Sông Kỳ Lộ mùa nước cạn
Đường lên Kỳ Lộ là con đường trở về chiến khu xưa, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cách dòng sông hiền hòa không xa, trước đây là những cánh rừng bạt ngàn từng là căn cứ địa cách mạng vững chắc. Nơi ấy, cha ông ta đã làm cho địch nhiều phen khiếp sợ và liên tục giành nhiều chiến thắng đi vào lịch sử dân tộc.
Thời gian trôi đi, những xóm làng sống quanh sông Kỳ Lộ vẫn rất yên bình. Đến khi trận lũ kéo về, người ta mới bất thần và nhận ra không phải dòng sông là “thủ phạm” gây ra trận lũ kinh hoàng, để đến bây giờ vẫn còn hàng chục hộ dân phải sống trong những túp lều tạm. Một trong những nguyên nhân chính là do sự tác động của con người.
Con sông Kỳ Lộ những ngày đầu năm vẫn chảy hiền hòa như chưa từng “nổi sóng”. Những ngày này, mực nước sông xuống thấp, có nơi người ta có thể bách bộ dạo chơi hay chạy xe máy dưới lòng sông. Giữa dòng, nước vẫn trôi hiền hòa. Chỉ có cách đó không xa, những cánh rừng bạt ngàn ngày nào từng là căn cứ địa cách mạng, cùng các lớp cha anh làm nên bao chiến công hiển hách giờ thành đồi trọc. Một cụ già nói với chúng tôi như “bênh vực” cho dòng sông Kỳ Lộ: “Khi núi rừng nhiều cây xanh thì ngăn chặn được nước từ đầu nguồn chảy về. Bây giờ, núi rừng trụi lũi nên mỗi năm mùa lũ, nước đổ về như thác nên mới sinh ra lũ lụt nhiều và khủng khiếp như trận lụt vừa rồi. Âu cũng do sự tác động của bàn tay con người”.
Rồi cụ đọc cho chúng tôi một câu ca về dòng sông hiền hòa:
“ Sông Kỳ Lộ vừa sâu vừa hẹp
Nước Kỳ Lộ vừa mát vừa trong
Thuyền anh bơi ngược dòng sông
Nguyễn Thành Chung
No comments:
Post a Comment