Saturday, July 7, 2012

Quyết định của bộ giáo dục và hệ lụy có thể

Tuần qua, một đợt thi tuyển sinh toàn quốc diễn ra bình thường theo thông lệ hàng năm. Tuy nhiên, cái thiếu bình thường lại xảy ra. Đó chính là quy định của bộ giáo dục đưa ra - cho phép thí sinh mang thiết bị thu nhưng không phát vào phòng thi. Thú thật, tui lo ngại ngay từ đầu. 

Ai cũng biết, chống tiêu cực là một việc làm tốt. Chẳng ai muốn tiêu cực lên ngôi. Ai cũng buồn vì nhiều cái xấu được thể hiện bởi những người là nhà giáo, là người dẫn dắt các em đi vào đời. Do đó sự quyết liệt chống tiêu cực của bộ giáo dục là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, tất cả những sự xông xáo của nguyên một bộ tạo cho tôi một hoài nghi.

Đầu tiên, câu nói của vị bộ trưởng Luận làm tôi thất vọng. Đó là việc ông Luận đòi đem cái em ghi lại clip của scandal Đồi Ngô ra xử lý. Chính việc này khiến nhà thơ Vũ Quần Phương lên mặt báo kèm đôi lời ... tâm sự với ông bộ trưởng.

Sau đó, bộ có vẻ như tiếp thu ý kiến. Có vẻ như bộ sợ không chỉ vì dăm câu nói của nhà thơ mà vì sự đồng thuận đả kích bộ giáo dục của đa số người dân. Luống cuống trong cơn hoảng loạn (tôi đồ thế), bộ vội vã ra một quyết định gởi đến cả nước về quy định trên. Thú thật, tôi đọc mà chẳng hiểu bộ giáo dục nói gì. Giả sử, tui là một giám thị, tui xin chịu kỷ luật vì để lọt lưới em nào. Không chỉ riêng tui, cả nước xôn xao vì một quyết định khó xử.

Diễn tiến ngay trong ngày đầu thí sinh đến trung tâm thi, thị trường xuất hiện thiết bị mà có khả năng lách tốt cái quyết định kia. Việc này không gây bất ngờ cho cá nhân tui. Vì muốn lách cái quyết định ấy, dân IT, điện tử có thể dễ dàng làm ngay thiết bị này. 

Thậm chí, cái thiết bị chế ra kia chưa ra đời. Với các thiết bị hiện có trên thị trường, nếu thí sinh mang vào, giám thị (đặc biệt giám thị ở vùng xa, vùng sâu) chưa chắc có thể kiểm tra được. Đó là tui khá lạc quan khi đánh giá thế. Ngay tại trung tâm lớn của nước như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng .v.v., giám thị chưa chắc handle được chuyện này. Tui khẳng định thế vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, các vị giám thị chẳng phải ai cũng rành công nghệ. Thậm chí nhiều người chưa từng xài, thế thì họ phát hiện bằng cách nào? Thứ hai, cơ sở để phát hiện có phát sóng hay không phải dựa vào máy đo đàng hoàng. Có lẽ bộ hiểu sóng là có thể nhìn được. Hay bộ nghĩ tất cả tính năng của máy sẽ được ghi trên máy. Nếu bộ nghĩ thế thì đúng là họ quá ấu trĩ.

Chưa hết, ngay sau khi kỳ thi diễn ra, đề lý và đề toán với nghi vấn lọt ra ngoài [1, 2]. Trả lời trước công luận, thứ trưởng Bùi Văn Ga với giọng điệu ngạo mạn khẳng định tất cả cái đúng thuộc về mình về bộ giáo dục. Riêng tôi, bộ sai hoàn toàn, và cái cách nói của ông Ga là quá dở. Tui thực sự trọng ông Ga về chuyên môn cơ khí của ông, về cách ông xây dựng bách khoa Đà Nẵng (giờ là đại học Đà Nẵng). Tuy nhiên, cái kiểu của ông nói phủ nhận một cách trơ trẽn như thế là tồi. Các bạn đọc kỹ các ý kiến bên dưới của [1, 2] và [3] và rất nhiều trên các báo. Qua đó, tui có kết luận sơ bộ. Ông Ga có vẻ không hợp với việc làm chính trị gia và tốt nhất ông nên làm chuyên môn của mình. Những hệ lụy của cái quyết định cập rập là nhiều chứ không phải ít. Hehe

Tui có thể dẫn một vài việc xấu có thể xảy ra từ cái quyết định đó. Từ một quyết định của sự luống cuống này, dân điện tử, IT, và telecom mất tư cách có cơ hội ăn nên làm ra. Một cái máy đa năng nhưng lách được luật sẽ ra đời. Nó quá rẻ, để một thí sinh không đàng hoàng có thể đàng hoàng nhận chiếc vé vào đại học. Chỉ nhiêu đó thôi, một thế hệ mới ra đời nó phá nát cái xã hội tương lai thế nào? Chưa kể, giám thị phải được training cái vớ vẩn là detect được thiết bị thu phát. Chuyện này đâu phải chuyện của giám thị nhỉ? Mà nếu không học, thì giám thị cũng chết. Do muốn bảo toàn sinh mệnh của mình (không giám thị nào muốn bị kỷ luật), họ lại đổ xô theo học cái lớp gọi là training đó. Cho dù có học đi chăng nữa, chưa chắc rằng giám thị có khả năng phát hiện được thiết bị thu phát. Hehe

Thế thì chúng ta giải quyết cái này thế nào? Nhiều vị kêu khó vì quyết định này. Họ kêu bộ nên gắn camera quan sát là hợp lý. Và nhiều vị hiến kế rất khoa học và rất nhân văn. Tuy nhiên, với cá nhân tui, bộ nên bỏ cái quyết định quái gở ấy đi (đừng mắc cỡ và tự ái). Ở các nước tiên tiến, mỗi phòng họ có camera quan sát cả đấy, nhưng vào phòng thi, giám thị luôn nhắc nhở thí sinh không được phép mang theo những thiết bị ghi ghiếc gì sấc á! Chú nào láo nháo là toi ngay thôi. Và họ cũng chẳng mất thì giờ bỏ ăn bỏ ngủ nghĩ ra một cái quyết định mà chẳng ra hồn. Hơn nữa, đứng về phía thí sinh, họ vào phòng thi là để thi chứ không phải để ... phát hiện tiêu cực. Nếu để thí sinh phát hiện tiêu cực, bộ trích ra mỗi em ví dụ 20% lệ phí thi để trả lại cho các em. Hehe. Nghe tếu nhưng đó là việc phải làm (fair play). Vì sao? Các em nó đang kèm nhiệm vụ giám sát giám thị và cả thí sinh. Ngược lại, đứng về phía bộ và các trung tâm thi, các vị là người có nhiệm vụ chính là giám sát thí sinh và các vị ở trên giám sát các vị cấp dưới. Tuy nhiên, các vị đang chia sẻ cái thiên chức của mình cho cả triệu sĩ tử cả nước, nên mỗi vị trích ra đại loại 20% tiền công coi thi, tiền ăn chia khoản lời của tổ chức thi nhằm trả cho thí sinh. Nếu các vị đã ra quyết định, sao các vị không nghĩ và làm như thế nhỉ? Hehe. Một chuyện cuối cùng nhưng khá quan trọng, các vị thanh tra của bộ đầy ra đấy, tiền nhận chẳng thiếu xu nào, nhưng họ làm cái gì trong những ngày tuyển sinh. Tui nghĩ họ không có khả năng nhưng có ... nhận tiền. Và sự vô lương ở chỗ thiên chức của họ đang trao tay cho thí sinh - những người không có một tý kinh nghiệm trong chống tiêu cực!
Suy cho cùng, tui ủng hộ việc bỏ quyết định của bộ. Thế thôi!

P/S: - Tớ lâu lâu mới viết, và chỉ viết với tâm thế nói để góp ý. Có nhiều vị nói tớ kích động. Nhưng cái người nói tớ thế mới chính là kẻ kích động!
- Tớ rất ngại nhận comment nhưng sẵn sàng trân trọng ý kiến góp ý chân thành. Vì người viết ra không nguy hiểm, người comment mới nguy hiểm nhất. Nhiều cái tớ viết, họ đọc và suy diễn ra cả ngàn cái mà thậm chí tớ chưa bao giờ hiểu hay nghĩ như thế! Hehe

No comments: