng thì ý nghiệp thanh tịnh không nghĩ các điều ác.
Khi cả thân khẩu ý đều thanh tịnh thì gọi là Tam mật tương ưng, hòa nhập vào cảnh giới của chư Phật, chư Bồ Tát. Chư Kinh sư trong trai đàn thành tâm cầu nguyện mười phương Chư Phật gia hộ, tam nghiệp thanh tịnh, phát khởi tam tâm: từ bi, hỷ xả, bình đẳng để độ thoát chúng sanh trong cõi địa ngục ngạ quỷ, súc sanh tam đồ ác đạo. Có thể nói đây là một pháp hành trì mà âm cảnh và dương gian đồng lợi lạc. Vì vậy vị chủ sám gia trì sư và chư vị kinh sư phải là những người hành trì và giới hạnh nghiêm minh, luôn thanh tịnh thân tâm, đủ sức thần giao cách cảm trong lời chú nguyện khiến thức ăn biến thành Pháp vị để chúng sanh trong các loài ngạ quỷ được thọ dụng và nhờ vào công đức lực cầu nguyện mà cô hồn được siêu sanh tịnh độ.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx


BA BẬC VÀ CHÍN PHẨM VÃNG SANH

Với pháp môn niệm Phật, bất luận là bậc Đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai. Sở dĩ thành tựu được toàn vẹn như thế là vì sự vãng sanh không chỉ riêng do tự lực mà đơn độc thành tựu. Phải còn nhờ Phật lực nhiếp thọ. Phần này là phần quan trọng có ảnh hưởng đều, ai cũng như ai. Nhưng tuy cùng vãng sanh như nhau, song vì sự bất tề về trí thức và công hạnh nên phẩm vị cao thấp bất đồng có khác biệt nhau.

Sự bất đồng về phẩm vị theo kinh Đại Bổn nói có ba, theo Quán kinh nói có chín. Ba hay chín, tuy có khác nhau ở con số, nhưng so về ý nghĩa thì không có gì là chênh lệch. Một bên nói phớt về đại cương, một bên đi sâu vào chi tiết chẳng qua là sự sai biệt vì tường tận hay khái lược mà thôi.

Sự phân chia ra ba bậc chín phẩm đại khái được quy định như sau:

Ba phẩm bậc trên dành riêng cho hàng xuất gia ly dục thanh tịnh, nhờ đọc tụng Đại thừa, thâm giải đệ nhất nghĩa đế (chơn lý tuyệt đối), rộng tu các công đức.

Ba phẩm bậc trung dành cho hàng chúng sanh phụng trì trai giới, hồi hướng công đức, hiếu dưỡng cha mẹ, tu các nhơn lành ở đời, chuyên niệm danh hiệu Phật.

Ba phẩm bậc dưới dành cho hàng chúng sanh biết sám hối tội lỗi sau khi đã lỡ lầm, biết tinh tấn tu theo phép thập niệm. Cả ba đều cùng lấy sự phát Bồ đề tâm làm động cơ căn bản.

Sau đây xin căn cứ theo kinh Quán Vô lượng thọ, lược giải chín phẩm vãng sanh:

A- SANH VỀ 3 PHẨM BẬC TRÊN (thượng)

1. PHẨM THƯỢNG THƯỢNG

a) Hành động trong lúc sanh tiền

Dấy động từ tâm không sát hại sanh vật, cụ túc các giới hạnh, đọc tụng kinh điển Đại thừa, tưởng niệm 6 phép tu hành (tưởng niệm Phật, tưởng niệm Pháp, tưởng niệm Tăng, tưởng niệm bố thí, tưởng niệm giới hạnh, tưởng niệm phước đức) hồi hướng công đức, phát nguyện cầu sanh Tịnh độ. Tròn đầy các công đức ấy rồi thì từ 1 ngày đến 7 ngày sẽ được vãng sanh.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Đức Phật A Di Đà, đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí cùng các đấng Hóa Phật và Thánh chúng, tay nâng đài kim cang đến trước người hành giả. Phật và Bồ tát đều phóng hào quang chiếu sáng khắp thân hình hành giả, đưa tay tiếp dẫn tán thán công đức và khuyến khích tinh tấn. Hành giả hoan hỷ bước lên đài kim cang, tùy hành theo Phật và Thánh chúng. Trong khoảnh khắc, vãng sanh Cực lạc.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Sau khi sanh về cõi Tịnh độ rồi, thấy được rừng cây ao báu, khắp nơi Phật và Bồ tát, sắc tướng trang nghiêm hiện ra diễn thuyết pháp mầu. Nghe xong, liền ngộ vô sanh pháp nhẫn. Trong chốc lát, dạo khắp mười phương, phụng sự hằng sa chư Phật. Theo thứ lớp được thọ ký, chứng đặng vô lượng pháp môn tổng trì rồi trở về quốc độ mình tùy nguyện hóa độ chúng sanh

2. PHẨM THƯỢNG TRUNG

a) Hành động trong lúc sanh tiền

Chưa thọ trì đọc tụng kinh điển Đại thừa, chưa hiểu rõ thâm nghĩa, nhưng đối với chơn lý đệ nhất nghĩa đế, lòng không kinh động. Đã thâm tín nhơn quả, không hủy báng Đại thừa, đem công đức ấy hồi hướng cầu sanh Cực lạc.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Đức Phật A Di Đà và toàn thể Thánh chúng, tay nâng đài vàng đến trước hành giả, tỏ lời tán thán công đức khuyên tu học lý đệ nhất nghĩa của Đại thừa. Hành giả ngồi lên đài vàng chắp tay tán Phật, trong khoảnh khắc liền sanh Tịnh độ.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Ở trên đài vàng như hoa sen lớn một đêm hoa nở để lộ ra một thân tướng sắc vàng. Hành giả nghe các âm thanh thuần nói pháp đệ nhất nghĩa rất sâu xa. Trải qua bảy ngày, không thoái chuyển Bồ đề tâm, liền sau đó bay đi khắp mười phương, lễ bái chư Phật, tu các pháp tam muội. Qua một kiếp, chứng được vô sanh pháp nhẫn và được thọ ký thành Phật.

3. PHẨM THƯỢNG HẠ

a) Hành động trong lúc sanh tiền

Tin nhân quả, không hủy báng Đại thừa. Có phát đạo tâm vô thượng, đem công đức ấy hồi hướng cầu sanh Tịnh độ.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Thấy đức Phật A Di Đà, đức Quán Âm, đức Thế Chí cùng 500 hóa Phật đến rước, đồng thanh tán rằng: "Pháp tử! người đã phát đạo tâm vô thượng nên nay chúng ta đến rước ngươi." Hành giả thấy mình ngồi trên đài hoa sen vàng. Ngồi xong, hoa búp lại, theo Phật và Bồ tát vãng sanh trong ao sen thất bảo ...

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Ngồi trong hoa sen được một ngày một đêm thì sen nở. Sau 7 ngày mới thấy tướng tốt của Phật nhưng chưa rõ lắm. Sau 21 ngày, mắt mới thấy tỏ tường đồng thời tai cũng nghe tiếng thuyết pháp. Rồi cũng chu du khắp mười phương để nghe chư Phật nói các pháp nhiệm mầu. Trải qua 3 tiểu kiếp, chứng được bách pháp minh môn an trú ở địa vị Hoan hỷ (tức sơ địa Bồ tát).

B- SANH VỀ BA PHẨM BẬC GIỮA (Trung)

4. PHẨM TRUNG THƯỢNG

a) Hành động lúc sanh tiền

Thọ trì ngũ giới, tu bát quan trai giới, giới đức Thanh tịnh, không tạo nghiệp ngũ nghịch, không phạm các lỗi lầm, đem các công đức ấy nguyện vãng sanh Cực lạc.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Khi gần lâm chung, thấy đức Phật A Di Đà cùng Thánh chúng phóng hào quang sắc vàng đến trước mặt hành giả. Tai nghe Phật thuyết bốn chơn lý: vô thường, khổ, không, vô ngã và tán thán hạnh Xuất gia. Hành giả rất hoan hỷ, ngồi trên hoa sen chắp tay lễ Phật, trong chốc lát liền vãng sanh.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Hoa sen liền nở và liền nghe thuyết pháp tán thán 4 chơn đế: Khổ, tập, diệt, đạo. Chứng quả A la hán, có đủ tam minh, lục thông và tám môn giải thoát đầy đủ.

5. PHẨM TRUNG TRUNG

a) Hành động lúc sanh tiền

Hoặc đã từng tu giới bát quán trai, hoặc đã từng thọ giới sa di, hoặc đã từng thọ giới cụ túc, mỗi công hạnh trong một ngày một đêm với đầy đủ oai nghi. Đem công đức ấy hồi hướng, cầu nguyện vãng sanh Cực lạc.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Lúc gần lâm chung, thấy đức Phật A Di Đà phóng hào quang sắc vàng, tay nâng đài sen thất bảo, cùng với Thánh chúng đến trước mắt hành giả, tán thán rằng: "Thiện nam tử! Vì nhà ngươi tùy thuận theo lời Phật dạy nên ta đến rước ngươi." Hành giả ngồi lên hoa sen. Hoa sen búp lại rồi sanh về Cực lạc.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Ở trong hồ thất bảo bảy ngày, hoa sen mới nở. Mở mắt chắp tay tán thán đức Phật, nghe pháp hoan hỷ rồi chứng được quả Tu đà hoàn. Qua nửa kiếp liền chứng quả A la hán.

6. PHẨM TRUNG HẠ

a) Hành động lúc sanh tiền

Hiếu dưỡng cha mẹ, làm các việc nhân từ ở đời.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Khi sắp lâm chung, được gặp Thiện tri thức, được nghe các việc an vui của thế giới đức Phật A Di Đà và được nghe 48 lời đại nguyện của Ngài Pháp Tạng Tỳ kheo. Nghe xong rồi thì mạng chung. Trong chốc lát, liền vãng sanh Cực lạc.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Trải qua 7 ngày, gặp đức Quán Thế Âm và đức Đại Thế Chi, nghe pháp hoan hỷ, chứng quả Tu đà hoàn. qua một tiểu kiếp, chứng quả A la hán.

C- SANH VỀ BA PHẨM BẬC DƯỚI (Hạ)

7. PHẨM HẠ THƯỢNG

a) Hành động lúc sanh tiền

Tuy không phỉ báng kinh điển Đại thừa, nhưng gây rất nhiều tội lỗi, làm nhiều điều ác ngu si không biết tự hổ.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Lúc gần lâm chung, may mắn được gặp bậc đại Thiện tri thức nói cho nghe danh tự và đề mục 12 bộ kinh Đại thừa. Nhờ nghe tên 12 bộ kinh, trừ diệt được ác nghiệp nặng nề. Theo lời chỉ bảo của vị đại Thiện tri thức, chắp tay niệm danh hiệu Phật. Nhờ sự xưng danh ấy, trừ diệt được nhiều kiếp tội lỗi trong đường sanh tử luân hồi. Bấy giờ hóa Phật và hóa Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đến trước người gần chết, tán thán rằng: "Thiện nam tử! Nhà ngươi nhờ có xưng danh hiệu chư Phật, tội lỗi được tiêu trừ, nên ta đến rước ngươi."

Thấy nghe xong, sanh lòng hoan hỷ, tức thời mạng chung. Liền cưỡi hoa sen theo Phật sanh về hồ thất bảo.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Trải qua 49 ngày, hoa sen mới nở. Trong lúc hoa đương nở, đức Quán Thế Âm và đức Đại Thế Chí phóng hào quang sáng, đứng ở trước mặt, nói cho nghe giáo lý thậm thâm của 12 bộ kinh. Nghe rồi tín hiểu phát lòng vô thượng. Trải qua 10 tiểu kiếp, thông hiểu đầy đủ các pháp và thể chứng quả Sơ địa Bồ tát.

8. PHẨM HẠ TRUNG

a) Hành động lúc sanh tiền

Nghiệp chướng nặng nề. Hủy phạm ngũ giới, bát giới hay cụ túc giới. Ăn cắp vật dụng của Thường trú, của hiện tiền Tăng. Thuyết pháp không thanh tịnh, không biết hổ với mình thẹn với người. Tạo các tội như đã kể trên, đáng lẽ phải đọa địa ngục.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Lúc gần lâm chung, tướng địa ngục hiện bày trước mắt. May mắn gặp được Thiện tri thức nói cho nghe oai đức quang minh, thần lực quảng đại của đức Phật A Di Đà và tán thán công năng của ngũ hương là giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. Nghe xong liền tiêu trừ được tội nặng trong nhiều kiếp sanh tử, lửa dữ địa ngục liền chuyển hóa thành gió mát. Liền đó có mưa hoa rải rác, trên hoa có Phật và Bồ tát hóa hiện ra để tiếp dẫn. Trong chốc lác, liền được vãng sanh vào hồ sen thất bảo.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Trải qua sáu kiếp, sen nở, đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí dùng pháp âm an ủi và nói cho nghe nghĩa lý sâu xa của kinh điển Đại thừa, nghe xong liền phát tâm vô thượng Bồ đề.

9. PHẨM HẠ HẠ

a) Hành động lúc sanh tiền

Làm các nghiệp bất thiện, gây đủ mọi tội lỗi như phạm tội ngũ nghịch, thập ác. Đã gây các nghiệp ác ấy là phải đọa địa ngục trải qua nhiều kiếp để chịu mọi khổ não.

b) Trạng huống lúc lâm chung

Lúc gần lâm chung, may gặp được Thiện tri thức nói cho nghe pháp mầu và bảo niệm danh hiệu Phật. Kẻ kia bị khổ não bức bách không thể niệm được. Thiện hữu thương xót khuyến khích và nhất tâm hộ niệm. Tiếng niệm Phật liên tục bất tuyệt, khiến kẻ kia có thể họa theo. Nếu họa niệm theo đủ 10 lần "Nam mô A Di Đà Phật" tức thời nhờ niệm lực ấy mà tội lỗi trong nhiều kiếp được tiêu tan. Lúc mạng chung liền thấy hoa sen vàng như vầng mặt nhựt hiện ra trước mắt. Trong khoảnh khắc liền vãng sanh thế giới Cực lạc.

c) Kết quả sau khi vãng sanh

Nằm trong hoa sen đủ 12 đại kiếp, sen mới nở đức Quán Thế Âm và đức Đại Thế Chí nói cho nghe thật tướng của các pháp và dạy cho phép diệt trừ tội chướng. Nghe xong, sanh tâm hoan hỷ, phát tâm vô thượng Bồ đề.

Như trên là tóm tắt trạng huống theo nhơn quả của chín phẩm vãng sanh thuộc ba bậc: Thượng, Trung, Hạ.

Trong chín phẩm ấy, năm phẩm trước là kết quả của sự tu tập hồi hướng công đức nguyện cầu sanh về thế giới Cực lạc. Phẩm vị sở dĩ có cao thấp bất đồng là căn cứ nơi công tu tập sâu cạn mà có sai biệt.

Chí như bốn phẩm sau thì lại không cùng có nguyên nhân như trên. Những kẻ được vãng sanh thuộc 4 phẩm này chưa từng tu pháp xuất thế gian. Như phẩm thứ 6 (Trung hạ) chẳng hạn, thì chỉ có nguyên nhân là hiếu thuận với cha mẹ, nhơn từ với làng xóm, nghĩa là chỉ cần tu theo thiện pháp thông thường của thế gian mà thôi. Ba phẩm chót thuộc bậc Hạ sanh thì không những chưa tu thiện pháp thế gian mà lại còn tạo nhiều trọng tội nữa. Theo luật quả báo, lúc lâm chung, ác tướng hiện bày, lẽ đáng phải đọa ba đường dữ là địa ngục, ngã quỷ hay súc sanh. Thế mà, nhờ gặp thiện tri thức, phát được tín tâm trong lúc ấy, cũng được vãng sanh. Các trường hợp này, trong kinh mệnh danh là "đới nghiệp vãng sanh." Đới nghiệp vãng sanh toàn là nhờ nguyện lực rộng lớn của đức Phật A Di Đà vô cùng vô tận vậy. Vì lẽ đó, tôn Tịnh độ này đem so với các pháp môn tu trì khác, không pháp môn nào bì kịp. Cho nên, trong "Phật giáo Sơ học Khóa bổn" nói rằng: "Những điều trong Quán kinh dạy thật rất kinh dị: Tạo tội ngũ nghịch mà vẫn được vãng sanh. Nguyện lực Phật quả khó lường. Trong tam tạng giáo điển, trừ Quán kinh ra, không thấy có chỗ nào nói như thế", thật là một pháp môn đặc biệt hy hữu.

Điểm thứ hai cần chú ý về Tịnh độ tôn là sức hộ niệm của thiện hữu tri thức phối hợp với nguyện lực bất khả tư nghì của Đức Phật A Di Đà, điểm đặc biệt này cũng choán hết 4 phẩm sau. Quả vậy, những kẻ được vãng sanh thuộc 4 phẩm sau lúc sanh tiền, chưa từng nghe đến vấn đề sanh Tịnh độ, chưa hề lưu ý đến Phật pháp, thế mà khi sắp lâm chung được gặp thiện tri thức khuyến khích tán thán xưng niệm danh hiệu, kết quả cũng được ngồi lên đài sen sanh về nước Phật, như thế, chúng ta thấy công năng gia trì hộ niệm của thiện tri thức vô cùng quý báu, quý báu cơ hồ như ngang với Phật lực!

Đồng thời, ta cũng nên ý thức sự quan trọng của giờ phút lâm chung là như thế nào ? Mặc dù bình sanh có tu hay không tu, căn cứ vào trạng huống lúc lâm chung, người ta có thể quyết đoán rằng: "Hễ trong giờ phút lâm chung mà được thanh tịnh thì bất luận là ai, cũng đều được vãng sanh tất cả." Trái lại, giả sử cả đời tu hành, nhưng đến giờ phút lâm chung mà còn luyến tiếc, nghi ngờ, rối loạn, thì không thể nào vãng sanh được. Cho nên, những bậc thiện tri thức và ban hộ niệm không thể vắng mặt trong giờ phút "thiên thu vĩnh biệt" mà dù là Phật tử hay không Phật tử, nếu người ấy muốn có một cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu sau khi bỏ đời này qua đời khác.

Điểm thứ ba cần chú ý nữa là: không nên lầm lẫn giữa kết quả tất nhiên là 5 phẩm trước và kết quả hy hữu là 4 phẩm sau.

Khi nghe nói rằng chúng sanh trong 4 phẩm sau, lúc sanh tiền chưa từng niệm Phật, ngược lại còn làm các điều dữ, miễn lúc lâm chung gặp được Thiện tri thức chỉ điểm khai đạo, niệm được 10 lần danh hiệu Phật cũng vãng sanh; nghe nói như vậy rồi cho rằng lúc sanh tiền cần gì tu hành niệm Phật và làm các điều phước thiện cho nhọc sức, đợi lúc gần lâm chung nhờ người niệm hộ và tự mình chỉ cần niệm mười lần là đủ rồi. Quan niệm như thế, thật là vô cùng lầm lạc. Như vậy tỏ ra không hiểu ý nghĩa và tác dụng của pháp niệm Phật.

Bình thời, niệm Phật là gây cho mình một thói quen. Nhờ thói quen ấy nên lúc lâm chung, dù gặp hoàn cảnh nào cũng không quên niệm Phật. Có như thế mới có cảm ứng. Đó là hiện tượng chánh thường. Chứ như bình thời không niệm Phật vì không biết Phật, nhưng (lúc lâm chung, nhờ cơ duyên tốt, gặp được thiện trì thức hộ niệm dạy bảo), nhơn đó phát sanh chánh niệm, liền được vãng sanh. Đây là hiện tượng đặc biệt

Cả hai trường hợp đều xuất ở lòng thành thật. Có khác chăng là hiện tượng chánh thường, chúng ta nên nương tựa vì ta là chủ động. Hiện tượng đặc biệt khó mà ỷ lại vì ta không chủ động được và trong muôn người chưa có được một thừa hưởng đặng cơ duyên hy hữu ấy.

Hơn nữa, biết mà không làm, đợi đến phút lâm chung mới chịu phát tâm, sự phát tâm ấy làm sao gọi được là chơn chánh ? Với một bộ óc tính toán và vụ lợi như thế thì chỉ có thể phát sanh ra tà niệm mà thôi!

Tình cảnh chết chóc của loài người thật là thiên hình vạn trạng. Có kẻ chết không được an lành như chết trong lao tù, chết trên chiến địa, chết bên đường ngoại nội, chết trên bàn mổ ở dưỡng đường v..v... và v..v... Những cảnh chết như thế thì làm thế nào gặp được thiên tri thức hộ niệm ? Không phải ai cũng chết an lành và chung quanh có kẻ thân thuộc hết ? Đó là chưa kể trường hợp gia nhơn vì bối rối hoặc vì không tin nên không mời kịp hay không chịu mời Thiện tri thức hộ niệm! Lại có kẻ chết bất thần không thể nào mời kịp, hoặc có mời kịp nhưng tâm thần bệnh nhân hỗn loạn không thể nghe và không thể niệm theo thì biết làm thế nào? Biết bao nhiêu là vấn đề nan giải trong lúc bối rối ấy.

Trong lời đại nguyện thứ 19 của Đức A Di Đà chỉ nói khi thân mạng gần lúc lâm chung có Phật và Bồ tát đến đoanh vây, chứ không nói trạng huống lúc lâm chung như thế nào. Vì thế kẻ hành giả đã từng phát nguyện cầu vãng sanh thì bất luận chết cách nào, hoặc bằng pháo đạn gươm dao, thuốc độc, huyết dư, dịch tả, hoặc bị đánh đòn, bị cọp bắt, bị điện giật, bị lửa cháy, bị nước trôi v..v... Hoặc kịp niệm Phật, hoặc không kịp niệm Phật, trong giờ phút lâm chung thảy đều được Phật và Thánh chúng đoanh vây tiếp dẫn.

Tóm lại, ỷ lại vào Thiện tri thức không bằng tự trông cậy vào mình, cầu Phật lúc lâm chung không bằng cầu Phật thường xuyên hằng ngày. Sở dĩ hành giả bình thời xưng niệm danh hiệu Phật chính là ứng hợp với đại nguyện thứ 18: "Mỗi ngày mười niệm, quyết được vãng sanh"; bình thời phát nguyện cầu vãng sanh tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 19: "Kẻ nào phát nguyện vãng sanh Cực lạc, lúc lâm chung sẽ có Phật đến rước"; và bình thời làm các công đức hồi hướng công đức về quả Cực lạc tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 20: "Kẻ nào hồi hướng công đức, nhất định được vãng sanh."

Hằng ngày, tu phép thập niệm, phát nguyện vãng sanh và hồi hướng công đức cũng như người có đóng bảo hiểm nhơn thọ. Một bên là đóng bảo hiểm vật chất, một bên là đóng bảo hiểm tinh thần; cả hai đều nhất định toại nguyện như nhau.

Như trên, ta thấy quả vãng sanh là một quả có bảo đảm chắc chắn. Mà nhơn vãng sanh lại là một nhơn dễ tu tập. Điều cốt yếu là phải thật hiểu nhơn tinh thần của Pháp môn niệm Phật mới sanh được chánh niệm. Đừng có như anh chàng nào đó thấy người sa chân xuống hố sâu, gặp may không chết lại lượm được vàng, rồi cũng tham lam bắt chước chúm chân nhảy xuống hố sâu để được lượm vàng, nào dè vàng tìm không gặp mà chỉ gặp Tử thần đương mừng rỡ đón chào. Bị tan xương nát thịt một cách oan uổng như thế, thật đáng thương thay!

No comments: