TT - Lúc con học lớp 1, 2, kiểm tra vở bài tập của cháu mang về nhà, chúng tôi thỉnh thoảng thấy điểm 6 hay 7, thậm chí 5. Mỗi lần như vậy, nếu là môn toán chúng tôi giảng giải cho cháu hiểu bài, nếu là tiếng Việt thì yêu cầu cháu viết lại cho thật đúng, thật đẹp. Những số điểm thấp là “cơ hội” để cha mẹ ngồi lại ở bàn học của con lâu hơn sau mỗi ngày vất vả, mỗi người đi mỗi hướng.
Thế nhưng, khi con lên lớp 3, cơ hội này mất đi. Chúng tôi vẫn kiểm tra vở của con hằng ngày nhưng chỉ thấy toàn điểm đẹp, điểm 10, thỉnh thoảng mới thấy 9. Không yêu cầu quá cao, nhìn số điểm như vậy chúng tôi đã cảm thấy bằng lòng, vội vàng rời bàn học của con sau vài lời khen ngợi.
Thế rồi một hôm cháu đòi mua thêm vở. Chúng tôi ngạc nhiên: “Mới vô năm học mấy tháng sao hết vở nhanh vậy?”. Tôi hỏi bừa: “Con có xé vở làm diều chơi không?”. Vừa hỏi tôi vừa thử đếm. Vở bài tập toán 96 trang chỉ còn 88 trang, bài tập tiếng Việt cũng 96 trang còn 82 trang. Tôi hơi bực, nhưng chưa kịp cầm cây chổi lông cháu đã rối rít: “Con không xé mà là cô xé!”. Lần này thì tôi giận thật. Đã xé vở còn đổ thừa cô giáo, tôi cầm cây chổi lên. “Con không đổ thừa. Cô con xé không chỉ vở con mà nhiều bạn khác. Ai làm bài tập sai là bị cô xé, bắt chép lại cho thật đúng, thật đẹp để cô cho điểm”.
Hôm sau gặp một số phụ huynh có con học cùng lớp với con tôi, họ nói đã biết điều này từ lâu rồi. Tôi thật sự bàng hoàng.
Thì ra lâu nay chúng tôi bị cuốn vở toàn điểm đẹp “qua mặt” khiến ảo tưởng về sức học của con mình. Chúng tôi luôn muốn biết sự thật về học hành của con cái, cả những trưởng thành cùng khiếm khuyết để bồi bổ hay động viên cháu. Muốn biết thực lực của cháu thì còn cách nào dễ hơn là nhìn vào điểm? Nếu cứ lừa dối nhau như thế mãi thì rốt cuộc ai là người gánh chịu hậu quả ngoài những đứa trẻ ngây thơ vô tội là con chúng tôi?
Lần đầu tiên, Tuần Việt Nam mời một số chuyên gia, học giả, trí thức, doanh nhân luôn theo dõi sát sao mỗi bước chuyển động của tình hình đất nước đưa ra sự lựa chọn riêng về "Nhân vật nổi bật, ấn tượng, có sức ảnh hưởng của năm 2009".
Những lựa chọn này có thể chưa phải là đại diện, bao quát cho một năm có nhiều sự kiện đáng nhớ, nhiều con người ấn tượng đã có những tác động lớn lao cho cuộc sống nhưng chắc chắn đây là những lựa chọn đã được nâng lên đặt xuống kỹ càng của các vị khách mời.
Và sau đây, Giáo sư - nhà toán học Ngô Bảo Châu, Giáo sư Hoàng Tụy, Đại tướng Phùng Quang Thanh là những sự lựa chọn đầu tiên...
* TS Hồ Bất Khuất, trưởng ban Thư ký - Biên tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em:
Đại tướng Phùng Quang Thanh: Lặng lẽ và mạnh mẽ
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để năm 2009 kết thúc trong phấn khởi, lạc quan. Có rất nhiều cá nhân là nhà chính trị, doanh nhân, khoa học, thể thao... có thành tích nổi bật, nhưng người gây ấn tượng nhất lại là một nhà quân sự: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Chúng ta thấy rõ điều này khi nhìn nhận mọi vấn đề trong sự liên kết và cộng hưởng của chúng.
Trong năm 2009, hoạt động của của Đại tướng Phùng Quang Thanh có hiệu quả và ý nghĩa lớn. Với việc hàng loạt tàu hải quân của Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Singapore thăm Việt Nam, gây ấn tượng Việt Nam đang nổi lên, tham gia vào hoạt động an ninh toàn cầu.
Trước ngày kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội, Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại hết sức có ý nghĩa. Đó là tham dự Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN, thăm chính thức Ấn Độ...
Đặc biệt, hai chuyến thăm chính thức Mỹ và Pháp của Đại tướng đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Ngoài việc bàn về chuyện hợp tác về quân sự, đặt vấn đề mua vũ khí, các thiết bị quân sự hiện đại, những chuyến thăm này có ý nghĩa biểu tượng rất lớn: Thế giới đã thay đổi tới mức người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam đến trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ và Pháp - hai đối thủ chính trong quá khứ - để bàn chuyện hợp tác và hữu nghị.
Cũng trong thời điểm đó, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên bang Nga, tuyên bố và ký kết việc mua tàu ngầm, máy bay, tên lửa và các thiết bị quân sự hiện đại khác. Rồi việc Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng, lần đầu tiên công khai ngân sách quốc phòng năm 2008 là 27 000 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng ngân sách toàn quốc. Thêm việc quân đội Việt Nam thay trang phục sỹ quan bằng màu ôliu chủ đạo... Tất cả những điều này nói lên rằng, Việt Nam đã đủ quyết tâm, đủ tự tin để minh bạch hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa hoạt động của quân đội - hạt nhân sức mạnh của một dân tộc quật cường trong mọi hoàn cảnh.
Trong bối cảnh như vậy, hình ảnh Đại tướng Phùng Quang Thanh với nụ cười vui, ung dung, tự tại đặt chân lên thủ đô các nước châu Á, châu Mỹ, châu Âu gây ấn tượng mạnh mẽ.
* Họa sĩ, kiến trúc sư Lý Trực Dũng:
Giáo sư Hoàng Tụy - bậc sĩ phu thời nay
GS Hoàng Tụy trong ngày mừng sinh nhật tuổi 80 (năm 2007)
Bất ngờ được đề nghị chọn nhân vật 2009 của Việt Nam, ban đầu tôi đã từ chối nhưng nghĩ lại với trách nhiệm của một người công dân, tôi mạnh dạn nêu chính kiến của mình. Người tôi chọn: Giáo sư Hoàng Tụy.
Ở tuổi 82, với vị thế của mình là một nhà khoa học, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, có uy tín trên thế giới, đáng lẽ giáo sư có thể bình thản nghỉ ngơi hưởng thụ vinh quang. Thế nhưng ông đã chọn cho mình một con đường lắm chông gai và cả hiểm nguy, thực hiện thiên chức của một người trí thức, dám đi trước thời đại.
Với tầm nhìn xa, sâu sắc, với tri thức uyên thâm của bậc sĩ phu, ông chỉ ra những yếu kém trong phát triển nóng trong kinh tế, mất cân đối ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa với căn bệnh trầm kha: Nền giáo dục và khoa học quá lạc hậu, trì trệ.
Các bài viết có tính xây dựng, đầy tâm huyết, có tính phản biện rất cao, đặc biệt về khoa học và giáo dục của giáo sư mà ví dụ gần đây nhất, tháng 10/2009, là bài: "Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng " đã nhận được sự đồng tình rộng rãi của dư luận. Sở dĩ có sự hưởng ứng từ dự luận như vậy là vì giáo sư đã đề cập đúng, thẳng thắn vấn đề mà hàng chục triệu học sinh, sinh viên và gia đình của họ đang hết sức quan tâm, trong đó có cả gia đình tôi.
Tuổi cao, sức yếu nhưng giáo sư đã nêu một tấm gương can trường trên mặt trận chống sự trì trệ của tri thức, cảnh tỉnh cho nhiều thế hệ Việt Nam cố thoát khỏi sự u mê của thói tật tự mãn đắc chí tiểu nhân. Giáo sư chính là hình ảnh sống động của người lão nông lao động cần mẫn trên cánh đồng bất tận của tri thức nhân loạI, vì tương lai của của con cháu, các thế hệ tiếp nối của Việt Nam mình.
Thực đáng khâm phục khi được biết trong năm 2009 này, giáo sư vẫn công bố các công trình khoa học ở các tạp chí khoa học uy tín của thế giới hoặc tham gia với tư cách hội đồng biên tập,cố vấn biên tập. Vốn tin tưởng ở thế hệ trẻ, khi nghe tin giáo sư toán học trẻ tuổi Ngô Bảo Châu vừa được tạp chí danh tiếng The Time (Mỹ) bình chọn 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu nhất của năm 2009, giáo sư Hoàng Tụy là bậc thầy về toán học đã xúc động nói: "Ngô Bảo Châu là người giỏi nhất của chúng ta!"
Giáo sư day dứt, xót xa thấy tiềm năng của người Việt Nam chúng ta trong khoa học to lớn thế mà thực tế thì rất khác.
Chúng tôi, thế hệ đàn em, thế hệ con cháu thực sự tự hào về về giáo sư Hoàng Tụy. Ông là niềm tự hào của trí thức Việt Nam, đem lại cho chúng tôi niềm tin, rằng tri thức là quyền lực tối thượng.
* Doanh nhân Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ DTT:
Ngô Bảo Châu - sự kiện năm nay, ảnh hưởng nhiều năm nữa
GS Ngô Bảo Châu
Con người quan sát và hiểu thế giới qua hình dáng vạn vật. Nhưng từ khi toán học ra đời, lý thuyết số cho phép chúng ta tìm hiểu thế giới một cách khác - thông qua các con số. Tiếc thay chính cái cách khác này đã tạo ra các tháp ngà của thế giới toán học cũng như cho các nhà toán học. Hàng ngàn công thức rất đúng nhưng không mấy ai hiểu vì không ai biết chúng đại diện cho cái gì trong thực tế cuộc sống, và ngược lại hàng ngàn sự việc, hiện tượng thực tế trong cuộc sống chưa thể được biểu diễn bằng các con số. May thay tình hình đang thay đổi!
Năm 1830, thiên tài Galois phát hiện ra rằng các phương trình bậc cao không có nghiệm bởi các luật đối xứng không cho phép các "hình" này (được biểu diễn bằng một nhóm) chuyển đổi thành các "hình" kia. Tương tự như định luật vũ trụ không cho "đức năng thắng số".
Năm 1670, Fermat với một trực giác siêu việt nói rằng phương trình *an* + *bn* = *cn* (với n>2) không thể xảy ra với a,b,c là các số nguyên và kết quả là đến năm 1995, Andrew Wiles đã vì thế mà phải chứng minh được rằng những hình vẽ chúng ta vẫn nhìn thấy trên cửa sổ nhà thờ hay trong tranh của Escher - những hình tượng được coi là đối xứng đến tận cùng chính là biểu diễn tương ứng của các phương trình dạng 2=ax3+bx2+cx+d (bổ đề: Taniyama-Shimura).
Năm 196, Langlands không thể khác được đã liên kết hai lĩnh vực này với nhau, đục một cửa sổ trong tòa tháp ngà toán học, bắt lý của số phải gắn với "hình", và khởi đầu chương trình Langlands với bổ đề cơ bản. Bổ đề đó tưởng rằng còn phải hàng trăm năm nữa mới được chứng minh, nhưng một Ngô Bảo Châu quyết liệt đã rút ngắn quãng đường về năm 2009.
Báo Time bình chọn đây là một sự kiện của năm 2009, nhưng chắc chắn ảnh hưởng của nó còn kéo dài lâu nữa trong tương lai của khoa học, khi vật lý hiện đại có được công cụ mạnh nhất là toán học để mô phỏng những lý thuyết giúp con người hiểu được những huyền bí của vũ trụ và bản thể cá nhân.
(Dân trí) - Phía bị hại không thể thông cảm vì cho là bị cáo hư hỏng, một buổi tối đi với 3 người đàn ông. Luật sư của bị cáo lật lại, bị hại cũng “à ơi” đi chơi với 3 cô gái, Kim Anh là “phương án thế” cho cái lắc đầu trước đó... >> Nữ sinh giết người tình bị đề nghị mức án 17 - 19 năm tù
Luật sư 2 phía “khẩu chiến”
Bắt đầu vào phần phát biểu của mình, luật sư Phạm Hồng Hải, bảo vệ cho phía gia đình bị hại, yêu cầu làm rõ động cơ giết người của Kim Anh.
Theo ông Hải, vụ án không có người trực tiếp chứng kiến, nạn nhân đã chết không thể phản bác gì thì lời khai của bị cáo là căn cứ duy nhất không thể dùng như chứng cứ giải quyết vụ án.
LS Hải phân tích, không thể nói bị dọa công bố quan hệ bất chính mà Kim Anh buộc phải đi chơi vì có nhiều căn cứ thể hiện mối quan hệ này đã được nhiều người biết từ lâu và là người có gia đình yên ổn, ông Chính còn sợ sự việc vỡ lở hơn Kim Anh.
Trước 11h đêm, tin nhắn cuối cùng từ điện thoại của cô gái tới người tình cũ là: “Ông vớ vẩn quá đấy”. So với cách xưng hô anh - em, khơi gợi “anh tắm ở khách sạn hay nhà nghỉ” trong các tin trước đó, LS Hải nhận định có chất đe dọa, ông Chính mới là người bị động trong mối quan hệ cũng như buổi đi chơi đêm lễ tình nhân với Kim Anh.
Kim Anh được tháo còng tay trước buổi làm việc chiều.
LS Hà Đăng “phản pháo”: “Một người đàn ông ngoài 40 tuổi, thành đạt, có tiền, có phương tiện, tự mình cầm lái xe, tấp vào một con ngõ vắng ngồi hơn 1h đồng hồ so với một cô gái 20 tuổi, còn đi học, chưa kinh nghiệm sống, ai sẽ là người chủ động ai là người bị động buộc phải đi chơi cùng”.
Về tin nhắn cuối cùng, LS Đăng khai thác theo hướng khác. Trong buổi chiều tối ngày 13/2, ông Chính nhắn cho Kim Anh 29 tin. Trước đó, có tin nhắn từ 2 số máy khác tới điện thoại của ông Chính. 1 tin có nội dung “Huhu, em không đi được, em sợ ông bà lắm”, 1 tin chất vấn “Anh nhắn tin cho ai nhiều thế?”.
“Cách nhắn tin chắc hẳn người nhắn cũng là các cô gái, tầm tuổi “nhấm nhẳng” như Kim Anh. Và chính vì những lời từ chối đi chơi đó, Kim Anh trở thành người thế chỗ” - ông Đăng bình luận.
LS Hải “đá” qua cơ quan công tố. Ông nêu quan điểm đồng tình với LS Hà Đăng là nếu đã xác định bị cáo phạm tội trong tình trạng bị kích động mạnh thì không thể áp tình tiết tăng nặng là phạm tội có tính chất côn đồ đối với bị cáo. VKS đã tự mâu thuẫn trong luận điểm buộc tội của chính mình.
Tuy nhiên, vị luật sư đồng nghiệp vừa lên tiếng cảm kích, ông Hải đã chỉnh ông Hà Đăng là hiểu sai ý của mình. Ý ông Hải là VKS đã đúng khi áp khung tăng nặng với bị cáo. Còn vế thứ 2, nếu quả thật ông Chính có hành vi sàm sỡ thì cũng không thể quy là việc làm trái pháp luật, không thể gây bức xúc cho bị cáo đến mức cắt cổ nạn nhân, không thể cho Kim Anh hưởng tình tiết giảm nhẹ là phạm tội trong trạng thái bị kích động.
Vòng vây “nộ khí”
Vị đại diện VKSND Hà Nội lý giải, xác định tính chất côn đồ hay không thể hiện ở phương pháp tiến hành tội phạm, tấn công vào cổ - vị trí nguy hiểm trên cơ thể, coi thường tính mạng con người.
Lời sám hối sau cùng của bị cáo không làm vơi “nộ khí” của gia đình bị hại.
LS Hà Đăng vẫn không chịu cho rằng đó chỉ là căn cứ xác định tội danh là giết người. Hoàn cảnh của bị cáo, bị túm giật tóc, bị sờ nắn cơ thể ở điểm nhạy cảm, bất ngờ vớ được con dao, hành động bột phát cứa vào cổ nạn nhân là vị trí gần mình nhất chứ không thể cúi xuống hay nhoài người tìm... chân người tình để... cắt cảnh cáo.
Diễn biến phần tranh luận chiều 30/12 trở thành khẩu chiến giữa các luật sư, thổi thêm bức xúc, kích động vào phía gia đình bị hại. Không ít những lời thóa mạ, rủa độc bật ra dưới phòng xử án.
Nói lời sau cùng, Kim Anh khóc xin vợ, mẹ bị hại và gia đình thông cảm: “Cháu không hề có ý muốn ông Chính chết, chỉ là hành động bồng bột lúc không đủ tỉnh táo. Cháu biết đã gây nên nỗi đau khổ cho cô và bà khiến gia đình mất đi một người thân. Xin cho cháu được chuộc tội, được đền bù cho mất mát của cô và bà...”.
Những lời sám hối “hẫng” trong tiếng hô hoán đòi lấy mạng đền mạng từ phía dưới phòng xử án. Kim Anh lập tức được áp giải trong vòng vây cảnh sát bảo vệ để thoát được khỏi phòng xử án.
“Tháo chạy” khỏi phòng xử án.
Nhận định vụ án phức tạp, thêm không khí căng thẳng trong phòng xử án, HĐXX quyết định lùi thời gian đưa ra phán quyết đối với Vũ Thị Kim Anh sang chiều ngày mai, 31/12.
Đám đông còn lại trong phòng xử án đằng đằng nộ khí. Bố mẹ Kim Anh cuối cùng cũng phải nhờ một nhóm cảnh sát dẫn đường tháo chạy khỏi tòa. Mẹ cô gái gần như khóc ngất, đầu ngả oặt bên vai chồng, bước chân vừa chạy vừa lê, vấp lên vấp xuống, cuống cuồng hoảng hốt.
(Dân trí) - Định tội với bị cáo Vũ Thị Kim Anh, HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội bác bỏ tình tiết giảm nhẹ mà Viện kiểm sát đề nghị dành cho bị cáo. Theo đó hành vi giết người của Kim Anh bị “kết” là có tính chất côn đồ. >> Lùi thời gian phán quyết nữ sinh giết người trong xe Lexus
Kim Anh chờ đợi phán quyết của tòa án.
Hội đồng xét xử nhận định, những lời khai của Kim Anh phù hợp với các chứng cứ thu được tại hiện trường và xác định bị cáo chủ động liên lạc với ông Chính vào trưa ngày 13/2, nhưng sau đó ông Chính đã liên tục gọi điện nhắn tin ép bị cáo đi chơi buổi tối.
Nội dung các tin nhắn cuối cùng đến máy của ông Chính là: “Thôi ngủ đi, trưa mai dậy đi ăn. Tôi không thích đi ăn chỗ đông người như thế”, “Ông vớ vẩn vừa vừa chứ” thể hiện chính nạn nhân là người chủ động trong cuộc đi chơi.
Về việc ông Chính có đe dọa Kim Anh hay không thì không khẳng định được nhưng Kim Anh là người bị động. Con dao theo lời khai của Kim Anh là phù hợp với với hiện trường vì trong túi sau của ghế lái thực tế vẫn còn 1 bàn chải đánh răng, vỉ kẹo cao su. Mặt trong túi có nhiều vết xước do vật sắc nhọn gây ra.
Bị cáo được “phá vây” khi tòa vẫn chưa hoàn thành việc tuyên án.
HĐXX khẳng định, bị cáo không có động cơ, mục đích giết ông Chính mà chỉ là hành động tức thời, không có đồng phạm. Việc Kim Anh khai ông Chính có hành vi sàm sỡ với bị cáo là hoàn toàn có cơ sở nhưng mức độ thế nào, đã đến mức vi phạm pháp luật hay chưa, cũng không kết luận được.
Tuy nhiên, bị cáo vẫn có nhiều lựa chọn khác thay vì giết nạn nhân. Vì vậy HĐXX đã bác bỏ đề nghị của VKS cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là giết người trong tình trạng bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của bị hại.
HĐXX quyết định áp dụng điểm n, khoản 1, điều 93 BLHS xử phạt Vũ Thị Kim Anh 14 năm tù giam về tội giết người với tình tiết tăng nặng, giết người có tính chất côn đồ.
Sớm 30/12, đông đảo người dân đã tụ tập trước cổng TAND Hà Nội từ sớm. Vẻ âu sầu, lo lắng hiện rõ trên gương mặt người mẹ của bị cáo Kim Anh (mặc áo tím).
Xuất hiện trong chiếc áo khoác ấm màu vàng nhạt, cô gái 22 tuổi bật khóc khi vừa xuống khỏi chiếc xe tù. Kim Anh liên tục đảo mắt xung quanh, tìm người thân.
Nghe những lời bức xúc từ phía gia đình nạn nhân Nguyễn Tiến Chính ngay từ phía ngoài, thủ phạm cúi gằm mặt đi vào phòng xử án, giọng nấc lên từng hồi.
Sau ít phút gục khóc, cựu nữ sinh viên sư phạm chuẩn bị tinh thần trả lời HĐXX.
Hội đồng xét xử Kim Anh về hành vi giết người gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân.
Trả lời trước tòa, bị cáo nức nở khai bị ông Chính đe dọa sẽ tiết lộ chuyện tình ái trước đây với người yêu nên đã đồng ý gặp.
Kim Anh đã nhiều lần bị nhắc nhở cần trả lời rõ ràng, tránh nói nhỏ.
Phần tranh tụng diễn ra trong không khí khá căng thẳng. Luật sư Hằng Nga (bào chữa cho Kim Anh) cho rằng, thân chủ có nhiều tình tiết cần được giảm nhẹ tội như giết người trong trạng thái bị kích động mạnh, thành khẩn khai báo, học sinh giỏi...
Tuy nhiên, luật sư Phạm Hồng Hải (bảo vệ cho phía bị hại) cho rằng vụ án chưa làm rõ được động cơ giết người của Kim Anh. "Ông Chính là người đã có gia đình, mà Kim Anh thì chưa, ai sẽ là người cần giữ kín mối quan hệ trước đây giữa hai người?". Luật sư đề nghị tòa trả hồ sơ để tiếp tục điều tra.
Bà Loan - vợ nạn nhân - cũng đề nghị vụ án cần được làm rõ một số tình tiết. "Chúng tôi vẫn chưa hiểu sao cô gái này lại giết chồng tôi bằng cách cứa cổ dã man như vậy. Giết một người đàn ông từng là bồ của mình để bảo vệ nhân phẩm liệu có cần thiết? Trong khi Kim Anh có nhiều mối quan hệ tình ái khác nhau cùng một lúc".
"Những lời bị cáo khai là sự thật. Con dao gây án bị cáo phát hiện được trên xe. Việc ông Chính túm tóc, sờ ngực sàm sỡ là có...", Kim Anh nói trong tiếng nấc.
Kết thúc ngày xử, Kim Anh đã được hàng chục cảnh sát hộ tống lên xe thùng về ngay trại tạm giam nhằm tránh một số người quá khích từ phía gia đình nạn nhân.
Mẹ bị cáo (áo tím) cũng được cảnh sát hộ tống ra phía ngoài cổng tòa. Bà cùng một số người thân nhanh chân lên một chiếc taxi đợi sẵn.
Dưới sân tòa, mẹ nạn nhân cùng người thân vẫn chưa hết đau xót khi họ cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông 42 tuổi vẫn còn nhiều uẩn khúc.
- Tại TP.HCM có khoảng 60.000 chiếc xe ba gác máy đang hoạt động, nhưng chỉ còn 1 ngày nữa thì cuộc “khai tử” các loại xe này có hiệu lực.
Hiện TP.HCM có rất nhiều những con hẻm nhỏ chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy đi lọt, “vào hoài mà không có chỗ quay xe”. Người dân sống trong hẻm, muốn vận chuyển hàng hóa chỉ có duy nhất loại phương tiện hữu hiệu là ba gác. Nay loại xe này bị cấm, không ít người “khóc dở mếu dở”.
“Việc cấm xe 3, 4 bánh tự chế lưu thông trong thành phố thì tôi đồng tình, nhưng những người sống trong hẻm nhỏ ngoằn ngoèo như chúng tôi sẽ vận chuyển hàng hóa như thế nào đây? Chúng tôi không thể vận chuyển hàng bằng xe máy được” – bà Nguyễn Thị Huyễn, phường 10, quận Gò Vấp than thở .
Ngày mai, sẽ không còn bóng dáng của xe ba gác trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: TB
Còn anh Thuận, phường 26, quận Bình Thạnh cùng quan điểm “Chạy xe ba gác vào trong những hẻm hàng trăm mét còn trầy trật thì làm sao xe tải vô được trong các xó xỉnh bề ngang chưa được 2m. Mà kinh phí trả cho xe tải nhỏ gấp 10 lần xe ba gác. Mỗi lần vận chuyển hàng hóa mà thuê xe như vậy không còn vốn”.
Nhọc nhằn kiếm nghề mưu sinh mới
Trước ngày lệnh cấm xe ba gác chính thức có hiệu lực, chúng tôi có mặt tại chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), nơi nhiều năm qua mọi người vẫn quen gọi là "hẻm ba gác". Đây là nơi "tập kết" gần 30 tài xế chuyên chạy xe ba gác. Các bác tài ngồi chụm lại bàn “giải pháp” kiếm công việc mới phù hợp.
Vẻ mặt phờ phạc vì đêm phải chở hàng cho mấy chợ đầu mối, bác Nguyễn Thanh Tuấn (53 tuổi, quê Long An) thở dài: “Ở dưới quê nhà kiếm ăn thấy khó khăn nên cả nhà kéo lên thành phố để kiếm sống. Khi lên đây tiền không có, cả hai vợ chồng đi làm phụ hồ, đứa con gái 16 tuổi phải đi làm công nhân.
Gom góp được ít tiền mua được chiếc xe ba gác máy để chở hàng thuê. Làm nghề này tuy vất vả đêm hôm nhưng đủ chi tiêu trong ngày. Bây giờ Nhà nước cấm không cho chạy nữa, tuổi thì cao, biết làm gì mà sống?".
Hai bên đường Kha Vạn Cân, chạy dọc từ ngã tư Bình Triệu về chợ Thủ Đức có rất nhiều xe ba gác đang ngồi đợi người thuê. Với ông "Tuấn ba gác", chạy xe đã trở thành cái nghiệp với 20 năm có lẻ. “ 23 tuổi tôi lập gia đình, quà cưới của bà con hàng xóm là chiếc xe ba gác. Nó là nồi cơm và cũng là vật kỉ niệm không bao giờ quên được của gia đình. Vậy mà bây giờ phải xa nó".
Chiều tối, trong một con hẻm nằm trên con đường Trần Xuân Soạn (quận 8), nơi sinh sống của nhiều người chạy xe ba gác nhập cư. Một số gia đình đang ăn cơm, một số người đang lúi húi sửa xe để tranh thủ chở hàng đêm trước khi phải cất xe. Có tiếng người lớn quát con: “Ăn thế này còn đòi gì nữa, mấy hôm nữa xe bị cấm không đi được thì rau chưa chắc mà có ăn.”
Việc chuyển đổi nghề mới với nhiều người dân không phải dễ dàng. Ảnh: TB
Theo quy định, điều kiện để nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề với mức tiền 7 triệu đồng/1xe của UBNDTP là người lao động phải có hộ khẩu, hoặc KT3 tại TP, đồng thời phải có giấy chứng nhận hộ nghèo. Tuy nhiên trên thực tế, hầu như những người chạy xe ba gác là dân nhập cư từ các tỉnh khác tới. Vì vậy, việc tìm một nghề mới phù hợp đối với họ không phải là dễ.
Mặt buồn thiu khi được hỏi về chuyện đổi nghề mới, anh Nguyễn Văn Hậu (quê Tây Ninh) tâm sự: “Hai vợ chồng không trình độ, không nghề nghiệp, đi làm kiếm được ít tiền thì phải gửi về nhà cho hai đứa con ăn học. Vợ bị bệnh phải vay mượn người quen sau đó làm trả nợ. Bây giờ muốn mua chiếc xe mới có đăng ký đàng hoàng để sử dụng thì cũng chịu. Chắc lại phải về quê làm rẫy kiếm sống chứ biết làm gì được”.
Với chị Hoa, Tết năm nay là một cái Tết không vui. "Cách đây 2 tháng nhà tôi chạy chọt đi mượn thêm 5 triệu để dồn mua xe ba gác mới. Bây giờ lại cấm thì lấy gì làm trả nợ. Chắc hai vợ chồng phải đi làm phụ hồ để kiếm tiền trả người ta chứ năm sắp hết rồi".
Một số người như ông Tám lại nghĩ ra "mưu" để tiếp tục chạy xe ba gác: “Người ta cấm ban ngày thì mình chạy ban đêm, né những tuyến đường cấm để khỏi bị phạt. Còn bây giờ mà bảo chuyển nghề ngay chắc là khó lắm vì vốn không có, tuổi lại cao nữa. Mình lại là dân nhập cư, biết có được hỗ trợ vốn hay không?” – ông Tám tâm sự.
(Dân trí) - Hình như đã “nhàm” với việc tỏ tình giữa trường, ký túc xá, gần đây, sinh viên Thủ đô lại “tiến thêm” một bước cho việc bày tỏ tình cảm của mình: Tỏ tình chốn công cộng. Thế nhưng, việc phô trương tình cảm kiểu này cũng rất dễ gây phiền toái cho nhiều người.
>> Màn tỏ tình độc đáo làm tắc nghẽn cầu Long Biên
Liên tiếp những vụ tỏ tình chốn đông người
Cách đây khoảng 3 năm, chàng sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội nổ “phát súng” đầu tiên bằng việc tỏ tình với bạn gái bằng 1.000 bông hoa hồng được hình trái tim và kết thành chữ “Tr ơi, mãi mãi yêu Tr”. Khi đó, vụ tỏ tình này được cộng đồng mạng đánh giá là “đỉnh nhất Việt Nam”.
Từ đó đến nay, sinh viên Thủ đô được biết thêm cả chục vụ tỏ tình “hoành tráng” giữa trường, ký túc xá của các trường Ngoại thương, Công Đoàn, HV Báo chí Tuyên truyền, Sư phạm 2… Thậm chí, nhiều người đã “nhàm tai” với những màn tỏ tình kiểu này.
Màn tỏ tình dưới bãi sông Hồng của chàng sinh viên trường ĐH Thành Đô làm cầu Long Biên tắc hàng giờ liền. (Ảnh: VNN)
Hình như việc tỏ tình giữa trường, ký túc xá hết hứng thú, gần đây, sinh viên Thủ đô lại “tiến thêm” một bước cho việc bày tỏ tình cảm của mình: tỏ tình chốn công cộng. Chỉ trong tuần vừa rồi, liên tiếp diễn ra hai màn tỏ tình giữa nơi công cộng của sinh viên.
Chiều 24/12, chàng sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Thành Đô bày tỏ tình cảm với bạn gái ở bãi đất bồi sông Hồng ngay dưới cầu Long Biên. Chàng trai đã viết lời tỏ tình trên bài bãi bồi: “Với thế giới em chỉ là một ai đó nhưng với anh em là cả thế giới” và kem theo một câu tiếng Nga “Anh yêu em” kết bằng hoa hồng.
Được biết, chàng trai đã mất hơn 5 tiếng đồng hồ chuẩn bị cho việc bày tỏ tình cảm này. Đây là món quà Bắc muốn dành cho người bạn gái của mình du học ở Nga nhân dịp về nước đón Giáng sinh.
Màn tỏ tình giữ “thanh thiên bạch nhật” này chưa kịp “nguội” thì sau đó vài hôm, ngày 28/12, thêm một màn tỏ tình “rúng động” giữa chốn công cộng. Đúng thời khắc 0 giờ, bất chấp thời tiết lạnh cắt da cắt thịt, chàng sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội đã thắp 1.500 cây nến thành một vòng tròn lớn cùng dòng chữ “Anh yêu em” giữa công viên Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) để bày tỏ tình cảm với bạn gái.
“Đẹp mà không đẹp”
Chủ nhân những màn tỏ tình giữa chốn công cộng trên đều nhận được lời đánh giá là si tình, lãng mạn. Nhiều người còn tỏ ra khâm phục sự dũng cảm của họ. Thế nhưng, những pha tỏ tình nơi công cộng trên cũng gây ra không ít phiền toái.
Như màn tỏ tình của chàng sinh viên trường ĐH Thành đô ở bãi đất bồi sông Hồng đã thu hút rất nhiều người. Các bạn trẻ tỏ ra ngưỡng mộ sự dũng cảm của chàng trai. Nhưng quanh đó, rất nhiều người đi đường lại hết sức bực mình.
Việc bày tỏ tình cảm nam nữ chỉ đẹp khi không gây phiền toái cho người khác. (Ảnh: Hoài Nam).
Chưa thấy được hiệu quả hành động lãng mạn này nhưng cầu Long Biên đã bị tắc nghẽn hơn ba giờ đồng hồ đúng vào chiều tối ngày Noel. Thay vì hào hứng chắc chắn đã làm không ít người bực mình, khó chịu.
Rồi màn bày tỏ của bằng 1.500 ngọn nến của chàng trai trường Kiến trúc trong công viên ngay giữa đêm lạnh giá đúng là lãng mạn thật, dũng cảm thật. Nhưng việc “tấn công” công viên vào giờ đó, việc đốt lửa chốn công cộng chắc chắn anh chàng anh chàng đã “vượt rào” quy định. Chính vì thế, cuối cùng, cảnh sát cơ động đã phải vào cuộc để “dập tắt” màn tỏ tình “vi phạm” này.
Rất háo hức với khi được chứng kiến những màn tỏ tình như trên, thế nhưng rất nhiều bạn trẻ cũng tỏ ra “không vừa lòng” với kiểu “phô trương” tình cảm.
Nhung, sinh viên trường ĐH Ngoại thương bày tỏ: “Có thể là rất lãng mạn nhưng dù sao những màn tỏ tình kiểu đó cũng quá phô trương. Theo mình nghĩ, chỉ cần chân thành, thêm một chút sáng tạo, địa điểm thì nên thật riêng tư dành cho hai người là tuyệt với nhất”.
Quân, một nam sinh trường ĐH Sư phạm lại tỏ ra gay gắt hơn: “Chuyện yêu đương là của hai người, có nhất thiết kéo mọi người vào hay không. Tỏ tình nơi công cộng cộng, ít nhiều gì sẽ đem lại sự phiền toái, bực mình cho nhiều người. Như vụ tỏ tình gây tắc cầu Long Biên kia, ý tưởng đẹp, hành động đẹp, tình cảm cũng đẹp nhưng diễn ra không đúng lúc, đúng chỗ, gây phiền hà cho biết bao nhiêu người”.
Rồi chàng trai này chép miệng: “Xem những vụ tỏ tình này tớ lại nhớ đến câu chuyện “Đẹp mà không đẹp” được học từ hồi tiểu học”.
Mong muốn đổi mới để lấy lại chữ “tín” với xã hội, nhưng năm 2009 giáo dục chưa ra khỏi “vùng trũng của tư duy”. Nó là hệ lụy tất yếu của cơ chế quản lý xã hội nhiều khuyết tật; một nền giáo dục thiếu hẳn sự định hướng, định vị của lý luận nghiên cứu khoa học giáo dục; và thiếu cả tính minh triết - giáo dục vì lợi ích tiến thân của người làm giáo dục.
Tấm màn thanh thiên của năm 2009 sắp khép lại
Ngành giáo dục đã tự chọn 10 sự kiện nổi bật xoay quanh hai chủ đề: Đổi mới cơ chế tài chính và đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD. Nói theo khái niệm của kiểm định chất lượng, đó là hoạt động "đánh giá trong" (tự đánh giá). Nhưng vẫn còn một cách đánh giá khác- "đánh giá ngoài" của xã hội, cũng dựa trên những đặc thù năm học, và những chủ trương lớn nhất của GD. Có thế, diện mạo GD mới tỏ tường.
Năm 2009 khá thuận lợi với ngành, bởi có 3 sự trợ lực lớn: Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận, chỉ đạo phương hướng phát triển GD đến năm 2020; Quốc hội thông qua chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GD; và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD.
Sự trợ lực mạnh mẽ đó, cả hướng đạo tinh thần lẫn nguồn lực tài chính to lớn, liệu có làm mạnh mẽ hơn nội lực của ngành sau quá nhiều bất ổn?
GD phổ thông: Diện mạo lỗi thời không mấy đổi thay
Công bằng mà nói, đây cũng là năm GD và ĐT nói chung, trong đó GD phổ thông nói riêng có nhiều nỗ lực mong muốn xoay chuyển tình thế. Cứ nhìn trên đầu việc, và con số thống kê sự kiện nổi bật của năm thì rõ. Nhưng cho dù có sự cố gắng của thầy trò các nhà trường, sự vượt khó và tận tụy của hàng trăm, hàng ngàn thầy và trò những vùng khó khăn của Tổ quốc, diện mạo cùng chất lượng GD năm 2009 không mấy đổi thay. Vì sao?
Vì bản chất tổ chức và hoạt động dạy- học của nền GD vẫn ở trạng thái lỗi thời, lạc hậu mang tính truyền thụ một chiều: Thầy đọc- trò chép. Cho dù mới đây ngành có một động thái tích cực: Tổng kết chương trình cấp THPT, rà soát CT, SGK các cấp học khác để chuẩn bị đổi mới CT, SGK năm 2015.
Vì cơ chế vận hành và quản lý GD vẫn là cơ chế quản lý tập trung, ban phát xin- cho. Các trường không có quyền tự chủ về cả nhân sự, tổ chức và tài chính.
Vì hoạt động đánh giá, thi cử của ngành, trừ bậc tiểu học bước đầu có sự thay đổi. Một số môn học đánh giá học sinh bằng nhận xét quá trình (định tính) thay cho cách đánh giá theo định lượng (điểm số) trước đây- một chủ trương đúng đắn, phù hợp tâm lý lứa tuổi học đường. Còn lại hoạt động đánh giá, thi cử, thi đua của ngành phổ biến vẫn theo kiểu cũ, chỉ có tác dụng kích thích các địa phương chạy theo chất lượng một cách hình thức.
Chính vì vậy, cuộc vận động "Hai không" chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD, trừ năm đầu tiên, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông khá sát với chất lượng (hơn 65%), ngay năm sau, và cho đến năm 2009 này, kết quả tốt nghiệp của cả nước lại tiếp tục tăng cao vọt (hơn 80%), trong khi các điều kiện bảo đảm chất lượng không cải thiện đáng kể. Tâm lý quá nặng thành tích của ngành đã tự "vô hiệu hóa" ý nghĩa và hiệu quả của cuộc vận động.
Mang trong mình những nhược điểm lớn cố hữu nhưng nếu chỉ chạy theo sửa chữa chắp vá kiểu "sai đâu sửa đó", như hội thảo "Triển khai đổi mới phương pháp dạy học 4 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân", cũng được lựa chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất của năm, chắc chắn ngành GD không thể thay đổi được tình thế, không thể chữa khỏi căn bệnh lỗi thời mãn tính hiện nay.
Đại học: "Đổi mới cơ chế quản lý" bằng tư duy...cũ
Với ngành ĐH, năm 2009, "Đổi mới cơ chế quản lý GD" được coi là chủ trương lớn nhất mang tính đột phá, hy vọng cải thiện sự bất cập và yếu kém của chất lượng đào tạo.
Bản chất của chủ trương này mang 2 nội dung cơ bản gắn bó hữu cơ: 1)Tăng quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội của các trường. 2) Xóa bỏ cơ chế xin- cho của Bộ chủ quản.
Tuy nhiên muốn tự chủ tốt, các trường phải có một thiết chế quản lý phù hợp đồng bộ với mục tiêu đổi mới- đó là hội đồng trường- tổ chức quyền lực cao nhất trong nhà trường, đại diện cho lợi ích cộng đồng, giúp các trường thực hiện tự chủ, và chịu trách nhiệm xã hội một cách công khai, minh bạch, đúng luật định.
Với thiết chế hội đồng trường, bản thân hiệu trưởng các trường chỉ là một thành viên. Với việc xóa bỏ cơ chế xin- cho, quản lý của Bộ GD phải "căn" đúng chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, định hướng, không còn quyền lợi ban phát, ân huệ kiểu "con khóc, bố cho ti".
Phải chăng, vì thiết chế đó thực chất đã đụng chạm tới lợi ích cục bộ của cả hai phía- quản lý các trường và Bộ chủ quản, mà hội đồng trường, một nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý, rất phổ biến ở GD ĐH các nước nhưng ở ta, lại rơi vào trạng thái "lý thuyết màu xám, và cây đời cũng xám luôn"?
Đến nay, vẫn chỉ vỏn vẹn trên dưới chục trường/ 120 trường ĐH có hội đồng trường. Nhiều hội đồng trường "ngắc ngoải", không có sức mạnh của cơ quan quyền lực đúng nghĩa. Điều đó có nghĩa, sự tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội của các trường còn lâu mới minh bạch được, cho dù ngành chủ trương sẽ "3 công khai"(công khai tài chính, công khai điều kiện đào tạo và công khai chất lượng).
Đổi mới cơ chế quản lý GD cũng không có nghĩa là "buông lỏng" cho các trường tự tung tự tác. Tiếc thay, năm 2009, thực trạng này đã xảy ra khá phổ biến và rất khó hiểu, ở lĩnh vực đáng phải quản lý chặt chẽ nhất- loại hình trường tư thục.
Chưa bao giờ, các trường ĐH tư thục nở như nấm sau mưa. Báo cáo tổng kết của Bộ GD (tháng 8/2009) phải thừa nhận: "Quy mô đào tạo ĐH, CĐ tăng đáng kể trong 10 năm qua, đặc biệt số lượng trường tư thục phát triển nhanh chóng, nhưng năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số trường còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập...".
Cũng báo cáo này cho biết: "Năm 1987 cả nước có 101 trường ĐH, CĐ (63 trường ĐH, 38 trường CĐ), đến năm 2009, có 376 trường ĐH, CĐ, tăng gấp 3,7 lần (150 trường ĐH, gấp 2,4 lần; và 226 trường CĐ, gấp 6 lần). Tổng số sinh viên tăng từ 133.136 lên 1.179.499 (gấp gần 13 lần). Số giảng viên tăng từ 20.212 lến 61.190 (gấp 3 lần)... Trong khi đó, phương pháp quản lý của Bộ GD đối với các trường không thay đổi: Quản lý tập trung...khả năng kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo... ngày càng khó khăn..."
Đỉnh cao của sự lỏng lẻo trong quản lý là "hiện tượng" Trường ĐH tư thục Phan Thiết, thiếu quá nhiều các điều kiện vật chất, đội ngũ...bảo đảm chất lượng, nhưng lại tuyển sinh quá chỉ tiêu... khiến dư luận xã hội cực kỳ bức xúc. Những nhà giáo có lương tri không thể không bất bình.
GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên đại biểu Quốc hội phải đặt câu hỏi: "Quản lý ĐH rơi "tự do" đến bao giờ"? GS Hoàng Tụy gay gắt: "Tôi xin được nói thẳng, GD sa sút không phải vì thiếu tiền mà vì quản lý kém"...v.v...và .v..v
Mong muốn đổi mới cơ chế quản lý, nhưng tư duy quản lý xơ cứng lại luôn "ám" mỗi chủ trương. Như việc phân cấp quản lý mới đây cho các sở GD và ĐT tham gia giám sát chất lượng các trường ĐH, một kiểu quản lý "cháo" chấm "cơm". Không thể kiểm soát nổi thì thay thế cho một cơ chế xin- cho cấp cao hơn bằng một cơ chế xin- cho cấp trung gian, thấp hơn.
Mong muốn đổi mới để lấy lại chữ "tín" với xã hội, nhưng năm 2009 GD chưa ra khỏi "vùng trũng của tư duy". Nó là hệ lụy tất yếu của cơ chế quản lý xã hội nhiều khuyết tật; của một nền GD thiếu hẳn sự định hướng, định vị của lý luận nghiên cứu khoa học GD; và thiếu cả tính minh triết - GD chỉ vì lợi ích tiến thân của người làm GD.
Tiềm năng trí tuệ Việt
Cho dù thế, trí tuệ Việt vẫn là một điều đáng tự hào và nhiều kỳ vọng. Năm 2009, học sinh giỏi VN vẫn giữ được độ đồng đều về chất lượng khi dự thi các Olimpic quốc tế.
Và năm 2009 cũng là năm trí tuệ Việt, gốc Việt nở bừng trên trường quốc tế. Một GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, được Tạp chí Time xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langlands là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009, ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới - giải thưởng Fields.
Một Philip Roesler, 36 tuổi, người Đức gốc Việt, được chọn làm Bộ trưởng Y tế Đức, cũng là bộ trưởng trẻ nhất của nước Đức từ trước đến nay. Hay một GS Vicky Thảo D. Nguyễn, người Mỹ gốc Việt duy nhất trong danh sách 100 nhà khoa học trẻ được nhận giải thưởng của Tổng thống Mỹ B. Obama trong năm 2009. Một Yến Lê Espiritu, nữ GS- TS Xã hội học người Việt của ĐH UC San Diego (Mỹ) được trao tặng giải thưởng giảng dạy cao học xuất sắc. Một Trần Nguyên Phan, sinh viên xuất sắc ở Nga, được chọn gặp tổng thống Nga...
Rõ ràng trí tuệ Việt là một tiềm năng không nhỏ. Nếu biết khai thác, tiềm năng ấy sẽ biến thành sức mạnh lớn cho sự thăng tiến của dân tộc.
Nhưng muốn thế, cơ chế quản lý xã hội phải biết tự "sửa mình", làm sạch ung nhọt với nền tảng pháp luật công bằng, minh bạch.
GD phải đổi thay quyết liệt, bằng một cuộc cải cách cơ bản, triệt để.
Và tính minh triết của GD phải thật sự rõ ràng: Chỉ lợi ích của trẻ em là tối thượng. Và cũng chỉ điều đó, mới mang đến cho GD sự vinh danh sang trọng:"Nghề cao quý".
Đầu năm 2009, Đại học Catholic University of America đã ra thông cáo báo chí cho biết: Giáo Sư Charles Cường Nguyễn, một học giả người Việt của trường, đã giành được Giải thưởng Thành tựu trọn đời của Liên hội Kỹ sư và Kiến trúc sư tại thủ đô Washington.
Là người đã có nhiều thành công ở Mỹ những năm qua, Giáo sư Charles Cường Nguyễn đã và đang làm được nhiều việc tốt đẹp cho quê hương.
Giáo sư Charles Cường Nguyễn
Học giả thành danh trên đất Mỹ
Giáo sư Charles Cường Nguyễn sinh ra tại Đà Nẵng. Từ nhỏ, cậu bé Cường đã được bạn bè rất "nể" vì những thành tích học tập xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trung học tại Việt Nam lúc mới 16 tuổi, năm 1972, Charles Cường Nguyễn sang du học ở CHLB Đức rồi tốt nghiệp kỹ sư. Năm 1978, anh sang Mỹ định cư và theo học tiếp tại Đại học George Washington. Tại đây, Charles Cường Nguyễn đã bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sĩ và ra trường với tấm bằng Tiến sĩ hạng ưu của Đại học George Washington vào năm 1982.
Cũng như nhiều người Việt khác, thời gian khó khăn nhất đối với Charles Cường Nguyễn là những thời kỳ anh bắt đầu cuộc sống ở hai quốc gia mới là Đức và Mỹ. Từ vị thế một người nhập cư, anh đã nỗ lực rất nhiều để có thể trở thành người thành đạt ở một đất nước đa chủng tộc như nước Mỹ. Không chỉ sự bất đồng ngôn ngữ và văn hoá, khó khăn còn là sự kỳ thị của người bản xứ. Điều này đã làm Charles Cường Nguyễn vất vả rất nhiều trong việc tạo dựng lòng tin của các đồng nghiệp để thể hiện tài năng của mình cũng như được bầu lên vị trí lãnh đạo.
Giáo Sư Charles Cường Nguyễn đã tham gia giảng dạy ở nhiều đại học ở Mỹ. Anh là Trưởng Phân khoa kỹ thuật và điện toán của Đại học Catholic University of America từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 6 năm 2001, trước khi trở thành Trưởng khoa của trường đào tạo kỹ sư. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất hiện nay làm lãnh đạo khoa của một trong những đại học lớn ở Mỹ. Giáo Sư Charles Cường Nguyễn đã có nhiều công trình nghiên cứu đóng góp xuất sắc trong các ngành như vũ trụ, toán học, y khoa... mà một trong các công trình quan trọng là kiểm soát người máy trong công nghệ chế tạo robot. Anh còn là người sáng lập Tạp chí Intelligent Automation And Soft Computing và cũng là tác giả của hơn 100 nghiên cứu khoa học, bài báo, hiệu đính sách... Ngoài ra Giáo sư gốc Việt này còn phụ trách nhiều ủy ban và hội nghị quan trọng. Ông từng được nhận nhiều giải thưởng quốc tế liên quan đến nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật.
Cầu nối giáo dục Việt- Mỹ
Với những thành tích nổi bật trong công việc và nghiên cứu, năm 2004, Giáo sư Charles Cường Nguyễn đã được Tổng thống Mỹ George W. Bush bổ nhiệm vào Ban Giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam. Trong vai trò là cầu nối giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam, Giáo sư Charles Cường Nguyễn đã tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, trong đó có việc trao đổi giảng dạy giữa các trường đại học Mỹ, trong đó có trường Catholic University of America của ông với các trường đại học tại Việt Nam.
Với uy tín và sự nhiệt tình của Giáo sư Charles Cường Nguyễn, số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Catholic University of America ngày càng đông. Các sinh viên sau khi hoàn tất 2-3 năm học ở một đại học Việt Nam và được tuyển chọn sẽ đến trường Catholic University of America để hoàn thành hai năm cuối cùng của bằng kỹ sư. Hiện nay, trường Đại học Catholic University of America, mà Giáo sư Charles Cường Nguyễn là một trong những lãnh đạo, đã dành cho Việt Nam 30 suất học bổng bán phần (50%) và các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ. Hai sinh viên của Đại học Bách khoa Đà Nẵng đang làm tiến sĩ tại đây. Ngoài ra, Giáo sư Charles Cường Nguyễn đã vận động để có thêm nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của trường với các đại học tại Việt Nam như đưa các giáo sư Việt Nam sang Mỹ nghiên cứu.
Với tài năng và những cống hiến không mệt mỏi cho nghiên cứu khoa học, phát triển giáo dục, Giáo sư Charles Cường Nguyễn đã được Liên hội Kỹ sư và Kiến trúc sư tại thủ đô Washington trao tặng Giải Thành tựu trọn đời 2009 (Lifetime Achievement Award) . Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho những nhà khoa học có những đóng góp quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của họ. Mỗi năm, Liên hội Kỹ sư và Kiến trúc sư tại thủ đô Washington bầu chọn ra những nhà nghiên cứu trong số những kỹ sư và kiến trúc sư xuất sắc trong ngành để trao Giải thưởng Thành tựu trọn đời để vinh danh thành tích mà họ đã đóng góp.
Một gia đình Việt khuyến học
Phát biểu tại lễ nhận Giải Thành tựu trọn đời 2009 ở Silver Spring, Maryland,, Giáo sư Charles Cường Nguyễn cho biết: "Tôi rất hãnh diện khi biết mình được nhận giải thưởng cao quý này. Đây là niềm tự hào cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi và cho đại học chúng tôi. Điều bất ngờ, chính người học trò cách đây 25 năm của tôi đã đề cử tôi cho giải thưởng này cùng với rất nhiều nhân vật tên tuổi khác". Giáo sư cũng khiêm tốn cho rằng những thành công của mình có phần đóng góp quan trọng của vợ anh, chị Kim Bằng. Charles Cường Nguyễn cho biết, chị Kim Bằng làm ở Bộ Thương mại Mỹ, dù công việc không kém phần bận rộn so với anh, nhưng trong suốt 26 năm qua, chị vẫn lo chu toàn trọng trách của người vợ Việt Nam đảm đang, tháo vát, người mẹ tần tảo của bốn đứa con. Không chỉ vậy, chị Kim Bằng hiện còn làm Giám đốc một chương trình du học của Bộ Thương mại Mỹ.
Theo Giáo Sư Charles Cường Nguyễn, mục tiêu mà anh muốn thúc đẩy trong thời gian tới là mở rộng hợp tác quốc tế của trường Đại học Catholic University of America với các trường đại học Việt Nam. "Trong những năm tới, tôi sẽ chú trọng vào những chương trình giáo dục quốc tế của trường, đặc biệt là quan hệ với Việt Nam", anh cho biết.
"Khi còn trẻ, học càng nhiều càng tốt"
Hiện nay, Đại học Catholic University of America đã có chương trình 2+2 (hai năm học ở Việt Nam và hai năm học ở Mỹ) với các trường đại học ở Việt Nam như trường Đại học Quốc tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trong tương lai, Giáo sư sẽ giúp trường tiếp tục mở rộng hợp tác với trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội. Điều mà anh mong muốn là mỗi năm có thể dành thời gian giảng dạy ít nhất là một lớp vì thời gian nghiên cứu và làm công tác quản lý đã chiếm phần lớn thời gian của anh.
Với những kinh nghiệm của bản thân, Giáo sư Charles Cường Nguyễn khuyên các bạn trẻ Việt Nam: "Khi còn trẻ, học càng nhiều càng tốt vì tương lai của các bạn phụ thuộc vào mức độ giáo dục và kiến thức. Trong khi học, mặc dù những bài học khô khan nhưng các bạn phải tìm cách làm cho nó trở nên hấp dẫn để có sự thích thú học."
TP - Về nước làm việc, du học sinh phải mang tư duy mới, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám bứt phá, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan căn dặn du học sinh trong buổi gặp gỡ nhân Lễ hội Du học sinh chào xuân 2010 diễn ra chiều qua tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch nước (đứng giữa) giao lưu với du học sinh - Ảnh: Hồng Vĩnh
Tại cuộc gặp gỡ, nhà báo Lê Xuân Sơn - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong thay mặt ban tổ chức lễ hội, báo cáo với Phó Chủ tịch nước thành tích học tập của các du học sinh tại các nước.
Lê Thị Thu Hằng, du học sinh tại Australia báo cáo về các hoạt động tích cực của Hội Sinh viên Việt Nam tại đây và bày tỏ nguyện vọng của các du học sinh muốn được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để làm việc và phát huy hết năng lực sau khi hoàn thành việc học tập ở nước ngoài.
Đinh Mai Long, đang học tại Anh quốc, cho biết, hầu hết du học sinh sau khi tốt nghiệp muốn trở về nước phục vụ nhưng thiếu thông tin về cơ hội việc làm. Long mong muốn có sự kết nối từ trong nước để du học sinh sau tốt nghiệp trở về nước làm việc thuận lợi.
Biểu dương thành tích vượt trội của các du học sinh, thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong quá trình học tập là thông minh, cần cù, sáng tạo, có lòng tự hào dân tộc cao, Phó Chủ tịch nước căn dặn các du học sinh phải tập phương pháp tư duy, làm việc; về nước phải mang tư duy mới, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám bứt phá.
Phó Chủ tịch nước cũng tiếp thu ý kiến của các du học sinh về thông tin nghề nghiệp, cơ hội việc làm và khuyên các em ngay trong quá trình học tập đã phải liên hệ chặt chẽ về mặt thông tin với các ngành mũi nhọn trong nước đang cần nhân lực như công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử, kỹ thuật...
Theo Phó Chủ tịch nước, du học sinh nên thể hiện đoàn kết không chỉ ở cộng đồng Việt Nam mà cả với bạn bè quốc tế.
Trước đó, đoàn du học sinh đến thăm trẻ em bị di chứng chất độc da cam ở làng Hòa Bình (Thanh Xuân, Hà Nội), tặng quà cho làng Hòa Bình.
Du học sinh giao lưu và hát cùng các em Làng trẻ em khuyết tật Hòa Bình - Ảnh: HV
Nhiều du học sinh muốn vào Đảng
Chương trình Du học sinh Việt Nam chào xuân 2010 do Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, báo Tiền Phong, báo Giáo dục Thời đại, VTV, Công ty Tư vấn Du học IEC Quốc Anh phối hợp tổ chức ngày 29-12 bao gồm nhiều hoạt động tại Văn Miếu Quốc Tử giám gồm: lễ dâng hương báo cáo thành tích học tập, giao lưu giữa các thế hệ du học sinh và hội thảo về du học và việc làm…
Mở đầu cuộc giao lưu với cơ quan Đảng ủy ngoài nước tại Hà Nội, bạn Nguyễn Minh Triết (trường ĐH Queen Mary) cho biết, đã được vinh dự kết nạp Đảng tại London (Anh) là do Đại sứ quán Việt Nam tại đây giới thiệu.
Theo bạn, con đường này tương đối hẹp đối với các du học sinh. Triết cho rằng, cần có con đường rộng mở hơn để các du học sinh có ý chí mạnh dạn đến với Đảng.
Nguyễn Thị Lan Hương (ĐH Melbourne, Australia) cho rằng, có rất nhiều sinh viên muốn được tiếp tục sinh hoạt Đoàn và phấn đấu vào Đảng cần được hướng dẫn cụ thể về thủ tục, quy trình.
Trần Quang Hưng, đang du học tại Mỹ, phản ánh nỗi băn khoăn của các du học sinh là tại nơi bạn học tập của họ chưa có tổ chức Đảng; làm thế nào để du học sinh có thể tập hợp hướng về Tổ quốc.
Thay mặt cơ quan Đảng ủy ngoài nước, ông Trương Mạnh Sơn, Bí thư Đảng ủy khẳng định ở đâu có cơ quan đại diện của Việt Nam, ở đó có các tổ chức Đảng, đoàn thể do cơ quan đại diện của Việt Nam thành lập. Du học sinh nên liên lạc với các cơ quan đó để được hướng dẫn. Ông Sơn cũng khẳng định những tồn tại sẽ được khắc phục trong thời gian tới.
Trẻ nhất
Nguyễn Minh Trang
Đó là Nguyễn Minh Trang, đang theo học trường THPT Bellerbys College (Anh quốc). Sinh trưởng trong một gia đình công chức, Trang sớm tự lập khi rời gia đình đi học từ lớp tám. Du học tự túc một năm, Minh Trang giành được học bổng 70% của trường và là học sinh nước ngoài duy nhất được nhận học bổng.
Minh Trang mơ ước làm quản lý nhà hàng, khách sạn và sẽ học ngành quản lý kinh doanh ở một trường ĐH nước ngoài.
Học một lúc cả đại học và thạc sĩ
Lê Anh Minh
Lê Anh Minh, sinh viên năm thứ hai, ĐH Kỹ thuật Worcester, Mỹ. Học xong lớp 11 THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM, Anh Minh học tiếp lớp 12 ở trường Saint Johnsbury Academy, Vermont (Hoa Kỳ).
Anh Minh từng đoạt nhiều giải thưởng toán toàn bang và được vào đội tuyển toán toàn bang năm lớp 11 và 12.
Anh Minh đang đồng thời học chương trình kép hai bằng đại học và thạc sĩ.
Anh Minh cho biết, sang năm, tốt nghiệp với hai tấm bằng, anh sẽ về Việt Nam làm việc một thời gian để có thực tiễn rồi sang Mỹ học lấy bằng tiến sĩ dù thầy giáo của anh đồng ý để anh làm nghiên cứu sinh ngay sau khi tốt nghiệp.
Đi chơi Noel đến giờ vẫn chưa thấy con về, người bố hốt hoảng đi báo công an vì nghi ngờ con bị kẻ xấu bắt cóc. Đến hôm nay, lên mạng thì người bố gặp con chat với lý do bỏ nhà đi vì không được… học sinh giỏi.
Theo Dân Trí
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Văn T., ở tổ 19, phường Thịnh Bàn, quận Long Biên, Hà Nội cho biết, vào đêm Noel (ngày 24/12), con gái anh là Lê Thị P.A, sinh năm 1994, học sinh lớp 10 thuộc một trường phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm xin phép sang nhà bạn dự sinh nhật, nhưng đến hôm sau vẫn không thấy về nhà.
Không chỉ mỗi P.A mà bạn học cùng lớp với em là Lê Thu H. cũng “mất tích” một cách bí ẩn. Theo thông tin từ phía gia đình của em Lê Thu H., sau khi sinh nhật xong thì cả hai em thuê taxi về bến xe Gia Lâm để gặp một người bạn quen trên mạng internet. Nhưng từ đêm hôm đó, đến sáng hôm sau cả hai vẫn không về nhà. Lo sợ con gái bị kẻ xấu bắt cóc, anh T. và gia đình em H. đã đi trình báo công an phường Thịnh Bàn sự việc.
Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, tức là hơn 5 ngày kể từ khi “mất tích”, anh T. đã gặp được con gái trên mạng internet. Qua dò hỏi thì P.A cho biết em và bạn H. vẫn đang bình an ở nhà một người bạn, thậm chí còn khuyên bố mẹ không việc gì phải lo lắng cho cả hai đứa. Lý do mà P.A bỏ nhà “đi bụi” gần một tuần nay là do điểm tổng kết học kỳ không được loại giỏi như mong ước của bố mẹ, sợ bố mẹ rầy la.
“Cháu bảo với tôi là cháu cần nghỉ ngơi, thư giãn một ít ngày nữa rồi sẽ về. Tôi biết cháu giờ đang ở đâu, nhưng nếu đến ép nó về nhà thì sợ cháu lại bỏ nhà đi lần nữa. Giờ chỉ biết động viên, an ủi cháu để không bị ức chế vì thành tích học tập học tập không đạt như mong muốn nữa”, anh T. cho hay.
Hỏi về chuyện lương tháng 13 hay tiền thưởng Tết, giáo viên các trường công đều ngao ngán nói: “Vẫn như năm ngoái. Tức là không có gì hết”. Thật khó tưởng tượng, trên địa bàn có giá sinh hoạt đắt đỏ như TP HCM, mức thưởng Tết cho giáo viên chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng.
Nhiều giáo viên trường công tâm sự, cuối năm lại thấy tủi thân về mức thưởng Tết. Không ít trường, thưởng Tết chỉ ở mức 100.000 đồng, thậm chí 50.000 đồng. Lương tháng 13 đối với giáo viên vẫn chỉ là… giấc mơ.
Những mức thưởng… an ủi
Một Hiệu trưởng THPT ở quận Phú Nhuận, TP HCM cho biết do ngân sách eo hẹp nên mỗi khi Tết đến, chỉ có giáo viên giỏi, có thành tích xuất sắc mới được thưởng Tết vài trăm ngàn đồng.
Cùng trong tình cảnh này, bà Trương Thị Việt Liên, Hiệu trưởng Trường mầm non quận 11 cho biết: “Năm nay, chúng tôi cố gắng gói gém, tiết kiệm các khoản chi phí ở mức tối đa mới có tiền để thưởng Tết cho GV. Song mức thưởng cũng không quá nửa tháng lương”.
So với các ngành nghề khác, giáo viên luôn chịu thiệt thòi vì lương thấp và không có lương tháng 13. Ảnh minh họa: Nguyễn Thủy
Theo ông Đỗ Văn Vội, Hiệu trưởng Tiểu học Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, giáo viên các huyện ngoại thành khó khăn như Gò Vấp, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh chỉ nhận thưởng Tết ở mức từ 200.000 đến 500.000 đồng, từ ngân sách của quận, UBND thành phố. “Khu vực này thuộc diện xóa đói giảm nghèo, các trường miễn học phí, lo lương giáo viên còn chưa đủ. Không có nguồn thu nhập thêm từ cho thuê mặt bằng, mở trung tâm ngoại ngữ, bãi giữ xe… như các trường nội thành thì lấy tiền đâu mà thưởng?!”, ông Vội nói.
Cám cảnh hơn, để có tiền thưởng Tết cho giáo viên, một số trường phải gây quỹ riêng bằng các chương trình ca nhạc hoặc chương trình lễ hội cuối năm, như: THCS Cầu Kiệu (quận Phú Nhuận), THCS Phan Bội Châu (quận 12)... Từ số tiền bán vé và đóng góp của các nhà hảo tâm, cựu học sinh, phụ huynh học sinh, trường trích một nửa tặng học bổng cho học sinh nghèo, một nửa thưởng Tết cho giáo viên (khoảng 200.000 - 300.000 đồng một người).
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD - ĐT TP HCM, kiêm Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP HCM cho biết: Để giúp giáo viên ngoại thành và các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vui Tết, Công đoàn ngành phải vận động các cán bộ - giáo viên đóng góp, hỗ trợ thêm. Cuộc vận động này đã được thực hiện từ 4 năm qua, mỗi năm vận động được khoảng 300 triệu đồng để tặng thưởng 1.000 suất ở mức 300.000 đồng cho mỗi giáo viên.
Lương tháng 13 chỉ là giấc mơ
Ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết: “Giáo viên nào cũng mong muốn có lương tháng 13. Nhưng do quy định chung của ngành và cũng không có ngân sách nên họ chỉ được hỗ trợ một phần nhỏ mỗi dịp Tết đến”. Theo ông Long, hằng năm, UBND tỉnh Cà Mau chỉ hỗ trợ mỗi GV 200.000 đồng ăn Tết (kể cả giáo viên vùng sâu, vùng xa), ngoài ra không có nguồn hỗ trợ nào khác.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM Nguyễn Tiến Đạt bày tỏ: So với các ngành nghề khác, giáo viên luôn phải chịu thiệt thòi vì không có lương tháng 13, trong khi đồng lương quanh năm lại thấp. Suốt 5 năm qua, Công đoàn Giáo dục TP HCM đã đề nghị có lương tháng 13 cho giáo viên, nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ sự thay đổi nào.
Đến thời điểm này, lãnh đạo các Sở GD - ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang cũng cho biết: vẫn chưa có thông tin chính thức về việc thưởng Tết cho giáo viên năm nay.
Theo ông Lữ Minh Nhựt, Giám đốc Sở GD - ĐT Kiên Giang, ngành giáo dục hiện chỉ biết trông chờ vào UBND tỉnh với hy vọng có sự thay đổi đáng kể mức thưởng Tết cho giáo viên. Hải Triều - Minh Luân
Không biết anh/chị có hiểu việc đánh giá ở nước ngoài như thế nào không? Tôi cũng học và cũng đánh giá đấy chứ. Cuối học kỳ, tôi muốn biết điểm môn học, việc đầu tiên phải tick vào một loạt mục về cách dạy Giáo Sư, môn học hiệu quả đến đâu . v. v. Thế nhưng cái đó không hề quan trọng, đó là hình thức, và như thường lệ, good và very good là cái họ vẫn tick. Nhưng nếu có vấn đề gì trong quá trình dạy học, họ (sinh viên) có quyền report thẳng lên khoa, và mọi việc được xử lý ngay lập tức. Nghĩa là sự nghiêm túc thể hiện rõ ở ý thức, chứ không phải sự hời hợt hình thức.
Thay vì tước đi quyền đánh giá, thể hiện ý kiến của sinh viên vì sợ các kết quả gây "sốc" hay làm ảnh hưởng uy tín một ai đó trong trường, hãy trao cho họ quyền nói thẳng, nói thật họ cần một giảng viên thế nào, giáo trình thế nào, môi trường học thế nào. Thế nghĩa là, giảng viên và nhà trường có cơ hội biết được sinh viên đang cần mình thay đổi những gì.
Sinh viên được quyền chấm điểm giảng viên về chất lượng giảng dạy trên lớp - chuyện tưởng như hiển nhiên ở nhiều nước trên thế giới, lại đang là một câu chuyện gây tranh cãi ở nước mình.
Có nhiều lý lẽ để bênh vực quyền này: Sinh hoạt dân chủ trong trường ĐH, một biện pháp kích thích sự sáng tạo và nhiệt tình lao động của thầy giáo, hay để phản ánh đúng chất lượng giảng viên qua lăng kính sinh viên.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản biện có lý cho rằng: Trình độ hiện nay của sinh viên không đủ để đánh giá giảng viên, sinh viên chỉ là một góc độ để soi chiếu năng lực của giảng viên...
Từ góc độ nào thì theo người viết bài này, cũng từng là một sinh viên nghĩ rằng, đây cũng là một dịp để hiểu hơn về tình trạng dạy và học ở các trường đại học. Những kiến giải dưới đây dựa trên một giả thiết: Các cơ quan giáo dục thực sự muốn tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên, thực sự muốn qua đó để kích thích chất lượng giảng dạy của giáo viên, và thực sự muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Nếu không thực sự có những điều trên, nếu làm chỉ vì cần có "dự án đổi mới" một cái gì đó, hay chỉ để "bày trò", thì mọi giả thiết tiếp theo đều sai. Và không ai cần phải bàn thêm gì về chuyện này cả.
Sợ sinh viên "làm loạn"?
Khi còn ngồi trên giảng đường, tôi cũng đã từng mong mỏi một lần được "chấm điểm" các giảng viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy của mình. Chẳng phải để tỏ lòng yêu ghét gì với ai, mà chỉ hi vọng một lần được nói thật - và nói to lên suy nghĩ của mình- một sinh viên- về cung cách hành xử, dạy bảo, hướng dẫn của giảng viên trên lớp.
Nhưng trong buổi họp với toàn thể sinh viên trong khoa hôm ấy, thầy trưởng khoa trả lời: "Cách ấy thì cũng hay, nhưng mất thời gian đấy. Có vấn đề gì các em cứ nói với tôi. Tôi sẽ lắng nghe hết".
Chỉ buồn rằng "tôi" đã không biết, nếu sinh viên có thể làm thế, họ đã làm. Và nếu "tôi" có đủ thời giờ, đủ tấm lòng, đủ sự cầu thị đối với sinh viên, thì "tôi" đã không phải chờ đến khi sinh viên yêu cầu.
Trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, người sinh viên là tôi đoán rằng thầy trưởng khoa không cho làm thế không phải vì "mất thời giờ". Có thể vì thầy sợ sinh viên "làm loạn", một kết quả đánh giá xấu, sợ chuyện ấy bung ra thì mất thể diện của khoa, thầy "mất thiêng", và nhất là chưa có chủ trương và chỉ đạo của cấp trên....
Có nghĩa là, thầy chẳng có cái "sợ" nào liên quan đến chuyện nếu không làm thì sinh viên sẽ thiệt thòi lắm, hoặc có lỗi với sinh viên vì bắt họ phải chịu đựng những giờ giảng chán ngắt, hoặc dung túng cho lối làm việc cũ kĩ của các giảng viên.
Thế thì sao?
Không sao cả. Tạm thời thì mọi thứ vẫn có vẻ ổn. Vì tạm thời cho đến nay, sinh viên chưa có cách nào thật hiệu quả và tích cực để biểu lộ sự không hài lòng của họ trong trường học. Còn những cách phản ứng tiêu cực thì vô số: Bỏ học, ngủ trên lớp, nói xấu giảng viên, mất tin tưởng vào trường học...
"Gà công nghiệp" hay cá thể biết suy nghĩ độc lập?
Vẫn cần phải nhắc lại là tất cả những điều đang bàn về chuyện sinh viên tham gia đánh giá giảng viên đều dựa trên giả thiết: Người ta thực sự muốn tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên để kích thích chất lượng giảng dạy của giáo viên, và thực sự muốn góp phần cải thiện chất lượng đại học.
Suy luận đơn giản là nếu muốn cải thiện chất lượng trường ĐH, không thể không lắng nghe sinh viên. Việc lắng nghe chỉ hiệu quả khi nghe được lời nói thẳng, nói thật. Cách để chuyển tải những lời nói ngàn vàng ấy có vẻ tốt hơn cả, là phát phiếu đánh giá cho sinh viên, và không cần phải "kí, ghi rõ họ tên".
Sinh viên sẽ "làm loạn" đấy nếu được đánh giá! Rất có thể họ sẽ đánh tuột một vị giáo sư đáng kính nào đó là "dạy khó hiểu, khô khan, không gần gũi sinh viên". Cũng có thể họ sẽ thẳng tay hạ bệ một ông tiến sĩ bằng cấp đầy mình là "trình bày vấn đề tản mát, hay trữ tình ngoại đề trong giờ, không nhiệt tình với các câu hỏi của sinh viên."
Thế thì "loạn" - có người nói. Đúng là "loạn" thật. Nhưng không "làm loạn" sao gọi là sinh viên? Không nói ra những điều mình thực sự nghĩ, để cùng tranh luận, tìm ra giải pháp tốt hơn, thì sao gọi là sinh viên?
Nếu không muốn sinh viên đánh giá, thì trường ĐH muốn sinh viên chỉ là gà công nghiệp hay là một cá thể biết suy nghĩ độc lập?
Sinh viên hoàn toàn có thể sai. Những đánh giá của họ rất có thể chưa thật chuẩn, thậm chí cực đoan. Nhưng "đặc quyền" của sinh viên là có thể sai. Và trường ĐH xin hãy là nơi giúp đỡ cho sinh viên đi đến cái đúng hơn, cái chuẩn mực, chứ không phải "cấm" họ sai - nếu như sự phản biện hay đánh giá của họ chưa chuẩn xác, chưa đúng.
Thay vì tước đi quyền đánh giá, thể hiện ý kiến của sinh viên vì sợ các kết quả gây "sốc" hay làm ảnh hưởng uy tín một ai đó trong trường, hãy trao cho họ quyền nói thẳng, nói thật họ cần một giảng viên thế nào, giáo trình thế nào, môi trường học thế nào. Thế nghĩa là, giảng viên và nhà trường có cơ hội biết được sinh viên đang cần mình thay đổi những gì.
Nga đánh giá cao hợp tác quốc phòng với các nước châu Á-Thái Bình Dương và cho rằng sự đóng góp của mình trong giải quyết các xung đột ở châu lục này là "đáng chú ý và hữu dụng".
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Borodavkin tuần trước nói tại một cuộc họp báo ở Moscow: "Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các khủng hoảng và xung đột đã trở nên tồi tệ hơn (trong năm 2009)".
Ông đưa ra thí dụ tình hình ở Afghanistan và Bắc Triều Tiên.
"Kinh tế khu vực năm 2009 bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy không bằng ở Hoa Kỳ và châu Âu. Trung Quốc, Ấn Độ và Australia không những không giảm tăng trưởng mà còn tiếp tục phát triển kinh tế tốt."
Ông Borodavkin nhận định: "Các khuynh hướng này đòi hỏi nước Nga tham gia một cách tích cực hơn trong khu vực".
Ông cho rằng sự tham gia của Nga tại đây bắt đầu có "chất lượng mới".
"Các kế hoạch hợp tác quốc phòng trên toàn cầu trong năm 2009 có tổng trị giá 8,5 tỷ đôla và các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn trong con số này."
Ông Borodavkin không nhắc tới, nhưng ai cũng nhớ chi tiết rằng Việt Nam vừa ký hợp đồng nhiều tỷ đôla để mua tàu ngầm và vũ khí của Nga.
Với chiều hướng này, Nga chắc chắn sẽ đóng vai trò lớn trong hợp tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
Hợp đồng khổng lồ
Trong khi đó, báo Kommersant của Nga hé lộ chi tiết rằng hợp đồng tàu ngầm giữa Việt Nam và Nga có thể lên tới 4 tỷ đôla chứ không phải 2 tỷ như được tính toán trước đó.
Con số này dĩ nhiên không được các nguồn tin chính thức xác nhận.
Kommersant đăng trên website của mình rằng hợp đồng khổng lồ chế tạo tàu ngầm cho Việt Nam đã được nhà xuất khẩu vũ khí chính của Nga, công ty Rosoboroneksport (Rosoboronexport), trao cho xưởng đóng tàu Admiralty (Admiralteyskiye Verfi) tại St Petersburg.
Trước đó có đề xuất về sự tham gia của nhà máy Severodvinsk's Sevmashpredpriyatiye trong hợp đồng đóng mới sáu tàu ngầm hạng Kilo mà Nga gọi là project-636 cho Việt Nam, nhưng nay điều này đã được loại bỏ.
Kommersant trích lời ông Konstantin Makiyenko, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, nói hợp đồng tàu ngầm cho Việt Nam có ý nghĩa quan trọng là thiết lập cả một quân chủng mới.
Chuyên gia này ước tính, hợp đồng đã ký bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ, trung tâm bảo trì, đài chỉ huy và cơ sở huấn luyện cùng chi phí huấn luyện sẽ lên tới 4 tỷ đôla vì mỗi chiếc tàu ngầm trị giá đã 350 triệu đôla rồi.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có chuyến thị sát hiếm hoi tới chính nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg hồi tuần trước, chỉ hơn một tuần sau khi Việt Nam ký hợp đồng tàu ngầm với Nga.
Ông Putin yêu cầu phát triển ngành công nghiệp tàu chiến của Nga theo một lộ trình 30 năm nhằm xây dựng khả năng vượt trội trên thế giới.
Nga đã có chương trình phát triển thiết bị hải quân tới năm 2016 trị giá 135 tỷ rúp, trong đó 92 tỷ là từ ngân khố nhà nước.
(Dân trí) - “Khi nổi lên thông tin về mức lương thưởng của lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), thanh tra chuyên ngành phải vào cuộc ngay chứ không để chờ yêu cầu mới làm”, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền “tự phê”.
Lương thưởng "khủng" ở SCIC đã gây xôn xao dư luân.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp tổng kết công tác năm 2009 của ngành thanh tra ngày 29/12, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nêu quan điểm thẳng thắn xung quanh vấn đề lương thưởng “khủng” tại SCIC mà Kiểm toán nhà nước vừa công bố.
Nhìn nhận những mặt còn hạn chế trong công tác thanh tra, ông Truyền xác nhận việc chưa bao quát hết các lĩnh vực hoạt động của hệ thống nên “còn thông tin chỗ này chỗ kia có vấn đề, bị động”.
Thông tin về mức lương tới 78 triệu đồng/tháng của lãnh đạo SCIC bung ra từ đầu tháng 12, theo ông Truyền, đáng lẽ thanh tra chuyên ngành phải vào cuộc ngay. Chưa biết thực chất vấn đề là gì nhưng vẫn phải làm rõ. Việc các đơn vị chức năng “bất động”, để thanh tra cấp trên yêu cầu rồi mới làm ông Truyền cho là chậm chễ.
“Lỗi” bị động của hoạt động thanh tra chuyên ngành, ông Truyền cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhắc nhở về trách nhiệm của đơn vị vẫn để xảy ra tình trạng như vậy.
Báo cáo tổng kết ngành thanh tra cho thấy, năm 2009, qua hàng chục nghìn cuộc thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra chuyên ngành, các cơ quan thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế gần 28.000 tỷ đồng, hơn 11.000 m2 nhà và gần 3.000 ha đất.
Thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng và gần 2.000 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý gần 18.000 tỷ đồng.
Phó Tổng TTCP Mai Quốc Bình cho biết con số ngành đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 829 tập thể, 3.186 cá nhân sai phạm; chuyển cơ quan điều tra xử lý 95 vụ việc.
Về công tác phòng chống tham nhũng, năm 2009 qua thanh tra 5 bộ, ngành Trung ương và 32 địa phương đã phát hiện 150 vụ và 431 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 74,85 tỷ đồng. Thanh tra đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 68 vụ, 84 người.
Qua kênh khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ cũng giúp minh oan được cho hơn 2.000 người, kiến nghị xử lý hành chính 968 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 74 vụ việc với 114 người, thu hồi ngân sách 359 tỷ đồng.
Năm 2009, thanh tra chuyên ngành diện rộng ngoài xã hội đã phát huy vai trò lớn với những vấn đề nóng mà xã hội quan tâm như quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, môi trường...
Thanh tra tài chính đã tăng cường thanh tra các đơn vị trực thuộc, góp phần xử lý nhiều sai phạm trong quản lý ngành. Thanh tra thuế, hải quan phát hiện nhiều mặt yếu kém, hạn chế, thúc đẩy hoạt động ngành hiệu quả hơn.
55.400m2 đất được thu hồi bằng quyết định... sai chính tả
Cập nhật lúc 08:58, Thứ Ba, 29/12/2009 (GMT+7)
,
- Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cho hay: để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất xây dựng Trung tâm thương mại (TTTM) có 2 chủ sở hữu, lỗi phần lớn thuộc về UBND quận Long Biên.
"Quận Long Biên làm chưa đúng luật"
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay: hiện tại, phần đất xây dựng TTTM (phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) có hai chủ sở hữu: một là Công ty cổ phần hóa nhựa, hai là hộ ông Trần Đình Hoàn (chủ thửa đất số 901, tờ bản đồ số 4 tại xứ đồng Mả Tre).
"Nếu nói về quy định của luật, chủ sở hữa của mảnh đất đó hiện tại là Công ty cổ phần hóa nhựa. Lý do là trước đó, ngày 16/9/2005, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định 6456/QĐ-UB, cho phép Công ty cổ phần hóa nhựa làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 3076m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng TTTM và văn phòng.
Đáng lẽ sau khi có quyết định thu hồi đất từ phía TP Hà Nội, chính quyền địa phương phải mời hộ ông Hoàn đến để thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtvà tiến hành chỉnh lý. Phía quận Long Biên đã thiếu sâu sát trong vấn đề này" - ông Nghĩa cho hay.
Quay trở lại vấn đề thu hồi đất tại xứ đồng Mả Tre nói chung và TTTM nói riêng, sau khi có quyết định tạm giao 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy cho ban quản lý dự án quận Long Biên, ngày 16/9/2005, UBND TP. Hà Nội lại ra Quyết định 6456/QĐ-UB. Theo như quyết địnhnày, phía Công ty cổ phần hóa nhựa được làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 3076m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng TTTM và văn phòng.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho hay: để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất xây dựng Trung tâm thương mại (TTTM) có 2 chủ sở hữu, lỗi phần lớn thuộc về UBND quận Long Biên. Ảnh: Hoàng Sang.
Tiếp đến, ngày 6/10/2005, Công ty cổ phần hóa nhựa đã ký hợp đồng thuê đất số 155-2005/TNMTN\Đ-HĐTĐTN với Sở TN-MT Hà Nội.
Tuy nhiên, điều đáng nói là mãi đến tháng 7/2007, UBND quận Long Biên mới ban hành Quyết định 1353/QĐ-UBND để thu hồi số diện tích của cáchộ dân.
Như vậy, rõ ràng về thời gian, trình tự thu hồi đất đã có độ "vênh" nhất định. Lẽ ra phải có quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình từ năm 2005, sau đó các cơ quan chức năng mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần hóa nhựa.
Đằng này, phía Sở TN-MT cũng như TP. Hà Nội đã giao đất cho Công ty cổ phần hóa nhựa từ những năm 2005, trong khi đó, đến 2007 thì các hộ gia đình nơi đây mới nhận được quyết định thu hồi đất từ chính quyền quận Long Biên.
Theo ông Nghĩa, để thu hồi đất, phải có quyết định thu hồi đất chung và quyết định thu hồi cụ thể đến từng hộ. Việc ra quyết định đến từng hộ gia đình là thẩm quyền của quận Long Biên.
Những đơn thư tố cáo này bắt nguồn từ cách làm việc khó hiểu của các cơ quan chức năng. Ảnh: Hoàng Sang.
"Nếu đúng là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty hóa nhựa từ 2005 mà mãi đến 2007 mới có quyết định thu hồi cụ thể thì rõ ràng là phía quận làm chưa đúng luật. Phía quận đã không chỉnh lý kịp thời những biến động khi tiến hành thu hồi đất. Phía Sở thì căn cứ vào các quyết định của Thành phố, thấy đủ thì cấp thôi, chứ cũng không biết là phía dưới quận chưa tiến hành thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực ra, việc ông Hoàn giữ trong tay là đúng thôi, bởi vì sổ ấy nó có nhiều thửa, trong đó có 1 phần diện tích hiện đang thuộc Công ty hóa nhựa quản lý. Việc quận chưa chỉnh lý, chưa thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai, quận chưa hoàn thành đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình" - ông Nghĩa khẳng định.
Cũng theo ông Nghĩa thì không thể để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất lại có 2 chủ sở hữu, có 2 người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sắp tới, phía Sở TN-MT Hà Nội sẽ kiểm tra ngay để chỉ đạo phía quận làm đúng pháp luật. Về phía cơ quan chuyên môn, Sở TN-MT Hà Nội sẽ có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.
55.400m2 đất được thu hồi bằng quyết định... sai chính tả
Nói về Quyết định 6378/QĐ-UB về việc tạm giao 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn khẳng định đây là quyết định thu hồi đất. Ông Nghĩa cho hay, đối với dự án này, đúng ra là phải thu hồi để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất để tiến hành GPMB, sau đó mới giao cho chủ đầu tư. Thế nhưng, do không có Trung tâm phát triển quỹ đất nên thành phố mới ra quyết định này để giao cho ban quản lý dự án quận Long Biên.
"Thực ra, câu từ trong văn bản này chưa được chặt chẽ, phải có thu thì mới có giao chứ. Câu chữ nó thiếu từ, đáng lẽ ra phải thu và tạm giao mới đúng. Luật có thể cho phép vừa thu vừa giao" - ông Nghĩa nói về Quyết định 6378 đang gây tranh cãi.
Quyết định 6378 chỉ là quyết định tạm giao, thế nhưng trong nhiều văn bản, phía UBND quận Long Biên lại hô "biến" thành quyết định thu hồi đất. PGĐ Sở TN-MT Hà Nội thì cho rằng quyết định này thiếu đi một chữ "thu"(?!) Ảnh: Hoàng Sang.
Ông Nghĩa khẳng định quyết định này có sơ suất, và đây chỉ là lỗi chính tả. Tuy nhiên, bản chất thì đó vẫn là quyết định thu hồi đất.
Từ một quyết định "tạm giao" 55.400m2 đất, các cơ quan chức năng từ UBND quận Long Biên cũng như Sở TN-MT Hà Nội lại "mặc định" cho đây chính là quyết định thu hồi đất. Để lý giải cho những quyết định muốn hiểu thế nào thì hiểu, phía BQL dự án quận Long Biên cũng như Sở TN-MT cho rằng: do quyết định mắc lỗi chính tả, thiếu đi một từ, nhưng đó vẫn là quyết định thu hồi đất.
Người dân nơi đây thì cho rằng, hiện tại, mảnh đất 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên bị thu hồi nhưng vẫn chưa có quyết định thu hồi đất. Và người dân lại tiếp tục khiếu kiện lên Tòa án TP. Hà Nội về những quyết định liên quan đến dự án tại xứ đồng Mả Tre.