Sunday, December 27, 2009

Một câu hỏi lớn - Với tôi chả có thằng thầy nào giỏi ngoài chính năng lực của mình và nỗ lực của mình nên không cần đánh giá

Sinh viên có đủ năng lực đánh giá giảng viên?

Cập nhật lúc 10:20, Chủ Nhật, 27/12/2009 (GMT+7)
,

Chương trình "sinh viên đánh giá giảng viên" sẽ bắt đầu triển khai rộng rãi với quy mô lớn vào học kỳ hai của năm học này. Nhưng thực tế thực hiện thì ra sao?

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng.

Sinh viên còn e dè

Chủ trương của Bộ GD-ĐT trong chương trình triển khai hoạt động sinh viên đáng giá giảng viên có thể sẽ không nhận được kết quả như mong đợi.

Bởi lẽ có một sự thật là nhiều sinh viên vẫn còn do dự trong việc nêu lên ý kiến đánh giá đúng mức và chính xác đối với giảng viên của mình.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều giảng viên tỏ ra không đồng tình với việc để sinh viên có quyền đánh giá họ.

Tuy nhiên, dẫu sao thì hoạt động này cũng đã trở thành vấn đề trọng tâm và sôi nổi của một vài trường trong kỳ đầu năm học 2009-2010.

Mục đích của là nhằm cải tiến phương pháp giáo dục để đáp ứng được những yêu cầu của sinh viên nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Bởi lẽ thông qua ý kiến đáng giá của sinh viên, các giảng viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình nếu cần thiết.

Được biết, chương trình này sẽ bắt đầu triển khai rộng rãi với quy mô lớn vào học kỳ hai của năm học này.

Nhưng thực tế thực hiện thì ra sao?

Một sinh viên năm thứ 3 của Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, hầu hết sinh viên trong lớp của cậu ta đều đánh giá tốt hoặc ít nhất là công bằng đối với các giảng viên.

“Không ai dám đánh giá tiêu cực bởi lẽ chúng tôi không muốn các giảng viên thù ghét mình”, sinh viên này chia sẻ.

Nguyễn Văn Chính, một sinh viên của trường Đại học Thuỷ lợi cũng đồng tình với ý kiến trên và nói rằng lớp mình cũng xảy ra trường hợp tương tự như vậy.

“Rất nhiều sinh viên trong lớp của tôi đã copy những ý kiến đánh giá chung chung của nhau chứ không tự nêu ra ý kiến của riêng mình”.

“Có rất nhiều điều mà sinh viên cảm thấy không hài lòng về việc giảng dạy của một số thầy cô giáo nhưng họ không dám viết ra hoặc chỉ viết một vài điều qua loa, đại khái như “Nên quan tâm nhiều hơn đến sinh viên” hoặc “Nên nhiệt tình hơn nữa”.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng các trường đại học cần phải cởi mở hơn nữa để sinh viên có thể bạo dạn và thoải mái đánh giá giảng viên một cách chính xác hơn”, theo chia sẻ của một sinh viên khác cùng trường với Chính.

Giảng viên tỏ ra không hài lòng

Rất nhiều các giảng viên tỏ ra không hài lòng với hoạt động này.

Thầy Nguyễn Văn Nghĩa, một giảng viên của Đại học Thủy lợi cho biết sinh viên không nên có quyền đánh giá về các phương pháp giảng dạy của giảng viên.

“Có rất nhiều giảng viên có trình độ hiểu biết chuyên sâu, nhưng chỉ những sinh viên học tốt mới có thể hiểu được phương pháp giảng dạy của họ. Trong khi những sinh viên có khả năng trung bình thì thấy đó là những vấn đề khó. Bởi vậy, không thế qua các ý kiến như vậy mà cho rằng khả năng của giảng viên không tốt”.

Ông Lê Văn Toàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ cho biết hầu hết các giảng viên của trường ông đều không muốn công khai kết quả của cuộc khảo sát.

“Họ phản đối vì những ý kiến đánh giá là không công bằng và rất nhiều các thầy cô phẫn nộ cho rằng các sinh viên không nên được phép đánh giá giảng viên”.

Ông còn nói thêm rằng, lãnh đạo các trường nên trò chuyện riêng và góp ý riêng đối với những giảng viên bị sinh viên phàn nàn, chê trách quá nhiều chứ không nên công khai rộng rãi bởi đây là một vấn đề khá tế nhị.

Ông Nguyễn Đức Hoà, phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng các ý kiến đánh giá của mỗi giảng viên không nên công khai mà chỉ nên giữ riêng trong nội bộ để xem xét và điều chỉnh.

“Theo tôi, không nên công khai kết quả phản hồi này cho sinh viên mà chỉ nên công khai cho giảng viên biết những mặt mạnh, hạn chế của giảng viên đó để họ tự khắc phục nhưng phải có thái độ cầu thị”.

Ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo & Cán bộ Quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, hoạt động đánh giá này vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các trường.

Cái khó của việc thực hiện hoạt động này là làm thế nào để có thể vừa đạt được mục tiêu là cải thiện chất lượng giảng dạy một cách hiệu quả đồng thời vẫn phải đảm bảo được rằng sinh viên vẫn giữ thái độ tôn trọng đối với thầy cô.

Cần bảng hỏi hợp lý

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến trái chiều, thì vẫn có nhiều giảng viên tỏ ra đồng tình với hoạt động này.

Ông Nguyễn Minh Hùng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết:

“Điều quan trọng là chúng tôi phải có một bảng hỏi hợp lý có thể làm vừa lòng sinh viên mà cũng gây tổn thương cho giáo viên. Đúng là còn nhiều thầy cô vẫn còn e dè với việc cho phép sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của mình. Nhưng cũng có một sự thật hiển nhiên là nếu giảng viên có thể đem đến cho sinh viên những bài giảng thú vị, hấp dẫn thì các em chẳng bao giờ trốn học”.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát chỉ thực hiện được hiệu quả nếu bảng hỏi có thể giúp sinh viên trả lời mang tính chất xây dựng.

Anh Nguyễn Khánh Trung, giảng viên của ĐHQG TP.HCM cho biết.

“Tôi biết rằng có nhiều trường hợp sinh viên sẽ ca ngợi những giảng viên dễ dãi với họ trong khi đánh giá thấp những giảng viên khó tính. Điều đó thật không công bằng và chúng tôi cũng không cần những kết quả đánh giá đó”.

Về chế tài xử lý, ông Trương Đình Mậu cho hay, sau cuộc khảo sát, nếu một giảng viên bị các sinh viên đánh giá là chưa giảng dạy hiệu quả thì sẽ được nhà trường tạo điều kiện để tự điều chỉnh và bồi dưỡng thêm.

Nếu sau một thời gian nhất định, giảng viên đó vẫn không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên thì nhà trường sẽ luân chuyển công tác khác.

  • Sinh Phạm (Theo Asiaone/VNS)

No comments: