Post không phải để khoe mà để cho bà con biết mình đang làm gì. Thú thật, mình im lặng hơn hai mươi năm về những gì mình đã học và đã làm. Ngược thời gian hai mươi năm lẻ về trước, mình khá lúng túng trước câu hỏi của bà con quê mình về ngành học của mình. Họ nói nghe đồn rằng con học cũng giỏi ở trường đại học, thế con học về cái gì. Trả lời con học về viễn thông, nó liên quan đến điện thoại đồ á. Ah, vậy bữa nào con lại nhà cô/chú/bác/dì sửa dùm cái điện thoại, dây nó cứa trên mái tôn bị đứt. Hehe. Hổng lẻ mình nói ba cái thứ đó kêu công nhân bưu điện nó fix cho. Nói ra thì mích lòng nhưng thật lòng muốn nói rứa. Ta nói bỏ công sức ra học mệt thấy mụ nội mà đi làm ba cái việc tay chân là không ổn.
Dần dà, mình ra trường đi dạy. Lại bị hỏi tiếp trong những dịp trà dư tửu hậu, mày làm cái gì ở Sài Gòn vại Tân. Lần này, ta đổi tông, dạ con làm mấy cái về mạng miếc ấy mà, máy tính á. Uh, vại bữa nào sửa dùm cái máy tính ở nhà, nó bị trục trặc ABC. Ta nói, học xong cứ ngỡ ngon nơi xứ người, về cố hương sửa máy tính thấy mịa luôn hà. Hehe. Ta quẩn đâm ra quởn, lần sau ai hỏi con làm gì, dạ con làm xử lý ảnh, xử lý tiếng nói. Ah vậy thì cưng làm photoshop cho mấy cái tấm hình cho đẹp để chưng. Hoặc là mình phải help sửa mircophone. Còn nhiều chuyện mắc cười nhưng không kể hết.
Nói ra vậy, mình không có ý khinh khi. Bởi đơn giản, việc ai nấy biết. Thử hỏi, mình về cuốc ruộng, trỉa bắp, trồng khoai, mình làm sao biết được. Hơn nữa, tư duy của người Việt là làm ra sản phẩm phải hiện hữu, phải thực chứ không ảo. Ví dụ, làm cơ khí là phải lắp được máy, chế được xe hoặc chí ít là biết sửa khi nó trục trặc. Làm về điện, là phải biết sửa nồi cơm điện, tủ lạnh. Nói thật, mấy cái đó chỉ cần skills là chính và chỉ phù hợp cho những công nhân học từ trường nghề. Mình đã từng bỏ ra một thời gian đầu tư để làm và để đáp ứng những câu hỏi của bà con. Tuy nhiên, mình không còn theo đuổi theo hướng đó. Vì làm vậy chỉ thỏa mãn cái tôi của mình và nếu giỏi thì chỉ trong tầm ao làng.
Gần đây, bất chợt Việt Nam tập trung vào những cái khá xa lạ, Industry 4.0, Internet of Things, Machine Learning, Artificial Intelligence, Cloud Computing, Fog Computing, Blockchain, Croudsourcing and etc. Đó là một tín hiệu khả quan. Khả quan không phải vì mình có thể đường hoàng trả lời mình đang làm cái gì với bà con ở quê. Hehe. Nó khả quan bởi người Việt đã thay đổi tư duy, họ không còn sải bước theo lối mòn con trâu đi trước kéo cày theo sau. Chúng ta có một lợi thế na ná như South Korea. Chúng ta không có những cơ sở hạ tầng cơ sở già cỗi. Bởi những cơ sở hạ tầng mới được lắp đặt mà không hề tốn phí cho việc giải quyết cái cũ. USA là một ví dụ vì không thể xài ngay những công nghệ tiên tiến.
Nói thế có vẻ nghịch lý và muốn giải thích thì không dùng đôi ba dòng. Lấy một ví dụ dễ hiểu. Thời ở South Korea, mình xài internet với tốc độ nhanh chóng mặt, xem nghe cái gì cũng đã và giá bèo. Qua Canada, USA, ta nói buồn vời vợi, tốc độ chậm, giá trên trời. Cho nên, cái lợi thế của ta là thấy rõ. Cái còn lại là cơ chế và sự lãnh đạo. Liệu Việt Nam có thực sự cất cánh như South Korea? Câu trả lời đang nằm trong tay của giới thượng tầng chính trị chứ không chúng ta, dân đen chân dính phèn. Nói cho ngay, họ cũng đang đổi mới. Nó thể hiện qua bài phát biểu của ông bộ trưởng và bác trong quốc hội á.
Có lẽ nhiều người cười cợt, chế giễu những bài phát biểu ấy. Thỉnh thoảng, các bạn chê tiếng tăm không rành, hoặc giả những khía cạnh khác do ngôn ngữ trình bày đa nghĩa gây hiểu nhầm. Đó là những tiểu tiết, không phải thông điệp chính của bài. Về mặt kỹ thuật, mình thấy nội dung được trình bày là tốt. Có thể, các ông ấy giỏi hoặc đội ngũ tư vấn cho bài xuất sắc. Một cái hay nữa, bộ 4T bây giờ là dân communications thực thụ. Nhớ thuở xưa, họp hành với các nước, bộ trưởng xuất thân là cánh nhà văn, nhà thơ. Bạn bè mình hỏi, đi họp về công nghệ và kỹ thuật, cái cần nghe không phải là ngâm thơ, mấy cha ấy đi làm gì?
No comments:
Post a Comment