Giáo dục Việt Nam có đến độ bi đát như những gì phương tiện truyền
thông đưa tin rầm rộ. Trả lời câu hỏi đó có vẻ hơi khó. Tuy nhiên, ở một
góc độ nào đó, mình hơi lạc quan về sự phát triển của nền giáo dục nước
nhà. So với thời mình cắp sách đến trường, các bạn bây giờ đầy đủ hơn
rất nhiều. Thời học cấp ba, mình nhớ rằng, muốn mua sách hay, phải lặn
lội qua đến thị xã lùng mua mà không có. Có bạn nhà khá giả thì gởi mua
từ Sài Gòn mang về. Mình thì không được
như vậy. Mình còn nhớ, thầy Thế dạy vật lý, thầy gọi mình tới nhà, thầy
bảo trên giá sách của thầy em thấy cuốn nào hay thì mang về đọc. Đơn
giản, vì cuốn sách Lý nào mình cũng đọc hết từ cuối năm lớp 10.
Về chuyện dạy, mình lấy chuyện dạy môn Lý thuyết tín hiệu làm ví dụ.
Thời mình dạy, các bạn hay than vãn là môn học khó. Các bạn hay nói,
học phải ứng dụng. Đại loại, nông dân không học mà chế tạo máy cắt lúa
và máy bay. Có lẽ các bạn quên, học xong mấy cái khó ấy, các bạn có thể
phóng vệ tinh trên trời. Hehe. Cái quên thứ hai, mỗi lần đi máy bay, chỉ
vì một sự cố kỹ thuật nhỏ, bộ phận kỹ thuật báo delay để sửa. Chứ anh
nông dân kia, liệu ảnh có đủ kiến thức về an toàn bay để mà cảnh báo.
Không chừng đang bay giữa trời, ảnh mới báo máy bay bị hư. Cùng hiện
tượng là máy bay hư, mình hy vọng các bạn thích relax hơn là lắc lư.
Về quản lý nhà nước, mình thấy Việt Nam quản lý dễ dãi trong cái vụ
này. Đúng lý ra, việc đầu tiên là họ phải cấm tiệt cái anh nông dân này.
Vì nó không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân anh mà còn làm tổn thất đến
tập thể. Hồi còn ở Arizona, group của ông Prof. Bliss chỉ xài drones
trong truyền thông. Thế mà ông phải tính kỹ, vì lab gần với sân bay
Phoenix. Lắc lơ, cho bay lượn lòng vòng, máy bay nó không đáp xuống
được, ông bán cái lab ông cũng không đền tiền nổi (dự án lab ông toàn
triệu đô trở lên). Nhân tiện nói luôn, lab này làm xử lý tín hiệu, nên
mấy cái mà các bạn gọi là khó trong môn lý thuyết tín hiệu chỉ là muỗi
đối với họ.
Còn ba cái chuyện vớ vẩn, cô giáo quỳ, học sinh uống
nước rửa giẻ lau, mấy cái đó ở đâu cũng có và Mỹ không là ngoại lệ. Ta
nói ở đâu cũng có anh hùng, ở đó chắc chắn có kẻ khùng thằng điên. Cái
quan trọng là sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chúng ta
hay phó mặc, hoặc là giao hết cho trường và gia đình không quan tâm,
hoặc là ngược lại. Nhiều người có chút tiền, họ quăng cục tiền, giao
con, bắt giáo viên làm babysit thấy mụ nội. Ngược lại, nhiều giáo viên
chỉ dạy chữ mà chẳng rèn tâm cho học trò.
P/S: Spring break nào
tui cũng mệt. Như nói ở trên, gia đình và nhà trường phải phối hợp chặt
chẽ. Việt nam ngủ thì Cu ba phải thức. Nhà trường nghỉ thì mình phải làm
babysit cho chính con mình.
No comments:
Post a Comment