Xa quê bao năm, nhưng lòng
tôi vẫn nhớ. Quê hương như chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày. Nó
tưởng chừng đơn giản và thậm chí quá đỗi bình thường. Đó có thể là suy
nghĩ của nhiều người gắn bó cả đời với nơi chôn nhau cắt rốn. Ngược lại
với những người không có được may mắn đó, những người phải sống xa quê,
tiếng hát xưa gợi lên nỗi buồn man mác.
Xa quê, họ phải nỗ lực bội phần. Bởi lẽ, mọi thứ dường như không quen thuộc, từ cách sống, công
việc, suy nghĩ cho đến những sinh hoạt thường nhật. Chính vì vậy, họ
thoáng quên đi những cái gắn bó với họ thuở thiếu thời. Tuy nhiên, những
ngày giáp tết, rỗi rãi, họ thường có nhiều thời gian để nhìn lại quá
khứ xa và gần. Lúc đó, quê hương là cái đầu tiên hiện lên.
Kể ra thì rất nhiều, nhiều lắm những ký ức thời ấu thơ, nó bất chợt ùa
về khi chúng ta lắng tâm để nghe tiếng lòng ta dậy sóng. Tuy nhiên, nhìn
lại thực tại, khung cảnh quanh người viễn xứ nó thoáng u buồn, đặc biệt
là người xứ lạnh. Bởi thế, cứ mỗi độ tết đến, tui lại hay làm ấm lại
mình với những thứ mà quê hương mình có. Hằng năm tui hay săn lùng trái
cây Việt về chưng cho có không khí. Hehe.
Làm vậy cũng để nhắc
nhở con mình không quên cội nguồn. Tuy vậy, tui nhắc hoài mà con có chịu
nhớ đâu. Có lẽ different generations have different thinking. Mùa
holiday, con lại nhắc mình chuyện khác, ba nhớ trang trí Noel, ba nhớ
nhắc ông Santa mang quà đúng với cái wish list của con. Có thể Tây nó
nghĩ khác mình, họ nào có quê hương và con đi học với Tây nên chúng cũng
rứa.
P/S: khế bán xứ Tây có khác, 5$ một trái. Đu đủ trái bé xíu
cũng 5$ một quả. Cho nên, nếu người thực dụng nghĩ, tình cảm mà mang ra
cân đo và đong đếm, giá trị của quê hương đáng giá ngàn vàng chứ chẳng
chơi.
No comments:
Post a Comment