Thích Chí Thiện
(Hội thảo "Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại", Viện Nghiên cứu Phật học VN, Sài Gòn, 1993)
--- o0o ---
Đạo đức Phật giáo dựa căn bản trên Giới-Định-Tuệ và được soi sáng bởi lý duyên khới, tứ đế, nhân quả-Luân hồi và vô ngã... trong bài phát biểu này tôi chỉ nêu lên nguồn gốc và mục đích của Giới nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của các Phật tử, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề Giới luật của đạo Phật. Người ta thường hỏi có phải đạo đức Phật giáo là một thứ đạo đức duy tâm và mục đích của nó là xây dựng hạnh phúc cho thế giới bên kia? Câu hỏi thứ 2: Giới luật của đạo Phật phải chăng là những giáo điều ràng buộc và hăm dọa tín đồ rằng ai phạm giới sẽ đọa địa ngục?
Những vấn đề này cần phải được giải đáp, có thể chúng ta mới thấy được chân giá trị đích thực của nên đạo đức Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, đã quyết định trở về với xã hội và cuộc sống của con người bình thường. Mục đích giáo hóa của Đức Phật nhằm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con ngờưi. Những gì đức Phật giảng dạy đều bắt nguồn từ cuộc sống, từ hoàn cảnh và con người c ụ thể. Cũng vậy đức Phật chế ra giới luật nhằm xây dựng một nền đạo đức làm nền tảng cho sự thăng tiến tâm linh và hạnh phúc cho nhân loại.
Tại vườn Lộc Uyển, đức Phật chuyển bánh xe pháp luân lần đầu tiên trên thế gian này. Sau bài thuyết pháp ấy, 5 vị Sa môn nhóm Tôn giả Kiều Trần Như là những người bạn cũ của Ngài từ bỏ con đường tu khổ hạnh ép xác, cả 5 vị xin qui y và sau đó đều đắc quả A La Hán là quả vị tối thượng trong hành đệ tử Phật. Đó là 5 vị đệ tử đầu tiên xuất gia của Phật và cũng là giáo đoàn Tăng già Phật giáo đầu tiên, cơ sở cho giáo hội sau này.
Từ đó, bất cứ ở đâu đức Phật đặt chân đến đều để lại dấu ấn của từ bi và trí tuệ. với nhân cách siêu việt và lòng từ vô lượng, Ngài đã thu phuc#273;ược lòng người. Do đó, đệ tử của Ngài (xuất gia cũng như tại gia) mỗi ngày mỗi đông.
Vào năm thứ 3 sau ngày đức Phật thành đạo, Vua Bimbisàra nước Ma Kiệt Đà sau khi quy y đã dâng cúng Phật rừng Trúc Lâm. Trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tịnh xá. Có thể nói đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn mới, một manh nha của việc cư trú có tính cách định cư, khác với lối sống lang thanh của các đoàn Sa môn lúc bấy giờ.
Trong mùa an cư này, cả 1000 cị tỷ kheo cùng chung sống tại Trúc Lâm là một đặc điểm khác biệt đối với các đoàn Sa môn khác thời bấy giờ. Có lẽ do sự chung giữa các Tỳ kheo, một ít giới luật có tính các nhẹ nhàng với hình thức "điều nên làm và điều không nên làm" được đức Phật nêu ra.
Qua kinh nghiệm cuộc sống và sự chúng nghiệm tâm linh trên cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc, dựa vào hoàn cảnh, căn tánh và mục đích hướng đến cuộc sống khác nhau của chúng sanh, đức Phật đã thi thiết ra nhiều cấp độ, chuẩn mực đạo đức: Đối với hàng Xuất gia có 250 giới của Tỳ kheo, 348 giới của Tỳ kheo ni; đối với hàng tại gia có 5 giới và 10 thiện giới, đồng thời có 58 giới Bồ tát cho cả Xuất gia và tại gia Bồ tát.
Sự thật hiển nhiên, Giới luật của đạo Phật không phải là những giáo điều được mặc khải bởi thần linh hay một đáng siêu nhiên nào; nó cũng không phải là những điều do đức Phật tự ý đặt ra để răn đe hay ràng buộc tín đồ. Vì lòng từ bi, vì hạnh phúc cho chúng sanh đức Phật chế ra giới luật, mỗi giới luật được chế ra, đức phật dều dựa vào 3 điều kiện thực tế và khách quan nhất đó là: Thời-Xứ-Vị, tức là những qui luật phép tắc do Phật chế định đều là những qui định được đề ra sau khi các sự kiện đã phát sinh.
Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta hãy lấy một ví dụ, như giới"Tam y" chẳng hạn, tức theo luật mỗi Tỳ kheo phải có đủ 3 tấm áo: Thượng-Trung-Hạ. Nguyên nhân đức Phật chế ra 3 y là vì ngày xưa Ngài du hành từ Phệ Xá Ly đến Bạt Da La Tháp, nữa đường gặp thời tiết giá buốt, vào ban đêm Ngài phải mặc 3 tấm áo mới đủ ấm, do kinh nghiệm ấy mà Phật chế giới Tam y.
Qua đó cho ta thấy mỗi giới luật đức Phật chế ra đều dựa trên sự kiện thực tế của cuộc sống. Ngài không tự nhiên đặt ra nhiều giới luật bắt chúng ta hành trì, chính là do hạnh nghiệp hữu lậu của chúng sanh mà đức Phật chế ra giới luật nhằm ngăn ngừa các ác bất thiện pháp, giúp hành giả được thanh tịnh, làm nền tảng cho sự phát triển tâm linh thẳng đến niềm hạnnh phúc an vui tịch tịnh.
Lý do đức Phật chế giới được Ngài nêu trước các vị đệ tử xuất gia sau khi có sự việc trưởng lão Tu Đề Na( Sudina) vi phạm trường hợp mà đức Phật dạy là rất trầm trọng. Mười lý do này đức Phật nhắc lại trong Tăng Chi bộ kinh (Anguttara Ni kàya) và khi đức Phật trả lời trưởng lão Upalì về mục đích truyền dạy giới bổn (patimokkha) :
1/ Để Tăng già được mỹ mãn.
2/ Để Tăng già được an lạc.
3/ Để chế ngự các Tỳ kheo khó chế ngự.
4/ Để chúng Tỳ kheo được an ổn hòa thuận
5/ Để chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại.
6/ Để ngăng ngừa các lậu hoặc đời sau
7/ Để tạo tin tưởng cho những người ít tin tưởng
8/ Để tăng đức tin cho những ngườii có lòng tin
9/ Để Chánh pháp được vững bền
10/ Để phù trợ cho luật.
"Này UPàli, đây là 10 lý do nhằm dạy dỗ các đệ tử Như Lại và là mục đích giảng dạy giới bổn" ( bản dịch của Hòa thương Minh Châu)
Như vậy câu hỏi thứ nhất đã được trả lời, đạo đức Phật giáo không phải là một thứ đạo đức duy tâm, nó xuất phát từ kinh nghiệm, từ thực tế cuộc sống và trong mối quan hệ giữa người và người. Đồng thời mục đích của nó là nhằn xây dựng sự na lành hạnh phúc cho thế giới và con người hiện tại.
Trên cơ sở này chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề thứ 2 được nêu trong bài tham luận này. Giới luật của đạo Phật không phải là những giáo điều ràng buộc và hăm dọa tín đồ, mặc dù mỗi lần thọ tam qui ngũ giới hay Tỳ kheo giới, Bồ tát giới để trở thành người đệ tử của Phật, các giới tử phát nguyện phụng trì những điều giới của Phật, các giới tử phát nguyện phụng trì những điều giới của Phật chế. Ở đây là sự tự nguyện, tự giác hoàn toàn, mục đích của nó là tạo trong tâm tư của người giới tử một sự thức tỉnh thật sự, tạo nên một ý thức đạo đức cho những hành động trong cuộc sống của mình và với mọi người xung quanh trong gia đình và xã hội.
Sau khi thọ giới, nếu hành giả thực hiện những hành động vi phạm các điều giới một cách có ý thức thời có thể Sám hối (trừ 4 điều giới quan trọng của hàng xuất gia). Sám hối ở đây không phải là sự rửa tội hay chuộc tội, mà chính là sự thức tỉnh đối với hành vi không hợp với đạo đức của mình đã ảnh hưởng không tốt cho bản thân và cho mọi người, từ đó phát sanh sự hổ thẹn và khởi lên ý thức sửa đổi nhằm đem lại sự an lạc, niềm vui, hạnh phúc cho tha nhân và cho bản thân.
Rõ tàng Giới luật của đạo Phật là đạo đức thiết thưc hiện tại, là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc và con đường phát triển tâm linh.
Căn bản đạo đức ấy được đúc kết trong bài kệ :
Chớ làm các điều ác
Hãy làm các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy (Kinh Pháp Cú)
Đó là con đường để chúng ta thành đạt sự tự do và hạnh phúc thật sự ngay trong cuộc sống của chúng ta và trên thế gian này chứ không phải một thế giới xa xăm nào khác. Bởi vì :
"Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh Phúc là tự tại trong khổ đau".
--- o0o ---
Thích Chí Thiện
No comments:
Post a Comment