Niềm vui thật của một cô giáo thất hứa
Cập nhật lúc 14:15, Thứ Tư, 03/02/2010 (GMT+7)
- Sau khi đọc "bài văn lạ", chị Bùi Tâm, một giáo viên ở Hà Nội đã gửi đến tòa soạn VietNamNet một câu chuyện có nhiều nét tương đồng với cậu học trò trong bài văn này. Tuy nhiên, cậu học sinh của chị Tâm đã có những suy nghĩ khác về người bố của mình.
"Thưa cô! Trên đây là câu chuyện của chính gia đình em, phải can đảm lắm, em mới dám viết ra, em mong cô giữ kín cho em nhé!", tôi cũng đã giữ lời hứa với em, nhưng hôm nay, khi đọc bài văn này, tôi thấy cần chia sẻ với tác giả của bài văn. Em học sinh của tôi đã vượt lên hoàn cảnh và vẫn là con ngoan, trò giỏi. Tôi tự hào vì những học trò như thế! - chị Tâm viết.
VietNamNet xin giới thiệu cùng bạn đọc:
Đọc bài văn của em, tôi lại nhớ đến bài văn của một học sinh lớp tôi dạy (tôi là giáo viên bộ môn của lớp đó). Khi tôi ra đề bài "Em hãy kể lại một câu chuyện mà bản thân mình được chứng kiến", có một học sinh đã kể lại câu chuyện liên quan đến bố của em, đến gia đình em.
Qua bài văn ấy, tôi hiểu thêm về hoàn cảnh của em: một học sinh bất hạnh vì có một người bố thường xuyên ngập mình trong những cơn say, đánh đập vợ con và sau đó là bỏ bê hoàn toàn gia đình mình. Sau khi bố mẹ chia tay nhau, em ở cùng ông bà và mãi sau này mới được sống cùng mẹ.
Nhưng điều làm tôi cảm động hơn lại chính là tấm lòng của em với bố. Dù ký ức tuổi thơ về bố không đẹp, dù em không được nhận sự quan tâm nào của bố khi bố mẹ chia tay, nhưng khi mẹ báo tin bố mất và đưa em về chịu tang, em đã bị sốc.
Em đã cảm thấy một sự mất mát rất lớn vừa xảy ra với mình. Vì suy cho cùng, đó vẫn là bố em, là người đã cho em sự sống trên đời.
Cuối bài viết, em ghi những dòng chữ nhỏ bằng bút chì: "Thưa cô! Trên đây là câu chuyện của chính gia đình em, phải can đảm lắm, em mới dám viết ra, em mong cô giữ kín cho em nhé!".
Tôi đã khóc khi đọc những lời nhắn gửi của em, tôi cũng đã động viên em bằng những lời phê chân tình của mình (những lời phê vượt ra ngoài khuôn khổ của trang giấy nhỏ - tưởng như không thể - như một bạn độc giả đã nghĩ).
Tôi cũng đã giữ lời hứa với em, nhưng hôm nay, khi đọc bài văn này, tôi thấy cần chia sẻ với tác giả của bài văn. Em học sinh của tôi đã vượt lên hoàn cảnh của gia đình mình và vẫn là con ngoan, trò giỏi. Tôi tự hào vì những học trò như thế!
Gửi cậu học trò viết "bài văn lạ"
Em có biết một câu chuyện đại ý thế này không: Một ông bố suốt ngày rượu chè. Ông ta có hai người con trai. Người con lớn sau này cũng trở thành sâu rượu. Người ta hỏi: vì sao anh lại trở nên như vậy? Anh ta đáp: vì bố tôi như thế thì tôi làm thế nào khác được.
Còn người em, sau này lại kịch liệt phản đối rượu chè, còn tuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của việc nghiện ngập. Khi được hỏi: vì sao anh lại trở nên như vây. Và thật ngạc nhiên, câu trả lời cũng là: vì bố tôi như thế.
Hoàn cảnh gia đình có tác động không nhỏ tới sự hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cho mỗi người. Nhưng quan trọng hơn cả là chính bản thân mình em ạ. Em nhìn cuộc sống như thế nào thì em sẽ chịu ảnh hưởng như thế ấy. Tôi không nói lí thuyết đâu em ạ. Chúc em bình tâm và có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống!
"Thưa cô! Trên đây là câu chuyện của chính gia đình em, phải can đảm lắm, em mới dám viết ra, em mong cô giữ kín cho em nhé!", tôi cũng đã giữ lời hứa với em, nhưng hôm nay, khi đọc bài văn này, tôi thấy cần chia sẻ với tác giả của bài văn. Em học sinh của tôi đã vượt lên hoàn cảnh và vẫn là con ngoan, trò giỏi. Tôi tự hào vì những học trò như thế! - chị Tâm viết.
VietNamNet xin giới thiệu cùng bạn đọc:
Ảnh: An Bang |
Đọc bài văn của em, tôi lại nhớ đến bài văn của một học sinh lớp tôi dạy (tôi là giáo viên bộ môn của lớp đó). Khi tôi ra đề bài "Em hãy kể lại một câu chuyện mà bản thân mình được chứng kiến", có một học sinh đã kể lại câu chuyện liên quan đến bố của em, đến gia đình em.
Qua bài văn ấy, tôi hiểu thêm về hoàn cảnh của em: một học sinh bất hạnh vì có một người bố thường xuyên ngập mình trong những cơn say, đánh đập vợ con và sau đó là bỏ bê hoàn toàn gia đình mình. Sau khi bố mẹ chia tay nhau, em ở cùng ông bà và mãi sau này mới được sống cùng mẹ.
Nhưng điều làm tôi cảm động hơn lại chính là tấm lòng của em với bố. Dù ký ức tuổi thơ về bố không đẹp, dù em không được nhận sự quan tâm nào của bố khi bố mẹ chia tay, nhưng khi mẹ báo tin bố mất và đưa em về chịu tang, em đã bị sốc.
Em đã cảm thấy một sự mất mát rất lớn vừa xảy ra với mình. Vì suy cho cùng, đó vẫn là bố em, là người đã cho em sự sống trên đời.
Cuối bài viết, em ghi những dòng chữ nhỏ bằng bút chì: "Thưa cô! Trên đây là câu chuyện của chính gia đình em, phải can đảm lắm, em mới dám viết ra, em mong cô giữ kín cho em nhé!".
Tôi đã khóc khi đọc những lời nhắn gửi của em, tôi cũng đã động viên em bằng những lời phê chân tình của mình (những lời phê vượt ra ngoài khuôn khổ của trang giấy nhỏ - tưởng như không thể - như một bạn độc giả đã nghĩ).
Tôi cũng đã giữ lời hứa với em, nhưng hôm nay, khi đọc bài văn này, tôi thấy cần chia sẻ với tác giả của bài văn. Em học sinh của tôi đã vượt lên hoàn cảnh của gia đình mình và vẫn là con ngoan, trò giỏi. Tôi tự hào vì những học trò như thế!
Gửi cậu học trò viết "bài văn lạ"
Em có biết một câu chuyện đại ý thế này không: Một ông bố suốt ngày rượu chè. Ông ta có hai người con trai. Người con lớn sau này cũng trở thành sâu rượu. Người ta hỏi: vì sao anh lại trở nên như vậy? Anh ta đáp: vì bố tôi như thế thì tôi làm thế nào khác được.
Còn người em, sau này lại kịch liệt phản đối rượu chè, còn tuyên truyền để mọi người hiểu tác hại của việc nghiện ngập. Khi được hỏi: vì sao anh lại trở nên như vây. Và thật ngạc nhiên, câu trả lời cũng là: vì bố tôi như thế.
Hoàn cảnh gia đình có tác động không nhỏ tới sự hình thành và nuôi dưỡng nhân cách cho mỗi người. Nhưng quan trọng hơn cả là chính bản thân mình em ạ. Em nhìn cuộc sống như thế nào thì em sẽ chịu ảnh hưởng như thế ấy. Tôi không nói lí thuyết đâu em ạ. Chúc em bình tâm và có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống!
- Bùi Tâm (Hà Nội)
No comments:
Post a Comment