Trong quá khứ muốn giúp bệnh nhân bỏ hút thuốc lá, bác sĩ có thể cho thuốc nhai (gum) hay thuốc dán (patch) có chất nicotinẹ Những sản phẩm này ngày nay đã mua bán tự do, không cần toa bác sĩ. Lại còn có thuốc xịt mũi có nicotine để bỏ thuốc lá, nhưng cần toa bác sĩ. Gần đây đã có thuốc uống Zyban (bupropion) để bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân muốn bỏ hút thuốc.
Những người hút thuốc khó bỏ là vì khi ngưng hút hay có những triệu chứng thiếu thuốc (nicotine craving) và Zyban làm giảm bớt những cảm giác khó chịu nàỵ Nhiều bác sĩ còn cho bệnh nhân uống cả bupropion và dùng thuốc nhai hay thuốc dán nicotine cùng một lúc.
Bupropion cũng còn là thuốc chữa bệnh sầu buồn (depression) dưới tên Wellbutrin SR. Gần đây có cuộc khảo cứu cho thấy bupropion cũng có thể chữa được chứng lãnh cảm tình dục của đàn bà. Các bác sĩ nên nghĩ đến chuyện dùng thuốc này cho người bị buồn phiền mà lại muốn bỏ hút thuốc lá, nhất là bệnh nhân đàn bà bị lãnh cảm.
Những phản ứng phụ (side effects), nếu có xẩy ra, của Zyban là khô miệng, khó ngủ, tay run (tremor) và da nổi mẩn (skin rash). Một số rất ít, khoảng 0.1% bệnh nhân dùng Zyban bị lên cơn động kinh (seizure). Tổng quát, thuốc Zyban khá hiệu nghiệm và ít gây ra những phản ứng phụ.
Viết về chuyện thuốc lá lại nhớ đến thi sĩ Hồ Dzếnh.
Ông Hồ Dzếnh có lẽ là người nghệ sĩ đầu tiên dùng tên có chữ z đi đằng sau chữ d. Cả hai đều là phụ âm và có hay không có chữ z, phát âm cũng tương tự. Về sau này, thỉnh thoảng cũng thấy có các nghệ sĩ khác dùng tên có ghép thêm chữ z vào sau chữ d như Việt Dzũng, Dzũng Chinh, Dzương Ngọc Hoán... Nghe đọc tên không thấy gì khác lạ, nhưng "nhìn" tên hình như có vẻ... nghệ sĩ hơn! Nhà văn Duyên Anh (Duyên không có z!) cũng có quyển sách tựa là Dzũng Đakao.
Không biết thi sĩ Hồ Dzếnh có hút thuốc hay không nhưng trong thơ của ông hay có chuyện hút thuốc lá.
Chiều là tên một bài thơ 5 chữ phổ nhạc theo điệu Tango Habanera nổi tiếng từ lâu của Hồ Dzếnh và nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (Dương không có chữ z!). Nhạc của bài hát Chiều rất giản dị. Âm điệu uyển chuyển dễ nghe thấy hay. Có lẽ sự thành công nhất của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995) của bản nhạc này nằm trong những câu thơ nhạc được lập đi lập laị. Bốn câu mở đầu bài hát có nét nhạc đi đều đều, không thấp không cao và đã cho một cảm giác buồn nhớ nhẹ nhàng. Nhưng nỗi buồn được nhấn mạnh hơn một chút khi câu thứ tư cũng chỉ là câu thứ ba lập lại:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Tiếng buồn vang trong mây
Đoạn tiếp theo, dòng nhạc lên cao hơn một chút. Kể từ câu thứ ba khi nhạc khá dồn dập hơn, nỗi buồn có vẻ sâu đậm hơn và nhất là khi câu thứ tư được lập lại một lần nữa để làm thành câu thứ năm:
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chết trong hồn chiều nay
Chết trong hồn chiều nay
Đến đoạn... hút thuốc. Người lữ khách vẫn... buồn, nhớ lại ngày cũ. Ngày đó, đang lãng du, chàng chợt thấy thèm thuốc lá nhưng lại bỏ quên... hộp quẹt ở nhà. Chàng bèn ghé lại một nhà bên ven đường, muợn bật lửa để xin châm một điếu thuốc. Chàng hút, ngây ngất say thuốc, thả khói và lim dim nhìn khói thuốc bay lên caọ Nhạc đoạn này câu đầu cũng giống như câu đầu của đoạn trên nhưng về sau nhạc dồn dập, liên tục hơn một chút nữa để thành sáu câu. Câu thứ ba cũng gần như là lập lại của câu thứ tư, chỉ thay chữ "rừng" bằng chữ "mây":
Tôi là người lữ khách
Mầu chiều khó làm khuây
Nhớ lòng mình là rừng
Nhớ lòng mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây
Nhạc và thơ rồi quay lại giống y hệt đoạn đầu, nghĩa là nỗi buồn man mác của đoạn đầu cũng được dùng làm đoạn kết với bốn câu:
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Tiếng buồn vang trong mâỵ (Chiều/thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước)
Một bài thơ khác của Hồ Dzếnh trong tập thơ Quê Ngoại (1943), khá nổi tiếng cũng có chuyện hút thuốc trong đó. Thời gian sốt ruột chờ đợi được diễn tả bằng điếu thuốc lá cháy ngắn dần. Nỗi buồn sâu đậm nhưng sự trách móc chỉ nhẹ nhàng:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn anh dạo khắp trong sân
Ngó lên tay thuốc lá cháy lui dần
Anh nói khẽ: "gớm sao mà nhớ thế!"
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi, tình nghĩa có gì đâủ
Nếu là không lưu luyến lúc ban đầu
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa
Hoa lá ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Anh sẽ trách, cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau lơ lửng... với nghìn xưạ (Ngập Ngừng/thơ Hồ Dzếnh)
Phải nói bài thơ Ngập Ngừng có những câu nổi tiếng được nhiều người nhắc đến.
Như khi "người ấy" không hiểu sao lại muốn được gặp "nàng" nhưng lại thích được cho... ăn thịt thỏ:
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Cũng có lúc người ta xuống giọng, chán chường để than thở cho chuyện tình duyên đã hết và nỉ non thêm câu:
Em tôi ơi, tình nghĩa có gì đâu?
Khi tình duyên bị tan vỡ, có hai câu sau đây rất hay được nhắc lại, nhưng khi nhắc đến, thứ tự lại đảo ngược với nguyên bản bài thợ:
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Sở dĩ có chuyện đảo ngữ như vậy, vì nếu chỉ đọc hai câu này, đọc ngược nghe xuôi tai hơn. Lý do một phần ở chữ thề là vần bằng, dùng làm chữ cuối cùng đọc lên nghe êm tai hơn chữ dở là vần trắc. Đa số chính những người nhắc đến hai câu này cũng không ngờ là hai câu thơ đã đảo ngược!
Thật ra, người ta còn hay bỏ bớt chữ những và đọc lên thành:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Và, nổi tiếng... số dzách (dzách có z), nổi tiếng nhất là câu thơ thứ nhất (đúng ra là câu thứ hai) trong hai câu thơ trên, được "lưu truyền" sau khi đã được thu thành 7 chữ:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Tại sao câu này lại nổi tiếng như vậy?
Có lẽ trên đời có nhiều mối tình, vì lý do nào đó, không được trọn vẹn. Biết bao nhiêu người ở hoàn cảnh của Chức Nữ và Ngưu Lang!
Vấn đề là, trên thực tế, có thật sự đúng tình chỉ đẹp khi còn dang dở hay không nhỉ?
No comments:
Post a Comment