Monday, November 23, 2009

Ngày mới - tuần mới

Một tuần lễ đầy sóng gió, tưởng chừng không đủ sức vượt qua. Vậy mà giờ, mình vẫn còn trụ vững. Yên tâm, ngày mới lại bắt đầu, mình lại bình tĩnh mà tiến.

Sunday, November 22, 2009

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/ Gian nan là nợ anh hùng phải vay

Đọc bài này bất chợt nhớ hai câu hát nam đầy khí phách của nữ kiệt Lan Anh trong vở tuồng "Hộ sinh đàn" nổi tiếng của Đào Tấn:

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay


Con đường riêng của nữ Hiệu trưởng trường Harvard

"Tôi mong rằng việc bổ nhiệm tôi có thể tượng trưng cho sự mở đầu những cơ hội mà thế hệ trước không thể tưởng tượng nổi", người phụ nữ tuyệt vời này đã như vậy.

Gặp thời?

Việc bổ nhiệm Faust có liên quan tới sự ra đi của người tiền nhiệm là Lawrence Summers- nhà kinh tế nổi tiếng, nguyên bộ trưởng Tài chính thời Tổng thống Clinton.

Ông này có tài, có tầm nhìn nhưng hồi làm Hiệu trưởng (2001-2006) bị chỉ trích thiếu khiêm tốn, nói năng thiếu giữ gìn nên kém thu phục nhân tâm. Năm 2005, tại một hội nghị bàn về kinh tế, Summers nói: trong các môn khoa học tự nhiên, toán học và công trình, phụ nữ không có tài năng như nam giới. Phát ngôn này bị phản ứng mạnh, một nữ giáo sư lập tức bỏ họp đi ra để tỏ ý phản đối.

Ủy ban Nữ giáo sư Harvard công khai tuyên bố: "Hành vi của ngài (tức Summers) đã đem lại thiệt hại nghiêm trọng cho thanh danh của đại học Harvard."

Quả thế, không ít nữ giáo sư sau đó đã tức giận từ chức; nữ giới cả nước lên án Summers. Để dẹp yên dư luận, ông này bèn lập nhóm công tác nữ giáo sư nhằm cải tiến việc tuyển dụng và đề bạt họ. Hồi ấy bà Faust đang là Giám đốc Viện nghiên cứu cấp cao Radcliffe. Summers nhờ Faust giúp phụ trách hai tiểu ban học thuật ông mới lập nhằm tăng cơ hội tuyển dụng, đề bạt nữ giáo sư trong các lĩnh vực toán học, công trình và khoa học tự nhiên.

Tuy đã cố gắng cứu vãn tình hình, nhưng sức ép dư luận vẫn ngày một tăng, cuối cùng tháng 2/2006 Summers phải từ chức Hiệu trưởng Harvard. Có người nói, nếu không xảy ra sự việc này thì chưa chắc Harvard đã chọn một phụ nữ vào chức vụ đó.

Ai dám làm Hiệu trưởng Harvard?

Hiệu trưởng Harvard - bà Catherine Drew Gilpin Faust (Ảnh: Boston.com)
Trong tình hình đó, Harvard Corporation tạm thời mời cựu Hiệu trưởng thời gian 1971-1991 là Derek Bok làm quyền Hiệu trưởng, đồng thời gấp rút tìm chọn Hiệu trưởng mới.

Sau mấy tháng sơ tuyển, cuối 2006, Ủy ban tuyển chọn Hiệu trưởng Harvard gồm 7 thành viên công bố danh sách người được chọn mặt gửi vàng. Từ Harvard có bà Elena Kagan, Hiệu trưởng trường Luật; bà Drew Faust nhà sử học; Steven Haiman Hiệu phó phụ trách giáo vụ (provost)...

Từ các nơi khác có Steven Chu chủ nhân giải Nobel vật lý 1997 và một số nhà khoa học. Dĩ nhiên, thành phần nữ được chú trọng nhằm để cứu vãn thanh danh Harvard sau khi phát biểu coi thường nữ giới của cựu Hiệu trưởng Summers gây sóng gió dư luận.

Trên thực tế không ít người được đưa vào danh sách trên đã từ chối sự đề cử.

Ai cũng biết, Hiệu trưởng đại học Harvard là một chức vụ có vinh dự rất cao nhưng lại vô cùng khó gánh vác. Harvard từng gửi lời mời vào chức vụ này đến nhiều vị lãnh đạo các trường đại học nổi tiếng hoặc các nhà khoa học lừng danh trên thế giới, song phần lớn họ đều rút ra khỏi cuộc cạnh tranh nhắm tới chiếc ghế đó.

Ông Alison Richard, phó Hiệu trưởng đại học Cambridge (Anh Quốc), khi được "lọt vào tầm ngắm" đã tỏ ý sẽ ở lại Cambridge mà không có ý định trở thành ứng viên của Harvard.

Gay go nhất là ngay cả các nhân vật hàng đầu một số đại học ở Mỹ cũng không quan tâm tới chức vụ này. John Etchemendy Hiệu phó phụ trách giáo vụ đại học Stanford viết trong thư gửi Ủy ban nói trên: ông chẳng những "không coi mình là một ứng viên, hơn nữa cũng tin rằng mình sẽ không phải là ứng viên trong con mắt quý Ủy ban".

Bà Amy Gutmann Hiệu trưởng đại học Pennsylvania thì nói thẳng: "Tôi khẳng định sẽ đảm nhiệm chức Hiệu trưởng đại học Pennsylvania mà không quan tâm tới địa vị Hiệu trưởng các trường đại học khác".

Đại học Pennsylvania là một trường lớn thuộc Ivy League (tức nhóm đại học lâu đời, có trình độ học thuật cao, uy tín xã hội lớn ở miền Đông Bắc nước Mỹ; theo The Oxford English Reference Dictionary gồm 4 trường: Harvard, Yale, Princeton, Columbia. Còn theo Wikipedia thì có 8 trường, tức thêm Brown Univ., Cornell Univ., Dartmouth College và Univ. of Pennsylvania); nên dư luận cho rằng Gutmann rất hiểu lãnh đạo Harvard là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Tài sản lạc quyên được của đại học Harvard hàng năm lên tới cỡ 20-30 tỷ USD, tương đương ngân sách một quốc gia trung bình, tuy rất đáng ngưỡng mộ nhưng cũng có nghĩa là Hiệu trưởng Harvard phải vất vả bôn ba và có uy tín như thế nào mới bảo đảm "chạy" được nguồn tài sản tương đương như vậy.

Ngoài ra thế lực của Harvard Corporation rất mạnh, các đơn vị độc lập trong trường cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, lãnh đạo một nhà trường như vậy thật khó khăn.

Sau gần một năm sàng lọc, cuối cùng Ủy ban tuyển chọn nói trên đưa ra quyết định bổ nhiệm sử gia nổi tiếng Catherine Drew Gilpin Faust 59 tuổi làm Hiệu trưởng thứ 28 của Harvard.

Giàu tinh thần "phản nghịch"

"Tôi là kẻ phản nghịch, chẳng những ra đường biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam mà còn luôn tranh cãi với mẹ, không tiếp nhận quan điểm của bà cho rằng đây là thế giới của đàn ông..."
Trong một lần trả lời nhà báo mới đây, bà Faust nói bố mẹ bà muốn bà "trở thành vợ của một người chồng giàu có." Nguyện vọng ấy ngày nay rõ ràng là lỗi thời, nhưng với hoàn cảnh gia đình Faust thì đúng như thế.

Bà xuất thân từ một gia đình khá giả và lớn lên trong trang trại chăn nuôi của ông bố tại một thị trấn nhỏ ở huyện Clarke bang Virginia cách Washington chừng 100 km. Mẹ bà là một điển hình phụ nữ suốt đời chỉ lo nội trợ và luôn dạy con gái biết sống an phận nữ nhi và phải hiểu được thế giới này là của đàn ông.

Faust luôn được nhắc nhở đi đứng ăn nói phải đúng phép tắc, thí dụ ăn xong phải xếp thìa nĩa thế nào, khi đi cùng gia đình ra ngoài phải chú ý thứ tự trước sau, phải biết cách ăn nói khác nhau với người da trắng, người da đen...

Một lần thay thầy giáo giảng Kinh Thánh cho lớp của con gái, ông bố Faust nói: "Chớ bao giờ tin đàn bà". Trong các cuộc bàn cãi gia đình, ông thường kết luận: "Các con yêu quý, hãy nhớ rằng đây là thế giới của đàn ông, hiểu được điều đó càng sớm càng tốt."

Bầu không khí ngột ngạt ấy đã thức tỉnh tinh thần "phản nghịch" ở cô bé. Sau này Faust nhớ lại: "Mẹ tôi luôn bảo tôi thế giới này là của đàn ông, con phải tiếp nhận sự thật đó. May mắn hơn mẹ, tôi sống trong một thời đại có thể chứng minh kết luận ấy của mẹ là sai".

"Tôi là kẻ phản nghịch, chẳng những ra đường biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam mà còn luôn tranh cãi với mẹ, không tiếp nhận quan điểm của bà cho rằng đây là thế giới của đàn ông..."

Từ nhỏ Faust đã từ chối làm các công việc khâu vá mà chạy đi cho bò ngựa ăn như con trai. Năm 9 tuổi, nghe đài nói ở Virginia đang có tranh cãi về vấn đề phân biệt màu da, Faust giấu bố mẹ viết thư đề nghị Tổng thống Eisenhower giải quyết vụ này: "Thưa Tổng thống kính mến, cháu người da trắng, năm nay 9 tuổi và có nhiều suy nghĩ về chuyện phân biệt chủng tộc... Cho tới bây giờ cháu mới để ý thấy học sinh trường tiểu học của cháu toàn là người da trắng, và cháu hiểu ra điều này hoàn toàn không ngẫu nhiên... Nếu cháu bôi đen mặt mình thì sẽ chẳng một trường công nào cho cháu vào học, tuy rằng cháu chẳng có thay đổi gì ngoài màu da mà thôi ..."

Không chỉ kêu gọi thanh toán nạn phân biệt chủng tộc, Faust còn tham gia cuộc biểu tình của phong trào nhân quyền.

Sau khi trở thành nhà sử học, Faust thấy cần đi tìm tung tích bức thư nói trên và bà đã thấy nó tại Thư viện Tổng thống Eisenhower ở bang Kansas. Bức thư viết ngày 2/12/1957 tại một trường tiểu học nông thôn ấy được Faust nhiều lần nhắc tới, coi nó là mầm mống đầu tiên của bản năng chống đối các tập tục. Bản năng ấy khiến Faust đứng vào hàng ngũ những người Mỹ đầu tiên phản đối chiến tranh Iraq.

Trưởng thành và cống hiến

Faust bắt đầu sống xa gia đình từ hồi đi học một trường trung học ký túc ở New England. Tiếp đó bà học tại Học viện dự bị Concord Academy ở Massachusetts, rồi tốt nghiệp ngành lịch sử tại Học viện nữ Bryn Mawr (Bryn Mawr College).

"Từ khi học dự bị, em gái tôi bắt đầu đi con đường riêng của mình", người anh của Faust sau này kể lại. "Tôi cảm thấy em tôi rất hiểu con đường mình sẽ đi, cô ấy luôn bừng bừng khí thế muốn làm được một cái gì đó."

Mới đầu Faust rất muốn vào đại học Princeton, nơi ông bố, hai ông chú và nhiều họ hàng từng theo học, nhưng bà thất vọng chỉ vì hồi giữa thập niên 60 Princeton không nhận nữ sinh.

Tại Bryn Mawr College, Faust chủ yếu học lịch sử. Năm 1968, Faust 21 tuổi tốt nghiệp Học viện này với thành tích xuất sắc. Sau đó bà làm nghiên cứu sinh tại ĐH Pennsylvania và năm 1975 lấy bằng tiến sĩ sử học chuyên ngành văn minh châu Mỹ. Bà ở lại trường này giảng dạy 25 năm với cương vị giáo sư, trong đó 5 năm làm Chủ nhiệm Khoa Văn minh châu Mỹ; ngoài ra còn làm Chủ nhiệm "Dự án nghiên cứu phụ nữ" trong 4 năm.

Năm 2000, giáo sư sử học Faust về làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Radcliffe Institute for Advanced Study. Năm sau bà được cử làm Giám đốc (Dean) Viện này. Tiền thân của nó là Radcliffe College, một học viện nữ độc lập trước ngày Harvard nhận cả nam lẫn nữ sinh (nhưng nữ sinh của họ có thể nghe giảng tại Harvard).

Năm 1999, Radcliffe College nhập vào đại học Harvard, đổi thành Viện Nghiên cứu; vì thế Faust trở thành người của Harvard. Trên cương vị mới, bà mạnh dạn tiến hành chỉnh đốn và cải cách, giảm chi tiêu hành chính, giảm 1/4 biên chế, mời nhiều học giả có uy tín trong phong trào nữ quyền làm cán bộ nghiên cứu, đem lại sức sống mới cho Viện, biến nó thành một cơ quan nghiên cứu quốc tế có tiếng. Từ đó tên tuổi Faust bắt đầu nổi lên tại Harvard.

Thế hệ sử gia mới của nước Mỹ

Faust là chuyên gia lừng danh về nghiên cứu lịch sử miền nam nước Mỹ và lịch sử cuộc nội chiến Mỹ, là chiến sĩ hăng hái bảo vệ nữ quyền. Bà đã xuất bản 6 trước tác, trong đó cuốn Mothers of Invention: Women of the Slaveholding South in the American Civil War (Những bà mẹ của sáng tạo: phụ nữ tại miền nam duy trì chế độ nô lệ trong Nội chiến Mỹ, xuất bản 1996) được Hội Sử học Mỹ tặng giải thưởng sách hay nhất thuộc thể loại phi tiểu thuyết (nonfiction).

Cuốn This Republic of Suffering: Death and the American Civil War (Nền cộng hòa đau khổ: sự chết chóc và cuộc Nội chiến Mỹ, xuất bản 2008) nói về 620 nghìn binh sĩ Mỹ ngã xuống trong 4 năm Nội chiến chỉ để dẫn đến kết cục đem lại nền cộng hòa, được báo New York Times chọn là 1 trong 10 sách hay nhất năm 2008 và được đại học Columbia tặng giải Bancroft 2009. Con số 620 nghìn người chết ấy tương đương với toàn bộ binh sĩ Mỹ đã chết trong tất cả các cuộc chiến tranh khác nước Mỹ từng tham gia từ Chiến tranh Cách mạng cho tới chiến tranh Triều Tiên.

Quan điểm của bà về chiến tranh rất đáng chú ý. Trong một bài viết năm 2004, khi phân tích vấn đề tại sao chiến tranh là đề tài có sức cuốn hút nhất trong lịch sử, bà viết: chiến tranh đem lại cho người ta sự trải nghiệm chân thực và mãnh liệt, khi đến thời điểm sống chết ai nấy đều tự hỏi: rốt cuộc điều gì quan trọng nhất? Cần hành động thế nào?...

Các trước tác của bà đã thể hiện quan điểm tư duy nặng tính nhân văn, phù hợp thời đại ngày nay của thế hệ sử gia mới trong việc phân tích các sự kiện lịch sử.

Phong cách lãnh đạo độc đáo

Faust chan hòa với mọi người, khéo léo tranh thủ được sự hợp tác của họ, có lẽ đây là một nguyên nhân quan trọng bà được chọn làm Hiệu trưởng Harvard.

Bà Judith Rodin, Chủ tịch Quỹ Rockefeller nhận xét: "Bà ấy kết hợp vô cùng khéo léo trình độ học thuật lỗi lạc với năng lực quản lý siêu phàm."

Ông Francis Sheldon Hackney, Hiệu trưởng đại học Pennsylvania thời kỳ 1981-1993, một sử gia chuyên về lịch sử miền nam nước Mỹ và từng cộng tác chặt chẽ với Faust nhận xét: các đồng nghiệp của Faust thường vui lòng nhờ bà giúp vì họ thấy quan điểm sử học của bà có độ tin cậy cao; Faust làm việc rất chắc chắn và có nề nếp, kiên nghị nhưng lại hay hài hước, được mọi người tín nhiệm.

Không ít người cho rằng Faust được cử làm lãnh đạo Harvard chủ yếu vì bà là nữ, nhưng Ủy ban tuyển chọn Hiệu trưởng Harvard kiên trì tuyên bố: giới tính không phải là nhân tố chủ yếu nhất khiến họ chọn Faust, điều quan trọng là tính cách và phong cách quản lý của bà.

Faust hòa nhã điềm đạm, có tài cân bằng ý kiến các bên, khác hẳn người tiền nhiệm. Chính bà từng nói: "Tôi mong rằng việc bổ nhiệm tôi có thể tượng trưng cho sự mở đầu những cơ hội thậm chí thế hệ trước không thể tưởng tượng nổi", và nhấn mạnh "Tôi không phải là Nữ Hiệu trưởng của Harvard, tôi là Hiệu trưởng của Harvard".

"Theo tôi, đây là một mô hình mới của người lãnh đạo, có lẽ cũng liên quan tới giới tính song không nên hoàn toàn quy kết cho giới tính" - giáo sư Richard Chait chuyên nghiên cứu công tác quản lý ngành đại học nói và cho biết: các công ty lớn của Mỹ gần đây có những thay đổi về mặt quản lý, một trong số đó là các nhà lãnh đạo cứng rắn đang được thay bằng những người điềm đạm hòa nhã, có khả năng giành được sự nhất trí của mọi người. Faust giỏi gợi ý cho người khác và tìm được sự đồng thuận của họ, điều ấy quan trọng hơn các chi tiết quản lý.

Đứng trước thách thức

"Tại Mỹ cũng như trên thế giới chưa một trường ĐH nào có lịch sử xuất sắc như Harvard; giờ đây chúng ta hướng tới mục tiêu làm cho tương lai của Harvard càng xuất sắc hơn" - Drew Faust
Drew Faust đứng trước không ít khó khăn. ĐH Harvard có uy tín quá cao, nơi đây từng là "lò ấp" của 7 Tổng thống Mỹ, trong số giáo sư có hơn 40 người là chủ nhân giải Nobel, nguồn tài sản có thể chi phối của nhà trường lên tới hàng chục tỷ USD ... Bởi thế Hiệu trưởng Harvard là nhân vật "trên đe dưới búa", mọi hành động và lời nói phải hết sức thận trọng.

Phái phản đối bổ nhiệm Faust thường nhấn mạnh bà thiếu hiểu biết về Harvard, vì quá khứ của bà hầu hết không liên quan tới Harvard, lại thiếu kinh nghiệm công tác hành chính, chưa từng lãnh đạo một trường lớn.

ĐH Harvard có tới 25 nghìn cán bộ nhân viên, ngân sách hàng năm 3 tỷ USD, còn Radcliffe Institute for Advanced Study bà từng lãnh đạo là đơn vị nhỏ nhất trong Harvard, chỉ có hơn 90 cán bộ, ngân sách 16 triệu USD, chưa bằng 1% của Harvard. Ngoài thiếu kinh nghiệm quản lý kinh phí, Faust còn thiếu kinh nghiệm quản lý một cơ quan học thuật có tính tổng hợp như Harvard.

Các Viện và Học viện trong Harvard đều độc lập về hành chính, năm xưa Summers từng lực bất tòng tâm trong việc điều động Học viện Văn có lực lượng mạnh nhất Harvard. Cho nên người ta lo ngại liệu Faust có thể tồn tại được trong một môi trường lợi ích phức tạp, lắm phe phái này hay không.

Faust phải giải quyết nhiều công việc như lãnh đạo cuộc cải cách giáo trình lớn nhất trong 30 năm nay, chủ trì dự án mở rộng trường sở với kinh phí mấy tỷ USD; xây dựng cơ ngơi mới tại Boston để tiến hành việc nghiên cứu tế bào gốc... Bà còn phải giải quyết tình trạng bất bình đẳng các nữ giáo sư Mỹ đang phải gánh chịu: từ thập niên 70 tới nay, lương của họ vẫn thấp 19% so với đồng nghiệp nam giới.

Faust vừa nhậm chức được hơn một năm thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, đem lại nhiều khó khăn lớn và bất ngờ, thí dụ làm cho tài sản của Harvard năm nay bị giảm 11 tỷ USD khiến việc chi tiêu phải thắt chặt, dự án Boston phải hoãn lại... Mới đây Faust nói: "Tôi phải lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh đầy lo lắng và bất an ..."

Nhưng người đàn bà kiên cường ấy tràn đầy niềm tin vào tương lai. "Tại Mỹ cũng như trên thế giới chưa một trường đại học nào có lịch sử xuất sắc như Harvard; giờ đây chúng ta hướng tới mục tiêu làm cho tương lai của Harvard càng xuất sắc hơn" - Drew Faust khẳng định.

Ván bài lật ngửa - Hay - Xem và suy ngẫm.

Ván bài lật ngửa là bộ phim điện ảnh 8 tập về đề tài tình báo của đạo diễn Khôi Nguyên (tên thật Lê Hoàng Hoa), do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982-1987. Bộ phim kể về quãng đời hoạt động của nhân vật lịch sử có thật ngoài đời – anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo. Bộ phim do nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý viết kịch bản, có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên như Nguyễn Chánh Tín, ca sĩ Thanh Lan và Thúy An

Ván bài lật ngửa 1
Đứa con nuôi vị giám mục Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 2
Quân cờ di động Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 3
Phát súng trên cao nguyên Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 4
Cơn hồng thủy và bản Tango số 3 Nguyễn Chánh Tín - Phạm Xuân Thảo


Ván bài lật ngửa 5
Trời xanh qua kẽ lá Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 6
Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 7
Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo


Ván bài lật ngửa 8
Nguyễn Chánh Tín - Phạm Ngọc Thảo

Saturday, November 21, 2009

Anh chàng này giống tui - Lạnh lùng toát lên bản lĩnh của đàn ông!!!!

Điều em không thể hiểu….
Thứ bảy, 21/11/2009 00:00
(2Sao) - Anh yêu em mà sao anh nặng lời và có thể dễ quên em đến thế...
Yêu nhau là muốn gắn bó, tại sao lại cứ phải chia tay trong khi cả hai đều còn yêu “cả một thời vụng dại", đó là điều mà 5 năm trôi qua, em vẫn không thể nào hiểu...

Ngày đó, chúng ta học cùng lớp anh nhỉ. Em là lớp trưởng, còn anh chỉ là một tổ trưởng “quèn”, vậy mà anh thật ngang tàng và ngạo mạn. Em ghét cái vẻ lạnh lùng và kiêu ngạo của anh. Vì thế, không bao giờ chúng ta có một cơ hội để trò chuyện. Thậm chí, khi họp hay cần tổng kết cuối tuần, cuốn sổ nhỏ đến tay em và trở về bên anh luôn cần có một người thứ ba góp sức, dù khoảng cách thực tế của chúng ta chỉ là khoảng giữa hai dãy bàn. Đâu có xa…

Có lẽ anh ghét cái vẻ nghịch ngợm và láu táu nơi em, còn em thì ngược lại, em ghét cái thói ‘trưởng giả” của anh khi phán:

* Việt chỉ thích những người xinh và học giỏi thôi
* Nhìn lại mình đã bạn ơi!

Phải, chúng ta đã cách xa nhau ngay từ buổi học đầu tiên chỉ bởi một tình huống như thế. Rồi anh bất cần, còn em thì tức tối và lảng tránh. Suốt một năm lớp 10. Có nhiều lúc vờ nhìn lại, em lại giật mình tự hỏi, không biết chúng ta có phải là bạn trong những lúc đó không?

***

Vậy mà, chúng ta lại bên nhau anh nhỉ. Em còn nhớ cái vẻ mặt ngơ ngác của mình khi thấy anh dừng xe trước cửa. Chúng ta không là bạn, không là thù, nhưng chúng ta không nói chuyện, dù chúng ta chung lớp. Vậy mà ngày sinh nhật em, anh vẫn đến, một hộp quà, một câu chúc, anh về. Lúc đó, em cũng chỉ nghĩ, đó chỉ là một lẽ thường cần có, rồi thôi…

Nhưng sự xuất hiện của anh tối hôm đó, sau sự chìm khuất của tất cả mọi người, còn lại em với mớ hỗn độn và những nỗi lo thầm giấu. Nhìn ánh mắt anh khi bước vào căn nhà của em, một căn nhà ở một góc phố khác, em thấy mình ngơ ngác như bị phát hiện ra một cái gì lớn lao lắm. Có gì đâu, em có một người cha bị ốm, ốm nặng và em không đủ tin tưởng ai để tìm sự chia sẻ, vậy nên em giữ nỗi buồn đó cho riêng mình. Vậy mà anh phát hiện và chỉ một câu:

- Có chuyện gì hãy nói với tôi nhé! Biết đâu tôi sẽ giúp được gì…

Chỉ một câu thôi, nhưng nó đã làm tan chảy mọi khoảng cách giữa chúng ta. Và chúng là đã thực sự là bạn.

Những ngày bố ốm nặng, rồi mất, luôn có anh ở bên. Em như tìm được một bờ vai đáng tin cậy. Không an ủi, chỉ nhẹ nhàng ở bên và xoa dịu em bằng một cái nắm tay. Vậy mà, em cảm nhận được rất nhiều…

Chúng ta đã bên nhau như thế, và đã yêu thương nhau như thế, từ những tình huống bất ngờ ấy. Vui, buồn, hờn trách của cả một quãng học trò đã kéo chúng ta mỗi ngày một gần hơn, và chúng ta đã trở thành một đôi rất tuyệt, phải không anh? Chúng ta học tốt, chúng ta thân thiện, chúng ta trở thành niềm hy vọng và tác hợp của bạn bè, thầy cố. Niềm vui nhỏ ánh lên trong ánh mặt. Hạnh phúc!

***

Thi đại học, Anh thành công, còn em thì dừng lại ước mơ dù điểm không quá thấp. Anh vẫn chỉ lặng lẽ, một cái nắm tay…

- Có lẽ khi em ra ngoại kia, anh đã không còn ở đó nữa.

Em giật mình. Đó là câu cuối cùng anh nói khi ra Hà Nội học. Em hỏi

- Anh đi đâu xa a? Du học?

Anh im lặng.

- Để xem thế nào đã, không nói trước.

Rồi chúng ta xa nhau, anh bận bịu với việc học và những dự định mới, em lo lắng cho một tấm vé muộn vào đại học. Nhưng chúng ta vẫn bên nhau, qua những cú điện thoại và những dòng thư. Những tưởng, chúng ta không bao giờ cách xa.

Vậy mà, một chuyện đã xảy ra. Em hiểu lầm khi có người thứ ba chen vào. Anh thì không giải thích. Chỉ lặng lẽ

- Cố gắng học để thi thôi nhé! Mọi chuyện để lại phía sau đã…

Em giận hờn, còn anh im lặng. Vậy là chúng ta xa nhau. Suốt nửa năm dòng chúng ta không một lần liên lạc, vậy mà không hiểu sao, em vẫn cứu tin, cứ đợi một điều gì đó. Mông lung!

Em đậu. Em chờ một cú điện thoại, một lời chúc nơi anh. Nhưng không có. Em giận, em trách. Biết đâu ở cách xa em 160 cây số, cũng có người đang chờ… như em.

***

Em ra nhập học, em ở trọ. Một mình. Không anh. Rồi anh đến. Chúng ta tiếp nhau như hai người bạn, đơn giản. Mỗi ánh mắt đi về một hướng. Nhưng em vẫn cảm nhận được ở anh những yêu thương của ngày xưa. Và rồi, chúng ta lại bên nhau, âm thầm. Em những tưởng, em đã tìm lại được anh sau một quãng dài. Nhưng không, ánh mắt anh và nhừng lời anh nói thật quá khác. Anh đẩy em sang một bên cuộc đời anh, em nói nặng lời để em tránh xa anh. Và thật đấy, anh đã thành công.

- Anh yêu người khác rồi, em tự lo cho mình đi

- Đừng để hình ảnh của anh gặm nhấm trái tim em nhé.

Đó là những câu anh đã nói. Em kiêu ngạo. Em phớt lờ bước qua những thứ đó để bên anh, và rồi em thật ngốc khi cứ cố bày trò, để trêu tức, để an ủi em mỗi khi anh có mặt, Để rồi chúng ta phải dừng lại, thật sự, chứ không phải là sự tạm dừng cho những ước mơ.

Em chấp nhận, anh cũng thế, chấp nhận dừng lại để mỗi người có những bước đi riêng. Hôm đó, không hiểu sao em đã cười rất nhiều, dù em rất buồn…

***

Anh đến, với tấm visa trên tay. Anh sắp đi xa, 7 năm cho một khóa học. Dù đã đoán định trước nhưng em vẫn bất ngờ. Một câu chúc mừng, em lặng lẽ bên anh những ngày cuối. yêu thương được hâm nóng, anh vẫn thế, yêu thương vẫn như thế, nhưng khi có người khác, hoặc những lúc bất chợt, anh lại đẩy em ra.

* Em chờ anh nhé.
* Không, con gái có tuổi, không được chờ.
* Chỉ 5 năm thôi.
* Không là không, anh nói rồi đấy.

Và còn hơn cả những lời nói. Anh trở nên gay gắt hơn, lảng tránh em nhiều hơn, làm tổn thương em nhiều hơn, dù ánh mắt anh, vẫn như xưa.

Nhưng em kiêu ngạo lắm, em cũng không muốn bị anh “cho ra de” mãi, em chấp nhận làm một người bạn của anh dù em không muốn.

Ngày cuối cùng ở bên nhau, chúng ta không nói gì, anh nhỉ. Anh vẫn lạnh lùng, em thì có những tự trọng của riêng mình. Anh đi, tình yêu của chúng ta vẫn mơ hồ.

2 năm, em nhận được vô số thư, nhưng tuyệt nhiên không có một yêu thương nào dành cho em trong đó.. Em giận anh, em không hiểu. Tại sao anh có thể làm thế với em. Anh yêu em mà sao anh nặng lời và có thể dễ quên em đến thế. Em tách mình đã yêu anh nhiều đến thế. Em nghĩ mình đã lầm tưởng, về những yêu thương cũ. Biết đâu, đó chỉ là một sự đồng cảm thôi. Không một lần em nhắn lại, vậy là chúng ta bặt tin nhau, dù chúng ta vẫn biết mọi thứ về nhau, qua những người khác.

***

Năm thứ 3. Một cú điện thoại. Anh nói anh yêu em, anh vẫn yêu em như ngày xưa, mọi điều anh làm chỉ vì yêu em. Anh không muốn em chờ, không muốn em cô đơn, và không muốn em một mình, nên anh đã làm thế.

Mọi thứ trong em đảo lộn. Em khóc. 3 năm em cứ băn khoăn đi tìm một lí do, nhưng giờ biết, sao em thấy buồn đến thế. Yêu em, vậy mà thế sao?

Từ đó, chúng ta bắt đầu nói chuyện, và mỗi lúc một nhiều. Nhưng tuyệt nhiên, anh vẫn không để em đợi. Anh vẫn giữ vẻ lạnh lùng cố hữu dù ở trong đó, vẫn là những yêu thương rất lớn dành cho em, vẫn là những phút thực tim anh mỗi khi anh yếu lòng. Hai năm, em cứ chấp nhận trong tình yêu âm chung đó của anh. Vẫn cười, vẫn an ủi, vẫn quan tâm và yêu thương, những vẫn không khác xưa. Vẫn là chia tay, nhưng lại vẫn là yêu… kéo dài.

Anh trở về sau 5 năm vắng bóng. Em gặp lại anh sau 10 ngày anh có mặt ở Việt Nam, sau tất cả mọi người. Em là người cuối cùng. Chúng ta cười, và chỉ có thế.

Những cuộc vui bạn bè, những cuộc họp lớp, chúng ta lại bên nhau. Bề ngoài vẫn là bạn đây thôi, nhưng bên trong, thực chẳng dễ thế nào.

Có những phút ở riêng bên nhau. Anh bảo:

* Ngoài em ra anh không yêu ai cả, 8 năm qua, anh chỉ yêu mình em thôi.
* Em còn nhớ không, lúc anh đi, em đã nói, “anh có thể thay đổi, nhưng trái tim anh là của em”. Bây giờ, nó vẫn là của em, nguyên vẹn.

Em khóc. Em đã nghĩ không sai về anh, em đã không lầm khi yêu anh. Em vui.

Bạn bè đoán định, chúng ta sẽ trở lại. Em cũng hy vọng, vì chúng ta vẫn còn rất yêu. Em tìm cách bày tỏ tình yêu với anh. Nhưng cũng như 5 năm trước, anh vẫn một câu: yêu là yêu, nhưng không được chờ.

Dù trong vô số lần gặp nhau em đã nói:

* Em chỉ cho anh hai năm nữa thôi.
* Hai năm không kịp.
* Vậy 3 năm nhé.
* Không được, Khi đó em cứng tuổi rồi. Em phải lập gia đình, Chúng ta cùng tuổi, nên em không thể chờ anh được.
* Hay anh đi rồi về.
* Làm đám cưới rồi lại đi à?
* Vâng!
* Không được, anh không muốn vợ con anh phải sống trong sự chờ đợi. Sẽ có người yêu em hơn anh. Anh không thay đổi gì đâu, nhưng không được chờ anh.

Anh vẫn là anh thuở xưa, không khác. Vẫn lí trí và vì một cái gì đó hơn em, dù anh yêu em rất nhiều. Mỗi khi bên em, anh đều rất tình cảm, anh yếu lòng, nhưng chỉ mai thôi. Anh lại lạnh lùng. Dù anh vẫn rất yêu em.

Rồi anh lại đi, chỉ với một câu

- Không phải chờ anh đâu!

Cũng như 5 năm trước, anh lại vẫn bước qua em. Và em vẫn có một dấu hỏi: Tại sao cứ nhất định phải chia tay, trong khi còn yêu nhau nhiều đến thế. Tại sao vẫn bước qua em, dù anh luôn muốn ngoái lại. Vì có một tương lai khác, phải không anh?

-“Anh sẽ khép, sẽ khép lại mọi thứ để những cánh cửa khác mở, rộng mở đối với em. Nhớ nhé! Em phải hạnh phúc”

Liệu có hạnh phúc nào, bình yên cho cả hai ta không anh.

Có một điều em không thể hiểu:

"Sao cứ phải chia tay?

Khi vẫn còn thương một thời vụng dại

Em không hiểu anh nghĩ gì mà để tuột tay rồi xa mãi

Một hạnh phúc dịu dàng yêu dấu có em...”

Chu Hằng

Chân lý

Nguyên Phó Chủ tịch nước: Quá bất công với Ba Sương!

Cập nhật lúc 06:05, Thứ Bảy, 21/11/2009 (GMT+7)

- Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết, bà hết sức bất bình và phản đối bản án phúc thẩm vừa được tuyên đối với nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương.

Trao đổi riêng với VietNamNet, bà Bình cho rằng việc xét xử này không đúng, chứng cứ cũng chưa phải là có cơ sở.

Mô tả ảnh.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Cô ấy duy trì quỹ đó không phải để cho riêng mình tiêu xài, cũng không hề có gì dấu giếm để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Ảnh: NN

Nguyên Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Chính tôi là người đã từng đi đến Nông trường Sông Hậu để xác minh có xứng đáng tuyên dương danh hiệu Anh hùng hay không thì đã thấy rõ là hoàn toàn xứng đáng".

"Nông trường Sông Hậu đã cải thiện được cuộc sống cho hàng ngàn người nông dân khi làm ăn càng ngày càng hiệu quả, phát triển. Đó là Nông trường Anh hùng, cá nhân cô ấy (Trần Ngọc Sương) cũng là Anh hùng, không phải ngẫu nhiên được như thế".

Về cáo buộc lập "Quỹ trái phép" hay "Quỹ đen" đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Phó Chủ tịch nước khẳng định: "Đây không phải là "Quỹ đen" mà phải gọi đúng tên là "Quỹ đời sống", trong thời gian đó người ta cũng gọi đây là "Quỹ đời sống".

"Cô ấy duy trì quỹ đó không phải để cho riêng mình tiêu xài, cũng không hề có gì dấu giếm để phục vụ cho những lợi ích cá nhân", nguyên Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Là người đã nhiều lần tiếp xúc với nguyên Giám đốc NTSH Trần Ngọc Sương, bà Nguyễn Thị Bình chia sẻ: "Tôi biết cô ấy không lập gia đình, cả cuộc đời dành mọi tâm huyết lo lắng cho Nông trường, cho cuộc sống biết bao người nông dân, nguyên cái đó thôi cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về động cơ việc làm của cô ấy".

"Bây giờ nếu so sánh với một số vụ án tham nhũng đã được xét xử gần đây thì bản án này quả là không công bằng, quá bất công cho cô ấy", nguyên Phó Chủ tịch nước nói thêm.

Mô tả ảnh.

Nhiều người dân tham dự phiên tòa đã không cầm được nước mắt sau khi nghe tòa phúc thẩm tuyên án. Ảnh: GVT

Trước đó, trong ngày 19/11, sau 2 lần tạm hoãn (ngày 28/10 và 12/11), Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đem vụ án "Lập quỹ trái phép" tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm.

HĐXX phiên tòa phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi hoàn hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương với nhận định "NTSH đến nay vẫn là 100% vốn nhà nước, việc lập quỹ để ngoài sổ sách trái quy định được phép là vi phạm pháp luật".

Cũng ít ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, 110 người dân ở Nông trường Sông Hậu đã cùng nhau ký tên vào lá đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị "xin ở tù thay" cho nguyên Giám đốc Trần Ngọc Sương.

Tại phần tuyên án vào chiều ngày 19/11, bà Trần Ngọc Sương không có mặt tại tòa vì đã phải nhập viện cấp cứu, sau trọn buổi sáng tới đầu giờ chiều ngồi tham gia phiên xét xử phúc thẩm do sức khỏe quá yếu.

Khi được tòa phúc thẩm cho nói lời cuối cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, bà Trần Ngọc Sương nói rằng sẽ tiếp tục kêu oan đến cùng.

Trong phần tranh luận tại phiên phúc thẩm, luật sư Nguyễn Đăng Trừng nói rằng thực chất "Quỹ trái phép" hay "Quỹ đen" này đã được lập từ 30 năm trước, có tác dụng cho bà con Nông trường trong việc ma chay, lễ tết, thăm viếng, thi đua khen thưởng, hỗ trợ gia đình chính sách... khi buổi đầu khai phá Nông trường, Nhà nước không cấp một đồng ngân sách nào mà hoàn toàn là phải đi vay.

Về nguồn quỹ, ông Trừng cho rằng "các khoản tiền thu từ tận dụng đất đai, mặt nước tự nhiên không thể giao khoán để trồng chuối, bạch đàn... để chăm lo trợ cấp ốm đau, thai sản, ma chay, cưới hỏi, thi đua khen thưởng, hỗ trợ cất nhà ở cho nông trường viên… có phải là “quỹ đen”?

Cũng theo Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, việc tận dụng các nguồn thu đó là tiết kiệm, cần phải khuyến khích và cũng là chủ trương của Nhà nước từ trước đến nay.

  • Cao Nhật

Friday, November 20, 2009

Copy từ tuần Vietnamnet

Phát ngôn và Hành động ấn tượng: Lòng dân và luật pháp

Kỳ họp thứ 6 QH khóa 12 "nóng" hẳn lên khi bước vào những phiên chất vấn trực tiếp tại Hội trường. Nếu như có thể gọi tuần vừa qua là "tuần căng thẳng" của các bộ trưởng, thì thật tốt, vì như thế chứng tỏ hoạt động chất vấn và giám sát của QH ta đạt hiệu quả cao.

Bộ Tư pháp và hồ sơ vụ PCI

Trả lời báo chí về quan điểm của Bộ Tư pháp sau khi phía Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam hồ sơ vụ PCI, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: "Nếu giả sử cái này mà được thu thập theo ủy thác của cơ quan điều tra Việt Nam hay cơ quan công tố Việt Nam, theo trình tự của pháp luật Việt Nam và nếu có sự tham gia hay chứng kiến của những người có thẩm quyền trong cơ quan tố tụng Việt Nam thì khác.

Còn đây là bên ngoài xét xử. Tôi không nghi ngờ họ xét xử sai, nhưng về mặt chính thức pháp lý không thể lấy cái này để buộc tội người ta ngay lập tức được". (Tuổi Trẻ, 18/11)

Bộ trưởng Hà Hùng Cường (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Xét từ phương diện luật pháp, Bộ trưởng có những nghi ngại như vậy là rất đúng đắn, để tránh làm người vô tội bị hàm oan.

Nhưng từ phương diện... lòng dân mà xét, việc các quan chức tư pháp của chúng ta cứ nhấn mạnh mãi sự khác biệt giữa tư pháp "ta" và "người", rồi những khó khăn trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong một vụ án tham nhũng trọng điểm, có thể làm nản lòng những người dân muốn chính phủ mạnh tay với tệ nội xâm này.

Cần lưu ý rằng đây là một vụ việc liên quan tới tham nhũng, là thứ tội danh "của riêng" giới quan chức và luôn được xem là nghiêm trọng, bởi trong một nhà nước pháp quyền, mọi quan chức đều phải bị kiểm soát nghiêm khắc hơn thường dân.

Có thể nền tư pháp mỗi nước một khác, nhưng các nguyên tắc chủ yếu thì về căn bản giống nhau, nên việc sử dụng các thông tin do phía nước ngoài cung cấp chỉ khó nếu chúng ta không muốn, hoặc nếu chúng ta có cách diễn giải và định nghĩa khác hẳn "bạn" về tội danh tham nhũng.

Nên "quản lý Internet" bằng cái gì?

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp (Ảnh: VNN)
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng sẽ là không công bằng nếu không nói đến "những cái hay của Internet và các trang thông tin điện tử, kể cả blog" (mà chỉ liệt kê cái xấu, cái độc hại rồi mong "quản lý" nó).

Về vấn đề quản lý, ông Hợp nói: "Quản lý Internet bằng các biện pháp kỹ thuật nhiều sẽ tạo ra ách tắc, tính thông suốt trong thông tin bị ảnh hưởng...". (VietNamNet, 17/11)

Ở điểm này, có lẽ Bộ trưởng còn cảm thông với Internet và đa số người tiêu dùng hơn là ĐBQH, bởi chính ĐB Cao Thành Văn (Bạc Liêu) là người đặt ra câu hỏi Bộ đã có những biện pháp gì để trực tiếp đề nghị các nhà cung cấp mạng tìm kiếm lớn như Yahoo, Google trong việc hạn chế sự lan truyền web của họ chưa?

Việc đề nghị nhà cung cấp nước ngoài hạn chế sản phẩm của họ e là một việc làm đi ngược với tự do thương mại, tự do thông tin. Thêm nữa, không thể phủ nhận Internet là một phát kiến vĩ đại của nhân loại, có vai trò cực kỳ to lớn trong sự tiến bộ của xã hội, phổ biến kiến thức, phát triển tri thức và dân trí, minh bạch hóa...

Các mặt tiêu cực của nó hoàn toàn có thể được giải quyết bằng công cụ pháp luật (như đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang làm), thay vì "quản lý" theo một cách "thủ công nghiệp" là hạn chế kỹ thuật, dựng tường lửa, tạo cảm giác như tư duy ngăn sông cấm chợ thời bao cấp vậy.

Và nếu xét từ quan điểm kinh tế, trong thời đại CNTT hiện nay, chẳng nên đầu tư nguồn lực vào việc chạy đua "khóa mã" và "giải mã" để ngăn chặn người dùng Internet, vì vừa tốn kém, vừa mất thời gian, vừa không đạt 100% kết quả.

Cách tối ưu vẫn là nâng cao dân trí để sau đó tin tưởng vào sự lựa chọn tự giác của người dân. (Mà muốn nâng cao dân trí thì lại càng cần minh bạch và tự do thông tin).

"Khó chấm dứt chạy chức quyền vì người chạy có báo đâu"

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn (Ảnh: VNN)
Vị bộ trưởng cuối cùng trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 6 QH khóa 12, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, đã có "màn trả lời" chuyên nghiệp trước đại biểu (ĐB): hòa nhã tiếp nhận mọi truy vấn, không tỏ vẻ trốn tránh trách nhiệm, trả lời điềm tĩnh và trôi chảy.

Trước các câu hỏi "tận bờ sát góc" của ĐBQH Lê Văn Cuông về tình trạng và giải pháp cho vấn nạn chạy chức, chạy quyền, ông Tuấn cho rằng: "Công tác cán bộ là việc khó..., người ta chạy chức, chạy quyền, người ta đâu có nói với ai mà có thể biết được". (VietNamNet, 18/11)

Mới nghe qua thì người nghe có thể thấy Bộ trưởng trả lời thật trôi chảy và xác đáng. Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ thì lại thấy điều Bộ trưởng nói cứ "làm sao đó". Lẽ dĩ nhiên là chẳng ai chạy chức chạy quyền lại đi báo cáo với Bộ trưởng; nếu lấy thế làm lý do để nói công tác cán bộ là việc khó thì chẳng khác nào nói "điều tra là công việc khó, vì người phạm tội có nói với công an đâu mà có thể biết được".

"Màn chất vấn" của ĐB Lê Văn Cuông chắc hẳn được nhiều cử tri ưa thích, vì ông tỏ ra quyết liệt và ráo riết, hỏi đến cùng. Nhưng trái với ĐB Cuông, Bộ trưởng Nội vụ lại chưa thể trả lời đến cùng. Ông chỉ nói chung chung: "Thì bây giờ cái chính phải bằng cơ chế, bằng sự giám sát của nhân dân, của tổ chức, của tập thể để đề bạt cán bộ. Nếu làm tốt được việc đó, tôi chắc công tác cán bộ sẽ có điều kiện đạt được kết quả tốt".

Vậy, cụ thể thì cơ chế đó là gì, làm thế nào để nhân dân, tổ chức, tập thể giám sát được công tác tổ chức cán bộ? Bộ trưởng không nói rõ thêm được. ĐB đành tự trả lời (rằng "chính việc không dân chủ và thiếu minh bạch làm phát sinh nạn chạy chức, chạy quyền").

Còn nạn chạy chức quyền, nhân tài còn là "nguyên khí tiềm ẩn"

Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương) phát biểu với báo chí: "Ai cũng có thể nói được câu "hiền tài là nguyên khí quốc gia", nhưng nếu chỉ treo bảng khuyến khích để làm "màu" mà không có giải pháp cụ thể thì chẳng để làm gì, thậm chí còn phản tác dụng... Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là khi còn nạn chạy chức chạy quyền thì nhân tài sẽ không có đất sống". (Tuổi Trẻ, 16/11)

Từ lâu nay, nhiều thắc mắc đã đặt ra về "cơ chế nào để phát hiện và sử dụng người tài". Trong khi chưa (ai) định ra được cơ chế cho việc đó thì một trong những nguyên nhân khiến người tài cứ mãi là "nguyên khí tiềm ẩn" đã được ông Nguyễn Đình Hương chỉ ra một cách đơn giản: vấn nạn chạy chức quyền.

Nhưng dẹp bỏ vấn nạn này lại rất khó vì "người chạy chức quyền có báo với ai đâu", như lời Bộ trưởng Nội vụ nói (đã dẫn). Từ đó suy ra, nhân tài nhìn chung rất khó có đất sống. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" sẽ còn là khẩu hiệu dài dài.

Chống tham nhũng vẫn "đạt được kết quả bước đầu"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh: TPO)
Quan chức cuối cùng trả lời chất vấn của ĐB trong kỳ họp QH này là người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sáng 19/11, Thủ tướng đã có 75 phút trả lời trực tiếp tại Hội trường.

Một trong những ĐB chất vấn, ông Lê Văn Cuông, nêu vấn đề: Tình hình phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua không những chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng gia tăng.

Với câu hỏi này, Thủ tướng đáp: "Có thể nói bằng sự nỗ lực kiên quyết của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được kết quả bước đầu như nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành, hoàn thiện thể chế công khai minh bạch theo kinh tế thị trường để nhân dân kiểm soát, quan tâm". (Tiền Phong, 19/11)

Nhớ cách đây 5 năm, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã trả lời chất vấn của QH liên quan đến vấn đề chống tham nhũng. Ông Khải khẳng định, người sai phạm và bao che sai phạm, ở bất kỳ cương vị nào, cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh, đúng luật và công bố công khai.

Cựu thủ tướng nói: "Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận rõ trách nhiệm và coi trọng tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm với từng trường hợp. Đây cũng là trách nhiệm và bài học của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về bổ nhiệm cán bộ cấp cao, nhiều trường hợp phải trình Quốc hội thông qua". (VnExpress, 2/12/2004)

Chấm điểm chất vấn: Nói chung tốt!

CT QH Nguyễn Phú Trọng
Kết thúc 5 phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đánh giá: "Không khí chất vấn thẳng thắn mà không đao to búa lớn, gay gắt, tranh luận nhưng thân tình. Thân tình mà không né tránh và nhân nhượng". (VietNamNet, 19/11)

Chủ tịch QH cho rằng, nhìn chung, nhiều đại biểu đã có những câu hỏi sắc sảo, theo sát vấn đề.

Đó là chất lượng chất vấn của ĐB. Còn về chất lượng trả lời của phía hành pháp, ông Nguyễn Phú Trọng nhận xét là các bộ trưởng đã chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, trả lời một cách nghiêm túc, chân thành, thẳng thắn.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, trách nhiệm và giải pháp đưa ra vẫn còn chưa rõ, ở cả phần trả lời của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, lẫn Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Huy Hoàng và Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn.

Người đứng đầu QH cũng đánh giá phần trả lời của người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) là "rất thẳng thắn, rành mạch, cụ thể và cũng làm rõ thêm nhiều vấn đề mà các vị đại biểu và cử tri quan tâm, chỉ tiếc là thời gian hơi ít".

Chủ tịch QH cho rằng thành công của các phiên chất vấn là tạo điều kiện cho đồng bào trong và ngoài nước thấy được không khí dân chủ, thẳng thắn trong hoạt động Nghị trường ở nước ta. Tất nhiên, để giải quyết mọi vấn đề, không thể chỉ trông chờ vào phiên chất vấn.

110 người dân xin ở tù thay cho bà Trần Ngọc Sương

Bà Trần Ngọc Sương tại tòa sơ thẩm (Ảnh: Tố Nhi)
Trong lịch sử tư pháp Việt Nam, chưa bao giờ có đông người xin chịu phạt thay cho một cá nhân như vậy: Không chỉ viết đơn xin xem xét lại bản án sơ thẩm, 110 người dân ở Nông trường Sông Hậu vừa tiếp tục có đơn gửi các cơ quan chức năng "xin ở tù thay" nguyên Giám đốc Trần Ngọc Sương.

"Hành động ấn tượng" của những người viết đơn kia nói lên điều gì?

Lá đơn viết: "Chúng tôi xin ở tù thay cô Ba, nếu quan tòa quyết đưa cô Ba Sương vào tù (mỗi người chúng tôi xin ở thay cho cô Ba 1 tháng, vì tội của cô Ba chỉ lo cho mọi người chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân)". (VnExpress, 16/11)

Đây chính là lúc yếu tố "nhân thân tốt" được đặt ra, nhưng không phải từ phía ngành tư pháp, mà là từ phía người dân.

Nếu được hỏi, 110 con người ở Nông trường Sông Hậu chắc chắn không giải thích nổi vì sao nhờ "nhân thân tốt" mà có người như ông Huỳnh Ngọc Sỹ được giảm sự trừng phạt, trong khi "cô Ba Sương" nhân thân tốt là vậy lại bị xử 8 năm tù, buộc bồi thường 4,3 tỷ đồng.

Thật ra, một nền luật pháp nghiêm minh là chỉ có "hợp lý" mà không "hợp tình", cho nên chuyện "nhân thân tốt" không nên được đặt ra. Nhưng, từ góc độ dư luận xã hội, bản án dành cho bà Trần Ngọc Sương của Nông trường Sông Hậu vào thời điểm này, đặt cạnh kết quả phán quyết đối với ông Huỳnh Ngọc Sỹ của Ban QLDA Đại lộ Đông - Tây (dù hai vụ việc chẳng có mấy nét tương đồng), rất dễ gây hiệu ứng tiêu cực trong dư luận.

Những người dân thường, tự nhận mình không hiểu biết về luật pháp, sẽ sẵn sàng so sánh hai vụ việc và "đòi công lý" theo suy nghĩ của họ. Với họ, như thế là cùng "nhân thân tốt" nhưng bà Sương bị xử quá nặng, còn ông Sỹ quá được ưu ái. Liệu họ có nên tin vào sự công minh của hệ thống tư pháp không?

Sợ bị thầy cô đánh, trò uống thuốc ngủ

Tháng 10 vừa qua, trường THCS Trần Quốc Tuấn (Q.7, TP HCM) phát hiện cả trường có hơn hai chục học sinh lớp 7 dùng thuốc gây ngủ để trốn thầy cô xuống phòng y tế. Lý do là sợ bị thầy cô đánh. Một số em phản ánh thầy dạy địa đánh bằng "cây roi dài và dẻo", cô dạy sử "dùng tay tát vào mặt các bạn", còn cô giáo tiếng Anh dùng "roi gỗ ngắn".

Ông Ngô Xuân Đông, phụ trách chuyên môn bậc tiểu học và THCS, Phòng GD&ĐT Q.10, lý giải về dụng cụ thầy cô đã dùng để đánh: "Có thể đó chỉ là dụng cụ giảng dạy mà thôi. Nhiều khi HS hư quá thầy cô lại không kiềm chế được nên mới đánh". (VietNamNet, 16/11)

Không thuộc bài, làm mất trật tự trong lớp hoặc không là đầy đủ bài tập về nhà, v.v... đều là lỗi của HS. Có điều, giáo viên hoàn toàn có thể dùng điểm số và đánh giá hạnh kiểm để phạt lỗi các em, thay vì dùng "dụng cụ học tập" để đánh. Xét cho cùng thì dụng cụ học tập làm gì có chức năng ấy. Ngay cả việc dùng tay không để tát vào mặt các em cũng cần được xem lại.

Hơn nữa, nếu thực sự HS "hư quá" thì có lẽ đã không sợ hãi giáo viên đến mức phải uống thuốc ngủ để trốn tiết.

Những thầy cô "không kiềm chế được" như thế, nhân Ngày Nhà giáo 20/11, có cảm thấy tự hào khi nhận hoa, quà, thậm chí... phong bì từ HS và/hoặc cha mẹ các em không? Trong khi ngành giáo dục còn rất nhiều bất cập, với nguyên nhân kinh điển là "do cơ chế", chúng ta đành chỉ có thể kêu gọi mỗi thầy cô hãy cố gắng giữ gìn cho nghề của mình - nghề giáo vốn dĩ đã hưởng một "thương hiệu tự có".

True love

Chuyện của mẹ và thầy giáo

Cập nhật lúc 09:28, Thứ Tư, 19/11/2008 (GMT+7)

Hôm nay tôi không viết về tôi, tôi viết về câu chuyện của mẹ tôi…

Ảnh minh họa: Deviantart.com


Trong một dịp tình cờ, tôi và mẹ đi đám cưới con người bạn của mẹ tôi. Mẹ tôi gặp lại người xưa mà sau này tôi mới biết người ấy từng là thầy của mẹ. Bây giờ, cả hai tóc đã hoa râm, những vết chân chim đã hằng trên khuôn mặt của mỗi người. Mẹ tôi và bác ấy nói chuyện khá lâu trong bàn tiệc, tôi cứ ngồi quan sát, bác khác điển trai, cái nét đẹp của người luống tuổi, gương mặt chữ Điền,ánh mắt khá buồn_ sau này tôi biết chính ánh mắt ấy đã từng làm mẹ tôi xao lòng.

Mẹ là người Bến Tre, sống từ nhỏ đã xa cách cha mẹ, được bà ngoại nuôi nấng và cho đi học. Bà ngoại của mẹ là người tu hành nên rất khắc khe chuyện lễ giáo và dạy cháu rằng:"Con gái có thì, con sông có lúc, phải chọn chồng cho đáng tấm chồng". Mẹ tôi từ nhỏ đã được bà dạy bảo rất nhiều từ nữ công gia chánh đến cách hành xử khi tiếp xúc với ai, có thể nói bà là người vừa cấp tiến vừa cổ hủ vì ít khi có con gái nào ở quê được học đến hết cấp 3.

Theo lời mẹ kể, khi mẹ còn là một cô nữ sinh năm đệ nhất (bây giờ là lớp 12) trường tỉnh, bác là thầy mới ra trường về quê dạy học. Gia đình thầy cũng là người Bến Tre nhưng khá giả, có thể nói thời ấy, gia đình thầy có tiếng ở thị xã. Thầy chọn nghề giáo chứ không chọn nghiệp kinh doanh như ba mẹ thầy vì thầy yêu tiếng cười, nét thơ ngây của học trò, cả việc nghịch phá của chúng, thầy yêu ngôi trường mà thầy từng học và yêu cả quê hương của mình. Không biết xui rủi thế nào, thầy là người đứng lớp chủ nhiệm khóa của mẹ tôi. Ấn tượng đầu tiên của mẹ về thầy đó là thầy quá trẻ so với cái tiếng "thầy". Mẹ lúc ấy trầm lặng, có lẽ vì sống xa cha mẹ và anh em, sự tủi thân đã tạo cho mẹ một vách ngăn so với mọi người. Mẹ chỉ biết dồn tâm trí và suy nghĩ của mình vào những bài thơ hay bài văn mẹ viết. Những trang báo tường đầy ấp chữ viết nắn nót và cẩn thận của mẹ. Lúc ấy, mẹ chỉ là một cô học trò tóc dài, chỉ có duy nhất cái tài viết văn. Thời đó có khá nhiều người thích trang báo và cả con người mẹ.Nhưng có một người, có lẽ mẹ không hay biết, người ấy vẫn hay đọc những bài văn hay thơ của mẹ_người ấy là thầy. Có lẽ thầy quý cô học trò nhỏ này qua những nét chữ, câu thơ. Và với mẹ, thầy vẫn là thầy.

Một lần học ngoại khóa, nói cho sang thế thôi chứ cả lớp cũng tụ tập dưới sân trường, quây quần đàm thoại những vấn đề của học trò hay xã hội.Thầy dạy Tóan, cái khô khan cứng ngắt của số học không làm thầy trở nên tẻ nhạt. Một cô bé ngồi dưới gốc cây bàng, xa cách bạn bè, nhìn ngắm những tán lá xanh trên cao, cúi nhặt một chiếc lá bàng rơi, dõi mắt nhìn theo những đường gân chiếc lá, suy tư.Thầy đến bên, đơn giản để chia sẻ và gần gũi cô học trò cách biệt này. Cô bé ít nói, chỉ trả lời thầy bằng ánh mắt hoặc một nụ cười. Thầy ngồi đọc hai đọan trong bài thơ "Hai sắc hoa Tigon" của TTKH một cách ngẫu hứng. Mẹ nhớ khi ấy ánh thầy trông rất lạ…

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Mẹ còn nhớ như in cái khung cảnh buổi đầu ấy. Thế rồi mẹ và thầy đến với nhau vì những bài thơ buồn. Thầy không khô khan như những con số thầy dạy, mẹ cũng chẳng có nét buồn như những câu chuyện mẹ viết. Tiếng cười_ hạnh phúc, đó là những gì mẹ và thầy có với nhau. Những lần thầy chờ mẹ trước cổng trường hay có khi cả hai chia sẻ với nhau bài thơ mới do mẹ sáng tác. Thầy với mẹ chỉ đến với nhau chỉ bằng cái nắm tay ái ngại, vậy mà cũng thành một tình yêu. Những lần tựa đầu vào vai thầy mà khóc vì nhớ cha mẹ hay tủi thân với cái cảnh bà cháu một mình, mẹ hay tìm đến thầy với một nỗi buồn riêng. Có khi mẹ chỉ ngồi cạnh thầy, cạnh thầy và im lặng. Thầy cũng chỉ im lặng nhìn mẹ, nhìn đôi mắt ngấn lệ có thể trào rơi nước mắt bất cứ lúc nào. Thầy và cô học trò ấy không còn giới hạn của tình thầy trò. Một trở ngại đầu với thầy và mẹ đó là mọi người xung quanh. Thời ấy, cái thời bao cấp, mối quan hệ giữa mẹ và thầy thật đáng để mọi người quan tâm, họ xầm xì, họ bàn tán và họ không hiểu chuyện. Mẹ nản lòng vì với mẹ, mọi chuyện đã quá sức chịu đựng và đầy áp lực. Còn thầy luôn là người vững tâm, tạo hi vọng và niềm tin để mẹ vượt qua mọi chuyện. Mẹ tin thầy.

Thời gian trôi đi, mẹ tốt nghiệp ra trường.Thầy có đến nhà xin phép bà ngoại để cưới mẹ. Bà ngoại không nói gì, nhường câu trả lời ấy cho mẹ vì bà biết hạnh phúc ấy là của mẹ chứ không phải của bà. Có một vấn đề làm mẹ đắn đo đó là nếu mẹ và thầy lấy nhau, mẹ sẽ sang định cư bên Mỹ với gia đình thầy, xa bà ngoại tuổi đã cao, xa cha mẹ, em út (mặc dù mẹ rất ít khi gặp mọi người). Một đi một ở, mẹ chẳng thể nào quyết định được. Nhiều lần thầy hỏi mẹ, mẹ cũng chỉ im lặng không trả lời. Nhưng mẹ không thể im lặng mãi và mẹ đã chọn cách ở lại.Thầy vì chữ hiếu đành phải ra đi. Thế là chuyện của mẹ và thầy dang dở. Mẹ còn nhớ ngày thầy đi, thầy vẫn hi vọng từ mẹ một sự thay đổi. Nhưng mẹ quyết tâm và mẹ khóc. Mẹ biết làm gì hơn khi không thể để bà ngoại già một mình, mẹ còn là chị cả của một đàn em nheo nhóc…

Ảnh minh họa: Deviantart.com

Chuyện tình ấy theo mẹ mãi đến bây giờ. Mẹ lập gia đình và có con. Thầy cũng đã cưới một người con gái khác và sống với nhau đến bây giờ. Ngày mẹ và bác gặp nhau, cả hai chỉ còn ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa, những câu hỏi thăm sau lâu ngày bặt tin nhau.

Đấy là câu chuyện của mẹ tôi. Có thể tôi viết hay diễn tả không hết những chi tiết và tình cảm của cả thầy và mẹ tôi dành cho nhau. Nhưng với tôi, đó là một mối tình đẹp như bao mối tình khác.M ột mối tình trong trẻo và thuần khiết.

Để kết thúc entry này, tôi xin trích những lời tâm sự từ mẹ :" Có thể với ai đó, bác ấy là một người thầy, nhưng với mẹ, bác ấy vừa là người anh, người thầy, cả một người yêu. Người thầy ấy không chỉ dạy mẹ những kiến thức còn chỉ bảo, chăm sóc và có khi trở nên cứng rắn chỉ để làm mẹ tốt hơn. Có lúc mẹ muốn quên để lòng nhẹ nhàng nhưng không thể được vì với mẹ, người ấy là người mà mẹ kính trọng và yêu thương."







My heart will go on

Ai hiểu sao thì hiểu

Dạy thêm, một sinh viên “kiếm” 30 triệu đồng/tháng

(NLĐO)- Chỉ dạy kèm bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, mỗi tháng Trần Công Chính (26 tuổi) sinh viên lớp YB5, trường đại học Y Dược Huế, quê ở xã Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng. Nhờ gom góp và làm việc cật lực trong nhiều năm, Chính đã sở hữu một khoản tiền không nhỏ. Cậu sinh viên này còn đang dự tính mua ô tô, đất xây nhà ở thành phố.

Đang là sinh viên giỏi khoa toán của trường Đại học Sư phạm Huế, được nhận học bổng hàng năm, Chính đột ngột thi vào trường đại học Y dược Huế với số điểm 27.5. Chính tâm sự về sự rẽ ngang của mình: “Vào cuối năm 3 cả ba và mẹ đều bị bệnh nặng phải nằm viện, gia đình lại nghèo nên lúc đó mình chỉ ước gì mình là bác sĩ để chữa bệnh cho ba mẹ. Lúc đó mình đang dạy ôn cho học sinh lớp 12 nên kiến thức còn vững chắc, vì vậy mình quyết định thi vào đại học Y Dược”.

Là sinh viên y khoa, Chính vẫn tiếp tục công việc dạy kèm. 4 giờ sáng Chính chạy xe đến nhà học sinh chở các em về nhà mình dạy kèm đến 6 giờ thầy và trò bắt đầu đi học. Cả 8 em học sinh được Chính kèm cặp năm đó đều đậu đại học. Năm sau Chính kèm 86 em thì có 76 em đậu đại học, cao đẳng.

Tiếng lành đồn xa, không chỉ có những học sinh trong huyện mà còn những huyện lân cận cũng đều đến xin học "thầy Chính". Và lò luyện thi CYK (Chính y khoa) của Chính ra đời năm 2007.


Trần Công Chính đang giảng bài cho các học sinh trong lớp dạy kèm..

Để có được thành công này Chính bật mí: “Mình phải nắm rõ đặc điểm của từng em cả về hoàn cảnh và lực học, để có thể áp dụng cách dạy tốt nhất đối với các em.

Còn đối với lớp 12, khi các em chuẩn bị nộp hồ sơ, cứ một tuần tôi cho thi thử 2 lần, liên tục trong 2 tháng. Sau đó dựa trên kết quả của các lần thi tôi khuyên các em nên chọn trường nào cho phù hợp với học lực của mình”. Chính vì vậy, năm 2009 số học sinh của Chính đậu đại học, cao đẳng hơn 80%.

Ngoài việc dạy thêm, Chính còn dạy mở qua điện thoại. Anh nói vui: “20 giờ 40 đến 21 giờ 30 là thời gian tôi đã quy định cho học sinh gọi điện hỏi bài nên thời gian này trong ngày thường không rảnh làm gì cả”.

Hiện tại Chính đang trực tiếp kèm cặp và bổ sung kiến thức cho hơn 800 học sinh tại trung tâm của mình (3 lớp 12, 2 lớp 11, 2 lớp 10 và 1 lớp 9 chuẩn bị vào trường THPT Quốc học) với 3 môn toán, lý, hóa với học phí là 35 nghìn/môn/tháng.

Để thu xếp việc dạy và học, lịch làm việc của Chính gần như là kín bưng. Gần 5 giờ sáng chạy xe hơn 8 cây số ra trung tâm dạy đến 6 giờ 30. Sau đó quay lại thành phố để vào lớp, buổi chiều tan học, quay ra trung tâm dạy từ 17 giờ 15 đến 20 giờ 30 (2 ca), còn thứ 7 và chủ nhật mỗi ngày Chính dạy 6 ca.

“Cày” như vậy, ai cũng nghĩ Chính không còn thời gian "chơi bời", nhưng chưa một lần Chính bỏ qua bất kì hoạt động nào của lớp. Chính còn là một thủ môn xuất sắc của đội bóng YB5.

Với thu nhập từ việc dạy thêm, Chính đã sở hữu một tài khoản không nhỏ và mục đích của cậu là sau khi ra trường phải có đất, xây nhà tại thành phố và mua được ô tô. Chính cho biết hiện tại cậu đang sở hữu một mảnh đất với giá 1,2 tỷ đồng gần trường đại học Sư phạm Đà Nẵng và đang cho sinh viên thuê trọ (18 phòng, mỗi phòng có giá 300 nghìn). Tất cả những tài sản này đều do Chính tích cóp được từ việc dạy kèm khi đang học lớp 11 đến nay.

Thiên Thư

Thursday, November 19, 2009

Mỗi việc làm đều tích cực theo hoàn cảnh lịch sử - ranh giới đúng sai??? - Rất thất vọng với quyết định

'Nã đại bác vào quá khứ Anh hùng đã được tôn vinh'?

Cập nhật lúc 09:24, Thứ Sáu, 20/11/2009 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đó là cảnh báo của luật sư Nguyễn Đăng Trừng khi kết thúc phần tranh luận tại phiên phúc thẩm vụ án "Lập quỹ trái phép" ở Nông trường Sông Hậu được TAND TP. Cần Thơ đưa ra xét xử phúc thẩm ngày 19/11/2009.

"Nông trường Sông Hậu (NTSH) đến nay vẫn là 100% vốn Nhà nước"(...) "những gì có được là tài sản Nhà nước" (...) "không chấp nhận những lời biện bạch của các bị cáo không chấp hành các quy định quản lý kinh tế do Nhà nước quy định" (...) "không chấp nhận việc các bị cáo khai sử dụng nguồn quỹ này qua ý kiến của ban chấp hành công đoàn" (...) "những người có công tạo ra của cải vật chất cho nông trường đã được hưởng lương và được khen thưởng" (...) "hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước" (...) "trong các báo cáo tài chính hằng năm của nông trường không có bất kỳ kiến nghị gì với các cơ quan cấp trên trong việc giúp đỡ những khó khăn của nông trường"...

Phiên tòa xét xử vụ án NTSH tuyên án lúc 3h chiều ngày 19/11/2009. Bà Trần Ngọc Sương vắng mặt khi tuyên án vì sức khỏe quá yếu. Năm nay bà Trần Ngọc Sương đã 61 tuổi, có 28 năm phục vụ cho NTSH. Ảnh: GVT.

Những lời tuyên án đanh thép của chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ án "Lập quỹ trái phép" ở nông trường Sông Hậu, thẩm phán Nguyễn Văn Trinh, vang lên cứng rắn lúc 3h chiều ngày 19/11/2009 tại Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ đã kết thúc những tranh tụng miệt mài của các luật sư. Nhiều mái tóc bạc đã bật khóc sau khi nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án.

"Vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự"?

"Không rõ quý tòa quan niệm như thế nào? Không rõ Viện kiểm sát (VKS) quan niệm như thế nào? Nhưng phía luật sư chúng tôi thấy rằng việc không có quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra (CQĐT) phụ trách điều tra vụ án, phân công điều tra viên, phân công kiểm sát viên trong vụ án này là vi phạm nghiêm trọng bộ luật Tố tụng hình sự (THS)", luật sư Nguyễn Trường Thành nói tại tòa phúc thẩm.

Ngay lời mở đầu phần tranh tụng, luật sư Nguyễn Trường Thành, bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương, đã "đòi" đại diện VKS, đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) cho công bố các quyết định phân công phó thủ trưởng CQĐT, các điều tra viên và kiểm sát viên điều tra vụ án "Lập quỹ trái phép" tại NTSH. Luật sư Thành cho rằng tất cả các quyết định phân công người phụ trách điều tra, các điều tra viên, kiểm sát viên trong vụ án "Lập quỹ trái phép" tại NTSH chỉ phục vụ cho việc điều tra vụ án "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Đại diện VKS, bà Nguyễn Thị Hoàng Mai, trong phần tranh tụng với các luật sư chỉ khẳng định rằng tất cả người phụ trách điều tra, các điều tra viên, kiểm sát viên đều là những người đang điều tra vụ "Cố ý làm trái..." tại Nông trường Sông Hậu. Vụ án "Lập quỹ trái phép" mà VKS đưa ra truy tố là do trong quá trình điều tra CQĐT phát hiện ra, nên các thành viên điều tra vụ "Cố ý làm trái..." đương nhiên tham gia điều tra luôn.

Các quyết định phân công điều tra theo quy định của luật pháp, dù luật sư "đòi" công bố tại tòa, nhưng phía đại diện VKS chỉ giải thích như trên.

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Lập quỹ trái phép" ở NTSH, do Tòa án Nhân dân TP. Cần Thơ xét xử ngày 19/11/2009. Ảnh: GVT.

Sau khi nghe tranh luận của đại diện VKS, luật sư Nguyễn Trường Thành cho rằng vụ án “Lập quỹ trái phép” mà tòa án đang xét xử thì hồ sơ vụ án hoàn toàn không có các quyết định phân công Phó thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ đạo điều tra vụ án; không có quyết định phân công cho các điều tra viên nhiệm vụ điều tra vụ án. Mặt khác hồ sơ vụ án cũng không có quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án “Lập quỹ trái phép”".

Vì vậy, theo luật sư Thành, theo quy định của điều 34, 35, 36 và 37 của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì hoạt động điều tra, truy tố là bất hợp pháp.

Không chỉ vậy, luật sư Nguyễn Trường Thành còn dẫn ra hàng loạt dấu hiệu khác mà ông Thành cho rằng đã vi phạm luật tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án "Lập quỹ trái phép" tại NTSH. Trong đơn kháng cáo và kháng cáo bổ sung, bà Trần Ngọc Sương cũng liệt kê những nghi ngờ này.

Cụ thể, tại tòa phúc thẩm, ông Thành cho rằng việc đưa NTSH là nguyên đơn dân sự của vụ án vào quy trình tố tụng, đặc biệt chỉ trước 4 ngày khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, chứ không phải từ trong giai đoạn điều tra, là vi phạm điều 52 luật TTHS.

Hơn nữa, việc đưa bà Nguyễn Kim Oanh (Chánh thanh tra Sở Tài chính TP. Cần Thơ), vốn là tổ trưởng tổ tài chính trong đoàn thanh tra NTSH, về sau là thành viên giám định kết luận tài chính NTSH, "có thể sẽ không khách quan", là vi phạm điều 60 luật TTHS.

Luật sư Thành nói rằng cần triệu tập giám định viên tài chính ra tòa, nhưng HĐXX khẳng định không cần thiết, và đó là quyền của tòa án. Trước đó, yêu cầu này của luật sư cũng đã bị tòa sơ thẩm vụ án này từ chối.

Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Lập quỹ trái phép" tại NTSH, ông Nguyễn Văn Trinh. Ảnh: GVT.

Cũng liên quan đến việc giám định tài chính, luật sư Thành cho rằng việc không ghi rõ những tài liệu nào được sử dụng trong quá trình giám định; những thành viên tham gia giám định và việc kết luận giám định kết luận "là hành vi lập quỹ trái phép" là vượt quá quyền hạn..., là vi phạm điều 175 bộ luật TTHS.

Đồng thời, việc không công bố cho bị can, bị cáo kết quả giám định tài chính là vi phạm điều 158 luật TTHS.

Tranh luận về vấn đề này, đại diện VKS nói rằng theo quy định của Nhà nước, giám định viên trước khi được bổ nhiệm đã theo những tiêu chuẩn xét duyệt. Còn việc kết luận tài chính ghi "lập quỹ trái phép" là khẳng định hành vi, chứ không phải tội danh. Còn bà Trần Ngọc Sương khi bị khởi tố đã ghi rõ "đề nghị được nhận kết quả giám định", còn luật thì quy định rằng chỉ phải "thông báo" nội dung giám định, và việc này đã được "thông báo" cho bị cáo hay.

Tại tòa phúc thẩm, cả bị cáo Trần Ngọc Sương và luật sư bào chữa đều khiếu nại việc tòa sơ thẩm "có 2 biên bản nghị án", lẫn việc tòa sơ thẩm yêu cầu VKS khởi tố vụ án "Tham ô tài sản" đối với bị cáo Sương trước khi bản án có hiệu lực.Tuy nhiên, đại diện VKS không chấp nhận những khiếu nại này, và chỉ giải thích ngắn gọn "nếu bị cáo có tư túi riêng thì đã khởi tố tội Tham ô rồi".

"Cha làm sao bắt con gánh?"

Bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương, luật sư Nguyễn Đăng Trừng đặt câu hỏi như vậy. Căn cứ quy định pháp luật hình sự mà ông Trừng viện dẫn là "ai làm người đó chịu". Các bị cáo Nhung, Sơn, Hưng, thậm chí cả bị cáo không kháng cáo trong vụ án này là bà Hoàng Thị Bình (tòa sơ thẩm tuyên phạt án treo) đều khai ngay tại tòa là quỹ này có từ lâu, được cố Giám đốc Trần Ngọc Hoằng thành lập, bà Sương khi lên làm giám đốc đã có. Mọi người cứ thế duy trì.

Hai trong số 3 luật sư bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương tại tòa, luật sư Nguyễn Đăng Trừng (áo vàng) và luật sư Nguyễn Trường Thành (cầm sách). Ảnh: GVT.

Cho rằng, cái quỹ đang bị cáo buộc "trái phép" mà VKS đang đưa ra truy tố không phải do bà Trần Ngọc Sương lập, ông Trừng đặt câu hỏi "nếu sai và phải truy tố thì phải truy tố ông Hoằng, là cha của bà Sương. Nhưng giờ ông chết rồi, làm sao mà truy tố?".

Câu hỏi của ông Trừng đã được ông chủ tọa phiên tòa kết luận khi tuyên án: Không chấp nhận các biện bạch của các bị cáo. Bị cáo Sương khi tiếp nhận vị trí giám đốc là tiếp nhận cả trách nhiệm trước pháp luật (Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới Trần Ngọc Hoằng cùng 16 người khác khai phá NTSH từ năm 1979. Năm 2000, ông Hoằng mất, bà Trần Ngọc Sương tiếp nhận nhiệm vụ Giám đốc nông trường từ năm 2000, sau khi ông Hoằng, cha của bà Sương, mất - NV). Việc chủ trương lập quỹ trái phép là trách nhiệm của bị cáo Sương. Vai trò chủ mưu và quyết định tối cao của bị cáo Sương thể hiện trong điều lệ nông trường do chính bị cáo ký.

Trong phần tranh luận, luật sư Trừng không tập trung nhiều vào các tình tiết tố tụng, chỉ đặt các vấn đề để "mong HĐXX suy nghĩ".

Thứ nhất, ông Trừng đề nghị "phải có quan điểm lịch sử của quá trình hình thành, phát triển gần 30 năm của NTSH". Ông Trừng nói rằng "quỹ đen", quỹ trái phép thì phải giấu diếm. Nhưng cái quỹ trái phép này ở NTSH thì ai cũng biết, và có lập bảng kê thu chi. Thực chất cái quỹ này đã được lập từ 30 năm trước, có tác dụng cho cuộc sống cho cá nhân bà con nông trường trong việc ma chay, lễ tết, thăm viếng, thi đua khen thưởng, hỗ trợ gia đình chính sách... khi buổi đầu khai phá nông trường, Nhà nước không cấp một đồng ngân sách nào mà hoàn toàn là phải đi vay.

Bà Trần Ngọc Sương sau 28 năm (1981 - 2009) kể từ ngày bước chân vào nông trường Sông Hậu theo lý tưởng của cha, Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới Trần Ngọc Hoằng. Ảnh: GVT.

Về nguồn quỹ, ông Trừng cho rằng "các khoản tiền thu từ tận dụng đất đai, mặt nước tự nhiên không thể giao khoán để trồng chuối, bạch đàn, ấu thu hoạch cá ở lung bàu, chất chà hoặc tận thu các phụ phế phẩm trong sản xuất để chăm lo trợ cấp ốm đau, thai sản, ma chay, cưới hỏi, thi đua khen thưởng, hỗ trợ cất nhà ở cho NTV… có phải là “quỹ đen”? Luật sư Trừng nói rằng việc tận dụng các nguồn thu đó là tiết kiệm, cần phải khuyến khích. Đó là chủ trương của Nhà nước từ trước đến nay.

Cuối cùng, luật sư Nguyễn Đăng Trừng khẳng định, năm 1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 25 - CP (quyết định này do Phó Thủ tướng Đỗ Mười lúc bấy giờ ký, khi nền kinh tế lạm phát 3 con số - NV), theo nghị quyết của Bộ Chính trị, gọi là quyết định cho phép kinh tế 3 thành phần. Chính vì vậy, cái quỹ do Công đoàn quản, chi tiêu công khai, được lập từ 30 năm trước, thì không thể kết tội cho bị cáo Sương tội "chủ mưu" và không thể gọi đó là quỹ trái phép được.

Còn nếu phải kết tội, luật sư Trừng cho rằng đó phải là trách nhiệm của Chủ tịch Công đoàn nông trường. Lý do, theo ông Trừng, bà Trần Ngọc Sương không có chữ ký nào duyệt chi từ quỹ này, mà chỉ ký "xác nhận công tác".

Về việc "thụ hưởng" các khoản tiền gồm tiền mua quà sinh nhật, tiền 3 sổ tiết kiệm trị giá 15 triệu đồng, tiền mua nhà do công đoàn duyệt, tiền chi phí đi công tác hơn 2 tỷ đồng... mà cáo trạng cáo buộc, ông Trừng lắc đầu "tôi bỏ các khoản nhỏ đi, chỉ tính khoản lớn để tranh luận với VKS. Số tiền hơn 2 tỷ đi công tác tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng, đâu có chi cho riêng bà Sương, mà là chi cho nhiều người trong đoàn. Mà chi 2 tỷ trong mấy năm thì quá rẻ, quá tiết kiệm".

Luật sư Trừng chứng minh "chỉ riêng tổng tiền xuất nhập khẩu lúa gạo, phân bón ở NTSH từ 1998-2003 đã là hơn 192 triệu USD. Theo quy định của Bộ Tài chính, 3% số tiền trên được phép chi cho hoa hồng, môi giới... tính ra là hơn 5,7 triệu USD. Được xài số tiền cỡ đó, mà bà Sương chỉ dùng hết hơn 2 tỷ để đi công tác, tôi nghĩ phải khen bà là quá tiết kiệm".

Những mái đầu bạc đã không cầm được nước mắt sau khi nghe tòa phúc thẩm tuyên án. Ảnh: GVT.

Cuối cùng, luật sư Nguyễn Đăng Trừng cảnh báo "Mong HĐXX xem xét đến tính lịch sử, quá trình lịch sử khi xem xét phán quyết vụ án này. Một đơn vị như NTSH 2 lần Anh hùng, ông Trần Ngọc Hoằng là Anh hùng. Con gái ông Hoằng là bà Sương cũng là Anh hùng. Cha con đều là Anh hùng, đơn vị được nhiều lần tôn vinh. Nếu không xem xét, thì chính chúng ta hôm nay sẽ nã đại bác vào quá khứ. Mà đây không phải là một quá khứ bình thường. Đây là một quá khứ đã được Tôn vinh".

Sau gần hơn 2 giờ nghị án, lúc 15h chiều ngày 19/11, HĐXX phiên tòa phúc thẩm vụ án "Lập quỹ trái phép" tại NTSH đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi hoàn hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương với nhận định "NTSH đến nay vẫn là 100% vốn nhà nước. Việc lập quỹ để ngoài sổ sách trái quy định được phép là vi phạm pháp luật".

Tòa cũng tuyên y án đối với ông Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên quyền kế toán trưởng NTSH). Riêng bà Nguyễn Hồng Nhung (nguyên Phó Giám đốc NTSH) và ông Nguyễn Văn Sơn (nguyên thủ quỹ NTSH) được tòa giảm cho 1 năm tù giam so với án sơ thẩm.

  • Trường Minh - Huy Bình

Tuesday, November 17, 2009

Cảnh có một không hai - Và người chụp được tấm ảnh cũng thế - quá gan dạ!

Nhà 3 tầng đổ nghiêng, một người chết

Tối 16/11, gia đình ông Bá (Hạ Long, Quảng Ninh) đang ăn cơm thì ngôi nhà 3 tầng bắt đầu rung chuyển, đổ nghiêng vào nhà bên cạnh.

Anh Phùng Trọng Chiến, con trai ông Phùng Văn Bá cho biết, sáng 16/11, chủ nhà cạnh đó cho máy xúc đào móng xây dựng. Đến 19h, nhà anh thỉnh thoảng lại phát ra tiếng kêu "Rắc.. Rắc.." nhưng không ai nghĩ là nhà có vấn đề gì.

Đến gần 20h, khi gia đình 5 người đang ăn cơm trên tầng 2 thì nhà bắt đầu nghiêng và phát ra tiếng "Rắc" mạnh. Cả nhà anh Chiến chỉ kịp leo qua lan can tầng 2 sang nhà bên cạnh thì ngôi nhà đổ đè hẳn vào nhà của Trung tâm thí nghiệm kiểm định xây dựng (Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng).

Đang xem tivi ở tầng 3 của Trung tâm thí nghiệm kiểm định xây dựng, người đàn ông tên Sửu (50 tuổi) bị bức tường đổ vào bị thương nặng và chết trên đường đi cấp cứu. Do bị va đập mạnh nên tầng 2 và 3 của trung tâm này bị xiêu lệch, hư hỏng nặng. .

Do căn nhà 3 tầng đổ nghiêng nên 23h đêm cùng ngày, cơ quan chức năng đã quyết định phá dỡ để tránh ảnh hưởng đến các nhà xung quanh.

VnExpress.net ghi lại một số hình ảnh tại hiện trường.

Ngôi nhà 3 tầng bị đổ nghiêng, tựa vào nhà kế bên.
Một bên móng của ngôi nhà bị lún sâu.
Nguyên nhân là do nhà bên cạnh đang đóng cọc tre để làm móng.
Cú đổ mạnh đã làm tầng 2 và 3 căn nhà kế bên bị xiêu lệch, cột đổ gẫy.
Người đàn ông 50 tuổi đang xem tivi ở tầng 3 của ngôi nhà này bị thương nặng và tử vong sau đó.
Để tránh gây nguy hiểm đến các nhà xung quanh, cơ quan chức năng đã quyết định phá dỡ ngôi nhà bị đổ nghiêng.
Gần sáng, khi ngôi nhà được dỡ gần xong, mọi người trong gia đình này mới dám tới gần để lượm những tài sản còn lại.
Chiếc két sắt cũng bị méo mó.

Phương Bắc

Cãi nhau - hôn nhân là thế!

'Hạ nhiệt' xung đột trong gia đình

Ảnh: Corbis.com.

Bạn hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình hơn là trách móc đối phương. Chẳng hạn, "Em thấy chán vì lúc nào phòng bếp cũng bừa bộn sau buổi tối", cách nói này tốt hơn "Anh thật ích kỷ, lúc nào cũng để phòng bếp bừa bộn sau buổi tối".

Việc cãi vã giữa hai người yêu nhau là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có nhiều cách để giải quyết xung đột mà không phá hoại mối quan hệ. Nếu bạn thể hiện sự giận dữ một cách thái quá thì sẽ để lại vết thương lòng cho cả hai và không dễ gì để chữa lành nó. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn vào lúc này nhưng về sau bạn có thể cảm thấy tội lỗi, thậm chí dù là bạn đúng.

Theo trang Teenadvice, khi xung đột bùng nổ và bạn cảm thấy giận giữ với người ấy thì hãy thử một trong những bước sau:

- Thú nhận rằng bạn đang tức giận

Bạn hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình hơn là nói lời trách móc đối phương. Có thể nói: "Em thấy chán vì lúc nào phòng bếp cũng bừa bộn sau buổi tối", cách nói này tốt hơn là: "Anh thật ích kỷ, lúc nào cũng để phòng bếp bừa bộn sau buổi tối".

Nếu bạn dùng cách nói thứ 2, đối phương sẽ nghĩ bạn đang tấn công và sẽ có sự phòng thủ. Điều này sẽ khiến mẫu thuẫn giữa hai bạn trở nên tồi tệ hơn. Nhưng với cách thứ nhất, đối phương sẽ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách cởi mở hơn.

- Đề nghị giải quyết mâu thuẫn sau

Điều này là cần thiết nếu một trong hai bạn cảm thấy tức giận đến mức không có đủ bình tĩnh để nói chuyện, "Bây giờ em đang rất giận, chúng ta sẽ nói chuyện này sau".

Bạn hãy đề nghị điều này nếu thấy cần. Bạn đừng quá hy vọng đối phương đọc được suy nghĩ của bạn và đưa ra đề nghị này. Và trên hết, bạn là người duy nhất biết mình thực cảm thấy như thế nào.

Tuy nhiên, đây không phải là cách bạn trốn tránh vấn đề. Điều quan trọng là hai bạn sẽ bàn bạc và tìm cách giải quyết mâu thuẫn này vào thời điểm khác.

- Thăm dò cảm xúc của bạn

Đi kèm với sự giận dữ bạn thường cảm thấy buồn, bị tổn thương, thất vọng hoặc có cảm giác bị coi thường. Bạn hãy để người ấy biết được cảm xúc của bạn. Những cảm xúc này mới thực sự là vấn đề mà cả hai bạn phải đối mặt và giải quyết.

Chẳng hạn, bạn phàn nàn vì chàng dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, bạn thấy mệt mỏi vì lúc nào cũng xếp thứ hai và rằng chàng thật ích kỷ.

Thực tế, việc chàng dành ít thời gian với bạn bè hơn sẽ không giải quyết được vấn đề. Vấn đề thực sự ở đây là bạn cảm thấy bị phớt lờ và "ra rìa". Điều cần làm ở đây là thay đổi cảm xúc của bạn.

Khi chàng nghe thấy bạn nói muốn dành nhiều thời gian hơn với chàng bởi vì bạn quan tâm đến chàng và thích bạn đồng nghiệp của chàng thì có thể chàng sẽ thay đổi cách cư xử của mình. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hơn là nếu chàng nghe bạn chỉ trích bạn bè của mình.

Bạn hãy thừa nhận vai trò của chàng trong vấn đề mâu thuẫn. Việc nói lời "xin lỗi" không có nghĩa rằng ban phải nhận lấy tất cả trách nhiệm.

Bạn hãy sẵn sàng để tha thứ và dàn xếp. Khi bạn đã sẵn sàng, đừng bắt chàng phải đợi giống như một sự trừng phạt. Một trận cãi vã giữa hai người yêu nhau giống như một sự xa cách nhỏ. Và khi đã làm hòa với nhau thì tình cảm của hai người sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Phương Trang

Thơ thẩn


Monday, November 16, 2009

Lãng đãng

Bao nhiêu gần mới bớt xa
Bao nhiêu tha thiết mới là tình yêu

Sunday, November 15, 2009

Lặng lẽ

Ly hôn

(Truyện Online) - Chia tay có nghĩa là không còn cơ hội gặp gỡ nữa. Cũng có thể là bắt đầu cho một giai đoạn chờ đợi để lại được gặp nhau. Kết thúc hay bắt đầu phụ thuộc vào quan hệ của hai đối tượng trong buổi chia tay…

1. Mùng 6 tết, công sở bắt đầu làm việc sau đợt nghỉ Tết dài. Không khí đầu năm ở đâu cũng vậy, hân hoan và chậm rãi.

Anh đến tòa án vào một ngày đầu năm như thế để làm cái việc mà anh cho là hết sức đúng đắn. Anh đến nộp đơn ly dị, chấm dứt khoảng thời gian chung sống của anh và cô sau gần 3 năm.

Một cuộc chia tay mà anh đã nhìn thấy ngay sau ngày cưới.

Hình ảnh: Deviantart
Hình ảnh: Deviantart

2. Anh và cô biết nhau khi cùng làm chung một công ty. Khoảng thời gian ngắn ngủi làm chung đó, anh nhìn thấy ở cô những điểm tốt trong tính cách của một người mà anh muốn có làm vợ.

Cô trẻ trung và chịu khó. Cái cách cô chăm chú loay hoay trong công việc làm dậy lên trong anh cái bản lĩnh đàn ông. Anh muốn chia sẻ với cô những khó khăn mà cô gặp phải. Anh muốn chở che cho cô như một người anh chăm cho đứa em nhỏ, như một người cha bảo ban con trẻ.

Anh đã làm được điều đó. Sau một thời gian quen biết, họ đến với nhau.

Rồi họ thành vợ chồng.

Và rồi, anh nhận ra mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Cô không còn là cô bé nhỏ yếu ớt mà anh muốn che chở ngày nào. Cô bắt đầu trở làm anh mệt mỏi. Đôi khi anh thấy mình sợ hãi một điều gì đó, rất mơ hồ.

Và anh nhận ra, anh hoàn toàn không muốn có cô bên cạnh nữa. Bình yên không phải như thế này.

Trò chơi kết thúc.

Anh đứng dậy, và ra đi.

3. Cô chẳng nhìn anh khi họ đối diện với nhau ở tòa. Cô cũng chẳng nói nhiều về việc vì sao họ chia tay. Không hợp nhau – đó là lý do anh đưa ra và cô đồng ý.

Hòa cảm thấy tiếc khi phải giải quyết những trường hợp như thế này. Không hề nhẹ nhàng mà cũng chẳng căng thẳng. Có một cái gì đó không thực trong cuộc hôn nhân của hai con người đang đứng trước mặt anh đây. Họ đề nghị không cần hòa giải ngay trong lần nộp đơn. Nhưng anh cần gặp họ, theo thủ tục.

Họ còn trẻ trong mắt anh. Kinh nghiệm cho anh biết, đây là dạng ly hôn của một gia đình trí thức, khi mà cái tôi của cả hai quá lớn và chẳng ai chịu hy sinh cái tôi của mình vì người khác. May mắn là họ chưa có con. Và như vậy, câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Với anh, đây là một ca chẳng cần tốn quá nhiều thời gian và sức lực. Không con, không tài sản và quá nhiều tự do cá nhân ở cả hai phía.

Anh mỉm cười với họ. Chàng trai vui vẻ cười đáp lại còn cô gái thì cứ lừ đừ như thế. Chàng trai có vẻ rất hoạt bát trong khi cô gái có vẻ bất cần và tội nghiệp. Anh cảm thấy không quá khó hiểu khi chàng trai là người nộp đơn. Ở cô gái có sự cam chịu, trong cái cách cô im lặng trước anh.

Anh hình dung hai người mua hàng với hai thái độ khác nhau, một người mua rồi và học cách sử dụng còn một người thì sẵn sàng đem trả hoặc mua món khác khi thấy không dùng được. Anh thấy tiếc cho cô gái. Có vẻ như cô vẫn chưa chấp nhận được sự mất mát đang xảy ra này.

Hình ảnh: Deviantart
Hình ảnh: Deviantart
4. Cô lặng lẽ đi vào khu vực để xe, lặng lẽ đội nón bảo hiểm và nhấn nút khởi động. Cô làm những việc này theo quán tính. Cô chưa xác định mình sẽ đi đâu. Rẽ trái hay rẽ phải, về nhà hay đến một nơi nào đó với cô lúc này chẳng khác biệt bao nhiêu. Cô chỉ muốn một mình.

- Em cần anh đi chung không?

Một người bạn đã hỏi cô như thế. Và cô đã từ chối với sự biết ơn vô cùng. Người bạn bảo phải suy nghĩ tích cực và lạc quan mới được. Cứ tự nói rằng, hai người không hợp nhau làm sao mà sống chung được. Cố riết rồi cũng tới lúc phải bung ra.

- Bây giờ không chia tay thì năm năm sau, mười năm sau cũng sẽ như vậy. Anh không muốn cả hai phải tiếp tục chịu đựng nhau nữa.

- Những sai lầm trong cuộc hôn nhân này, em cố mà tránh, đừng lặp lại nữa, để sống tốt hơn. Anh nghĩ với những gì em có, xinh đẹp, học hành cao, công việc tốt, không khó khăn để có nhiều người đến với em. Rồi em sẽ sống hạnh phúc thôi, đừng có suy nghĩ nhiều. Hãy nghĩ sao để mọi việc nhẹ nhàng là được.

Cô im lặng, giống như một ngọn núi lửa đã phun trào tất cả nham thạch tích tụ trong bao nhiêu năm, giờ hiền lành trở thành một nơi chỉ dành cho du khách.

Dòng nham thạch trong cô cũng cạn.

5. Cô nghe người ta kể về chuyện tình yêu ở nơi này nơi khác. Khi người ta yêu nhau, người ta có thể vì nhau mà chết. Ai đó sẽ nói, đó là một kiểu tình yêu mù quáng. Bởi yêu nhau, phải sống ngay cả khi người kia không còn nữa. Sống hạnh phúc mới khó khăn, mới cần phải có nghị lực và niềm tin.

Ai đó đã nói, ra đi không có nghĩa là từ bỏ. Ra đi đôi khi là để giữ cho những kỷ niệm còn đẹp mãi.

Cô nhìn thấy hình ảnh mình của năm mười năm sau, bên chồng con với một hạnh phúc gia đình bình dị. Cô nhìn thấy hình ảnh gia đình mình của mười năm trước khi hai chị em cô sống hạnh phúc bên ba mẹ. Chiều chủ nhật cuối tuần cả nhà về thăm ngoại và đi ăn tiệm.

Đường phố hôm nay vẫn còn vắng vẻ.

Không khí tết vẫn còn đâu đây…

Gửi từ email Anh Doan – hong_anh79