Quy chế quản lý lưu học sinh có khá nhiều nội dung mới nên Bộ GD-ĐT công bố để lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và người dân. Những góp ý hợp lý là hoàn toàn cần thiết
Bên lề hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh và tập huấn ứng viên trúng tuyển đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2009 tổ chức tại TPHCM ngày 19-12, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trao đổi với báo chí xung quanh dự thảo quy chế quản lý công dân đang đào tạo ở nước ngoài (gọi tắt là lưu học sinh – LHS) của bộ.
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với
các ứng viên trúng tuyển đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2009
Tiếp thu để điều chỉnh
Sau một thời gian công bố, dự thảo quy chế quản lý LHS của Bộ GD-ĐT đã được dư luận rất quan tâm, nhất là các LHS. Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng quy chế này là cần thiết song bản dự thảo vừa được bộ công bố có những điểm chưa phù hợp.
Theo dự thảo, sau khi tốt nghiệp, LHS ở lại nước ngoài làm cộng tác viên khoa học hoặc hợp đồng sản xuất không quá 3 năm. Quy định này được Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng chung cho tất cả LHS, không phân biệt nguồn kinh phí đào tạo, kể cả LHS tự túc - những người đi học bằng kinh phí cá nhân hoặc do các doanh nghiệp hay tổ chức trong và ngoài nước tài trợ trực tiếp. Dư luận cho rằng quy định này chỉ phù hợp với LHS đi học bằng ngân sách Nhà nước; còn LHS tự túc không thể chịu chung sự ràng buộc đó.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng quy chế quản lý LHS có khá nhiều nội dung mới nên Bộ GD-ĐT công bố để lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và người dân. Những ý kiến đóng góp hợp lý là hoàn toàn cần thiết. “Theo quy định, Bộ GD-ĐT có 60 ngày để lắng nghe các ý kiến. Tuy nhiên, nếu chỗ nào thấy có thể điều chỉnh ngay thì có thể ban soạn thảo sẽ công bố lại phương án mới để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, không nhất thiết phải chờ hết 60 ngày” – Phó Thủ tướng khẳng định.
Nên liên hệ đại sứ quán VN
Phó Thủ tướng cho biết mỗi lần ra nước ngoài gặp các LHS, nhất là LHS tự túc, ông nhận thấy ai cũng rất quan tâm đến việc cơ quan nào có thể giúp đỡ họ trong quá trình học tập, lưu trú ở nước ngoài. Phó Thủ tướng khẳng định: “Nhiều người cứ nghĩ ai đi học bằng tiền ngân sách thì Nhà nước mới lo, điều đó không đúng, bởi Nhà nước phải bảo vệ, giúp đỡ tất cả công dân VN, bất kể người đó đi học nước ngoài bằng tiền của ai”.
Theo Phó Thủ tướng, đại sứ quán VN ở các nước là cơ quan đại diện giúp bảo vệ quyền lợi của công dân VN nói chung và LHS nước ta nói riêng. “Các LHS nên tiếp xúc với sứ quán để họ biết được mình đang học trường nào, ngành nghề gì, ở đâu..., để khi gặp khó khăn thì liên hệ nhờ giúp đỡ. Chính phủ cũng đã quyết định tăng tùy viên giáo dục ở một số nước có đông LHS, chỗ nào chưa có thì đại sứ quán sẽ có người kiêm” - Phó Thủ tướng cho biết.
Theo Phó Thủ tướng, LHS tốt nghiệp muốn biết nhu cầu nguồn nhân lực trước khi về nước thì có thể vào website của các bộ để tìm hiểu. Cục Đào tạo nước ngoài sắp tới cũng sẽ cung cấp thông tin về việc làm trong nước để LHS biết và tham gia.
Chưa quản nổi dịch vụ môi giới du học
|
No comments:
Post a Comment