Một năm chuẩn bị kết thúc, năm mới chuẩn bị gõ cửa. Để đón chào năm mới, chúng ta cũng nên điểm lại vài sự kiện năm cũ. Lưu ý, chúng ta điểm lại để soi xét chứ không phải bới lại mà tìm vết. Cái quan trọng là sự phát triển nên ta soi lại để khắc phục để góp phần sự phát triển bền vững.
Một năm qua với nhiều sự kiện và nhiều việc. Có cái tốt đan xen với những cái xấu. Có kẻ xấu xa lẩn khuất bên người tốt. Phàm người tâm Phật thì nhìn đâu cũng thấy Phật, người tâm tà nhìn Phật hóa ra ma. Thế nên chẳng lạ mình chỉ nói nhiều về cái tốt về những việc mà xuất phát từ từ tâm (cái này là chủ quan, chứ thật ra mình cũng người trần mắt thịt nên mình chẳng thể phán đúng 100%).
Đầu tiên, "cơm có thịt" là một campaign của cựu phó tổng đài truyền hình VTV Trần Đăng Tuấn. Ông đi khắp nơi vùng núi phía bắc nhằm mang lại bữa ăn đầy đủ cho các gia đình khốn khó, đặc biệt là các em nhỏ. Nhìn cảnh các em có ăn có mặc, chúng ta cũng ấm lòng và vui lây. Do đó, mình tin ông Tuấn làm một việc gọi là "vác tù và hàng tổng" với tâm từ. Ông xứng đáng là người của xã hội. Nhân đây, mình cũng nhắc sự việc: Một số người kêu cái tên "cơm có thịt" phản cảm. Hơn nữa, bản thân tớ là người tôn trọng ăn chay, không sát sinh hại vật. Vậy cớ gì tớ là phát thông điệp ủng hộ campaign này? Trước hết, đánh giá một việc phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử của nó. Đứng trước một kẻ đói, việc cần là cứu đói. Thế nên, ưu tiên cho hiện tại là giúp cho người miền núi đang khó khăn có cái ăn cái mặc trước. Và cái họ cần là chất lượng bữa ăn đảm bảo ở minimum levels. Cái dễ nhất là cơm phải có thịt và bản thân người nghèo rất thèm thịt (vì thiếu thịt). Làm một việc mà nhiều người happy thế thì còn hơn mười lần người tu (vì tu là để người an lạc). Một điều nữa, bản thân ông Tuấn có phải tu sỹ đâu. Ông làm sao biết được khuyến khích việc ăn chay. Một người chưa ăn chay mà đòi hỏi họ phát động bữa cơm đủ chất với món chay hay sao. Tóm lại, mỗi một việc làm có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, người khôn nên nắm việc cốt lõi mà giải quyết trước và giải quyết rốt ráo nó. Còn kẻ đứng ngoài thì nên tán thán công đức người làm, chứ đừng làm rắc rối vấn đề thêm. Tâm từ là chỗ đó!
Một sự kiện liên quan đến từ thiện mà không thể không nhắc đến. Đó là đi làm từ thiện với áo quần mát mẻ. Tớ bỗng thấy, người Việt mình có vẻ hơi khó tính. Ăn mặc sao cho thoải mái là được. Vả lại, khí hậu Việt Nam vào mùa hè nóng nực, nhiều lúc tớ cũng khoái mặc độc cái quần cộc là đủ. Cho nên, việc họ ăn mặc là chẳng có liên quan gì nhiều đến cái chính, mang cái ăn cái mặc cho người bất hạnh. Chúng ta cứ đứng bên lề phát xét bên lề sự kiện chính thì chúng ta đang gây tổn phước cho chính mình đấy! Nói đi thì cũng nên nói lại, dĩ nhiên, chúng ta cũng ăn mặc cho đàng hoàng một xíu thì mọi việc trở nên perfect. Kể một chuyện thế này: Một lần đứng hút thuốc, có đứa homeless boy đến xin thuốc. Tớ cho. Nó cầm nhưng nhìn tớ một hồi, nó trả lại. Tớ hỏi tại sao. Nó nói mày có vẻ nghèo hơn tao. Haha. (Tớ thì không quan tâm ăn mặc. Áo thun quăng vào máy giặt, chả hiểu tại sao, áo giặt xong lại lủng lỗ. Giày thì hở keo. Rút kinh nghiệm, tớ thay áo thay giày. Hehe).
Ngoài ra, một số hình ảnh từ thiện được cho là phản cảm. Chẳng hạn, người làm từ thiện ngồi ở tư thế bề trên kẻ cả (hình ảnh các "hoa" chiếm ghế ngồi, còn các cụ già ngồi đất). Hình ảnh các doanh nghiệp lợi dụng làm từ thiện để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, nếu tất cả những người đi làm từ thiện đều xuất phát từ tâm từ: san sẻ chút ít vật chất và tinh thần cho những mảnh đời bất hạnh, họ xứng đáng được trân trọng. Bởi vì họ dù gì cũng là người chứ chẳng phải Bồ tát hay là thánh.
Gần kết thúc năm cũng chính là thời điểm đại đức Thích Tâm Mẫn hoàn thành hành trình "Nhất bộ nhất bái". Dĩ nhiên, trên chuyến đi, rất nhiều chuyện chướng duyên xảy ra. Đặc biệt, cú song phi của người bảo vệ gây nhiều bức xúc. Dù gì chuyến đi cũng hoàn tất. Thầy cũng là người đầu tiên ở Việt Nam hành một pháp tu lạ ở Việt Nam (nhưng nó không lạ ở xứ người).
Gần đây, "Khoa trùm tên miền" được nhắc đến. Nhiều người đả phá chính quyền cho rằng chính quyền hành không đúng luật. Tuy nhiên việc ông Khoa sở hữu tên miền này nọ chẳng quan trọng. Vấn đề là tự dưng ông liên hệ với Eurowindow và trỏ link của website mang tên công ty vào trang web "bẩn". Điều đó khiến mình nghĩ ông Khoa có ý đồ xấu. Đã thế, có người nói đại loại: Ông Khoa giúp cho Eurowindow được nhiều người biết đến. Đặc biệt là họ còn nhấn mạnh đến sự liên hệ với cái gọi là liên kết tương hỗ scandal - nổi tiếng ở showbiz Việt. Cạn nghĩ cần sự nổi tiếng, chúng ta đâu nhất thiết phải dùng những ngón nghề dơ bẩn ấy nhỉ! Tóm lại, mình nghĩ ông Khoa làm việc này với tâm không tốt, và hiện tại, rắc rối đang mò đến thăm ông.
Để mình luôn ở trong guồng máy của sự phát triển, điều vô cùng cần thiết là quán chiếu chính mình. Quán chiếu chính mình là điều cực khó. Tự mình không thể nhìn rõ mặt mình. Lấy gương soi, mình luôn tự thấy mình đẹp không tỳ vết. Lý do, ở con người, cái tôi luôn là cái tối thượng để tôn thờ. Do vậy, khi soi gương, ta nhớ đè cái bản ngã xuống. Còn dốt dốt như mình, nhìn người khác là cách để soi chính mình. Chúng ta có thể thấy đâu đó có cái tính xấu của mình. Nhìn nó để thấy và hiểu mình cũng từng có nó. Vậy là quán chiếu rồi!
P/S: Nhân sự kiện, ngày 1 tháng 1 năm 2013 vào lúc 7h pm (Pacific), ngài Rinpoche sẽ lên mạng nói chuyện với những người tu ở đây, chúng ta thử suy nghĩ đôi điều về tu ở Tây và Ta. (Cái này ngoài lề chẳng liên quan gì ở trên). Tây khó tu vì bản tính. Ta dễ tu vì có 2 mặt: tiêu cực, làm sai k dám nhận, tích cực làm sai thì sửa. Theo quy luật công bằng, đã là người thì ai cũng có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Nếu cả đời một người, quyền nhiều hơn nghĩa vụ nghĩa là kiếp trước hoặc nhiều đời trước họ phải làm nhiều hơn bây giờ. Chứ nếu không thì đã thành Phật chứ chẳng lang thang luân hồi kiếp người - súc sinh.
Number of words: 2006
No comments:
Post a Comment