Thursday, April 9, 2009

"Cách mạng tình dục": Hoàng hôn châu Âu, bình minh châu Á?





"Cách mạng tình dục" không phải giải phóng cá nhân

Truyền hình phương Tây đã đưa cuộc cách mạng tình dục đi quá xa so với ban đầu

Nền văn minh phương Tây đi qua thời kì cách mạng tình dục vào thập niên 1960-1970, thời kì mà người ta đã phản ứng ngược lại với những giá trị đạo đức xã hội. Khi đó quan hệ tình dục tự do phóng khoáng, như trở về thời kỳ hồng hoang.

Đến nay, khi "cơn lốc" đã tan vẫn khó có thể kết luận được rằng cuối con đường của cuộc cách mạng đó là những phát hiện gì hay "cuộc cách mạng" kia đã mang lại một câu trả lời nào sâu sắc.

Trong “Hạt cơ bản” - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Pháp Michel Houellebecq rất gây xôn xao ở Việt Nam - đã mỉa mai khá chua chát về cuộc cách mạng tình dục 1960-1970.

Michel Houellebecq đã miêu tả nó một cách lạnh lẽo, thô kệch, thảm hại, hay nói như Michel Djerzinski - nhân vật chính trong tác phẩm: “Tình dục đã trở nên thảm hại”.

Truyền hình được cho là quan trọng nhất để phổ biến và chấp nhận những thay đổi lớn lao trong nhận thức, thực tiễn và hơn thế nữa về tình dục. Sự tin tưởng vào làn sóng cách mạng tình dục dâng tràn.

Truyền hình giải trí đã khẳng định với người Mỹ ảnh hưởng của phong trào giải phóng tình dục, phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính và những hệ quả của cuộc cách mạng tình dục thông qua các câu chuyện và nhân vật, hình ảnh và âm thanh, ngôn từ và cả sự im lặng.

Cuộc cách mạng tình dục đã tạo ra một ảnh hưởng khi kết thúc cũng nhiều như khi nó bắt đầu, tạo ra sự phỉ báng coi thường cũng nhiều như những gì mà nó được ngưỡng mộ.

(Trích từ bài "Truyền hình và cuộc Cách mạng tình dục những năm 70" được Vietimes dịch từ American Sexuality Magazine)

Cuốn sách tràn ngập thông điệp: nền văn minh phương Tây xuống dốc từ cách mạng tình dục mà cứ tưởng mình đang làm cách mạng giải phóng con người cá nhân. Thoả mãn tình dục một cách quá đáng chỉ đưa đến trống rỗng và bế tắc.

Nhìn lại những năm 1960-1970 ở phương Tây, tỉ lệ ly hôn tăng nhanh, tỉ lệ sinh sản giảm mạnh. Con người được hưởng thụ, được giải trí, trong hoàn cảnh các giá trị gia đình lỏng lẻo, tình cảm nhạt nhoà, sự bảo tồn nòi giống trở nên đáng báo động.

Giá trị hiển hiện nhất của nó là đã làm cho tình dục không còn là một điều cấm kỵ, khó tiếp cận như trước. Phim ảnh, sách báo, quảng cáo, thời trang... đầy rẫy những hình ảnh khêu gợi bản năng tình dục của con người.

"Bình minh" châu Á?

Những năm gần đây, cách mạng tình dục ở châu Á đã có những bước chuyển quá nhanh, quá bất ngờ.

Một nước Nhật cổ kính với truyền thống Á đông trong lễ giáo lại có thể sản sinh ra một “nền công nghiệp tình dục” phát triển quá sức tưởng tượng: các khu đèn đỏ hợp pháp, phong tục ăn uống lấy cơ thể phụ nữ làm bàn tiệc, phim ảnh, truyện tranh với các đề tài khiêu dâm bệnh hoạn...

Hay ở Trung Quốc, "đời sống tình yêu hiện đang ở mức độ rất rộn rã, hướng đến tình dục hơn là tình yêu, hướng đến sự thoả mãn về thể xác hơn là các nghĩa vụ về tinh thần” (tờ Newsweekly nhận định).

Không giống như ở nhiều thành phố của Mỹ (có nơi chuyên bán các đồ chơi tình dục), tại Trung Quốc, người ta bày bán khắp nơi, ánh đèn sáng trưng và hàng hoá phong phú từ A - Z. Ngay cả đến các hoạt động mại dâm, ở một số nơi, chính quyền cũng không quá mạnh tay.

Còn ở Thái Lan, theo nghiên cứu của tiến sĩ Suriyadeo Tripathi, Giám đốc Viện Sức khoẻ Thanh thiếu niên Thái Lan: giới trẻ nước này có QHTD lần đầu khi mới 16 tuổi.

Kết quả điều tra của trường ĐH Assumption ở thủ đô Bangkok cho thấy 27% (trong số 2.400 thanh thiếu niên được hỏi) dự định sẽ làm “chuyện ấy” để kỉ niệm ngày lễ Valentine.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 16% các em nữ khi quan hệ với bạn trai là có sử dụng bao cao su, và chỉ 0.5% các em sử dụng bao cao su khi QHTD với những người đàn ông khác. Khảo sát về các nam sinh còn đưa ra những con số nghiêm trọng hơn:



Thống kê của Bộ Y tế Nhật cho biết:


Còn theo khảo sát của bà Li Yinhe, nhà xã hội học đầu tiên về lĩnh vực tình dục của Trung Quốc, tỉ lệ QHTD trước hôn nhân ở Quảng Đông là 86%. Và hơn 60% số người được hỏi nói rằng đây là một điều tốt với cuộc sống gia đình sau này.



Lý giải về xu hướng này, tiến sĩ Suriyadeo nói rằng: “Có rất nhiều yếu tố làm giới trẻ phấn khích thái quá, chẳng hạn như sách báo, Internet, tạp chí có nội dung khiêu dâm. Trong khi đó các hoạt động cộng đồng lại bị hạn chế bởi cuộc sống đô thị”.

Còn theo ông Pan Suiming, người điều hành cuộc khảo sát “Giới tính và tình dục Trung Quốc 2000-2006” thì lí do chính là cuộc Cách mạng văn hoá. Sự đè nén ý thức cá nhân trong một thời gian dài đã làm cho nó trở nên bí bức, căng phồng và chỉ chờ có điều kiện là vỡ bung ra. Thêm vào đó, công cuộc mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc với các luồng thông tin và tư tưởng phương Tây ùa vào, đã làm giới trẻ hào hứng tiếp nhận và thích nghi với cái mới.

Chính sách dân số một con được Trung Quốc áp dụng từ năm 1980 cũng “đã làm tiêu tan quan điểm của Khổng giáo rằng sinh sản là mục đích duy nhất của tình dục”, ông Pan cho biết thêm.

Tuy nhiên, các thống kê lại cho thấy cảnh cáo về rủi ro mang thai và nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục đã bị giới trẻ phớt lờ. Đối lập với sự phóng khoáng trong QHTD là sự thiếu hụt kiến thức trầm trọng.

Số vụ phá thai của những cô gái dưới 20 tuổi ở Nhật Bản là hơn 40.000 ca mỗi năm. “Nhiều trường học nói đến các bệnh lây qua đường tình dục nhưng tụi trẻ nghĩ rằng chỉ những người ở tuổi trung niên mới mắc, hoặc là chúng nghĩ bệnh này chỉ xảy ra ở thành phố”, Masako Kihara, giáo sư ĐH Kyoto cho biết.

Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều các bà mẹ tuổi học trò, và mỗi năm có tới 1,5 triệu ca phá thai là của các em gái chưa tới tuổi thành niên.

Việc dùng bao cao su vẫn là điều tế nhị tại Thái Lan, các ông bố bà mẹ vẫn không chấp nhận việc con cái có trong túi bao cao su, trong khi gần 600.000 người dân nước này đang phải sống chung với AIDS.

Theo các nhà nghiên cứu xã hội, bên cạnh việc trang bị kiến thức cần thiết về tình dục an toàn cho thanh thiếu niên Thái Lan, điều quan trọng không kém là phải thay đổi căn bản cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề này.

No comments: