Wednesday, February 3, 2010

Con rể cố TBT Lê Duẩn nói về giáo dục

(Phần 1) - Trẻ có thể học bất kỳ điều gì nếu ta biết... dạy!

Sau bao nhiêu cố gắng, hình như cho đến nay, giáo dục Việt Nam vẫn chưa tìm được đường đi hợp lý cho mình. Rất nhiều các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu, các trí thức và những người quan tâm đến giáo dục Việt Nam đã tìm cách đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi cái vòng "lạc hậu". Phóng viên Vietimes đã trò chuyện với Giáo sư Hồ Ngọc Đại, một chiến sĩ tiên phong trong cuộc trường chinh tìm chiếc Chìa khoá cho Nền giáo dục Việt Nam. Vietimes xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện này.

Phóng viên (PV): Có một vấn đề mà người ta bàn cãi bấy lâu: Rằng giữa đội ngũ trí thức học ở Liên Xô cũ và đội ngũ trí thức theo học các nước phương Tây có sự khác biệt rất lớn. Vậy trong con mắt của Giáo sư, chất lượng và phẩm tính giữa các nhà khoa học được đào tạo ở Liên Xô cũ và đào tạo ở Phương Tây như thế nào?

Giáo sư Hồ Ngọc Đại (GS HNĐ): Tôi kể một câu chuyện như thế này để thấy sự vĩ đại của Liên Xô. Ở Liên Xô có một trường thực nghiệm do hai ông viện sĩ độc lập phụ trách nhưng Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư. Chương trình, nội dung, phương pháp, thể chế độc lập hoàn toàn với Nhà nước. Khi tôi mới sang Liên Xô, một ông giáo sư đã nói với tôi:” Đất nước các anh thế nào cũng chiến thắng. Sau chiến thắng các anh có hai việc phải làm là: Làm thế nào để những thương binh và những người lính đi chiến trường phải được học tập để bù lại những năm tháng thiệt thòi. Tôi chọn trường thực nghiệm là vì lẽ đó.

Ngôi trường đó rất nổi tiếng và “khó vào”. Nhưng vì là người Việt Nam nên tôi đã được họ cân nhắc cho vào nghiên cứu. Lúc đầu, tôi thấy ngợp vì quy mô, nội dung, phong cách của trường vĩ đại và hay quá. Nhưng sau hai năm nghiên cứu trở lại thì phát hiện thấy nó sai. Tôi mới đến gặp ông viện sĩ là chủ trì và nộp một báo cáo. Nghe xong, ông ấy bảo “Thế à, tôi không biết”. Họ hoàn toàn tự nhiên chấp nhận một lời nói như thế.

Tôi nói với họ: lý thuyết của các ông đúng nhưng không phù hợp với thực tiễn. Theo tôi, nên thay đổi cái thực tiễn này đi. Thế mà ông ấy đồng ý bỏ thực nghiệm đã làm trong 10 năm và thay bằng thực nghiệm khác. Sau khi ra đời, mô hình đó đã rất thành công.

PV: Điều gì có tính sống còn trong mô hình giáo dục của ông so với mô hình giáo dục cũ?

GS HNĐ: Tôi thay đổi cả về nguyên lý chứ không thay lặt vặt. Thông thường, trẻ con vào lớp 1 thì học đếm, rồi học phép cộng, trừ, nhân, chia… suốt 5 năm học. Tôi bảo, quy luật của lý trí là đi từ trừu tượng đến cụ thể, tổng quát đến chi tiết, đơn giản đến phức tạp thì các ông lại đi ngược lại. Anh cứ dạy như thế, phép, cộng, từ, nhân chia, tích phân… cho đến năm thứ 3 đại học anh mới dạy thế nào là phép toán. Tôi đặt ngược là dạy phép toán ngay từ đầu xem chuyện gì xảy ra. Họ bảo đó là không tưởng, tại sao lại dạy trẻ em như vậy? Tôi đáp: Hãy khoan nói đến cách làm mà bàn đến ý tưởng xem chuyện gì xảy ra. Nếu ý tưởng đó là đúng thì tôi sẽ có cách làm.

Thế là họ đồng ý dạy sách toán đại số và lý thuyết nhóm bậc 2, triển khai năm 1971 với các học sinh lớp 2 thực nghiệm. Đây là lý thuyết mới nhất của toán học được công bố năm 1970 tại ĐH Tổng hợp Lomonosov.


PV: Vậy ông đã triển khai như thế nào? Nếu là phụ huynh chắc tôi không dám cho con em đi học vì lý thuyết này nghe qua có vẻ rất khó, không phải là rất khó mà có vẻ là hoang đường với học sinh lớp 1, lớp 2?

GS HNĐ: Dạy thành công. Khi đó, tin này đã đồn ra khắp giới khoa học. Trường ĐH Lomonosov vốn kiêu ngạo như thế mà Hội đồng khoa học đã mời tôi đến báo cáo. Sáu tháng sau tôi bảo vệ luận án Phó tiến sĩ về chuyên đề này.

Ý tưởng này là do lý thuyết. Lý thuyết đó chỉ đơn giản như thế này: Tại sao tôi nói các bạn hiểu được? Tại sao thầy giáo giảng bài học sinh hiểu? Tất cả là do phương pháp và cách làm. Xưa nay sai lầm của anh ở chỗ là anh giảng cho học sinh, chúng không hiểu. Nhưng khi tự làm chúng sẽ hiểu. Một đằng thầy giảng, học sinh học thuộc. Một đằng học sinh tự làm từ A đến Z, giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn


PV: Cách đây không lâu, tôi có viết một bài báo nói rằng, ở Việt Nam, nhà trường là của thầy cô. Và đây là một sai lầm. Trong khi đó ở các nước trên thế giới, nhà trường là của học trò, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn hoặc hỗ trợ phần nào đó?

GS HNĐ: Sau thành công đó, tôi có nói với những đồng nghiệp Liên Xô rằng, nếu như cho tôi làm từ đầu và triệt để thì tôi sẽ làm khác. Họ đồng ý cho tôi làm. Mỗi khóa trong trường có hai lớp, họ chia đôi thành hai lớp, một nửa của họ và một nửa cho tôi làm. Ngoài ra, còn có 8 người giúp việc hỗ trợ công việc nghiên cứu của tôi.

Sau này quốc tế biết đến, bất cứ người ngoài nào đến Nga thăm trường cũng qua hỏi thăm kinh nghiệm của tôi. Trong đó, có một nhà khoa học Mỹ đã tâm sự với tôi: Thứ yếu nhất của khoa học Mỹ trong những năm vừa qua là thiếu lý thuyết. Chúng tôi cảm nhận được rằng những cái chúng tôi đã làm là đúng nhưng không thể đi xa được. Anh không dám vứt bỏ những cái đang có để có một hướng đi mới về lý thuyết. Một nhà khoa học khi tham quan, nghiên cứu cơ sở của tôi cũng nói: “Chúng ta có thể dạy cho học sinh bất cứ cái gì nếu biết dạy”. Câu nói này đã động viên tôi rất nhiều.

Những năm 60 của thế kỷ 20, khoa học đã phát hiện năng lực trí tuệ của trẻ em cực lớn, không thể lường trước được. Hai ông viện sĩ đã làm mở trường thực nghiệm đầu tiên ở LX cũng nói, họ không ngờ những thứ đã dạy lại thu về kết quả tốt đến thế. Khả năng trí tuệ của trẻ em nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Chính vì thế tôi đã đưa nội dung toán đại số vào học ngay ở lớp 1.


PV: Nội dung này có được ông đưa về thực hiện trong trường thực nghiệm của Việt Nam từ những năm 1978?

GS HNĐ: Những thứ tôi đưa về VN cũng táo bạo nhưng không đến mức táo bạo như thế. Nhưng có điểm này thì rất táo bạo. Năm 1977, Đoàn Thiện Thuật tổng kết công trình nghiên cứu tiếng Việt trong 3 thế kỷ. Năm 1978, tôi đưa chương trình này vào dạy học sinh lớp 1. Cái lý của mình là thế này: trẻ con là ăn thật, mặc áo thật, đi lại thật, sống thật, xem tivi thật, tại sao học lại dởm? Cái gì cũng hiện đại nhất tại sao học lại không hiện đại?

Tôi quan niệm việc học phải đi vào thực chất vấn đề, chứ không phải là đồ “trẻ con”. Những tri thức mà chúng ta phân phát đến trẻ con là không thật. Áo đưa đến cho trẻ con là thực sự và hiện đại thì văn hoá đưa đến cũng phải là thực sự và hiện đại.

Bây giờ, phép toán đại số mình đưa xuống dạy trẻ con lớp 1 Trường thực nghiệm Hà Nội hiệu quả hơn trước rất nhiều. Thứ nhất là vì cuộc sống cũng vận động phong phú, đa dạng hơn. Năng lực trí tuệ của học sinh cũng cao hơn. Phương pháp dạy cũng chuẩn hơn. Trẻ con lớp 1 bây giờ đếm bao nhiêu là tùy ý nhưng trước kia đếm đến 10, 20, 100 là ghê gớm lắm rồi.


PV: Phương pháp của giáo sư là như thế nào để “chế biến” một món ăn rất khó như thế?

GS HNĐ: Mình cho học sinh tự làm, không phải nghe giảng gì hết. Việc học là của học sinh, xuất phát từ tính cá nhân và tự nguyện. Trước hết, anh phải thỏa mãn nhu cầu của cá nhân anh đã rồi mới thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Có trường hợp trẻ con ốm, bố mẹ cho nghỉ ở nhà nhưng cứ nằng nặc đòi đến trường. Vì sao? Vì nó thích học quá! Tự bản thân nó thấy lợi ích của việc học. Hôm nay không đi học thì nó sẽ không biết cái này. Trẻ con rất dễ bị hấp dẫn bởi một thế giới mới mẻ, sinh động.


Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 2)


PV: Giáo dục hiện đại "đang" rơi xuống đáy?

GS HNĐ: Cách đây, 30 năm tôi đã nói, có học sinh mới có thầy giáo, có thầy giáo mới có hiệu trưởng, rồi Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục, giáo sư, tiến sĩ… Tất cả bắt đầu từ một đứa trẻ con nhưng hiện giờ tất cả người lớn lại hè nhau lại “bắt nạt” một đứa trẻ con...

PV: Toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay, điểm nào ngăn cản trẻ em đến với Thế giới đó - Thế giới trường học của chúng?

GS HNĐ: Về bản chất, nền giáo dục này lấy thầy giáo, lấy cái cổ truyền ngàn năm làm chuẩn. Trong khi phải lấy cái hiện đại, cái lợi ích trực tiếp ngay ngày hôm nay của trẻ con làm chuẩn.

PV: Giáo viên lấy mình làm chuẩn. Nền giáo dục ViệtNam lấy nền giáo dục của mình làm chuẩn. Đấy có phải là con đường dẫn tới hiện trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Đúng! Giáo dục hiện nay lạc hậu quá mức về ý tưởng, thực tiễn, thái độ, tư cách… mà trẻ em đã hiện đại quá rồi. Chúng ta đang lấy một cái rất cũ để áp cho một thứ rất mới. Tôi lấy ví dụ: Trẻ con sinh năm 2001 thì năm 2007 đi học lớp 1. Năm 2001, Việt Nam vào WTO, là dấu mốc để chấm dứt một giai đoạn cũ, bước sang một giai đoạn mới. Có thể mọi người chưa thấy những tác động trực tiếp của WTO nhưng sau này nó sẽ làm nền KT-XH của chúng ta biến đổi nhanh chóng.

PV: Mọi căn bệnh đều có thể cứu chữa. Theo ông, để cứu chữa cho tình trạng giáo dục hiện nay của chúng ta thì phải bắt đầu từ cái gì? Từ quan niệm, tư tưởng, hay từ một giải pháp nào đó?

GS HNĐ: Cách đây 30 năm tôi có ra quyển sách trong đó có một câu “Dỡ ra làm lại từ đầu”. Nhưng bây giờ, tôi ra khẩu hiệu mới là “Làm mới từ đầu”, tức là từ ngày đầu tiên bước vào lớp một và ngày đầu tiên bước vào đại học. Những cái đã qua thì không tính đến nữa vì nó lớn quá, lâu quá, ì quá rồi. Những đứa trẻ sinh năm 2001 phải có nền giáo dục của riêng chúng. Hiện nay chúng tôi đang tập trung nghiên cứu mô hình này.

PV: Liệu nó có khả thi không, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Hoàn toàn khả thi. Dự án của chúng tôi đã triển khai 43 tỉnh, thành. Có những nơi như Hải Phòng là 100%, TP. HCM là 70% Nhưng vì số tiền không đủ để đầu tư vào một dự án quá lớn như vậy nên hiện nay nó đang ngừng triển khai.

Sách giáo khoa của mô hình thực nghiệm hoàn toàn khác về nguyên tắc, thể chế làm việc và quan hệ với gia đình, nhà trường… Cách đây, 30 năm tôi đã nói, có học sinh mới có thầy giáo, có thầy giáo mới có hiệu trưởng, rồi Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục, giáo sư, tiến sĩ… Tất cả bắt đầu từ một đứa trẻ con nhưng hiện giờ tất cả người lớn lại hè nhau lại “bắt nạt” một đứa trẻ con. Không có trẻ con thì vô nghĩa.

Vì thế, trường thực nghiệm này vì trẻ con thì mới mở trường, chứ không vì thầy giáo, không vì Bộ Giáo dục… Người lớn không hiểu được họ tồn tại được là nhờ đứa trẻ con. Vì sao trong xã hội hiện nay hành chính là “hành là chính”, vì bản thân anh làm hành chính không hiểu anh sinh ra là để phục vụ nhân dân.


PV: Quan niệm, lý thuyết này hoàn toàn đúng nhưng nó có vẻ đơn độc. Trong khi đó, tất cả trong hệ thống giáo dục của chúng ta, từ những người quản lý cho đến những người trực tiếp thực hiện vẫn không làm? Vì họ không biết hay họ ngại thay đổi, hay là vì cái nào khác?

GS HNĐ: Nếu biết mà ngại thay đổi thì đã may. Tôi cho là họ không nhận thức được.

PV: Lẽ nào không có ai hiểu được. Cũng có thể họ biết nhưng phải chăng vì lợi ích, họ đã chọn cách im lặng?

GS HNĐ: Cũng có thể. Cái biết đó không đủ sức mạnh lấn át cái lợi ích.

PV: Theo cách nhìn của những người không trực tiếp làm trong ngành giáo dục nhưng có quan tâm và có lợi ích từ nó như những phụ huynh mong chờ vào con em họ, một xã hội chờ đợi vào sự mới mẻ của giáo dục, thì nếu cứ hiện trạng thế này, họ sẽ thấy mệt mỏi. Một vài năm gần đây có chuyển động trong giáo dục nhưng theo nhiều trí thức thì đó là một chuyển động vòng tròn. Sự chuyển động đó không phải là những chuyển động có tính nền tảng mà nó vẫn rơi vào chủ nghĩa hình thức. Tôi không cho họ chạy theo thành tích mà cho rằng họ chưa nhận thức đúng. Vậy đến bao giờ thì ngành giáo dục của chúng ta mới nhận thức được điều đó?

GS HNĐ: Về duy lý, nếu họ biến đổi cái gì thì là vì lợi ích của họ chứ không phải vì dân. Nếu có một động cơ thực sự trong sáng thì sẽ vượt qua được mọi cám dỗ.

Hiện nay, những người có một công ăn việc làm gì đó trong giáo dục, thì cứ bám và khai thác lợi ích từ đó, bất chấp nguyện vọng, lợi ích, tương lai của nhân dân. Nếu có thì cũng chỉ nói trên đầu lưỡi chứ tâm hồn không có. Đau nhất là chỗ ấy. Tôi thất vọng về một số người làm giáo dục. Nhưng tôi khẳng định điều này chỉ kéo dài một thời gian khi phụ huynh học sinh còn chịu đựng được.


PV: Ông đã từng nhận xét, về lý thuyết, hãy cứ để sự thật trở về đúng bản chất của nó, hãy cứ để cho nó rơi xuống tận đáy. Vậy theo ông, hiện trạng giáo dục chúng ta đã rơi xuống đáy chưa?

GS HNĐ: Hiện nay, đã rơi xuống đáy rồi.

PV: Vậy lí do cơ bản nào khiến các thầy giáo trong giáo dục Việt Nam có thể “dửng dưng” như vậy?

GS HNĐ: Vì cái lợi ích của chính nó. Chưa bao giờ nền giáo dục lại nhiều tiền đổ vào như bây giờ nhưng cũng chưa bao giờ lại “không đáng tin” như thế. Trong từng cá nhân một thì có những người tử tế, nhưng tất cả gộp vào thì lại khác.

PV: Có một câu chuyện rất quen thuộc nhưng chúng ta vẫn nên bàn đến ở đây. Theo quan điểm của tôi, học thêm ở VN không phải là một sự tăng cường tri thức cho học sinh mà hình như đó là một biểu hiện “phá sản”của nền giáo dục này. Trong lúc đó, các nước châu Âu, Mỹ và một số nước Mỹ latinh nữa, bản chất của việc học thêm theo kiểu Việt Nam không có mặt trong tinh thần của tất cả những người tham gia giáo dục…

GS HNĐ: Một lần sang Anh, tôi có hỏi một giáo viên ở đấy là chị có dạy thêm không? Cô ấy bảo cũng tùy. Những em nào học hết phổ thông không thi đại học thì không, nhưng ai thì vào đại học thì vẫn phải học thêm.

Học thêm ở đây chỉ có một thầy, một trò. Về bản chất, học thêm là lành mạnh và nên khuyến khích. Ở trường học, thầy cô chỉ cung cấp những kiến thức tối thiểu. Việc học thêm sẽ tăng cường tri thức cho học sinh như một hình thức đa dạng trong giáo dục.

Nhưng học thêm ở Việt Nam hầu hết là lặp lại và làm cho học sinh chán nản, nặng nề. Cái đó đã làm biến dạng bản chất của học thêm và sai về phương pháp sư phạm.

Trong những cái mất mát của đời người thì mất mát về thời gian là tuyệt đối nhất. Bằng cách nhồi nhét học sinh kiến thức, nhà trường, các bậc phụ huynh đang cướp đi tuổi thơ - thời kỳ đẹp nhất của các em. Đó không chỉ là sự lãng phí thời gian mà thực sự là một tội ác.


PV: Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt trong các đô thị lớn lại cho rằng, trẻ con học càng nhiều càng tốt?

GS HNĐ: Đó là cái nguy hiểm, dại dột nhất. Họ không hiểu đứa trẻ con đi học sớm thì rất dễ nhôm nhoam. Học sinh của trường thực nghiệm “học đâu được đấy” vì phương pháp rất nhẹ nhàng, kiến thức lại mới mẻ.

PV: Tôi đã ở nhiều tháng trong một gia đình người Mỹ và quan sát bọn trẻ con học thì nhận thấy có một điều khác biệt vô cùng là phương pháp như Giáo sư vừa nói: “học đâu được đấy”. Bài vở của trẻ con Mỹ được giải quyết tại nhà trường. Khi về nhà chúng được tự do vui chơi trong thế giới riêng của chúng. Còn ở Việt Nam, có lẽ những đứa trẻ trở thành nô lệ của sách vở. Khi trở thành nô lệ của sách thì chúng tìm cách chống lại sách. Bởi chúng không tìm thấy niềm vui và sự hứng thú với sách. Vô tình, nhà trường trở thành nơi ăn cắp tuổi thơ của học sinh. Và khi tuổi thơ bị đánh cắp là một điều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây nên chấn thương lớn trong tâm hồn đứa trẻ.

GS HNĐ: Đúng thế.

PV: Thưa Giáo sư, có nhiều người phát biểu, nền giáo dục của chúng ta có những bất cập như thế này bởi vì chúng ta học từ kinh nghiệm hệ thống giáo dục của Liên Xô cũ, điều đó nó ngược lại với quan điểm về giáo dục Liên Xô cũ của thầy?

GS HNĐ: Ở Liên Xô cũng có hai trường phái thật. Một là tuyệt đại đa số cũ kỹ, lạc hậu, nhất là phổ thông. Những cái mới như giáo dục thực nghiệm của chúng tôi thì vẫn đơn lẻ. Nhưng khi tôi về Việt Nam làm thì công nghệ giáo dục mới đã tỏ ra rất thành công. Thậm chí, Thành ủy Hải Phòng trong một báo cáo gửi Bộ Chính trị còn nhấn mạnh, đổi mới giáo dục nhờ công nghệ giáo dục là một trong những thành tựu lớn nhất của địa phương này.

PV: Cách đây không lâu, một chuyên gia giáo dục đã nói với tôi, hệ thống đào tạo sư phạm của VN đã cũ kỹ, lạc hậu quá rồi. Nó cần phải được thổi một luồng sinh khí mới. Là một người đào tạo nhiều giáo viên của các thế hệ, ông nghĩ gì về quan điểm này?

GS HNĐ: Trong cuốn sách xuất bản năm 1985, tôi có viết: “Việt Nam chưa có trường sư phạm”. Ông Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội lúc đó đã chỉ vào cổng trường và hỏi tôi:” Thế đây là cái gì, anh Đại”. Tôi trả lời:” Đấy là cái biển để người ta phân biệt trường sư phạm với quán phở nằm bên cạnh”. Và cho đến nay tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó.

Quan niệm đào tạo của trường sư phạm hiện nay quá cũ. Nhiều người cứ nói: “Thầy giáo là kỹ sư tâm hồn” nhưng tôi định nghĩa, người thầy chỉ là một người lao động có nghiệp vụ sư phạm như là công nhân trong nhà máy có nghiệp vụ kỹ thuật, người lái xe có nghiệp vụ lái xe…


PV: Như vậy, quan hệ giữa giáo viên và học sinh là rất “sòng phẳng”?

GS HNĐ: Quan hệ rất đàng hoàng. Học sinh cũng là con người. Đã là lao động thì anh phải có quy trình, kỷ luật, sản phẩm lao động. Người lao động là người làm ra sản phẩm chứ không phải là người bắt nạt người khác…

PV: Mô hình thực nghiệm đã trải qua nhiều thăng trầm. Và đã có những ý kiến hồ nghi về “công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại? Ông nghĩ gì về điều này?

GS HNĐ: Hiện nay, mô hình thực nghiệm còn phát triển cao hơn về chất. Trước đây nó còn phải nhân nhượng, “chịu thua” với bên ngoài để đảm bảo học sinh khi chuyển trường vẫn bắt kịp bên ngoài. Nhưng từ khi thu gọn quy mô, nó có điều kiện làm quyết liệt, triệt để hơn.

PV: Những kết quả nào đánh giá sự khẳng định đó?

GS HNĐ: Phần thưởng lớn nhất là niềm tin yêu của phụ huynh. Con em là máu thịt, cuộc đời của họ nên họ không thể tùy tiện trong việc chọn trường, chọn thầy. Nhưng hàng năm tôi vẫn nhận được số đơn xin theo học gấp hơn 10 lần số chỉ tiêu cần tuyển.

PV: GS có thể ước đoán bao nhiêu phần trăm các nhà quản lý và giảng dạy hiểu biết, nhận thức đúng (có thể không làm được) tin rằng đó là con đường đúng của giáo dục hiện đại?

GS HNĐ: Bây giờ số ấy đã tăng lên. Rất nhiều kiến thức của tôi đã bị “ăn cắp”. Nhưng mục đích của tôi là đưa kiến thức của tôi đến con em nên tôi hoan nghênh. Nhưng tôi tuyên bố là phải chính xác, thật, và đừng chỉ dán cái mác của tôi không thôi ở đó.

PV: Mô hình thực nghiệm đã đem lại cho học sinh những gì, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Tư cách!

PV: Nền giáo dục của chúng ta làm cho các bậc phụ huynh luôn ở trong tâm trạng lo âu và hoảng hốt. Bởi thế các phụ huynh chỉ chú ý một điều duy nhất là nhìn vào học bạ của con em mình mà không bao giờ nhìn vào các hành vi khác cũng như phát triển tâm hồn và trí tuệ. Đó chính là thất bại lớn nhất của một nền giáo dục và kéo theo những bi kịch của đời sống tinh thần xã hội trong tương lai…

GS HNĐ: Chính xác!

PV: Cách đây hai năm, một giáo sư ĐH Massachusettsviết thư cho tôi nói ông có một đứa con vì điểm thấp nên không vào được một trường mà nó mong muốn. Nhà trường đó muốn có một người chứng minh đứa bé có một khả năng nào đó và nó cần một cơ hội. Ông đã nhờ tôi viết lá thư đó vì tôi biết con ông từ lúc 5 tuổi. Tôi đã viết một lá thư cho người phụ trách tuyển sinh của trường kể về cậu bé mà tôi biết. Lá thư đã thay đổi quan điểm của ông và cậu bé đã được nhận. Để làm một bài toán điểm 10 không phải điều hệ trọng trong cuộc đời một đứa trẻ mà phải có điều gì đó hiện diện trong tâm hồn nó và nhà trường đó có nhiệm vụ phải tạo điều kiện cho tâm hồn đó phát triển chứ không phải ghi điểm. Hôm nay nó được 10 toán nhưng ngày kia vì mải chơi chỉ được có 4 điểm, điều đó không sao. Một nền giáo dục bị phá sản không phải là thành tích thi cử mà là những biến dạng tâm hồn của những đứa trẻ?

GS HNĐ: Điều lớn nhất của trường thực nghiệm là học sinh không nói dối. Người ta bảo như thế là ngố nhưng tôi nghĩ, khi ra đời, những thứ đó mới là vô giá. Học sinh thực nghiệm đi đâu là biết ngay vì trông cái mặt rất thật.

PV: Nhưng liệu trong bối cảnh xã hội đầy toan tính và bị xâm chiếm bởi chủ nghĩa thực dụng như bây giờ thì điều đó có là thiệt thòi đối với những học sinh có bộ mặt rất thật của Giáo sư?

GS HNĐ: Có thể đó chỉ là thiệt thòi trước mắt nhưng càng ra đời càng tốt. Phụ huynh ban đầu hoảng hốt nói với tôi là tại sao thầy không cho điểm, không xếp hạng. Nhưng tôi nói, trong trường này không ai chấp hành ai hết, trẻ con là tối thượng đối với nó!

Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 3)
Tuesday, 7. October 2008
PV: Những cải cách đó chỉ là ngụy trang?

GS HNĐ: Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng...

PV: Tôi có khảo sát một trường tiểu học ở Mỹ. Quốc khánh Mỹ, thầy cô giáo để những đứa trẻ từ lớp 1 đến lớn 4 làm quốc khánh theo cách của chúng. Chúng tự trang trí trường học, đọc diễn văn và nói ý nghĩa của chúng đối với dân tộc mình. Trong lớp mỗi đứa có một cuốn sổ gọi là “sổ thơ của tôi”. Ở cái đất nước mà chúng ta tưởng là thực dụng nhất lại luôn tìm cách tạo cho đứa trẻ một đức tin, một tâm hồn và khả năng tự quyết định mình.

GS HNĐ: Tôi giáo dục cho trẻ con có 3 điều. Thứ nhất là lòng yêu nước (không có gì trừu tượng cả). Thứ hai là làm việc có trách nhiệm, chân thật, việc gì ra việc ấy. Và thứ ba là biết chia sẻ. Yêu nước vì sao, vì tất cả sự sống của nó gắn với quê hương, tổ quốc nó. Muốn có lòng yêu nước, nó phải có trách nhiệm với từng điều nó học, từng điều nó làm. Chia sẻ là nhận thấy những nét đẹp của người khác.

PV: Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm công dân toàn cầu. Họ cho rằng, công dân toàn cầu là giỏi ngoại ngữ, đi nước ngoài nhiều v.v… Nhưng một người nông dân ở nơi xa nhất của thế giới này mà biết yêu cái cây, quý con chim ở bên cạnh, đó mới chính là công dân toàn cầu vì anh ta biết giữ gìn di sản ngay bên cạnh mình. Và nếu 6 tỷ người ai cũng yêu mảnh đất dưới chân họ, yêu cái cây, bầy chim quanh họ, yêu những đám mây trên đầu họ thì thế giới này sẽ trở thành một Thiên đường. Còn nếu 6 tỷ người đều giỏi ngoại ngữ, nhiều bằng cấp và đi khắp thế giới nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân họ thôi thì thế giới này sẽ ra sao?

GS HNĐ: Giáo dục là phải như thế. Tôi chưa từng thấy ở đâu học sinh hát quốc ca hay như học sinh trường tôi. Cái gọi là trừu tượng mà cũng cụ thể nhất đó là yêu nước. Anh phải yêu đất nước, dân tộc này và anh phải đau nỗi đau của nó thì mới thấy được hạnh phúc nó đem lại. Bọn trẻ con bây giờ hay cãi cha mẹ nhưng không phải thế là hư. Các bậc phụ huynh phải thuyết phục bằng cái lý của trẻ con. Muốn dạy chúng thì trước hết phải thì phải thua chúng. Sau đó phân tích bằng cái lý của chúng để nó thua ngay trên cái lý của chúng.

PV: Khi một con người nhận thức được vẻ đẹp của cuộc sống thì anh ta sẽ không bao giờ chà đạp lên nó. Và cái chết của nhà trường chúng ta là đang bắt học sinh thuộc lòng những công thức toán học mà không để ý xây dựng một nền tảng mỹ học cho chúng. Đó là sai lầm lớn nhất của giáo dục?

GS HNĐ: Tôi có một kỷ niệm rất vui. Một hôm, có phụ huynh đưa con đến trường. Đứa trẻ khi nhìn thấy tôi đã chạy vòng quanh rồi đánh vào “mông” tôi một cái. Mẹ đứa bé mắng đứa trẻ hư nhưng tôi nói, không phải. Dễ gì một người thầy có vinh hạnh như thế này. Nếu trẻ con được tôn trọng thì nó lớn lắm và anh cũng lớn hơn nó. Còn nếu anh dập vùi nó thì tưởng anh lớn hơn nó nhưng thực ra thì anh thấp hơn nó.

PV: Tháng 4 vừa rồi ở Mỹ, tôi có đến xem một buổi biểu diễn của trẻ em lớp 1. Các em đóng vai những con cừu kể một câu chuyện không vui đã xẩy ra với chúng. Cuối cùng, một con lừa xuất hiện và đã xin lỗi những đứa trẻ về những sai lầm đã gây ra. Ai đóng con lừa? Xin thưa, ông Hiệu trưởng đã đóng con lừa. Ông ta đội một cái mũ có hai cái tai lừa và nói, xin hãy tha thứ cho những lỗi lầm của tôi. Không bao giờ ở Việt Nam, hiệu trưởng làm được điều đó. Vì họ nghĩ cái đúng là của họ còn những sai lầm chỉ thuộc về học sinh.

GS HNĐ: Một trong những cái tôn trọng trẻ con lớn nhất là những gì anh đưa đến cho chúng phải thật. Và bản thân anh cũng phải thật. Sách giáo khoa mà tôi đưa ra thách nhà tri thức nào có thể bắt bẻ một sai lầm. Cái nào tôi đưa đến cho trẻ con cũng là những thứ tôi đưa đến cho anh. Thật là thật của thời đại. Hiện nay, chúng ta toàn đưa cho học sinh những cái sai một nửa, thật một nửa, hay một nửa, dở một nửa… Trẻ con rất mẫn cảm, không thể lừa được chúng đâu.

PV: Giáo sự có sợ rằng: học sinh của ông được dạy những cái thật nhất và nhân cách của chúng cũng phát triển rất thật. Nhưng liệu khi rời bỏ tháp ngà đó để đi ra cuộc đời, chúng có hụt hẫng? Và chúng sẽ không biết cách đối phó với những cám dỗ, những lừa lọc? Còn theo tôi,cho dù chúng ta dạy cho trẻ con biết có 1000 trò lưu manh ở ngoài đời và cách đối phó với những trò đó, nhưng khi chúng bước ra cuộc đời thì cái trò lưu manh thứ 1001 sẽ xuất hiện và hạ gục chúng. Nhưng lòng tin, sự kiêu hãnh, trí tuệ, nhân cách và tâm hồn sẽ dẫn chúng đi qua tất cả dù chúng có thể gặp rất nhiều khó khăn.

GS HNĐ: Vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn sẽ cho chúng khả năng nhận biết tất cả mọi sự giả dối

PV: Trong những năm đổi mới, giáo dục Việt Nam cũng đã làm nhiều việc mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực để nói đến. Vậy những đổi mới gì thực sự quan trọng cho nền giáo dục chúng ta trong những năm vừa qua?

GS HNĐ: Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng.

Trước đây vài chục năm, nhiều người cho tôi là người lập dị, có thể gàn, nhưng dần dần mình thấy cái xã hội đối với mình có gì đó khác hơn xưa rất nhiều.


PV: Trên cương vị là một người đã nghiên cứu lâu năm về giáo dục thì ông thấy việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam còn những bất cập gì?

GS HNĐ: Theo tôi, trước hết phải hoan nghênh điều này. Hiện nay, xã hội cứ thấy đào tạo nhiều lại kêu là “ồ ạt”, nhưng thà “có còn hơn không”. Anh phải lấy lợi ích của xã hội lên hàng đầu.

PV: Bộ GD - ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề án đào tạo tiến sĩ (TS) giai đoạn 2007–2020 để đạt được mục tiêu 35% giảng viên Đại học, Cao đẳng có trình độ TS mà Bộ đề ra. Theo đó, mỗi năm sẽ tuyển mới 2.000 người làm TS trong và ngoài nước, 10 năm là 2 vạn? Ông nghĩ gì về chỉ tiêu này?

GS HNĐ: Nếu bộ Giáo dục – Đào tạo làm được như thế thì tuyệt vời quá. Tôi hoan nghênh con số 20 ngàn , nếu hơn nữa thì cũng tốt. Những mục tiêu và xu hướng phát triển rộng rãi của đội ngũ, cũng như việc mở rộng trường Đại học cũng đáng hoan nghênh…

Vấn đề nằm ở việc đánh giá chất lượng hiện nay còn rất mù mờ. Theo tôi, chất lượng nghĩa là có ích thực sự cho đời. Nhưng trên thực tế, người ta lại thắc mắc, đau khổ vì cái này. Cái ích nhẽ ra chỉ có 1 nhưng anh hưởng lợi nhiều quá, anh hưởng tới 9, 10 cơ. Thế nên xã hội mới lên án. Chứ còn anh làm một mà anh hưởng một thì tốt quá, còn hơn là không có gì.


PV: Đối tượng” hưởng nhiều mà làm ít” là ai, thưa ông?

GS HNĐ: Cả người học lẫn người dạy. Đó là cái dởm, cái hỗn loạn của xã hội hiện nay. Anh đào tạo bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nên đào tạo hơn là không đào tạo, nên hoan nghênh người đi học chứ đừng chê bai người ta, học càng nhiều càng quý chứ đừng hạn chế.

Việc học tập có thuộc tính cơ bản, một là tính cá nhân, hai là tính tự nguyện. Vì sao tự nguyện? Vì việc học đem lại lợi ích cho cá nhân anh nên anh tự nguyện. Cho nên hai cái: tính tự nguyện và tính cá nhân đều phải tôn trọng. Tuy nhiên tôi thấy, việc học thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay đều không vì cái “lợi” trực tiếp, mà vì cái “lợi” gián tiếp thì có. Nhiều người chỉ lấy việc học đó làm “cớ” để phục vụ cho những lợi ích khác.


PV: Nhận xét này có phần võ đoán và quy chụp. Trong thực tế, có rất nhiều người học thạc sĩ và tiến sĩ nhằm bổ sung kiến thức và kĩ năng cho chính bản thân họ. Như vậy là cái “lợi” cho chính bản thân họ, thưa ông?

GS HNĐ: Lợi ích của việc học không nằm ngay ở bản thân công việc đó mà nằm ở ngoài nó và người học chỉ kiếm cớ thôi. Nhiều người đã “lợi dụng” cái việc học ấy để làm những việc khác như cấp bằng, tăng lương, lên chức chẳng hạn. Nó khác với việc học là làm đẹp cho sự sống, sức sống của chính nó. Đó là thực tế hiện nay của xã hội.

Giống như lao động là lẽ sống của con người. Con người mà không lao động thì vô nghĩa. Nhưng lao động ấy lại chỉ vì cái khác như tiền lương, chức vụ. Cái đó người ta gọi là tha hoá. Có thể anh rất đau khổ vì làm việc ấy nhưng vì đồng lương mà anh phải làm. Anh rất nhục khi phải “quỳ lạy” người ta nhưng “quỳ lạy” thì mới có chức quyền. Những người như vậy rất là nhục và họ biết nhưng vì mục đích mà phải chịu đựng, nhẫn nhục. Bản chất của việc học hiện nay cũng có cái “nhẫn nhục” đó. Sự học rất khó khăn, nhiều thứ không thể chiếm lĩnh, chinh phục được. Ai chinh phục được thì mới coi là hạnh phúc.


PV: Nói như ông thì quan niệm học tập của xã hội đang có những sai lệch?

GS HNĐ: Bây giờ anh học không phải vì học, mà vì những cái bên ngoài việc học và chỉ lấy việc học làm cớ.

PV: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, do cách tuyển dụng, đề bạt trong các cơ quan nhà nước hiện nay quá chú trọng đến “bằng cấp” mà “bỏ quên” thực lực?

GS HNĐ: Đúng rồi. Cách đây không lâu, khi làm việc với anh Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tôi có nói: “Anh là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì anh phải biết dùng người”. Tôi đọc 5.000 năm lịch sử Trung Quốc thấy một lần duy nhất có một tiến sĩ làm vua và chỉ một năm là đổ. Còn tất cả các triều vua khác toàn từ chân đất đi lên hoặc từ chiến trường trở về. Làm chính trị phải là những người lăn lộn, trưởng thành trong cuộc sống. Còn bằng cấp thì chỉ mấy năm là có cái bằng. Cho nên phải có biện pháp để khử cái đó. Bằng công việc, tức là tuyển người phải tuyển người có thực lực chứ đừng tuyển bằng cấp.

PV: Điều này có lẽ chỉ thực hiện tốt hơn trong khu vực tư nhân, còn khu vực công thì bằng cấp vẫn là một bước đệm để cho nhiều người thăng tiến?

GS HNĐ: Điều này đúng. Những cái tệ hại phải đi đến cùng thì mới vứt bỏ được, còn nửa vời thì sẽ rất khó. Chuyện “bằng cấp” cũng phải đi đến cao trào tới mức không ai chịu nổi thì tự nó sẽ bỏ. Hiện tại xu hướng xã hội vẫn chưa đi đến tận cùng nhưng nhiều người đang bắt đầu “giác ngộ” lại. Cho nên có hai định hướng trong chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ: anh mở rộng ra càng nhiều càng tốt. Nhưng bù lại anh phải biết cách sử dụng.

Ngày xưa, khi tôi không nhận chức Thứ trưởng, nhiều người cho là “gàn”. Nhưng tôi tranh luận lại: làm thứ trưởng có hàng chục người làm giỏi hơn tôi, nhưng làm “giáo dục thực nghiệm” thì không mấy người giỏi như tôi.

Điều đó là rất thật. Cho nên sử dụng là phải có lợi ích thực tiễn. Bản chất kinh tế thị trường là tôn trọng thực lực. Anh mua cái cốc này là vì bản thân nó, chứ anh không nghĩ do ai làm ra, ở trong nước hay quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng của xã hội đang dần trở về cái minh bạch, công khai, công bằng. Chuyện đi lên bằng “học giả, thi giả” chỉ là tạm thời, nó sẽ đào thải vì cái đó là không thật.


PV: Theo ông, nhân tố nào sẽ quyết định “đào thải” những “tạp chất” này?

GS HNĐ: Dư luận xã hội

PV: Đó dường như chỉ là tác động bên ngoài?

GS HNĐ: Dư luận xã hội phản ánh cái cuộc sống thực. Khi dân từng người một thì không là cái gì, nhưng toàn dân thì là tất cả .

Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 2)

Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 1)
Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 3)
PV: Giáo dục hiện đại "đang" rơi xuống đáy?

GS HNĐ: Cách đây, 30 năm tôi đã nói, có học sinh mới có thầy giáo, có thầy giáo mới có hiệu trưởng, rồi Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục, giáo sư, tiến sĩ… Tất cả bắt đầu từ một đứa trẻ con nhưng hiện giờ tất cả người lớn lại hè nhau lại “bắt nạt” một đứa trẻ con...

PV: Toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay, điểm nào ngăn cản trẻ em đến với Thế giới đó - Thế giới trường học của chúng?

GS HNĐ: Về bản chất, nền giáo dục này lấy thầy giáo, lấy cái cổ truyền ngàn năm làm chuẩn. Trong khi phải lấy cái hiện đại, cái lợi ích trực tiếp ngay ngày hôm nay của trẻ con làm chuẩn.

PV: Giáo viên lấy mình làm chuẩn. Nền giáo dục Việt Nam lấy nền giáo dục của mình làm chuẩn. Đấy có phải là con đường dẫn tới hiện trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Đúng! Giáo dục hiện nay lạc hậu quá mức về ý tưởng, thực tiễn, thái độ, tư cách… mà trẻ em đã hiện đại quá rồi. Chúng ta đang lấy một cái rất cũ để áp cho một thứ rất mới. Tôi lấy ví dụ: Trẻ con sinh năm 2001 thì năm 2007 đi học lớp 1. Năm 2001, Việt Nam vào WTO, là dấu mốc để chấm dứt một giai đoạn cũ, bước sang một giai đoạn mới. Có thể mọi người chưa thấy những tác động trực tiếp của WTO nhưng sau này nó sẽ làm nền KT-XH của chúng ta biến đổi nhanh chóng.

PV: Mọi căn bệnh đều có thể cứu chữa. Theo ông, để cứu chữa cho tình trạng giáo dục hiện nay của chúng ta thì phải bắt đầu từ cái gì? Từ quan niệm, tư tưởng, hay từ một giải pháp nào đó?

GS HNĐ: Cách đây 30 năm tôi có ra quyển sách trong đó có một câu “Dỡ ra làm lại từ đầu”. Nhưng bây giờ, tôi ra khẩu hiệu mới là “Làm mới từ đầu”, tức là từ ngày đầu tiên bước vào lớp một và ngày đầu tiên bước vào đại học. Những cái đã qua thì không tính đến nữa vì nó lớn quá, lâu quá, ì quá rồi. Những đứa trẻ sinh năm 2001 phải có nền giáo dục của riêng chúng. Hiện nay chúng tôi đang tập trung nghiên cứu mô hình này.

PV: Liệu nó có khả thi không, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Hoàn toàn khả thi. Dự án của chúng tôi đã triển khai 43 tỉnh, thành. Có những nơi như Hải Phòng là 100%, TP. HCM là 70% Nhưng vì số tiền không đủ để đầu tư vào một dự án quá lớn như vậy nên hiện nay nó đang ngừng triển khai.

Sách giáo khoa của mô hình thực nghiệm hoàn toàn khác về nguyên tắc, thể chế làm việc và quan hệ với gia đình, nhà trường… Cách đây, 30 năm tôi đã nói, có học sinh mới có thầy giáo, có thầy giáo mới có hiệu trưởng, rồi Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục, giáo sư, tiến sĩ… Tất cả bắt đầu từ một đứa trẻ con nhưng hiện giờ tất cả người lớn lại hè nhau lại “bắt nạt” một đứa trẻ con. Không có trẻ con thì vô nghĩa.

Vì thế, trường thực nghiệm này vì trẻ con thì mới mở trường, chứ không vì thầy giáo, không vì Bộ Giáo dục… Người lớn không hiểu được họ tồn tại được là nhờ đứa trẻ con. Vì sao trong xã hội hiện nay hành chính là “hành là chính”, vì bản thân anh làm hành chính không hiểu anh sinh ra là để phục vụ nhân dân.


PV: Quan niệm, lý thuyết này hoàn toàn đúng nhưng nó có vẻ đơn độc. Trong khi đó, tất cả trong hệ thống giáo dục của chúng ta ,từ những người quản lý cho đến những người trực tiếp thực hiện vẫn không làm? Vì họ không biết hay họ ngại thay đổi, hay là vì cái nào khác?

GS HNĐ: Nếu biết mà ngại thay đổi thì đã may. Tôi cho là họ không nhận thức được.


PV: Lẽ nào không có ai hiểu được. Cũng có thể họ biết nhưng phải chăng vì lợi ích, họ đã chọn cách im lặng?

GS HNĐ: Cũng có thể. Cái biết đó không đủ sức mạnh lấn át cái lợi ích.

PV: Theo cách nhìn của những người không trực tiếp làm trong ngành giáo dục nhưng có quan tâm và có lợi ích từ nó như những phụ huynh mong chờ vào con em họ, một xã hội chờ đợi vào sự mới mẻ của giáo dục, thì nếu cứ hiện trạng thế này, họ sẽ thấy mệt mỏi. Một vài năm gần đây có chuyển động trong giáo dục nhưng theo nhiều trí thức thì đó là một chuyển động vòng tròn. Sự chuyển động đó không phải là những chuyển động có tính nền tảng mà nó vẫn rơi vào chủ nghĩa hình thức. Tôi không cho họ chạy theo thành tích mà cho rằng họ chưa nhận thức đúng. Vậy đến bao giờ thì ngành giáo dục của chúng ta mới nhận thức được điều đó?

GS HNĐ: Về duy lý, nếu họ biến đổi cái gì thì là vì lợi ích của họ chứ không phải vì dân. Nếu có một động cơ thực sự trong sáng thì sẽ vượt qua được mọi cám dỗ.

Hiện nay, những người có một công ăn việc làm gì đó trong giáo dục, thì cứ bám và khai thác lợi ích từ đó, bất chấp nguyện vọng, lợi ích, tương lai của nhân dân. Nếu có thì cũng chỉ nói trên đầu lưỡi chứ tâm hồn không có. Đau nhất là chỗ ấy. Tôi thất vọng về một số người làm giáo dục. Nhưng tôi khẳng định điều này chỉ kéo dài một thời gian khi phụ huynh học sinh còn chịu đựng được.


PV: Ông đã từng nhận xét, về lý thuyết, hãy cứ để sự thật trở về đúng bản chất của nó, hãy cứ để cho nó rơi xuống tận đáy. Vậy theo ông, hiện trạng giáo dục chúng ta đã rơi xuống đáy chưa?

GS HNĐ: Hiện nay, đã rơi xuống đáy rồi.

PV: Vậy lí do cơ bản nào khiến các thầy giáo trong giáo dục Việt Nam có thể “dửng dưng” như vậy?

GS HNĐ: Vì cái lợi ích của chính nó. Chưa bao giờ nền giáo dục lại nhiều tiền đổ vào như bây giờ nhưng cũng chưa bao giờ lại “không đáng tin” như thế. Trong từng cá nhân một thì có những người tử tế, nhưng tất cả gộp vào thì lại khác.

PV: Có một câu chuyện rất quen thuộc nhưng chúng ta vẫn nên bàn đến ở đây. Theo quan điểm của tôi, học thêm ở VN không phải là một sự tăng cường tri thức cho học sinh mà hình như đó là một biểu hiện “phá sản”của nền giáo dục này. Trong lúc đó, các nước châu Âu, Mỹ và một số nước Mỹ latinh nữa, bản chất của việc học thêm theo kiểu Việt Nam không có mặt trong tinh thần của tất cả những người tham gia giáo dục…

GS HNĐ: Một lần sang Anh, tôi có hỏi một giáo viên ở đấy là chị có dạy thêm không? Cô ấy bảo cũng tùy. Những em nào học hết phổ thông không thi đại học thì không, nhưng ai thì vào đại học thì vẫn phải học thêm.

Học thêm ở đây chỉ có một thầy, một trò. Về bản chất, học thêm là lành mạnh và nên khuyến khích. Ở trường học, thầy cô chỉ cung cấp những kiến thức tối thiểu. Việc học thêm sẽ tăng cường tri thức cho học sinh như một hình thức đa dạng trong giáo dục.

Nhưng học thêm ở Việt Nam hầu hết là lặp lại và làm cho học sinh chán nản, nặng nề. Cái đó đã làm biến dạng bản chất của học thêm và sai về phương pháp sư phạm.

Trong những cái mất mát của đời người thì mất mát về thời gian là tuyệt đối nhất. Bằng cách nhồi nhét học sinh kiến thức, nhà trường, các bậc phụ huynh đang cướp đi tuổi thơ - thời kỳ đẹp nhất của các em. Đó không chỉ là sự lãng phí thời gian mà thực sự là một tội ác.


PV: Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt trong các đô thị lớn lại cho rằng, trẻ con học càng nhiều càng tốt?

GS HNĐ: Đó là cái nguy hiểm, dại dột nhất. Họ không hiểu đứa trẻ con đi học sớm thì rất dễ nhôm nhoam. Học sinh của trường thực nghiệm “học đâu được đấy” vì phương pháp rất nhẹ nhàng, kiến thức lại mới mẻ.

PV: Tôi đã ở nhiều tháng trong một gia đình người Mỹ và quan sát bọn trẻ con học thì nhận thấy có một điều khác biệt vô cùng là phương pháp như Giáo sư vừa nói: “học đâu được đấy”. Bài vở của trẻ con Mỹ được giải quyết tại nhà trường. Khi về nhà chúng được tự do vui chơi trong thế giới riêng của chúng. Còn ở Việt Nam, có lẽ những đứa trẻ trở thành nô lệ của sách vở. Khi trở thành nô lệ của sách thì chúng tìm cách chống lại sách. Bởi chúng không tìm thấy niềm vui và sự hứng thú với sách. Vô tình, nhà trường trở thành nơi ăn cắp tuổi thơ của học sinh. Và khi tuổi thơ bị đánh cắp là một điều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây nên chấn thương lớn trong tâm hồn đứa trẻ.

GS HNĐ: Đúng thế.

PV: Thưa Giáo sư, có nhiều người phát biểu, nền giáo dục của chúng ta có những bất cập như thế này bởi vì chúng ta học từ kinh nghiệm hệ thống giáo dục của Liên Xô cũ, điều đó nó ngược lại với quan điểm về giáo dục Liên Xô cũ của thầy?

GS HNĐ: Ở Liên Xô cũng có hai trường phái thật. Một là tuyệt đại đa số cũ kỹ, lạc hậu, nhất là phổ thông. Những cái mới như giáo dục thực nghiệm của chúng tôi thì vẫn đơn lẻ. Nhưng khi tôi về Việt Nam làm thì công nghệ giáo dục mới đã tỏ ra rất thành công. Thậm chí, Thành ủy Hải Phòng trong một báo cáo gửi Bộ Chính trị còn nhấn mạnh, đổi mới giáo dục nhờ công nghệ giáo dục là một trong những thành tựu lớn nhất của địa phương này.

PV: Cách đây không lâu, một chuyên gia giáo dục đã nói với tôi, hệ thống đào tạo sư phạm của VN đã cũ kỹ, lạc hậu quá rồi. Nó cần phải được thổi một luồng sinh khí mới. Là một người đào tạo nhiều giáo viên của các thế hệ, ông nghĩ gì về quan điểm này?

GS HNĐ: Trong cuốn sách xuất bản năm 1985, tôi có viết: “Việt Nam chưa có trường sư phạm”. Ông Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội lúc đó đã chỉ vào cổng trường và hỏi tôi:” Thế đây là cái gì, anh Đại”. Tôi trả lời:” Đấy là cái biển để người ta phân biệt trường sư phạm với quán phở nằm bên cạnh”. Và cho đến nay tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó.

Quan niệm đào tạo của trường sư phạm hiện nay quá cũ. Nhiều người cứ nói: “Thầy giáo là kỹ sư tâm hồn” nhưng tôi định nghĩa, người thầy chỉ là một người lao động có nghiệp vụ sư phạm như là công nhân trong nhà máy có nghiệp vụ kỹ thuật, người lái xe có nghiệp vụ lái xe…


PV: Như vậy, quan hệ giữa giáo viên và học sinh là rất “sòng phẳng”?

GS HNĐ: Quan hệ rất đàng hoàng. Học sinh cũng là con người. Đã là lao động thì anh phải có quy trình, kỷ luật, sản phẩm lao động. Người lao động là người làm ra sản phẩm chứ không phải là người bắt nạt người khác…

PV: Mô hình thực nghiệm đã trải qua nhiều thăng trầm. Và đã có những ý kiến hồ nghi về “công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại? Ông nghĩ gì về điều này?

GS HNĐ: Hiện nay, mô hình thực nghiệm còn phát triển cao hơn về chất. Trước đây nó còn phải nhân nhượng, “chịu thua” với bên ngoài để đảm bảo học sinh khi chuyển trường vẫn bắt kịp bên ngoài. Nhưng từ khi thu gọn quy mô, nó có điều kiện làm quyết liệt, triệt để hơn.

PV: Những kết quả nào đánh giá sự khẳng định đó?

GS HNĐ: Phần thưởng lớn nhất là niềm tin yêu của phụ huynh. Con em là máu thịt, cuộc đời của họ nên họ không thể tùy tiện trong việc chọn trường, chọn thầy. Nhưng hàng năm tôi vẫn nhận được số đơn xin theo học gấp hơn 10 lần số chỉ tiêu cần tuyển.

PV: GS có thể ước đoán bao nhiêu phần trăm các nhà quản lý và giảng dạy hiểu biết, nhận thức đúng (có thể không làm được) tin rằng đó là con đường đúng của giáo dục hiện đại?

GS HNĐ: Bây giờ số ấy đã tăng lên. Rất nhiều kiến thức của tôi đã bị “ăn cắp”. Nhưng mục đích của tôi là đưa kiến thức của tôi đến con em nên tôi hoan nghênh. Nhưng tôi tuyên bố là phải chính xác, thật, và đừng chỉ dán cái mác của tôi không thôi ở đó.

PV: Mô hình thực nghiệm đã đem lại cho học sinh những gì, thưa Giáo sư?

GS HNĐ: Tư cách!

PV: Nền giáo dục của chúng ta làm cho các bậc phụ huynh luôn ở trong tâm trạng lo âu và hoảng hốt. Bởi thế các phụ huynh chỉ chú ý một điều duy nhất là nhìn vào học bạ của con em mình mà không bao giờ nhìn vào các hành vi khác cũng như phát triển tâm hồn và trí tuệ. Đó chính là thất bại lớn nhất của một nền giáo dục và kéo theo những bi kịch của đời sống tinh thần xã hội trong tương lai…

GS HNĐ: Chính xác!

PV: Cách đây hai năm, một giáo sư ĐH Massachusetts viết thư cho tôi nói ông có một đứa con vì điểm thấp nên không vào được một trường mà nó mong muốn. Nhà trường đó muốn có một người chứng minh đứa bé có một khả năng nào đó và nó cần một cơ hội. Ông đã nhờ tôi viết lá thư đó vì tôi biết con ông từ lúc 5 tuổi. Tôi đã viết một lá thư cho người phụ trách tuyển sinh của trường kể về cậu bé mà tôi biết. Lá thư đã thay đổi quan điểm của ông và cậu bé đã được nhận. Để làm một bài toán điểm 10 không phải điều hệ trọng trong cuộc đời một đứa trẻ mà phải có điều gì đó hiện trong tâm hồn nó và nhà trường đó có nhiệm vụ phải tạo điều kiện cho tâm hồn đó phát triển chứ không phải ghi điểm. Hôm nay nó được 10 toán nhưng ngày kia vì mải chơi chỉ được có 4 điểm, điều đó không sao. Một nền giáo dục bị phá sản không phải là thành tích thi cử mà là những biến dạng tâm hồn của những đứa trẻ?

GS HNĐ: Điều lớn nhất của trường thực nghiệm là học sinh không nói dối. Người ta bảo như thế là ngố nhưng tôi nghĩ, khi ra đời, những thứ đó mới là vô giá. Học sinh thực nghiệm đi đâu là biết ngay vì trông cái mặt rất thật.

PV: Nhưng liệu trong bối cảnh xã hội đầy toan tính và bị xâm chiếm bởi chủ nghĩa thực dụng như bây giờ thì điều đó có là thiệt thòi đối với những học sinh có bộ mặt rất thật của Giáo sư?

GS HNĐ: Có thể đó chỉ là thiệt thòi trước mắt nhưng càng ra đời càng tốt. Phụ huynh ban đầu hoảng hốt nói với tôi là tại sao thầy không cho điểm, không xếp hàng. Nhưng tôi nói, trong trường này không ai chấp hành ai hết, trẻ con là tối thượng đối với nó!

Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại (Phần 3)

Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại Phần 1
Phỏng vấn Giáo Sư Hồ Ngọc Đại Phần 2

PV:Những cải cách đó chỉ là ngụy trang?

GS HNĐ: Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng...

PV: Tôi có khảo sát một trường tiểu học ở Mỹ. Quốc khánh Mỹ, thầy cô giáo để những đứa trẻ từ lớp 1 đến lớn 4 làm quốc khánh theo cách của chúng. Chúng tự trang trí trường học, đọc diễn văn và nói ý nghĩa của chúng đối với dân tộc mình. Trong lớp mỗi đứa có một cuốn sổ gọi là “sổ thơ của tôi”. Ở cái đất nước mà chúng ta tưởng là thực dụng nhất lại luôn tìm cách tạo cho đứa trẻ một đức tin, một tâm hồn và khả năng tự quyết định mình.

GS HNĐ: Tôi giáo dục cho trẻ con có 3 điều. Thứ nhất là lòng yêu nước (không có gì trừu tượng cả). Thứ hai là làm việc có trách nhiệm, chân thật, việc gì ra việc ấy. Và thứ ba là biết chia sẻ. Yêu nước vì sao, vì tất cả sự sống của nó gắn với quê hương, tổ quốc nó. Muốn có lòng yêu nước, nó phải có trách nhiệm với từng điều nó học, từng điều nó làm. Chia sẻ là nhận thấy những nét đẹp của người khác.

PV: Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm công dân toàn cầu. Họ cho rằng, công dân toàn cầu là giỏi ngoại ngữ, đi nước ngoài nhiều v.v… Nhưng một người nông dân ở nơi xa nhất của thế giới này mà biết yêu cái cây, quý con chim ở bên cạnh, đó mới chính là công dân toàn cầu vì anh ta biết giữ gìn di sản ngay bên cạnh mình. Và nếu 6 tỷ người ai cũng yêu mảnh đất dưới chân họ, yêu cái cây, bầy chim quanh họ, yêu những đám mây trên đầu họ thì thế giới này sẽ trở thành một Thiên đường.Còn nếu 6 tỷ người đều giỏi ngoại ngữ, nhiều bằng cấp và đi khắp thế giới nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân họ thôi thì thế giới này sẽ ra sao?

GS HNĐ: Giáo dục là phải như thế. Tôi chưa từng thấy ở đâu học sinh viết quốc ca hay như học sinh trường tôi. Cái gọi là trừu tượng mà cũng cụ thể nhất đó là yêu nước. Anh phải yêu đất nước, dân tộc này và anh phải đau nỗi đau của nó thì mới thấy được hạnh phúc nó đem lại. Bọn trẻ con bây giờ hay cãi cha mẹ nhưng không phải thế là hư. Các bậc phụ huynh phải thuyết phục bằng cái lý của trẻ con. Muốn dạy chúng thì trước hết phải thì phải thua chúng. Sau đó phân tích bằng cái lý của chúng để nó thua ngay trên cái lý của chúng.

PV: Khi một con người nhận thức được vẻ đẹp của cuộc sống thì anh ta sẽ không bao giờ chà đạp lên nó. Và cái chết của nhà trường chúng ta là đang bắt học sinh thuộc lòng những công thức toán học mà không để ý xây dựng một nền tảng mỹ học cho chúng. Đó là sai lầm lớn nhất của giáo dục?

GS HNĐ: Tôi có một kỷ niệm rất vui. Một hôm, có phụ huynh đưa con đến trường. Đứa trẻ khi nhìn thấy tôi đã chạy vòng quanh rồi đánh vào “mông” tôi một cái. Mẹ đứa bé mắng đứa trẻ hư nhưng tôi nói, không phải. Dễ gì một người thầy có vinh hạnh như thế này. Nếu trẻ con được tôn trọng thì nó lớn lắm và anh cũng lớn hơn nó. Còn nếu anh dập vùi nó thì tưởng anh lớn hơn nó nhưng thực ra thì anh thấp hơn nó.

PV: Tháng 4 vừa rồi ở Mỹ, tôi có đến xem một buổi biểu diễn của trẻ em lớp 1. Các em đóng vai những con cừu kể một câu chuyện không vui đã xẩy ra với chúng. Cuối cùng, một con lừa xuất hiện và đã xin lỗi những đứa trẻ về những sai lầm đã gây ra. Ai đóng con lừa? Xin thưa, ông Hiệu trưởng đã đóng con lừa. Ông ta đội một cái mũ có hai cái tai lừa và nói, xin hãy tha thứ cho những lỗi lầm của tôi. Không bao giờ ở Việt Nam, hiệu trưởng làm được điều đó. Vì họ nghĩ cái đúng là của họ còn những sai lầm chỉ thuộc về học sinh.

GS HNĐ: Một trong những cái tôn trọng trẻ con lớn nhất là những gì anh đưa đến cho chúng phải thật. Và bản thân anh cũng phải thật. Sách giáo khoa mà tôi đưa ra thách nhà tri thức nào có thể bắt bẻ một sai lầm. Cái nào tôi đưa đến cho trẻ con cũng là những thứ tôi đưa đến cho anh. Thật là thật của thời đại. Hiện nay, chúng ta toàn đưa cho học sinh những cái hay một nửa, thật một nửa, hay một nửa, dở một nửa… Trẻ con rất mẫn cảm, không thể lừa được chúng đâu.


PV: Giáo sự có sợ rằng: học sinh của ông được dạy những cái thật nhất và nhân cách của chúng cũng phát triển rất thật. Nhưng liệu khi rời bỏ tháp ngà đó để đi ra cuộc đời, chúng có hụt hẫng? Và chúng sẽ không biết cách đối phó với những cám dỗ, những lừa lọc? Còn theo tôi,cho dù chúng ta dạy cho trẻ con biết có 1000 trò lưu manh ở ngoài đời và cách đối phó với những trò đó, nhưng khi chúng bước ra cuộc đời thì cái trò lưu manh thứ 1001 sẽ xuất hiện và hạ gục chúng. Nhưng lòng tin, sự kiêu hãnh, trí tuệ, nhân cách và tâm hồn sẽ dẫn chúng đi qua tất cả dù chúng có thể gặp rất nhiều khó khăn.

GS HNĐ: Vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn sẽ cho chúng khả năng nhận biết tất cả mọi sự giả dối
[OMGCENTER=http://www.vietimes.com.vn/Library/Images/32/2008/03/8312_Ho_Ngoc_Dai_1.jpg]

PV: Trong những năm đổi mới, giáo dục Việt Nam cũng đã làm nhiều việc mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực để nói đến. Vậy những đổi mới gì thực sự quan trọng cho nền giáo dục chúng ta trong những năm vừa qua?

GS HNĐ: Thà cứ như cũ thì còn dễ hơn. Những cải cách đó chỉ là ngụy trang vì những thứ đã cải cách là quá dở. Nhưng cải cách giáo dục đã đánh mất đi một cái gì đó của truyền thống, của văn hóa, của một cái gì đó khiến người ta trân trọng.

Trước đây vài chục năm, nhiều người cho tôi là người lập dị, có thể gàn nhưng dần dần mình thấy cái xã hội đối với mình có gì đó khác hơn xưa rất nhiều.


PV: Trên cương vị là một người đã nghiên cứu lâu năm về giáo dục thì ông thấy việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam còn những bất cập gì?

GS HNĐ: Theo tôi, trước hết phải hoan nghênh điều này. Hiện nay, xã hội cứ thấy đào tạo nhiều lại kêu là “ồ ạt”, nhưng thà “có còn hơn không”. Anh phải lấy lợi ích của xã hội lên hàng đầu.

PV: Bộ GD - ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề án đào tạo tiến sĩ (TS) giai đoạn 2007–2020 để đạt được mục tiêu 35% giảng viên Đại học, Cao đẳng có trình độ TS mà Bộ đề ra. Theo đó, mỗi năm sẽ tuyển mới 2.000 người làm TS trong và ngoài nước, 10 năm là 2 vạn? Ông nghĩ gì về chỉ tiêu này?

GS HNĐ: Nếu bộ Giáo dục – Đào tạo làm được như thế thì tuyệt vời quá. Tôi hoan nghênh con số 20 ngàn , nếu hơn nữa thì cũng tốt. Những mục tiêu và xu hướng phát triển rộng rãi của đội ngũ, cũng như việc mở rộng trường Đại học cũng đáng hoan nghênh…

Vấn đề nằm ở việc đánh giá chất lượng hiện nay còn rất mù mờ. Theo tôi, chất lượng nghĩa là có ích thực sự cho đời. Nhưng trên thực tế, người ta lại thắc mắc, đau khổ vì cái này. Cái ích nhẽ ra chỉ có 1 nhưng anh hưởng lợi nhiều quá, anh hưởng tới 9, 10 cơ. Thế nên xã hội mới lên án. Chứ còn anh làm một mà anh hưởng một thì tốt quá, còn hơn là không có gì.


PV: Đối tượng” hưởng nhiều mà làm ít” là ai, thưa ông?

GS HNĐ: Cả người học lẫn người dạy. Đó là cái dởm, cái hỗn loạn của xã hội hiện nay. Anh đào tạo bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Nên đào tạo hơn là không đào tạo, nên hoan nghênh người đi học chứ đừng chê bai người ta, học càng nhiều càng quý chứ đừng hạn chế.

Việc học tập có thuộc tính cơ bản, một là tính cá nhân, hai là tính tự nguyện. Vì sao tự nguyện? Vì việc học đem lại lợi ích cho cá nhân anh nên anh tự nguyện. Cho nên hai cái: tính tự nguyện và tính cá nhân đều phải tôn trọng. Tuy nhiên tôi thấy, việc học thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay đều không vì cái “lợi” trực tiếp, mà vì cái “lợi” gián tiếp thì có. Nhiều người chỉ lấy việc học đó làm “cớ” để phục vụ cho những lợi ích khác.


PV: Nhận xét này có phần võ đoán và quy chụp. Trong thực tế, có rất nhiều người học thạc sĩ và tiến sĩ nhằm bổ sung kiến thức và kĩ năng cho chính bản thân họ. Như vậy là cái “lợi” cho chính bản thân họ, thưa ông?

GS HNĐ: Lợi ích của việc học không nằm ngay ở bản thân công việc đó mà nằm ở ngoài nó và và người học chỉ kiếm cớ thôi. Nhiều người đã “lợi dụng” cái việc học ấy để làm những việc khác như cấp bằng, tăng lương, lên chức chẳng hạn. Nó khác với việc học là làm đẹp cho sự sống, sức sống của chính nó. Đó là thực tế hiện nay của xã hội.

Giống như lao động là lẽ sống của con người. Con người mà không lao động thì vô nghĩa. Nhưng lao động ấy lại chỉ vì cái khác như tiền lương, chức vụ. Cái đó người ta gọi là tha hoá. Có thể anh rất đau khổ vì làm việc ấy nhưng vì đồng lương mà anh phải làm. Anh rất nhục khi phải “quỳ lạy” người ta nhưng “quỳ lạy” thì mới có chức quyền. Những người như vậy rất là nhục và họ biết nhưng vì mục đích mà phải chịu đựng, nhẫn nhục. Bản chất của việc học hiện nay cũng có cái “nhẫn nhục” đó. Sự học rất khó khăn, nhiều thứ không thể chiếm lĩnh, chinh phục được. Ai chinh phục được thì mới coi là hạnh phúc.


PV: Nói như ông thì quan niệm học tập của xã hội đang có những sai lệch?

GS HNĐ: Bây giờ anh học không phải vì học, mà vì những cái bên ngoài việc học và chỉ lấy việc học làm cớ.

PV: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, do cách tuyển dụng, đề bạt trong các cơ quan nhà nước hiện nay quá chú trọng đến “bằng cấp” mà “bỏ quên” thực lực?

GS HNĐ: Đúng rồi. Cách đây không lâu, khi làm việc với anh Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tôi có nói: “Anh là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì anh phải biết dùng người”. Tôi đọc 5.000 năm lịch sử Trung Quốc thấy một lần duy nhất có một tiến sĩ làm vua và chỉ một năm là đổ. Còn tất cả các triều vua khác toàn từ chân đất đi lên hoặc từ chiến trường trở về. Làm chính trị phải là những người lăn lộn, trưởng thành trong cuộc sống. Còn bằng cấp thì chỉ mấy năm là có cái bằng. Cho nên phải có biện pháp để khử cái đó. Bằng công việc, tức là tuyển người phải tuyển người có thực lực chứ đừng tuyển bằng cấp.

PV: Điều này có lẽ chỉ thực hiện tốt hơn trong khu vực tư nhân, còn khu vực công thì bằng cấp vẫn là một bước đệm để cho nhiều người thăng tiến?

GS HNĐ: Điều này đúng. Những cái tệ hại phải đi đến cùng thì mới vứt bỏ được, còn nửa vời thì sẽ rất khó. Chuyện “bằng cấp” cũng phải đi đến cao trào tới mức không ai chịu nổi thì tự nó sẽ bỏ. Hiện tại xu hướng xã hội vẫn chưa đi đến tận cùng nhưng nhiều người đang bắt đầu “giác ngộ” lại. Cho nên có hai định hướng trong chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ: anh mở rộng ra càng nhiều càng tốt. Nhưng bù lại anh phải biết cách sử dụng.

Ngày xưa, khi tôi không nhận chức Thứ trưởng, nhiều người cho là “gà”. Nhưng tôi tranh luận lại: Làm thứ trưởng có hàng chục người làm giỏi hơn tôi, nhưng làm “giáo dục thực nghiệm” thì không mấy người giỏi như tôi.

Điều đó là rất thật. Cho nên sử dụng là phải có lợi ích thực tiễn. Bản chất kinh tế thị trường là tôn trọng thực lực. Anh mua cái cốc này là vì bản thân nó, chứ anh không nghĩ do ai làm ra, ở trong nước hay quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng của xã hội đang dần trở về cái minh bạch, công khai, công bằng. Chuyện đi lên bằng “học giả, thi giả” chỉ là tạm thời, nó sẽ đào thải vì cái đó là không thật.


PV: Theo ông, nhân tố nào sẽ quyết định “đào thải” những “tạp chất” này?

GS HNĐ: Dư luận xã hội

PV: Đó dường như chỉ là tác động bên ngoài?

GS HNĐ: Dư luận xã hội phản ánh cái cuộc sống thực. Khi dân từng người một thì không là cái gì, nhưng toàn dân thì là tất cả .

No comments: