Sunday, February 28, 2010

Post nguyên văn không chỉnh sửa

'Bản nháp', 'lỗi kỹ thuật': Trách nhiệm xã hội của Bộ GD-ĐT

Cập nhật lúc 08:08, Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7)
,

- Dù là thực sự hay bao biện với "lỗi kỹ thuật" gửi "bản nháp" có điều cấm trường tư đào tạo ngành luật, báo chí, sư phạm để đưa lên mạng lấy ý kiến dư luận, những người có trách nhiệm quản lý giáo dục đại học có lẽ phải giở lại "Vở bài tập Đạo đức lớp 1" để thực hành "bài tập số 4" (Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề "Cảm ơn, xin lỗi").

15.jpg
Thí sinh sau buổi thi ĐH môn văn kỳ thi năm 2009. Tại kỳ thi này, yêu cầu học sinh viết bài nghị luận xã hội về "tính trung thực". Ảnh: Lê Anh Dũng

Nguồn cơn "lệnh suýt cấm"

Tháng 10/2009, xã hội chấn động vì thông tin ngành giáo dục cho phép trường đại học Phan Thiết dù không đủ điều kiện tuyển sinh nhưng đùng một phát vẫn có khoảng 500 sinh viên nhập học. Sau vụ bùng nhùng này, Bộ GD-ĐT quyết áp một loạt giải pháp để chấn chỉnh những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.

Ngày 23/2/2010, Bộ công bố bản dự thảo về một số điều kiện và hồ sơ mở ngành đại học, cao đẳng với mục đích là siết chặt hơn nữa các điều kiện mở ngành. Quy định về điều kiện giảng viên khá cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, "lạc" vào bản quy định có nhiều tiến bộ này lại là một điều khoản vừa không logic (với các khoản của điều 2), vừa gây ngỡ ngàng: "không cho phép các trường ngoài công lập đào tạo luật, báo chí, sư phạm".

Vẻn vẹn một dòng, nhưng lệnh cấm này lập tức dấy lên bao câu hỏi: có phải đào thêm hố sâu ngăn cách phân biệt đối xử công tư, có phải mất kiểm soát chất lượng, có phải tư duy giáo dục lại đi lùi 20 năm trước,v.v...? Không một lời giải thích nào được đưa ra để lý giải cho dòng dự thảo này cũng như lý giải cho loạt "lệnh cấm miệng" với một số ngành được cho là nhạy cảm đang mặc nhiên tồn tại từ khi có hệ đào tạo ngoài công lập được mở đến giờ.

Bản dự thảo, nếu trở thành chính thức, sẽ là một lực cản không chỉ cho số ít các trường ngoài công lập đã dạy và đang có ý định đào tạo những ngành này mà cho số đông những nhà đầu tư sắp và sẽ "rót tiền" vào giáo dục hay đơn giản chỉ là chi tiền cho con em mình ăn học. Bởi hằn sâu trong tâm thức của những nhà quản lý, hố ngăn cách trường công trường tư khó lòng xóa nổi.

Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet chiều 26/2, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, Bộ chưa bao giờ có chủ trương cấm trường ngoài mở các ngành đào tạo luật, sư phạm và báo chí. Bản dự thảo có sơ suất về lỗi kỹ thuật nên khi đưa lên mạng để lấy ý kiến đóng góp đã quên "cắt" dòng văn trên. Vụ Giáo dục Đại học đã nhận trách nhiệm về soạn thảo văn bản, đồng thời giải thích đã gửi nhầm "bản nháp" khi đưa lên mạng.

Cách giải thích này đặt ra hai tình huống.

Cúi đầu và phủi tay

Nếu đây là "lỗi kỹ thuật" thuần túy vì sơ suất đưa bản nháp lên trang thông tin chính thức của Bộ thì hành động này thực sự là phép cộng cho thói quan liêu và cách làm việc cẩu thả, lẫn lộn giữa "bản nháp" và "yêu cầu chuẩn mực" với những chính sách quan trọng ảnh hưởng tới cả một nền giáo dục.

Không những thế, nó còn là phép trừ in đậm cho những nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong quá trình thực hiện những điều sơ đẳng của quá trình mở "một cửa trên mạng" để "chung tay cải cách thủ tục hành chính" (ô chữ nhấp nháy trên trang mạng thông tin chính thức của Bộ này).

Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, trang mạng của Bộ đang làm được việc sắp trở thành lệ tốt là đưa các dự thảo văn bản chính sách lên để xin ý kiến dư luận. Thế nhưng, với "cải cách nửa vời" đưa dự thảo nhưng là... bản nháp thì hệ lụy gây ra cũng nguy hiểm không kém gì những chính sách "đùng một cái" ban bố mà không hỏi ý dân kỹ lưỡng.

Trong những ngày đầu năm 2010, hãng xe nổi tiếng của Nhật Toyota đã phải thu hồi xe do lỗi kỹ thuật của chân ga. Ban đầu, người ta phủi tay trước trách nhiệm, nhưng khi sự việc loang ra rộng, Chủ tịch Toyota và các cộng sự cao cấp chẳng những phải xin lỗi khách hàng mà còn phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vì những tai nạn chết người do lỗi kỹ thuật của xe gây ra.

Cách xử lý vừa chậm chạp vừa né tránh trách nhiệm của Toyota đã làm suy sụp niềm tin mà khách hàng đặt vào thương hiệu này. Theo báo chí phương Tây, cách xử lý khủng hoảng đáng thất vọng này phản ánh sự thất bại chung trong cách điều hành doanh nghiệp ở Nhật. Đó là duy trì hệ thống tôn ti trật tự chặt chẽ, người lớn tuổi được tôn kính, cấp dưới hầu như không dám báo lên cấp trên những thông tin không đẹp, thông tin không đến được cấp có thẩm quyền hoặc bị vo tròn để làm vừa lòng lãnh đạo. Với "lỗi kỹ thuật" này, giá cổ phiếu chẳng những đã giảm ngay khoảng 30 tỉ đô la Mỹ mà danh tiếng Toyota sau bao năm gầy dựng chất lượng của hãng này cũng đang tan dần.

"Lỗi kỹ thuật" trong cung cách quản lý đại học" có thể không gây ra những tai nạn chết người ngay lập tức như lỗi của những chiếc xe ô tô đắt tiền, nhưng lại dẫn tới những cái chết ngắc ngoải hay hiện trạng "sống dở chết dở" của nhiều "cơ thể giáo dục" khi bị vân hành lệch chuẩn dưới bàn tay cẩu thả và vô trách nhiệm của những người điều hành.

Nhưng cũng giống như khía cạnh tiêu cực trong lối duy trì doanh nghiệp ở Nhật, nếu tiếp tục quản lý giáo dục theo nếp "một chiều", cấp dưới không dám báo tin xấu hoặc "vo tròn thông tin" để báo lên lãnh đạo thì nguy cơ đối diện với khủng hoảng và hàng loạt "lỗi kỹ thuật" ngày càng hiện diện gần và những mất mát khi tạo ra những sản phẩm nhân lực đầy lỗi cho xã hội còn khó đong đếm hơn nhiều con số 30 tỷ USD của Toyota.

Dẫu sao, dù là miễn cưỡng, trong chuỗi "sự cố lỗi kỹ thuật", Toyota cũng đã duy trì lối hành xử thường thấy của người Nhật khi gây ra sự cố là cúi đầu xin lỗi.

Còn với "lỗi kỹ thuật" gửi bản nháp của một dự thảo quan trọng, nếu chưa kịp giở lại "Vở bài tập Đạo đức lớp 1" để thực hành "bài tập số 4" (Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề "Cảm ơn, xin lỗi"), thì những người có trách nhiệm soạn thảo văn bản có thể học cách làm của đồng nghiệp ở Cục Quản lý Đào tạo nước ngoài khi tiếp thu góp ý cho dự thảo về "quản lý du học sinh" cách đây 2 tháng: xin lỗi về cách làm việc còn chưa thống nhất trong nội bộ, tiếp thu ý kiến, điều chỉnh những nội dung bất hợp lý và tiếp tục chỉnh sửa.

"Vụng chèo vụng cả chống"

Với thực tế từng có trong 20 năm điều hành hệ thống đại học ngoài công lập bằng cách "lệnh cấm miệng" với một số ngành nghề được cho là "nhạy cảm" dễ dẫn tới suy đoán về một "kịch bản" "vụng chèo khéo chống": Bộ GD-ĐT thay vì dứt hẳn "lệnh cấm" thì ngược lại dự định "chính thức hóa" bằng một văn bản nhà nước.

Nếu như vậy, việc quy cho "lỗi kỹ thuật" có lẽ là minh chứng hùng hồn nhất cho một khảo sát của Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục rằng "càng học lên cao, ý thức đạo đức của HS càng đi xuống". Khảo sát đó chỉ ra tỷ lệ "nói dối tăng dần" từ tiểu học lên trung học cơ sở và trung học phổ thông là 22% - 50% - 64%...

Nó cũng góp thêm những cái lắc đầu thất vọng trước những nỗ lực của Chính phủ khi đưa hàng loạt đề án "xã hội hóa" vào trường phổ thông như: dạy tham nhũng trong trường học, dạy ý thức thượng tôn pháp luật trong trường học.v.v...

Nó cũng góp phần sáng tỏ những hoài nghi bấy lâu về cung cách giáo dục "nói một đằng, làm một nẻo" đang phổ biến và đẩy lùi đi cái nguyên tắc giáo dục muôn đời là "nêu gương bằng hành vi đúng".

Nó cũng tự tố cáo về "lối điều hành trên giấy" với các từ ngữ "trách nhiệm xã hội" chứa đầy trong văn bản quản lý của giáo dục đại học. Từ Nghị quyết đổi mới giáo dục đại học của Chính phủ năm 2005, đến Nghị quyết ban cán sự Đảng của Bộ GD-ĐT đầu năm 2010 và mới nhất là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mới đây đều nhấn mạnh, một trong những khâu đổi mới quản lý giáo dục đại học là "phân cấp quản lý" mà giải pháp cụ thể là "giao quyền tự chủ đồng thời yêu cầu các trường phải chịu trách nhiệm xã hội". Có lẽ, trước khi đòi hỏi các cơ sở đào tạo đại học có "trách nhiệm xã hội" thì Bộ GD-ĐT cần phải nêu gương trước bằng việc thực hiện cho được những điệp khúc trong các văn bản của Ban cán sự Đảng và Chính phủ.

"Vedan giáo dục"

Chưa hết, hành động "vụng chèo vụng cả chống" này còn bổ sung thêm vào "lỗi hệ thống" đã tồn tại lâu nay: Thay vì nhận lỗi thì đùn trách nhiệm cho thuộc cấp bằng lỗi đơn giản là "lỗi đánh máy" hay "lỗi kỹ thuật".

Cuối năm 2008, sau trận lụt lịch sử ở Hà Nội, người dân Hà Đông đã toán loạn vì tin đồn vỡ đê mà sau này được phân trần rằng do lỗi đánh máy từ một văn bản chỉ đạo của UBND thành phố. Những ngày đầu khi Hà Nội vừa sáp nhập với Hà Tây, thông tin Thủ đô bỗng trở thành "địa phương có số người mù chữ cao nhất nước" cũng đã được đính chính "do lỗi đánh máy" (dù một năm sau ngày hợp nhất, qua một kỳ tuyển sinh, những vùng trũng giáo dục lù lù xuất hiện làm đau đầu những nhà quản lý). "Lỗi kỹ thuật" cũng tái xuất khi lãnh đạo một tờ báo giải thích đó là nguyên nhân cho một bài báo thông tin chưa đúng về chủ quyền đất nước. "Lỗi đánh máy" còn hiện diện một lần nữa trong vụ tai tiếng trao giải thưởng nhầm về môi trường nhầm cho Vedan - công ty đã góp phần không nhỏ phá hoại môi trường ở Việt Nam.

Diễn ra vào cùng thời điểm (tháng 10/2009), tai tiếng lùm xùm không khác nhau mấy, nhưng cách hành xử của "Vedan môi trường" và "Vedan giáo dục" - vụ trường ĐH Phan Thiết khi đó lại hoàn toàn khác nhau. Trong chuỗi sự cố về trao giải thưởng nhầm của Vedan môi trường dù có chi tiết đổ lỗi đánh máy, nhưng Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế đã khá "cứng tay" với thuộc cấp của mình khi mạnh dạn cảnh cáo, cho tạm đình chỉ chức vụ các Vụ trưởng, Vụ phó, Cục phó trách nhiệm liên đới liên quan, còn đơn vị tổ chức giải thưởng nhầm đã có thư xin lỗi người tiêu dùng cả nước.

Trong khi đó, ở vụ lùm xùm ĐH Phan Thiết - được phát hiện là tuyển sinh thiếu nhiều điều kiện - thì được Bộ GD-ĐT hành xử khá nực cười bằng việc cấp tốc cử đoàn thanh tra, cấp tốc báo kết quả "phủ nhận" (và Trường ĐH Phan Thiết cũng cấp tốc trang bị bàn ghế mới để "che mắt" thanh tra) trong khi việc cần cấp tốc nhất là truy trách nhiệm cụ thể thì...chẳng thấy đâu.

Mở cửa truyền thông, khép lề báo chí?

Bộ GD-ĐT hiện đang có kế hoạch lập Vụ Thi đua và Truyền thông, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng 3 tới. Khoan hãy bàn tới chuyện thêm một cơ quan mới để thúc thêm các phong trào và "chống nhiễu" truyền thông cho ngành liệu có cần thiết hay không, nhưng rõ ràng, ngành giáo dục đang nhận thấy sức mạnh của truyền thông trong công tác giáo dục của mình.

Tại hội nghị tổng kết năm học cũ và triển khai năm học mới ở Đà Nẵng hồi cuối tháng 7/2009, bên cạnh những ngôn ngữ tổng kết nhàm chán như thông lệ, lần đầu tiên, người đứng đầu ngành giáo dục đã đúc kết 4 bài học khá thấm thía, trong đó nói rằng sở dĩ giáo dục đang được xã hội nhìn chưa đúng là bởi ngành chưa nhuyễn các bài học, trong đó, có bài học "đồng bộ" và "chủ động thông tin". Bô trưởng cũng căn dặn lãnh đạo các Sở phải biết nghe những lời nói trái tai và truyền kinh nghiệm "đại biểu Quốc hội không sai, chỉ có chúng ta chưa làm cho họ hiểu đúng".

Trong khi "trống đang đánh xuôi" thì ở bộ phận soạn thảo một chính sách quan trọng là đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành truyền thông lại đang thổi ngược kèn.

Cái lối trên một đằng, dưới một nẻo cũng chẳng phải riêng có ở lãnh đạo bậc đại học. Tháng 4/2009, trong một hội nghị tổng kết phong trào giáo dục "hai không", anh phóng viên đã ngót 40 tuổi, kinh nghiệm hơn 10 năm "đeo đuổi trong mảng với không ít giải thưởng về lĩnh vực báo chí giáo dục", đã không khỏi sốc vì thói quen "bề trên" của một lãnh đạo vụ mầm non. Đó là khi giải lao, anh ra hỏi để cho rõ thông tin mà bà phát biểu trong hội nghị thì nhận được cái trừng mắt và lời hậm hực "hỏi để làm gì" thay vì một lời giải thích.

Nhưng có lẽ, mọi sự "bất nhất" cũng không tự dưng mà có. Bài học "đồng bộ" mà người đứng đầu ngành đặt ra có lẽ chưa quan trọng bằng bài học "đồng lòng" mà chính những người có trách nhiệm ở 49 Đại Cồ Việt phải học thuộc hơn bao giờ hết, dù đã viết mòn trang trong vở đạo đức lớp 5 của trẻ 11 tuổi. Có lẽ, trước khi làm truyền thông với xã hội, nội bộ ngành trước hết cần phải truyền thông với chính mình.

  • Hạ Anh

Rằm tháng giêng - ngày của thơ ở Việt Nam

Đẹp và chưa đẹp tại Ngày thơ VN lần thứ VIII

Cập nhật lúc 16:04, Chủ Nhật, 28/02/2010 (GMT+7)
,

- Một Ngày thơ đẹp và trong sáng của năm 2010, mở đầu hoạt động kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được tổ chức hoành tráng trong một thời tiết đẹp hơn những gì người xem mong đợi. Nhưng vẫn còn đó những hình ảnh chưa đẹp...

>> Thơ đứng trên tường, thơ nằm trên đất... thơ sai chính tả

>> Nhà thơ Đỗ Trung Lai “xin” báo giới ủng hộ Hội NV

>> Video: Khách thơ dập dìu sân Văn Miếu


Ngày hội của “thơ già”

Từ rất sớm, hàng ngàn khách yêu thơ đã nô nức đến Văn Miếu – Quốc tử giám để được tận mắt chứng kiến ngày thơ một năm chỉ có một lần.

Mô tả ảnh.

Nô nức người thơ với khách thơ. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn.

Đúng với những gì mà BTC “cam kết” (Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: Ngày thơ Việt Nam năm nay sẽ tổ chức công phu với qui mô hoành tráng, rộng lớn và sẽ là một "đại lễ hội thơ ca!), thi khách đã được chứng kiến một ngày lễ hội thực sự văn hóa.

Mô tả ảnh.

Dàn nhạc trống của Ngày hội Thơ Việt Nam lần thứ VIII - Ảnh: Phùng Anh Tuấn

Ngay từ 8h30 sáng, các nghi thức trang trọng nhất đã được tiến hành. Sân khấu chính dành cho “thơ già” là nơi nghênh rước Chiếu Dời đô của vua Lý Công Uẩn, cùng với các chương trình biểu diễn văn nghệ công phu của các đoàn diễn viên chuyên nghiệp.

Mô tả ảnh.

Rước "Chiếu Dời đô" của vua Lý Công Uẩn. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn

“Vườn thơ Trăm miền” với những cây thơ đại diện cho các tỉnh thành trong cả nước gồm các lô – gô về các nhà thơ tiêu biểu cho mỗi vùng miền đất nước, được bày trang trọng bao gồm một đoạn trích vắn về thân thế, sự nghiệp kèm theo một bài thơ/ đoạn thơ nổi bật của tác giả.

Dân ca ba miền lần đầu tiên cũng có mặt trong “Vườn thơ đất nước”. Tiếp theo “Vườn thơ Trăm miền”, triển lãm thơ trên gốm – sứ, một sáng tạo mới mẻ và kỳ công của BTC.

Không giống buổi chiều 27/2, ngày hôm nay, các tác phẩm gốm - sứ đề trước tác thơ của các tác giả, đã được đặt trang trọng trên các kệ gỗ, hoặc xếp ngăn nắp theo khu vực, kèm theo một người đứng “bảo vệ” và hướng dẫn cho khách thưởng lãm.

Sân “Thơ già” năm nay, không chỉ có các tiết mục đọc thơ của các nhà thơ Việt Nam. Một nữ thi sỹ đến từ nước Mỹ trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đã có mặt tại sân khấu chính của Ngày thơ Việt Nam, để chia sẻ tình yêu thơ – một ngôn ngữ chung dành cho tất cả những người có mặt.

Thi sỹ ngâm thơ. Khách thơ chăm chú lắng nghe. Bên phải sân khấu chính, ngọn đuốc thiêng được rước từ Đền Hùng đưa về, rừng rực cháy như thắp thêm nhiệt huyết, để tình yêu thơ ca không bao giờ có biên giới.

Sân thơ trẻ: Khiêm tốn nhưng mới mẻ và phong phú

Sân Thái Học sôi động trong Sự chuyển động của cảm giác bởi sân Thơ trẻ với ba nội dung: Góc thơ truyền thống, thơ trình diễn và thơ sắp đặt. Dễ nhận thấy, sức trẻ thể hiện trong những tấm poster khá bắt mắt của kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý, gương mặt quen thuộc trong các ngày hội thơ.

Không chỉ nắm được tinh thần của năm 2010, năm Thăng Long 1000 tuổi, bằng cách sử dụng các kiểu kiến trúc đặc trưng như khu phố Pháp, khu đô thị mới, phố cổ và phố cũ, Hồ Gươm và chung cư, anh còn biết cách tôn vinh những người làm thơ trẻ khi thể hiện được nét đẹp và cá tính từng người.

Mô tả ảnh.

Người xem tò mò trước góc thơ sắp đặt tại Sân thơ Trẻ. Ảnh: Nguyên Linh

Ấn tượng nhất có lẽ là góc thơ sắp đặt với sự tham gia của các nhà thơ Lê Anh Hoài, Nguyễn Quỳnh Trang, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Trần Nguyễn Anh… khi người làm thơ không chỉ sử dụng câu chữ mà còn tận dụng ưu điểm của mỹ thuật đương đại để thể hiện ý tưởng của mình. Lê Anh Hoài gây chú ý bằng bài thơ Nhu cầu đặt dưới nền chiếc xe máy có đôi cánh thiên thần đang bay trong một chiếc lồng sắt.

Lúc hứng, anh còn chui vào lồng, ôm chiếc xe. Trên đó, những câu thơ đơn lẻ được viết theo những cách khác nhau. Đây là chiếc xe máy anh vẫn hàng ngày đi làm và tất nhiên sau buổi triển lãm, nó vẫn là phương tiện đi lại của anh. Có rất nhiều những lời bình luận quanh tác phẩm của anh, người cho đó là ý tưởng thú vị, người bảo có vẻ… dở hơi.

Mô tả ảnh.

Nhà thơ Lê Anh Hoài và tác phẩm Nhu cầu. Ảnh Thu Huyền

Nếu tác phẩm của Lê Anh Hoài gây tò mò với khán giả khiến anh luôn phải giải thích vì sao sử dụng phương tiện quen thuộc này để nói về mâu thuẫn trong nhu cầu của mỗi người, thì tác phẩm của các tác giả khác lại thu hút người xem chụp ảnh... kỷ niệm.

Mô tả ảnh.

Chờ "một thế kỷ" để chụp hình lưu niệm. Ảnh Nguyên Linh

Góc thơ truyền thống và thơ trình diễn thay nhau phục vụ khán giả. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về biểu diễn, thơ trình diễn thu hút người xem đông hơn dù chất lượng âm thanh đôi lúc không được tốt, và người xem không “lĩnh trọn” cảm giác nghe-nhìn một cách hiệu quả. Một số tác giả tự trình diễn, số khác nhờ hẳn vũ công minh họa khiến tiết mục diễn thơ gần giống diễn kịch.

Song, phải thừa nhận đây là hình thức biểu diễn thơ mới đang có tác động nhanh đến người xem, không quá xa xôi, khó hiểu, cũng không nhạt nhòa, đơn điệu. Nhưng khó tính một chút thì vẫn thấy dường như đây chỉ là mượn hình thức khác để nói một nội dung chưa mới?

Mô tả ảnh.

Góc trình diễn của Sân thơ trẻ.

Phóng sự ảnh của phóng viên VietNamNet về Ngày thơ Việt Nam lần thứ VIII.

Mô tả ảnh.

Chương trình văn nghệ mở đầu buổi lễ. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn

Mô tả ảnh.

Náo nức Sân thơ Trẻ. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn

Mô tả ảnh.

Ngọn đuốc rước từ Đền Hùng cháy rừng rực suốt Ngày thơ VN. Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Hội thơ nô nức người đua chen... Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Cónhiều vị khách "già" trong Sân thơ Trẻ. Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Người thơ "quây" Thiên Quang tỉnh! Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Vườn thơ Trăm miền. Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

"Ô, sao thơ "nằm" mà xe máy lại "đứng"!? Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Thơ bay về trời! - Ảnh: Phùng Anh Tuấn.

Mô tả ảnh.

Nhưng lửa yêu thơ thì ở lại. Ảnh: Nguyên Linh

Và vẫn còn đó những hình ảnh chưa đẹp từ ý thức của người đến dự ngày hội thơ và sơ xuất trong khâu tổ chức:

Mô tả ảnh.

Xem thơ đâu phải dễ?! Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Sách "quây" Ngày thơ. Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Đến Hội thơ để... xem tranh?! Ảnh: Nguyên Linh

Mô tả ảnh.

Quầy sách bày bán những cuốn chẳng liên quan gì đến thơ. Ảnh: Dương Huệ Hương

Mô tả ảnh.

Sản phẩm trên gốm rất cẩu thả bài thơ của Ức Trai nhưng vẫn được trưng bày. Ảnh: Dương Huệ Hương

Mô tả ảnh.

Hình như người ta quên in thơ trên bình gốm này. Ảnh: Dương Huệ Hương

Mô tả ảnh.

Hồn nhiên đạp lên cỏ để chụp hình lưu niệm. Ảnh: Dương Huệ Hương

Đêm 27/2/2010, Chung kết thơ sinh viên đã được tổ chức với sự tham dự của 4 trường ĐH: ĐH Văn hóa HN, ĐH Sư phạm HN; ĐH KHXH-NV HN và ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Tiến sỹ Văn Giá (Chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Lý luận và Phê bình Văn học - ĐH Văn hóa HN) trò chuyện cùng VietNamNet).
Mô tả ảnh.

Tiến sỹ Văn Giá - Chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Lý luận và Phê bình VH: "Văn chương đến lúc cũng cần đến sự chuyên nghiệp!".

Thưa ông, với tư cách là thành viên của BTC, ông có cảm nhận gì về Đêm chung kết Thơ sinh viên trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 8?

- Đó là một cuộc chơi đầy tính văn hóa. Bốn trường ĐH tham dự (gồm Khoa Sáng tác – Lý luận và Phê bình VH, ĐH Văn hóa HN; ĐH Sư phạm 1 HN; ĐH KHXH và Nhân văn; ĐH Sư phạm Thái Nguyên). Những tác phẩm lọt vào đêm chung kết đã được BGK “sát hạch”, thẩm định chặt chẽ, cho nên những tác phẩm trình diễn trong đêm Chung kết thơ sinh viên đêm qua là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật.

Người xem nhận thấy, các tác giả trẻ của ĐH Văn hóa HN thể hiện khá chuyên nghiệp, giàu tính biểu cảm. Đấy có phải là lợi thế của những “gà nòi” được đào tạo chuyên nghiệp?

- Có thể là như vậy. Bởi những sinh viên học tại Khoa Sáng tác – Lý luận và Phê bình VH (Trường Viết văn Nguyễn Du cũ) ít nhất cũng đều là những sinh viên có năng khiếu sáng tác và thẩm định văn chương. Đối với những người có năng lực, thế mạnh ở điểm nào, nếu được sự định hướng có khoa học, chuyên nghiệp và bài bản thì họ sẽ phát huy được sở học đó…

Nói như thế, có nghĩa là những mơ hồ như người ta vẫn hoài nghi về vai trò của một trường dạy viết văn, sáng tác thơ đã không còn?

- Chẳng ai có thể dạy bạn viết được tiểu thuyết, hay sáng tác được thơ, nếu như bạn không có năng khiếu. Tất nhiên, năng khiếu đó sẽ phát huy được nếu như có sự dẫn dắt, giống như một hạt giống tốt, nếu được chăm bẵm từ nhỏ, sẽ trở thành một cái cây lớn giữa rừng…

Thưa ông, đấy là những người có may mắn được là học viên của Khoa sáng tác – Lý luận và Phê bình VH. Còn rất nhiều người yêu thơ và có năng khiếu thơ, nhưng họ không có may mắn đó vì nhiều lý do. Như thế, con đường văn chương của họ bị tuyệt lộ?

- Không có gì khó trong câu chuyện này. Họ cứ sáng tác như là một nhu cầu giãi bày những bức xúc cần phải giải tỏa. Nhưng họ hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước, những người có chuyên môn thẩm định về văn chương.

Nhà thơ Xuân Diệu có nói: “Thơ hay như người con gái đẹp”. Bây giờ, nhiều bạn trẻ viết thơ rất hay, có những ý tưởng thơ rất táo bạo mà những nhà “thơ già”, nhiều người đọc phải thấy giật mình. Tuy nhiên, các cô gái trẻ - đẹp thì thường kiêu ngạo?

- Như thế thì các bạn trẻ đó phải xem lại nhân cách của mình. Không có một sự thành công nào nếu không trải qua thất bại. Một cú vấp ngã đầu đời, sẽ là một điểm tựa để họ có sự chuẩn bị cần thiết về tâm lý và bản lĩnh, khi mang thơ ra ngoài cuộc đời.

Những người theo đuổi văn chương thường hay vỡ mộng. Theo ông, các cây bút trẻ hiện đại, nếu vỡ mộng, thì họ sẽ vỡ mộng vì điều gì?

- Thơ ca, văn chương là sản phẩm của tinh thần. Khi nó đã được giải thoát ra bên ngoài cuộc đời và hiện hữu dưới hình thức các tác phẩm, nếu như những tác phẩm đó không được xã hội chấp nhận, và không nhận được sự đồng điệu…, thì tác giả ấy bị “ngược đãi”, và như thế tự họ thấy “vỡ mộng”. Tuy nhiên, vỡ mộng hay không là do chính bản thân tác giả ấy. Vì nếu như họ không hòa nhập với cuộc sống, thì lỗi đó là do chính bản thân họ. Lĩnh vực nào cũng cần đến sự chuyên nghiệp, văn chương cũng như thế. Và quan trọng nhất, đấy là đạo đức của những người viết thơ, làm thơ.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Linh - Thu Huyền. Ảnh: Phùng Anh Tuấn - Dương Huệ Hương

Đền Trần là nơi tôn nghiêm thế sao họ lại không sợ

Giẫm đạp lên nhau xin ấn đền Trần

TTO - Đêm 27-2 (14 tháng giêng âm lịch), ban quản lý khu di tích đền Trần và UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ khai ấn, phát lộc cho người dân trong và ngoài tỉnh theo như thông lệ hàng năm.

Lễ hội bắt đầu từ câu chuyện vua Trần mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (hiện nay nằm trong khu di tích đền Trần, Nam Định) và phong chức cho một loạt quan quân có công sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất và ban ấn cho nhân dân.

Nhưng hành trình người dân xin được ấn (một tấm vải, hoặc giấy điệp được dập ấn vua nhà Trần) không hề đơn giản chút nào. Từ 5g chiều, hàng ngàn người đã tập trung đông nghẹt trước cổng đền Trần.

Năm nay, ban tổ chức cho dựng tới 5 lớp rào chắn để chia nhỏ dòng người, ngăn chặn tình trạng người dân ào ào xô đẩy tiến vào đền Trần. Nhưng bất chấp điều đó, nhiều người dân vẫn xô đẩy giẫm đạp lên nhau, phá rào để xông vào.

Tuổi Trẻ Online ghi lại cảnh tượng xô đẩy, giẫm đạp kinh hoàng đó:

Nhiều người dân băng ruộng để tìm cách vào đền Trần xin ấn - Ảnh: Thuận Thắng

Người dân phá hàng rào bảo vệ ào ào xông vào xin ấn - Ảnh: Thuận Thắng

Một người đàn ông bị dẫm đạp tới ngất xỉu - Ảnh: Thuận Thắng

Một người khác dù đã vượt qua hàng rào nhưng lại bị cảnh sát bắt được đuổi ra - Ảnh: Thuận Thắng

Chen nhau căng thẳng như thế này - Ảnh: Thuận Thắng

Dù lực lượng cảnh sát chặn ngay trước mặt nhưng nhiều người vẫn liều mạng vượt rào - Ảnh: Thuận Thắng

Nhiều bạn gái cũng “xông xáo” vượt rào không kém gì con trai - Ảnh: Thuận Thắng
Tới 22g đêm, ở hai bên cổng đền Trần có tới hàng vạn người ùn ùn kéo tới xô đẩy hàng rào - Ảnh: Thuận Thắng

Cảnh sát cũng không thoát khỏi tình trạng xô đẩy chung - Ảnh: Thuận Thắng

Dù đã xin được ấn nhưng việc thoát ra ngoài cũng không hề đơn giản - Ảnh: Thuận Thắng

THUẬN THẮNG thực hiện

Tuổi trẻ

Cô gái 21 tuổi mê làm lãnh đạo
( 10:07 AM | 27/02/2010 )

“Tôi đang cố gắng học thật tốt để tìm được một suất du học. Sau đó, sẽ cố gắng để lấy bằng tiến sĩ trước 30 tuổi như đã hứa với cha mẹ. Mục tiêu lớn của tôi là được làm lãnh đạo cao cấp”, cô bạn Vũ Thị Phương Thảo tâm sự.

Hiếm có cô gái ở độ tuổi 21 nào có sức học và sức làm việc "khủng" như Vũ Thị Phương Thảo. Hiện Thảo đang là SV ngành tiếng Pháp tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, SV ngành tiếng Anh Trường ĐH Mở TPHCM. Đồng thời, Thảo là giáo viên tiếng Anh tại các trường Anh ngữ. Chưa hết, cô còn là MC và là Trưởng bộ phận phát triển ý tưởng của công ty tổ chức sự kiện TCM. Lịch làm việc mỗi ngày của cô gái nhỏ nhắn này kéo dài từ sáng sớm đến khuya và chuyện không có thời gian ăn cơm nên bị… xỉu là chuyện không lạ.

Thảo có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, Pháp và Nhật. Cô giải thích về đam mê đặc biệt với ngoại ngữ của mình: "Ngoại ngữ là "cánh cửa" mở ra nhiều kiến thức. Một khi có thể trò chuyện thoải mái với người nước ngoài, có thể đọc được sách ngoại văn, sẽ rút ngắn được khoảng cách về mọi thứ với "công dân toàn cầu". Nhờ thích và cảm thấy nhẹ nhàng khi học, nên với tôi ngoại ngữ cũng "thấm" rất tự nhiên".

Cô gái 21 tuổi mê làm lãnh đạo - Tin180.com (Ảnh 1)
Phương Thảo: "Với tôi, một phút cũng quý".

Phương Thảo vốn ham chơi từ bé nhưng khi lên đại học, cô được cha mẹ "quán triệt": "Từ 18 tuổi, phải tự lo cho mình". Vậy là ngay năm nhất, Thảo đã lăn vào các công việc làm thêm như đi dạy tiếng Anh và làm MC tiếng Anh. Thảo có một bảng thành tích dài khiến bạn bè phải nể phục: đạt điểm tổng kết 8,3, được nhận học bổng của ĐH kỹ thuật Texas (Mỹ), lọt vào top 3 cuộc thi "Đi tìm đại sứ văn hóa Việt Nam", được nhận bằng khen trong cuộc thi viết về môi trường do UNESCO tổ chức…

Thảo cũng dành nhiều thời gian cho… phong trào, cô là Bí thư Đoàn, vừa là lớp trưởng. Tại Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần III (AIG3) diễn ra tại VN, Thảo là nhóm phó tình nguyện viên phục vụ khách VIP. Thảo được giao phục vụ công chúa nước Kuwait và hoàng thân Brunei. Trong Liên hoan phim lần thứ 16 tại TPHCM vừa qua, Phương Thảo phụ trách hướng dẫn đoàn khách người Phần Lan và đạo diễn Frank Pieson (Chủ tịch giải Oscar).

Có lẽ nhiều người sẽ "ngợp" khi biết Thảo còn chơi ghi ta rất khá, vẽ truyện tranh cũng cừ (bút danh Yugi Hashi trên báo Mực Tím) và đang theo học cả võ Kungfu.

Bằng cách nào Thảo có đủ thời gian cho nhiều việc như thế?

Trong tôi luôn hiện rõ hai chữ "tranh thủ”. Đơn cử, trên lớp, tôi tranh thủ nằm lòng khoảng 70% lượng kiến thức, để đỡ phải học bài ở nhà. Ngoài ra, tôi sắp xếp lịch làm việc rất khít khao. Với tôi, một phút cũng quý. Khi đã sắp lịch rồi thì phải thực hiện nghiêm túc, tránh chuyện bị công việc chồng chất.

Tuổi 21 vẫn đang là "tuổi chơi, tuổi học" của nhiều bạn trẻ, tại sao Thảo phải ôm đồm quá nhiều việc?

Làm việc nhiều không chỉ kiếm tiền để tự trang trải việc học, mà còn giúp tôi học được rất nhiều, nhiều hơn cả những gì mình lĩnh hội trên lớp. Tôi cũng quan niệm, so với vui chơi thì làm việc giúp mỗi người trưởng thành nhanh hơn nhiều. Tôi có nhiều hoài bão, nên phải tận dụng tối đa thời gian để hoàn tất những việc phải làm.

Bạn có thể chia sẻ những hoài bão của mình?

Tôi đang cố gắng học thật tốt để tìm được một suất du học. Sau đó, sẽ cố gắng để lấy bằng tiến sĩ trước 30 tuổi như đã hứa với cha mẹ. Mục tiêu lớn của tôi là được làm lãnh đạo cao cấp của Nhà nước VN.

Vì sao bạn lại theo đuổi một mục tiêu rất khác so với mục tiêu thường gặp của các bạn trẻ?

Tôi mê làm lãnh đạo từ nhỏ. Ở trường, tôi luôn muốn được làm lớp trưởng. Đơn giản, vì tôi muốn thay đổi cuộc sống xung quanh theo hướng tích cực, mà chỉ khi mình làm lãnh đạo mới có nhiều cơ hội thực hiện những thay đổi lớn.

Nếu có người bảo bạn hơi kiêu ngạo, bạn sẽ…

Tôi sẽ lắng nghe một cách khiêm tốn và phân tích rõ hơn để họ hiểu rằng, ai cũng có ước mơ của mình và dám tin vào điều mình mơ ước, để từ đó phấn đấu hết mình.

Bạn có nghĩ, mình phải hy sinh hạnh phúc đời thường để theo đuổi mục tiêu lớn ấy?

Tất nhiên. Tôi biết hạnh phúc lớn nhất của một người phụ nữ là có một gia đình yên ấm. Nhưng, một khi khát khao quá lớn, người ta dường như quên hết mọi thứ xung quanh. Một số bạn trai cũng để ý tôi, nhưng họ thường tự động "cài số de" vì nhận thấy tôi không có thời gian để yêu.

Xin cảm ơn Phương Thảo. Chúc bạn thành công với mục tiêu lớn của mình!

Theo Trần Triều
Phụ nữ TPHCM

Wednesday, February 24, 2010

Khó hiểu - đề có nhiều cách giải mới thấy sự sáng tạo mà lại cấm

Không ra đề thi ĐH, CĐ vào những phần có nhiều cách giải

(GD&TĐ)- Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải; không ra đề thi quá khó, quá phức tạp. Đó là một trong những yêu cầu của Bộ GD&ĐT về đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2010.

vvxcvfv
Đề thi đại học 2010 sẽ không quá khó

Ngoài ra, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.

Nội dung đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.

Không được phép có sai sót về nội dung đề thi. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình).

Đề thi phải bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Thống nhất các ký hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành.

Hiếu Nguyễn

Wednesday, February 17, 2010

Bài của GS Nguyễn Văn Tuấn - Dốt cũng hay nói chữ

Một bạn đọc gửi email bảo tôi bình luận về một tấm biển về Hà Nội. Email viết như sau:

“Em thấy ở ngay hồ Hòan Kiếm (Hà Nội) có tấm biển viết chữ Anh HÌNH NHƯ SAI: Hanoi Smoke Free.

Tuy nhiên em không thể cắt nghĩa ngọn ngành nó sai như thế nào. Em gửi kèm ảnh chụp cái biển ấy. Phiền bác giảng cho em và lãnh đạo Hà Nội được không ạ? Xin cám ơn bác!”


Tôi có 2 nhận xét về tấm biển đó, chứ không giảng cho lãnh đạo Hà Nội đâu. Hai nhận xét của tôi liên quan đến cụm từ “Tourism Information” và “Hanoi Smoke Free”:

Thứ nhất là cụm từ “TOURISM INFORMATION”, theo tôi là không chuẩn mấy. Tourism, như chúng ta biết, là một danh từ có lẽ dịch là “thú du lịch”, nhưng cũng có một danh từ khác liên quan đến du lịch: đó là danh từ tourist, có nghĩa là khách du lịch. Do đó, tôi đoán UBND Hà Nội muốn nói đến thông tin dành cho khách du lịch, và như thế thì nên viết là “TOURIST INFORMATION” thì chuẩn hơn. Thật vậy, các bạn để ý ở các nước nói tiếng Anh, người ta luôn viết là Tourist Information chứ không ai (hay rất hiếm mà tôi chưa biết) Tourism Information.

Thứ hai là cụm từ “HA NOI SMOKE FREE”, theo tôi cũng không đúng chuẩn tiếng Anh. Smoke-free (để ý có dấu gạch nối "-") là một cách viết tắt Free of smoke (có nghĩa là không khói thuốc). Ở đây smoke là danh từ có nghĩa là khói thuốc, free là tính từ có nghĩa là tự do hay miễn. Khi người ta viết liền và ngược lại thành Smoke-free thì bây giờ cụm từ này trở thành tính từ. Vì là tính từ, nên nó phải đặt trước danh từ. Do đó, chúng ta thấy ở nước ngoài người ta hay viết smoke-free area hay smoke-free restaurant. Quay lại cụm từ trên, tôi đề nghị nên viết lại là “SMOKE-FREE HANOI” hay “SMOKE-FREE HA NOI”. Tôi sẽ bàn là nên viết HA NOI hay HANOI sau.

Như vậy, chỉ có biểu nhỏ mà có đến 2 sai sót về tiếng Anh, và đó là một điều đáng tiếc, không nên có. Ở Hà Nội có rất nhiều người thạo tiếng Anh, từ giới văn học đến khoa học. Hà Nội có những đại học với những bộ môn chuyên dạy tiếng Anh. Tại sao Ủy ban Nhân dân Hà Nội không tham vấn những chuyên gia này mà lại để sai sót như thế thì quả là điều tôi thấy khó hiểu. Muốn xây dựng một “Hà Nội thanh lịch” (như biểu ngữ đó mong muốn) thì cần phải thanh lịch cả trong cách hành văn bằng tiếng Anh.

Có thể có người sẽ nói rằng tôi “vạch lá tìm sâu” và chỉ ra rằng ở các thành phố khác người ta cũng viết sai tiếng Anh rất nhiều. Nhưng tôi đang nói đến Hà Nội, thành phố của chúng ta; tôi không mấy quan tâm đến chuyện ở nước khác họ sai ra sao (vì đó là vấn đề của họ). Vả lại, người ta sai không có nghĩa rằng chúng ta cũng có quyền sai, vì nói như thế là … ngụy biện. Tôi nghĩ ở đây không nên xem thường việc “vạch lá tìm sâu” để lấp liếm sai lầm của mình (thật ra, trong khoa học, có được người “vạch lá tìm sâu” là một môi trường rất tốt). Một biển ngữ lớn như thế, trưng bày giữa nơi đông người dành cho khách nước ngoài, dưới danh nghĩa thủ đô (có cả logo biểu tượng của Hà Nội) thì không nên phạm sai sót đơn giản trong tiếng Anh. Thật ra, tôi cảm thấy không thoải mái khi cái dấu cấm hút thuốc xuất hiện dưới biểu tượng của Văn Miếu. Một biểu tượng văn hóa không thể nào “đi” với một hành vi phản văn hóa và phản xã hội được. Tôi đề nghị nên hạ biển ngữ đó xuống và sửa lại cho chuẩn hơn.

Tuesday, February 16, 2010

Người phụ nữ đầy nghị lực sống

Nghị lực của nữ Phó giáo sư trẻ

(Dân trí) - Đó là nữ Phó giáo sư, tiến sĩ Vật lý trẻ Nguyễn Thanh Hải, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Để đạt được thành công này, chị Hải đã nhiều lần phải đánh đổi bằng những giọt nước mắt.

28 tuổi có hai “bằng tiến sĩ”

“Phụ nữ muốn thành công thường khó hơn nam giới rất nhiều, nhất là khi muốn làm tốt cả hai vai trò “giữ lửa” trong gia đình và “tỏa sáng” trong công việc. Điều này càng đúng với những phụ nữ làm nghiên cứu” - PGS.TS Vật lý Nguyễn Thanh Hải, hiện là Phó Giám đốc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam và đang giảng dạy tại Bộ môn Vật lý Lý thuyết trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chị là một trong ba nữ Phó Giáo sư trẻ của Việt Nam (được phong PGS năm 37 tuổi) đã thẳng thắn chia sẻ khi nói về thành công của mình. Theo chị Hải, ở Việt Nam xã hội khó chấp nhận những người phụ nữ thành công khi họ không có một gia đình hòa thuận. “Tôi may mắn vì trước khi nhận bằng tiến sĩ vào năm 28 tuổi đã có một “bằng tiến sĩ” về gia đình, với con gái đầu lòng xinh xắn 3 tuổi và một người chồng hết lòng yêu thương vợ” - chị Hải chia sẻ.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ Vật lý, trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007 (trừ năm 2000 và 2001 chị sinh
cháu thứ hai), năm nào chị Hải cũng sang công tác tại Trung tâm Vật lý lý thuyết Quốc tế đặt tại thành phố Trieste, Italy trong suốt 3 tháng hè. Nhiều người biết hoàn cảnh của chị đều khen giỏi và tỏ vẻ thán phục “Mạnh mẽ nhỉ, dứt được con ra mà đi”. Họ đâu biết rằng, với chị công tác ở nước ngoài là phải tập nuốt nước mắt thật sâu để tập trung làm việc, nghiên cứu khoa học vì nỗi nhớ nhà, nhớ con luôn thường trực.

Chị còn nhớ vào những năm 1998, dịch vụ internet ở Việt Nam còn chưa phổ biến, cước điện thoại gọi về Việt Nam cũng rất cao, thời gian chênh lệch 5-6 tiếng, thế mà hai tuần đầu mới sang, đêm nào chị cũng cuốc bộ đi vài cây số tìm bốt điện thoại quốc tế để gọi về nhà. Có lần biết con ở nhà đang sốt, toàn bộ số tiền đang có đã được “nướng” hết vào những cuộc điện thoại chỉ để biết nhiệt độ của con.

Những năm sau khi dịch vụ internet đã phát triển, việc liên lạc thường xuyên với gia đình qua email và YM (phần mềm chat) cũng phần nào làm vơi đi nỗi lo lắng và nhớ con cái, gia đình. Tuy nhiên, bù lại sau mỗi chuyến đi công tác nước ngoài, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn luôn được cải thiện rõ rệt, nhiều công trình khoa học của chị đã được hoàn thành trong khoảng thời gian này (chị đã có hơn 20 bài báo trên nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó có 07 bài trên các tạp chí nước ngoài, tham gia và chủ trì nhiều đề tài khoa học)

Đam mê khoa học, đồng nghĩa với hy sinh. Với phần lớn các gia đình, khi con cái nghỉ hè cũng là khoảng thời gian để họ có những chuyến đi biển, đi dã ngoại nghỉ ngơi và thư giãn. Với gia đình chị thì mùa hè đồng nghĩa với “mùa đi công tác của mẹ” - chị thường xuyên phải xách va ly lên đường khi các con bắt đầu vào kỳ nghỉ và trở về khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu. “Đôi khi tôi chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là được chờ đón con khi tan học về nhưng vì bận công việc quá cũng không làm được...” - người mẹ ấy rưng rưng nước mắt khi nhớ về chặng đường đã qua để đạt được thành công của mình.

Niềm vui là được vào bếp nấu ăn
Nữ Phó giáo sư, tiến sĩ trẻ Nguyễn Thanh Hải
Còn chị Hải, niềm vui của chị là được vào bếp nấu ăn cho gia đình, bạn bè hay đơn giản chỉ là phát hiện ra một bí quyết gì đó trong nấu ăn, chẳng hạn làm thế nào để rán nem cho giòn, ninh đậu chóng nhừ,... Sau mỗi lần vào bếp chị cảm thấy áp lực trong công việc tiêu tan đi nhiều. Chị cho biết: “Trong công việc, tôi luôn phải đặt cho mình những cái đích để phấn đấu, nếu chưa đạt được thì phải biết tìm các niềm vui khác trong cuộc sống, như nấu ăn, nghe nhạc hay giúp đỡ những người khó khăn hơn mình hoặc tham gia công tác xã hội (chị từng là Bí thư đoàn trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Nữ Phó giáo sư trẻ chia sẻ, cuộc sống hiện thực và công việc nghiên cứu luôn phải được phối hợp hài hoà và hỗ trợ lẫn nhau, trong cuộc sống bạn cần sự chính xác, tỉ mỉ của khoa học và ngược lại trong khoa học bạn cần có sự tự tin, năng động mà bạn có được từ cuộc sống.

Với hai con gái xinh xắn, nhanh nhẹn, giỏi giang chị luôn luôn đề cao mặt mạnh của con. Với một vài hạn chế của con, giống như của giới trẻ ngày nay (giỏi, thông minh nhưng sự quan tâm, chăm sóc, hy sinh cho những người xung quanh đôi khi còn bị xem nhẹ), chị luôn tìm cách nhẹ nhàng dạy con thông qua những câu chuyện giản dị của cuộc sống. Chị dẫn chứng bằng một câu chuyện “Có một bác nông dân chia những hạt giống ngô tốt cho mọi người xung quanh, cả làng năm đó bội thu. Trong khi ở làng khác, có người không chia, nên năm đó mất mùa”. Chị giải thích cho con hiểu rằng, ngô thụ phấn theo gió, mọi nhà đều có giống tốt thì quá trình thụ phấn sẽ rất thuận lợi, nhưng quan trọng hơn, từ câu chuyện này, chị muốn con hiểu chia niềm vui tức là sẽ nhân niềm vui đó lên lên nhiều lần...

Người ta thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, thế nên để đạt được thành công trong sự nghiệp với những “người đàn bà xây tổ ấm” là điều vô cùng khó khăn. Đằng sau thành công của họ luôn có những giọt nước mắt lặng lẽ và sự biết ơn thầm lặng gửi đến “hậu phương” - những người đã luôn ở bên, ủng hộ, tạo điều kiện để họ được “cháy” hết mình cho niềm đam mê nghiên cứu.

Vũ Quang

Sunday, February 14, 2010

Terence Tao là người nổi tiếng trong ngành, làm việc với anh cũng phải là người nổi tiếng, do đó Vũ Hà Văn cũng là người tài

Đồng quan điểm với Vũ Hà Văn, Terence Tao là người rất giỏi, những công trình của anh là khởi nguồn cho series bài báo mà học kỳ vừa rồi mình viết. Rất nhiều bài của anh viết đọc hoài nhưng không hiểu!!!

Người trẻ được phong hàm giáo sư cùng Ngô Bảo Châu

Cập nhật lúc 08:06, Chủ Nhật, 14/02/2010 (GMT+7)

Vũ Hà Văn, một trong hai người trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư, đã cộng tác cùng “Mozart toán học” Terence Tao nghiên cứu, công bố 15 bài báo khoa học và cuốn Additive Combinatorics nổi tiếng.

Mô tả ảnh.
Vũ Hà Văn và người bạn thân thiết Terence Tao (bìa trái) trong một bữa ăn tại gia đình anh.
Một ngày giữa tháng 12/2009, tôi đến thăm gia đình nhà thơ Vũ Quần Phương, một người bạn cố tri, tại nhà riêng của ông ở khu đô thị mới Định Công – Hà Nội. Tại đây, tôi đã gặp nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai đầu của nhà thơ, một trong hai người trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư cùng với Ngô Bảo Châu.

Tôi quen biết Văn từ khi anh còn là cậu học sinh chuyên toán Trường THPT Chu Văn An - Hà Nội và rất ngưỡng mộ Văn, nhất là khi anh được tặng giải thưởng Polya duy nhất về những ứng dụng của lý thuyết tổ hợp năm 2008.

Polya là giải thưởng do Hội Toán công nghiệp và ứng dụng Mỹ (SIAM) lập từ năm 1969, trao 2 năm một lần, chủ yếu cho những công trình mới, những đóng góp, ứng dụng nổi bật về lý thuyết tổ hợp, lý thuyết xấp xỉ, lý thuyết số, đa thức trực giao, lý thuyết xác suất... SIAM được thành lập năm 1952, trụ sở chính tại Philadelphia, hiện có 12.000 thành viên cá nhân và 500 thành viên tập thể khắp thế giới.

Quá trình xét trao giải thưởng Polya vô cùng nghiêm ngặt, do vậy khi Văn được chọn là một vinh dự lớn lao không chỉ riêng anh mà cho cả giới nghiên cứu khoa học Việt Nam nói chung.

Văn sinh năm 1970, ở Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân tại ĐH Eotvos - Hungary năm 1994, đỗ tiến sĩ tại ĐH Yale - Mỹ năm 1998 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Laszlo Lovasz, người từng được tặng giải thưởng Polya.

Sau thời gian làm hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton và Ban Nghiên cứu Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, Văn làm việc tại ĐH California – Mỹ với tư cách trợ giáo, phó giáo sư và giáo sư. Từ mùa thu năm 2005, Văn trở thành giáo sư Khoa Toán ĐH Rutgers – Mỹ.

Văn là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Paris 6 vào năm 2006... Lĩnh vực Văn nghiên cứu gồm: toán học tổ hợp, xác suất và lý thuyết số cộng tính... Đến nay, Văn đã công bố 80 công trình, trong đó có nhiều công trình được in trên các tạp chí toán học đỉnh cao thế giới.

Đang trò chuyện với tôi, Văn dừng lời, chạy vội lên gác tìm cuốn Additive Combinatorics (Toán học tổ hợp cộng tính) mang xuống khoe. Văn cho biết sách này anh và người bạn thân thiết Terence Chi-Shen Tao cùng viết trong 3 năm, do Viện Nghiên cứu toán học cao cấp ĐH Cambridge - Anh xuất bản năm 2006.

Terence Tao cũng là một quái kiệt toán học mà tôi vô cùng ấn tượng. Sinh năm 1975 tại Adelaide – Úc trong một gia đình người Hoa, mới hơn 2 tuổi, nhờ học “mót” toán và tiếng Anh qua tivi, Tao đã dạy lại 2 môn này cho một cậu bé 5 tuổi! Lên 9 tuổi, Tao được chương trình nghiên cứu tài năng đặc biệt của ĐH Johns Hopkins - Mỹ nhận.

Mới 10 tuổi, Tao lọt vào đội tuyển quốc gia Úc dự Olympic Toán quốc tế và đoạt HCĐ, năm sau HCB rồi đến năm 13 tuổi chiếm HCV. Tao chính là người đoạt HCV nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Olympic Toán quốc tế. 17 tuổi, Tao được trao bằng thạc sĩ tại Úc và nhận học bổng sang Mỹ học.

20 tuổi, Tao bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐH Princeton danh tiếng ở Mỹ và 25 tuổi đã trở thành giáo sư. Năm 2006, mới 31 tuổi, Tao được tặng huy chương Fields (được xem như giải thưởng Nobel trong toán học), là một trong vài người trẻ tuổi nhất được nhận vinh dự này. Do đó, nhiều người trong giới nghiên cứu khoa học đã tán tụng Tao là thần đồng toán học thế giới và xem anh như “Mozart trong toán học”.

Vũ Hà Văn nhớ lại: “Năm 2003, được ông chủ tịch Hội Toán học Mỹ giới thiệu, tôi làm quen với Tao, khi ấy mới 28 tuổi. Anh sống với người vợ trẻ gốc Hàn Quốc trong một căn hộ nhỏ tại quận Cam – Mỹ. Đến nhà Tao, tôi thường thấy anh nhoài ra sàn nhà làm toán.

Năm 2009, Nhà nước đã công nhận Vũ Hà Văn là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học Việt Nam. Dù sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm song Văn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Cùng là người châu Á nên chúng tôi dễ đồng cảm. Về sau, qua trao đổi, chúng tôi cảm thấy rất dễ hiểu những ý tưởng của nhau. Từ đó, Tao và tôi cộng tác nghiên cứu rồi công bố được 15 bài báo khoa học và cuốn sách chuyên khảo Additive Combinatorics”.

Vào website của Hội Toán học Mỹ, tôi thấy ngay bài điểm sách do Ben Green, một nhà toán học Mỹ lừng danh, viết. Sau khi phân tích ý nghĩa cuốn sách của “song quái hợp bích”, Ben Green kết luận: “Additive Combinatorics là một đóng góp quan trọng cho văn liệu toán học và đã trở thành cuốn sách mà thế hệ sinh viên mới cần đọc cũng như những chuyên gia trong các lĩnh vực gần gũi cần học hỏi thêm về toán học tổ hợp cộng tính.

Đây là cuốn sách viết rất đúng lúc và hai tác giả của nó rất đáng được ngợi ca vì đã thể hiện một cách đầy thuyết phục. Riêng tôi có tới ba cuốn, một để ở nhà, một tại nơi làm việc và một dự phòng hai cuốn kia cũ nát”.

Thời gian Vũ Hà Văn về Hà Nội lần này quá ngắn nên tôi không tiếp xúc được nhiều. Anh tất bật chuẩn bị cuộc gặp gỡ, làm việc giữa các nhà toán học Mỹ và Hàn Quốc diễn ra tại Seoul từ ngày 16 đến 22-12. Cùng đi với Văn tất nhiên là “Mozart toán học” Terence Tao, người bạn thân thiết của anh và nhiều nhà toán học nổi tiếng khác được Hội Toán học Mỹ cử sang Seoul giới thiệu các công trình mới.

(Theo NLĐ)

Sunday, February 7, 2010

Megapixel Images Created With One Pixel

Megapixel Images Created With One Pixel


The camera replaces the traditional digital pixel grid with an array of tiny micromirrors.


When an image focuses on the mirrors, the light breaks into a random pattern, and their combined intensity is recorded by one pixel. Using a computer algorithm developed by mathematicians during the past two and a half years, the camera software identifies the simplest possible image consistent with the samples.

"Richard Baraniuk and Kevin Kelly are part of a growing movement in the imaging community toward intelligent image processing," said Sean Varah, CEO at MotionDSP Inc., a software company with image processing technology that reconstructs low-res video images into high. "Hardware has limits, and to get past those limits, you need intelligent software. Their work is very promising as it combines both hardware and software expertise."

Recent mathematical findings from scientists Emmanuel Candes at Caltech, David Donoho at Stanford, Terence Tao at University of California Los Angeles, and Justin Romberg at Georgia Tech makes the camera technology possible.

Related to compression algorithms, such as JPEG, the technology requires less compression, battery life and space in memory and storage, Baraniuk said.

Sharper pictures require more pixels. But denser pixel arrays also drain camera batteries faster, and most of the information recorded goes unused. To store images, the camera spends more power to convert them into a file format, such as JPEG, removing redundant information and fine details.

"The technology could allow smaller hardware, and lower power, but it also would enable us to build cameras where current digital cameras are blind, such as far infrared ultraviolet and terahertz cameras," Baraniuk said.

The terahertz light band sits between microwaves and infrared proves most interesting to Baraniuk. The research could prove an important technology for use by the military and the U.S. Department of Homeland Security because terahertz can pass through things like clothes and luggage.

Baraniuk said both Texas Instruments Inc., and the Defense Advanced Research Products Agency (DARPA) support the research.

Aside from military or homeland security applications, commercializing the technology in the future could mean developing digital cameras that have the capability to take and process images comparable to trillions of megapixels, said Georgia Tech professor Justin Romberg.

"In the near future, the technology could work well when you need to take pictures at night, where visible light isn't present," Romberg said. "Infrared comes in handy at night when the sun goes down, but objects still radiate heat."

Making the technology smaller, less expensive and practical for consumer goods comes next on the agenda, Baraniuk said. "We'll also look at making the reconstruction process as fast and efficient as possible," he said. "The math tells us random pattern are a good way to do measurements, but there are other ways."

The technology will be demonstrated at the Optical Society of America's annual meeting in Rochester, N.Y.

Saturday, February 6, 2010

Ai thích thì nhào vô, chúng ta cùng chơi

Rảnh rỗi giở lại những kỷ niệm buồn - những ngày hứng chịu cảnh đấu tố

Đầu tiên là thằng thầy như tôi phải đi giải trình cho cái mà mình cho là đúng:

Phản hồi ý kiến Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

Câu thứ nhất
"Môn Xử lý tín hiệu tương tự lớp 061170 do thầy Tân đứng lớp: Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình -> SV không nắm được lý thuyết và đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít) lý do của môn học này là quá trừu tượng hay do năng lực khả năng của SV viễn thông quá kém hay vì một lí do nào khác? "
Thứ nhất, "Bài giảng của thầy không bao quát và cụ thể trong giáo trình ". Bài giảng như thế nào là bao quát. Trên lớp chỉ tóm tắt lại trong giáo trình không lẽ phải dở giáo trình ra đọc chép từng chữ. Ví dụ: trong phần biến đổi Laplace, sinh viên đã học trong môn "Số phức và biến đổi Laplace", GV chỉ nhắc lại, ở đây GV phải mở rộng thêm trong chuyên ngành chứ không thể nói trong lý thuyết.
Thứ hai, "đây là môn học có tỷ lệ rớt cao (viễn thông 051170 đậu rất ít)". Xin hỏi ngược lại người hỏi là SV lớp 05 hay lớp 06. Lý do, lớp 05 rút môn học và không chịu học. Nói thẳng không nghe lời GV đứng lớp.
Câu thứ 2
"Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab). Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn. SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời, thái độ giảng dạy coi thường SV"
thứ nhất, "Môn Lý thuyết tín hiệu thầy Tân bắt SV sử dụng phần mềm chưa học bao giờ (Matlab)". Nếu hỏi thế này, GV xin hỏi ngược lại, trong đề cương môn học có dạy Matlab không? Và trong môn học này, Matlab là tự SV học để làm công cụ để mô tả các phần trong môn học. Cụ thể, trong đề cương môn học đề nghị. GV không bao giờ tự ý sáng tác để làm khó SV.
thứ hai, "Chỉ đưa tài liệu Matlab mà không hướng dẫn". Xin hỏi ngược lại, SV có đi học không? Cụ thể, những buổi đầu, GV có dạy matlab, và có soạn những phần cơ bản trong files gởi cho SV trên Group. Mỗi bài assignment, GV có sửa bài và phản hồi cho SV
Thứ hai, "SV hỏi bài trên lớp thì thầy yêu cầu đưa câu hỏi lên mạng mới trả lời". Xin hỏi hoàn cảnh và tình huống hỏi của SV. Ví dụ, SV hỏi bài Matlab mà lúc GV tắt máy tính thì thử hỏi GV trả lời thế nào. Hoặc là, khi SV hỏi Matlab mà hoàn toàn không đem theo code, không nhớ rõ lỗi lúc chạy chương trình báo cái gì thì không có GV nào trả lời được. Thế thì SV phải copy hết bỏ lên trên web là đúng rồi. Lúc đó GV chỉ cần copy và sửa lại. Như vậy đúng hay sai?
thứ ba, "thái độ giảng dạy coi thường SV". Chưa rõ tình huống mà SV nói. Thái độ cuả GV coi thường như thế nào. "Bất cần", "chửi rủa", hay "văng tục" .v.v. trước mặt SV. Sinh viên phải nói rõ. Nếu thực sự, GV có thái độ không đúng mực như trên thì sẵn sàng chịu kỷ luật trước trường, GV sẽ tự ý rời bỏ trước chứ không cần đợi nhắc nhở. Đây là một câu hỏi đặc biệt nghiêm trọng. Vì câu hỏi này nói đến thái độ cũng chính là đạo đức của GV
Câu thứ ba
"Đối với môn Xử lý tín hiệu tương tự: đề nghị Khoa, GV quan tâm đến phương pháp giảng dạy và cách thi: SV học nhưng không hiểu bài; Đã có ý kiến đề nghị với thầy nhưng vẫn không thay đổi gì cả"
Xin góp ý: Môn học này kiến thức Toán rất nhiều. GV ngay từ đầu đã cảnh báo SV phải tập trung. Bản thân GV cũng từng là một SV và trải qua môn này và có cách khắc phục làm sao dễ gần với SV. Chuyển sang mô tả trong Matlab là một phần giảm tải môn học. GV xin lấy ví dụ: Nếu tính biến đổi Laplace thuận nghịch bằng tay, chắc chắn kiến thức Toán rất nặng, chuyển sang trong lập trình Matlab sẽ nhẹ nhàng hơn. Phần lập trình, GV cũng cung cấp , có chỉ trực tiếp trên lớp. Còn phương pháp giảng dạy, xin hỏi lại cho rõ các SV muốn đề cập đến vấn đề gì chứ nghiên cứu về phương pháp thì rất nhiều chủ đề chứ không chỉ nói suông là phương pháp.
Vê “cách thi”: Môn này thi chưa? Không hiểu rõ câu hỏi. Nếu nói đề thi thì GV chịu trách nhiệm, chứ cách thi thì đã có người gác thi rồi.
Tóm lại, GV đã trả lời và nếu có gì thắc mắc, GV xin sẵn sàng hợp tác. Nhưng có đi thì phải có lại, những điều SV thắc mắc GV đã trả lời thì những gì GV thắc mắc kính xin đề nghị SV phải trả lời. Đặc biệt là câu "thái độ giảng dạy coi thường SV". Lý do, người ta chỉ xếp loại hạnh kiểm một con người chứ chưa bao giờ dám xếp loại đạo đức con người. GV cũng chỉ là một con người bình thường nên chỉ đòi hỏi những gì của con ngừơi bình thường. Dân chủ thì điều cả nhân loại đã đang và sẽ hướng tới. Nhưng dân chủ tùy thuộc từng nơi. Dân chủ Á Đông khác với dân chủ Tây Phương. Chứ cái thứ dân chủ xô bồ Âu Mỹ mà đem áp dụng tại Việt Nam là không phù hợp.

nhận xét: (Lưu ý cái này khách quan của sinh viên. Với cái tâm của thằng Giảng viên không bao giờ kêu người nhà vào blog để comment)

thethien07 nói...
Có thể nói đây là môn học khó khi mà ko có môn dẫn dắt, tài liệu cũng không nhìu, ngay cả trong giáo trình của trường DH SPKT hay cả sách của Nguyễn Thị Cư cũng không có bài tập ví dụ nhìu để minh hoạ. nếu khoa muốn rút ngắn thời lượng lên lớp của GV thì nên chăm chút cho giáo trình, công bằn mà nói thì giáo trình chỉ toàn lý thuyết chay. Tuy nhiên cũng nói thêm, đây là môn học thuộc chuyên ngành Viễn thông, một ngành mới trong Khoa Điện Tử, đương nhiên là chưa được đẩu tư kỹ. Tôi đã đọc bài thắc mắc và cả replay của blogger, quả thật đây là môn học cần kiến thức toán vững và rộng. Nói chung hệ thống đào tạo và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. Qua đây tôi cũng có nhận xét: Việc SV nhận xét về cách giảng dạy của Thầy Tân như thế là phiến diện, nông nổi, suy nghĩ chưa chín chắn.
NgocNhanh nói...
Uhm. Cái này mình nghĩ có lẽ các bạn đưa ra nhận xét phiến diện thật. Nói thiệt là đòi hỏi một con người toàn diện về mọi mặt thì hơi vô lý. Bởi vì vốn chưa có ai là người toàn diện và hoàn hảo cả vì thế chúng ta mới phải học hỏi liên tục để hoàn thiện bản thân từng ngày một. Chúng ta là con người nên luôn luôn có thể phạm sai lầm, vì thế chúng ta chỉ có thể hạn chế sai lầm mà thôi chỉ cần chúng ta bất cẩn một tí là có thể làm người khác không hài lòng về mình. mỗi ngày chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc bao nhiêu người bạn có nhớ hết không? có thể trong một lúc bất cẩn nào đó ta đã làm họ cãm thấy không vui. Tâm trạng con người thì cũng khó đoán lắm vì thế yêu cầu tất cả mọi người phải luôn hiểu ta là không thể. Khi mình không vui về người nào đó thì có xu hướng nói xấu họ nhiều khi họ không liên quan gì. Ví dụ cụ thể trong trường hợp này khi một số bạn không đạt được điểm cao (cần thiết) trong môn học nào đó thì có khả năng người giáo viên dạy môn học đó sẽ bị vạ lây (bị bới móc-vạch lá tìm sâu)bị trê trách là điều khó tránh.Bởi vậy khi muốn chất vấn đánh giá về người nào đó ta phải khách quan, không nghiên về phía nào thì ta mới nhận ra người nào là người có góp ý xây dựng hay là người có ác ý để phán xét công bằng.
Cãm ơn mọi người đã xem bài viết. có thể mình cũng mắc lổi trong bài viết nhưng nếu phát hiện lổi mình sẽ lập tức sữa chữa vì mình cũng là con người. Cãm ơn mọi người!
Chi Thanh nói...
Mình là sv khóa 05,năm nay mình có học lại môn xlthtt nên mình xin có 1 chút ý kiến.
-Nếu như các ban có học môn này vào năm trước thì các bạn sẻ thấy thầy đã đổi mới cách dạy rất nhiều.thầy đã cố găng làm sao để các bạn có thể hiệu được môn học "khó nhai" này.vì thế các bạn đừng đổ lỗi cho thầy mà hảy nhìn lại cách học của các bạn.Mình đã học qua rồi nên mình rất hiểu tâm trạng của các bạn:chán nản,không muốn học...các bạn hảy cố găng lên.Thật sự các bạn có nhiều lợi thế hơn khóa 05 tụi mình đó.
-Còn đối với môn Matlab.Nếu học kì sau các bạn được học thầy Thành thì các bạn sẽ cám ơn thầy Tân rât nhiều.Nhờ thầy Tân các bạn mà các bạn có kiến thưc căn bản,không còn bỡ ngỡ với Matlab(hồi đó tụi mình cụng tự tìm hiểu chứ không được thầy chỉ như các bạn bây giờ đâu).
-Các bạn hảy hiểu cho phương pháp dạy của thầy các bạn nhé.Thầy chỉ muốn các bạn tự tìm hiểu mà thôi,đối với thầy kết quả không quan trọng,điều quan trọng là thầy muốn các bàn tìm hiểu và giải quyết 1 vấn đề như thế nào thôi.

VÀ tháng sau có cái này

Ý kiến phản hồi của hiệu trưởng

Ý KIẾN KẾT LUẬN VÀ CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG
V/v giải quyết các vấn đề do HSSV đặt ra
tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với nhà trường học kỳ I/2008-2009
---------------------
Kính gửi: - CÁC ĐƠN VỊ.
------------------
Trong thời gian từ trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12/2008, các khoa / TT, trường THKTTH đã tổ chức gặp gỡ đối thoại với HSSV. Ngày 18/12/2008 lãnh đạo trường tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với đại diện HSSV toàn trường.
Chiều ngày 31/12/2008, Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp với thành phần gồm Ban giám hiệu, Trưởng các đơn vị, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường về việc xem xét, giải quyết các vấn đề do HSSV nêu tại các buổi gặp gỡ đối thoại giữa HSSV với lãnh đạo các khoa, lãnh đạo trường học kỳ I năm học 2008-2009.
Xem xét các ý kiến do HSSV nêu, căn cứ những ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Hiệu trưởng kết luận và chỉ đạo như sau.
1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Ngày 21/12/2008, trường tổ chức lễ công bố chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn trường. Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình với xã hội với khách hàng như chuẩn đầu ra đã công bố.
- Về việc cung cấp cho SV khóa 2008 chương trình đào tạo: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo và trưởng khoa quản ngành phối hợp thực hiện đáp ứng yêu cầu của SV. Thời gian hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Để đạt chuẩn ngoại ngữ tối thiểu 350 điểm TOEI khi SV tốt nghiệp, Hiệu trưởng giao trưởng khoa Ngoại ngữ thiết kế chương trình Anh văn dành cho SV khối không chuyên ngữ. Thời gian hoàn thành cuối học kỳ II/2008-2009.
- Về cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo, yêu cầu các khoa rà soát lại chương trình theo hướng: Giảm bớt kiến thức hàn lâm, cắt bỏ các phần trùng lắp, tăng cường tham quan, tập tập nhà máy xí nghiệp, tăng tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình…nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội.
- Về kết cấu chương trình, nội dung môn học, môn học trước sau hoặc song hành: Hiệu trưởng giao trưởng các khoa, bộ môn nghiên cứu các ý kiến đóng góp của sinh viên, thấy hợp lý đề xuất phương án điều chỉnh. Các khoa báo cáo bằng văn bản đề xuất điều chỉnh với Ban giám hiệu (qua phòng Đào tạo) vào thời gian trước khi học kỳ II/2008-2009 bắt đầu.
2. ĐĂNG KÝ MÔN HỌC & THỜI KHÓA BIỂU.
- Về cơ sở hạ tầng phục vụ việc đăng ký môn học (ĐKMH): Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính-Quản trị và phòng Đào tạo: Sửa chữa, nâng cấp các phòng máy tính hiện có, khai thác tối đa các phòng máy tính trong trường phục vụ việc ĐKMH; nghiên cứu, đề xuất phương án thuê đường truyền internet băng thông rộng trong thời gian SV ĐKMH.
- Nhà trường lưu ý SV khi ĐKMH: SV phải thực hiện nghiêm ngặt các qui định về thời gian, qui trình và các bước đăng ký trên máy tính; suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký, lượng đúng sức học của mình để ĐKMH sao cho vừa sức, tránh đăng ký ồ ạt sau đó lại rút môn học- gây lãng phí và chiếm mất nhiều chỗ của những SV khác có nhu cầu đăng ký (HKI/08-09, SV đã rút hơn 7.000 lượt môn học, nếu tính bình quân mỗi môn 3TC, tương đương với 735 triệu đồng và chiếm 2.330 chỗ)
- Việc thỏa mãn nhu cầu của SV về chọn giáo viên: Trong điều kiện CSVC và đội ngũ giảng viên còn thiếu, các khoa và phòng đào tạo đã có nhiều cố gắng duy trì phân công giảng viên như dự kiến trong lịch học vụ, tuy nhiên do nhu cầu đăng ký của SV tăng, nên phải tách hoặc thêm nhóm, do đó việc thay đổi giảng viên so với dự báo ban đầu là không thể tránh khỏi.
- Hiệu trưởng giao phòng Đào tạo và các khoa tiếp tục cải tiến việc xếp thời khóa biểu. Khi phát hiện những bất hợp lý trong bố trí thời khóa biểu, phòng học… phải lập tức điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy và học.
3. THI, KIỂM TRA.
- Về thi hết môn của các học phấn kết thúc sớm: Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo phối hợp với trưởng các khoa, bộ môn công bố từ đầu học kỳ lịch thi của các học phần kết thúc sớm.
- Về đánh giá theo qúa trình, tiếp tục có nhiều ý kiến SV đóng góp. Ý kiến đóng góp tập trung trên các mặt: tổ chức thực hiện, tính khách quan công bằng trong đánh giá, số lượt đánh giá quá trình, nội dung đánh giá quá trình…. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Đào tạo nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về đánh giá theo quá trình. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3/2009.
- Các ý kiến khác liên quan đến thi kiểm tra, Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Đào tạo, Thanh tra Giáo dục, trưởng các khoa nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo cho công tác này từ khâu xây dựng lịch thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố đáp án, công bố điểm… được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
4. QUẢN LÝ GIẢNG DẠY & PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN.
- Việc chấp hành kỷ luật lao động, cải tiến phương pháp giảng dạy, công tác dự giờ và bồi dưỡng giáo viên trẻ,….Hiệu trưởng giao trưởng khoa & chủ nhiệm bộ môn phối hợp với trưởng phòng Thanh tra Giáo dục kiểm tra việc tổ chức giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên, những môn học được HSSV góp ý cụ thể.
Yêu cầu các trưởng khoa: Điện-Điện tử, Khoa học cơ bản, Công nghệ May & Thời trang, CN Hóa học & Thực phẩm, Ngoại ngữ, Lý luận Chính trị, Kinh tế xem xét nghiêm túc các ý kiến phản ánh của SV về: Công tác quản lý giảng dạy, bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy…của một số giáo viên trong đơn vị. Văn bản báo cáo gửi về Ban giám hiệu (qua phòng TC-CB) trong thời gian từ 05-15/01/2009.
- Qua ý kiến phản ánh của SV về tấm gương tận tụy, hết lòng vì HSSV - cô Đinh Thị Yên Hòa, khoa Điện-Điện tử. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Tổ chức cán bộ & trưởng khoa Điện-Điện tử đề xuất hình thức biểu dương khen thưởng.
5. THỰC HIỆN QUY CHẾ, QUY ĐỊNH.
- Về việc áp dụng Quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà trường trả lời như sau:
Ngày 15/9/2008, Hiệu trưởng đã ký Thông báo số 103/TB-ĐHSPKT-ĐT về việc áp dụng quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường. Theo thông báo, phạm vi áp và đối tượng áp dụng: SV hệ chính quy của tất cả các loại hình đào tạo và loại hình tuyển sinh hiện còn đang trong thời gian học tập, gồm: SV đại học chính quy khối A, V, D, K-3/7, K chuyển tiếp; SV tuyển sinh theo loại hình chính quy địa phương, cử tuyể; SV cao đẳng. Thời điểm áp dụng: Từ học kỳ I năm học 2008-2009.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2008, Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn trường về nội dung tất cả các điều của Quy chế và Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện cụ thể của trường.
Ngày 22/12/2008, Hiệu trưởng đã ký văn bản số 125/QC-ĐHSPKT-ĐT Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Trong quá trình triển khai áp dụng Quy chế, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn, giải đáp.
- Trả lời câu hỏi của nhiều SV khóa trước 2008 về việc trả nợ các học phần thuộc khoa học Mác-Lênin.
Từ năm học 2008-2009, các môn học thuộc khoa học Mác –Lê nin được cấu trúc lại (cả tên gọi và số tín chỉ), Hiệu trưởng giao trưởng khoa Lý luận Chính trị phối hợp với trưởng phòng Đào tạo hướng dẫn SV các khóa trước khóa 2008 trả nợ các học phần theo các phương án thích hợp (tổ chức các lớp học vét nếu số SV trả nợ còn đông hoặc học môn thay thế). Hoàn tất thông báo và gửi tới các khoa, SV trong tháng 01/2009.
- Về câu hỏi của nhiều SV: 350 điểm TOEI có phải là điều kiện xét tốt nghiệp không? Nhà trường trả lời: 350 điểm TOEI là một trong những nội dung của chuẩn đầu ra. Đây không phải là tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp cho SV.
- Về việc cấp giấy chứng nhận học ngoại ngữ, tin học tăng cường và ghi vào bảng điểm SV theo học chương trình đào tạo chất lượng cao khi tốt nghiệp. Đây là nguyện vọng chính đáng của SV, Nhà trường đáp ứng các yêu cầu của SV khi SV tốt nghiệp.
6. TÀI LIỆU HỌC TẬP & CÔNG TÁC THƯ VIỆN.
- Qua ý kiến đóng góp của SV, Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa, trưởng bộ môn rà soát, kiểm tra và chuyển cho Thư viện đầy đủ danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo sẽ triển khai cho các môn học thuộc kỳ II/2008-2009. Thời hạn chậm nhất vào ngày 15/01/2009.
- Hiệu trưởng giao trưởng Thư viện, trưởng các phòng Đào tạo, Kế hoạch – Tài chính phối hợp với trưởng các khoa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác giáo trình, tài liệu theo mô hình mới sau 4 năm triển khai. Cuối tháng 02/2009 trình Hiệu trưởng các báo cáo (dự thảo). Cuối tháng 3/2009 tổ chức Hội nghị.
7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
- Nhằm động viên khích lệ niềm đam mê NCKH của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Quản lý khoa học & Quan hệ quốc tế bằng nhiều hình thức phổ biến & hướng dẫn rộng rãi trong sinh viên: Quy trình đăng ký đề tài NCKH, hướng nghiên cứu trong từng thời gian & đề xuất các chế độ động viên, khuyến khích thỏa đáng.
- Giao trưởng các khoa và cán bộ khoa học đầu đàn có kế hoạch và biện pháp cụ thể động viên, tập hợp hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH.
8. RÈN LUYỆN TU DƯỠNG CỦA HSSV.
- Hiệu trưởng hoan nghênh những ý kiến tâm huyết của HSSV về việc xây dựng, tôn tạo môi trường sư phạm cũng như việc thực hiện nội quy nếp sống văn minh trong nhà trường: Không hút thuốc lá trong khuôn viên trường, trang phục nghiêm túc khi đến trường, giao tiếp văn minh lịch sự, không xả rác, bảo vệ cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện nước,…. Hiệu trưởng tiếp tục giao BCH Công trường, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp tổ chức vận động CBVC, HSSV cùng chung tay xây dựng nhà trường ngày càng văn minh sạch đẹp.
- Về hiện tượng đánh bài ăn tiền, cá cược ăn tiền. Hiệu trưởng yêu cầu phải chấm dứt ngay và xử lý thật nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Hiệu trưởng giao trưởng các phòng Tổ chức cán bộ, Công tác HSSV, trưởng Ban quản lý ký túc xá, BCH Đoàn trường, Ban Thư ký Hội sinh viên trường phối hợp kiểm tra, đấu tranh không để tệ nạn trên xảy ra trong trường.
9. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC.
- Có một vài ý kiến cụ thể của HSSV nêu ra về vấn đề này, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Công tác HSSV phối hợp với phòng KH-TC xem xét giải quyết cho HSSV theo đúng chế độ, chính sách hiện hành.
- Đầu học kỳ II/2008-2009, trường triển khai việc xét trợ cấp cho HSSV có hoàn cảnh quá khó khăn. Đề nghị các lớp và các em HSSV giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ để nhà trường xét trợ cấp. Việc xét, dựa vào hoàn cảnh khó khăn thật sự của HSSV, không nhất thiết phải có sự xác nhận của địa phương.
10. CÔNG TÁC PHỤC VỤ HSSV VÀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP.
- Về công tác của cố vấn học tập, rèn luyện (CVHT-RL). Qua các ý kiến phản ánh của HSSV cho thấy hầu hết các CVHT-RL mỗi học kỳ chỉ gặp SV một lần vào thời gian đăng ký môn học. Hoạt động của CVHT-RL nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của HSSV.
Hiệu trưởng yêu cầu các trưởng khoa vào đầu học kỳ phải công bố hoặc xếp vào thời khóa biểu của lớp lịch sinh hoạt của tất cả CVHT-RL với lớp mỗi tháng một lần. Lịch sinh hoạt này phải báo cho phòng Thanh tra Giáo dục biết và kiểm tra như giờ dạy của giáo viên.
- Căn cứ ý kiến đóng góp của HSSV về tinh thần thái độ phục vụ của một số CBVC nhà trường, Hiệu trưởng giao trưởng các đơn vị liên quan tổ chức họp rút kinh nghiệm & chấn chỉnh trong đơn vị.
Trưởng các đơn vị có CBVC được HSSV góp ý, báo cáo bằng văn bản lên Hiệu trưởng (qua phòng TCCB) về tình hình sự việc và giải pháp khắc phục. Thời gian trong tháng 01/2009.
- Về phản ánh của HSSV: Nhân viên giữ xe có hành vi chọc ghẹo nữ SV, cư xử thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản xe, thậm chí làm hư hỏng xe…Nhà trường đã làm việc với chủ thầu bãi xe; tiến hành xử phạt khi phát hiện thu phí giữ xe cao hơn quy định; yêu cầu nhân viên giữ xe xin lỗi và bồi hoàn cho người bị hại….
Đối với HSSV, nhà trường yêu cầu HSSV phải chấp hành nghiêm túc các quy định của bãi xe và phải có thái độ tôn trọng, thân thiện khi tiếp xúc với nhân viên giữ xe.
11. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP.
- Qua ý kiến phản ánh của SV, Hiệu trưởng giao trưởng phòng Hành chính - Quản trị tập trung giải quyết một số việc sau:
Tiếp tục cải tạo việc lắp đặt vị trí quạt và đèn của một số phòng học khu A và khu B để đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho việc dạy và học.
Định kỳ kiểm tra và sửa chữa các thiết bị của phòng học. Đảm bảo các thiết bị trong phòng học (đèn, quạt, bảng, hệ thống âm thanh, máy chiếu…) luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Phối hợp với các khoa, kiểm tra phát hiện, đề xuất việc sửa chữa, bổ sung thay thế, trang bị mới các thiết bị phục vụ học tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập- đặc biệt là các đơn vị đã được HSSV nêu rõ địa chỉ.
- Các nội dung góp ý và đề xuất khác của HSSV, yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất sửa chữa, cải tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học.
12. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN - HỘI.
- Có ý kiến của SV phản ánh: Một vài khoa chưa thật sự quan tâm đến công tác Đoàn - Hội, công tác phát triển đảng trong sinh viên… Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các khoa (đã được HSSV góp ý) phối hợp với Ban Thường vụ Đoàn trường & Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm.
- Các ý kiến phản ánh của SV về công tác nghiệp vụ, công tác thông tin, cũng như các hoạt động khác của tổ chức Đoàn – Hội, Hiệu trưởng đề nghị Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban Thư ký Hội SV trường kiểm tra, chấn chỉnh & rút kinh nghiệm nhằm tiếp tục đưa các mặt hoạt động của đoàn hội đi vào thực chất và có hiệu quả hơn.
13. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC.
- Ý kiến của SV về việc bằng tốt nghiệp có thêm phần tiếng Anh. Nguyện vọng của SV rất chính đáng. Song Nhà trường chưa thể đáp ứng được. Vì hiện nay các trường đang sử dụng phôi bằng do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành (trừ các Đại học Quốc gia). Trường đã và sẽ tiếp tục phản ánh nhu cầu, nguyện vọng nói trên của SV lên Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Về ý kiến: Hạn chế đi tới không bố trí học ngày chủ nhật. Từ năm học 2008-2009, nhà trường không bố trí học chủ nhật vào thời khóa biểu chính thức. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên một số thầy cô phải bố trí dạy bù vào ngày chủ nhật. Hiệu trưởng giao trưởng phòng Thanh tra Giáo dục nghiên cứu đề xuất phương án nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo HSSV.
- Các ý kiến của học sinh liên quan đến trường THKTTH, Hiệu trưởng giao Ban giám hiệu trường THKTTH xem xét, giải quyết đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Những vấn đề liên quan đến các đơn vị khác trong trường, cần phối hợp và làm rõ trách nhiệm của mỗi bên nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của học sinh.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu.
- Các đơn vị.
- Lưu CT HSSV
PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG

Nhân tiện nhắc lại hình ảnh ngày đấu tố và rất tiếc tôi không có mặt trong ngày hôm đó lý do đang đi dạy tỉnh Kiên Giang. Và theo như những đồng nghiệp kể lại, ngày hôm đó chủ đề chính xoay quanh con quái vật mang tên người Lê Thanh Tân.


29/11/2008 GẶP GỠ - ĐỐI THOẠI GIẢNG VIÊN SINH VIÊN

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Ngày 29/11/2008, gần 350 sinh viên Khoa Điện-Điện tử đã họp mặt và trao đổi với 75 câu hỏi và trả lời trên tinh thần thẳng thắn, hợp tác và thân mật với TP Đào tạo trường, BCN Khoa, BCN bộ môn, các cố vấn học tập về các vấn đề như: Qui chế 43; phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra giữa học kỳ và thi cuối học kỳ; đăng ký môn học; vấn đề nâng cao trình độ Anh văn cho SV; tham gia Robocon; tham gia NCKH; cơ sở vật chất phục vụ học tập; tinh thần, động cơ và thái độ học tập của SV.

Và đây bản chính thức của Khoa để trả lời những vấn đề mà các sinh viên thắc mắc. Không hiểu sao cái đoạn trả lời của thầy Tân bị cắt khúc và có chỉnh sửa. Đặc biệt phần chỉnh sửa mở lớp dạy Matlab. Lại một lần nữa lên gặp sếp để truy lại, thì sếp trả lời đây là ý của khoa chứ không phải ý em. Thất vọng, nếu vậy phải tách ra chứ sao để chung gây nhầm lẫn. Nhưng mệt mỏi cái không đáng, OK cho qua. Và câu thứ nhất thi cử chép bài lẫn nhau (có thể cậu bé đồng nghiệp cùng dạy trả lời). Tuy nhiên một vấn đề mà tôi yêu cầu sinh viên trả lời vẫn chưa giải đáp. Trong văn bản giải trình, tôi yêu cầu rõ SV phải trả lời, thế nhưng các lãnh đạo, các sinh viên vẫn còn nợ tôi câu trả lời. Đến bây giờ một năm đã qua, câu trả lời vẫn chưa có? Liệu có công bằng?
Nếu vậy sẽ trở thành một tiền lệ xấu, lúc nói chúng ta có thể vô tư nói, chửi cha, mắng mẹ, đánh thầy .v.v. Và không đâu xa, trong năm vừa rồi những chủ đề về giáo dục tràn lan trên báo chí, không tiện nói ra. Câu kết luận không mong muốn: Không còn thể thống gì cả!