Trong một cuộc họp góp ý kiến về việc ý kiến sinh viên tại chức tố cáo đồng nghiệp, tôi đề nghị thẳng muốn chấm dứt tình trạng học giả dối, trường ta nên cắt bớt rồi từ từ tiến đến xóa tất cả những lớp tại chức. Vị chủ nhiệm bộ môn có nói, đây là nguồn thu nhập của giảng viên???
Vì sao tôi thắc mắc, nếu so sánh giữa tiền dạy tại tỉnh và tại trường không chênh lệch nhiều; đã vậy, anh phải cất công đi tới tỉnh mất thời gian đi và về, chưa kể đi tới những vùng lạ nước lạ cái, ăn uống không được. Thế thì xin hỏi thu nhập của giảng viên ở chỗ nào. Đặc biệt, tôi có nhấn mạnh, khi đi dạy tỉnh, sinh viên tại chức chuẩn bị sẵn phong bì, và họ làm rất thô bỉ ở chỗ: một lần tôi phải dằng co giữa sân trường vì họ cứ cố tình nhét phong bì vào cặp, chỉ khi tôi dứt khoát không nhận thì họ mới thôi. Giả sử có một phóng viên nào đó quay phim một đoạn rồi cắt xén, lúc đó tôi phải mất thời gian giải trình.
Nếu giải pháp mấy anh đưa ra là duy trì lớp tại chức, mấy anh chọn giải pháp nào để bảo vệ giảng viên không? Tôi đưa thêm một ví dụ, xuống tận nơi, sinh viên chở thẳng đến khách sạn với lý do nhà nghỉ ở trường xa chỗ ăn uống mà đúng thiệt, nếu vậy GV ăn ở đâu? Hỏi kỹ ra thì đây là cam kết của trường địa phương và sinh viên: sinh viên có nhiệm vụ lo ăn, ở cho GV??????? Mấy vị đi liên kết mà tắc trách như vậy à?
Thôi nếu kể ra thì viết cả tháng không hết cái thiên tình sử của cái nghề tội nghiệp: nghề giáo.
Loạn quỹ lớp hệ đại học từ xa, tại chức
TP - Quỹ lớp là khoản tiền nhỏ mà tất cả các cấp học đều phải đóng để phục vụ cho việc dạy học. Nhưng khi số tiền quỹ lớp mà sinh viên phải đóng lên đến năm bảy trăm ngàn hay triệu bạc thì không còn là chuyện thường ngày nữa.
Học sinh đóng quỹ lớp. Ảnh minh họa: Người Lao Động. |
Anh Lê Văn TH, sinh viên tại chức khoá 49, Đại học Vinh: “Mình học chưa hết khoá mà đóng tiền quỹ ngót nghét triệu bạc rồi”. Còn việc chi tiêu số tiền này ra sao và như thế nào chỉ có “người trong cuộc mới biết”. Có lớp, thủ quỹ giữ, có lớp, lớp trưởng kiêm thủ qũy. Chẳng cần công khai, cũng chẳng ai hỏi hay thắc mắc, miễn thi qua, cuối khoá lấy tấm bằng đại học để chuyển bậc lương. Cho nên mới có chuyện một số lớp trưởng, sau khóa học, đã mua được máy tính xách tay và xe máy.
Anh Lê Văn H, sinh viên đại học từ xa, khoa toán, tâm sự: “Bọn mình phải đóng tiền quỹ lớp trong một khóa học gần 600 ngàn đồng, chia làm ba lần. Mình chẳng quan tâm số tiền này dùng để làm gì, miễn đến ngày thi, có người làm bài cho, thầy cô coi nhẹ tay là được”.
Sinh viên này cho biết thêm: “Đề thi nhà trường toàn ra trên mây, bình thường không thể ai làm được nên phải góp tiền để thuê người làm. Có những môn không thuê người làm được nên phải nộp giấy trắng để kì sau thi lại”.
Khi đồng lương của nhà giáo còn “nhỏ tựa vuông khăn”, đóng thêm dăm bảy trăm ngàn cũng là một điều không đơn giản. Một sinh viên ĐHTX Huế, khoa tiếng Anh, tâm sự: “Chồng em ở nhà phải đi làm phụ hồ, còn con gửi hàng xóm. Em mong kết thúc khóa học sớm để trút đi gánh nặng ăn học cho gia đình”.
Hầu như sinh viên đại học từ xa hay tại chức nào cũng phải đóng quỹ lớp nhưng có lẽ khoa toán và mĩ thuật đóng góp nhiều nhất. Các khoa khác thì dao động từ 4 - 5 trăm ngàn cho một khoá học.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bất kì lớp đại học từ xa hay tại chức nào trên cả nước, sinh viên cũng phải đóng khoản quỹ lớp bất thường này.
Nguyễn Thế Dân
No comments:
Post a Comment