Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các bạn trẻ ở Việt Nam có khả năng tham gia nghiên cứu, mình đưa ra vài kỹ năng nho nhỏ. Có một điều khá thú vị trong cách chơi chữ: Đó là nghiên cứu (research) là search đi search lại (search tới search lui). Hehe. Do đó, mở đầu cho vấn đề nghiên cứu, mình bàn về SEARCH, nghĩa là làm thế nào kiếm được tài liệu cho chuyên môn của mình.
Như đã biết, các bạn ở Việt Nam khó truy xuất vào kho papers của IEEE. Đó là thiệt thòi, tuy nhiên, các bạn vẫn có thể kiếm được papers qua một số cách sau:
1. Search keywords của chuyên môn các bạn quan tâm. Chẳng hạn, ai nghiên cứu về Cognitive radios, các bạn dùng các keyworks đại loại: Cognitive radios, dynamic spectrum access, spectrum sensing cognitive radios, rendezvous for cognitive radios, cognitive network rendezvous. Sau khi search ra, các bạn có thể thấy một list của các papers mà mình mong muốn.
2. Search qua Scholar: Các bạn làm về chuyên môn của mình, chắc chắn các bạn biết qua một vài key-researchers. Bằng cách search tên của các vị tiền bối ấy, các bạn có thể update the list of papers của các vị này. Ngoài ra, thông qua citations của các papers của các vị trưởng thượng ấy, các bạn dễ dàng tìm ra các papers mới về chuyên môn của mình.
Chẳng hạn, vào Scholar, các bạn gõ tên của Andrea J. Goldsmith, list of papers sẽ hiện ra. Bên phải của mỗi paper or book là pdf file, các bạn có thể down về được.
Các bạn cũng có thể vào các websites sau để kiếm papers:
http://academic.research.microsoft.com/
http://www.science.gov/
http://arxiv.org/
http://www.base-search.net/about/en/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/about/intro/
http://www.scirus.com/srsapp/aboutus/
Các bạn cũng có thể vào các websites sau để kiếm papers:
http://academic.research.microsoft.com/
http://www.science.gov/
http://arxiv.org/
http://www.base-search.net/about/en/
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/about/intro/
http://www.scirus.com/srsapp/aboutus/
3. Các bạn có thể vào thẳng website của các famous authors. Các bạn có thể down papers về được. Thông thường, các vị này show papers để quảng bá chính mình.
Chẳng hạn, các bạn vào http://wsl.stanford.edu/Andrea_publications.html của Andrea J. Goldsmith, rất nhiều papers các bạn cần.
4. Các bạn có thể đăng ký account cho các trang webs sau đây:
and etc
Ở đây, các bạn có thể kiếm nhiều papers theo chuyên môn các bạn. Tất cả đều free.
5. Các bạn có thể đăng nhập vào các diễn đàn. Một trong số đó là http://vietphd.org/. Ở đó, các bạn có thể nhờ vả các đàn anh đi trước down hộ papers. Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội kiếm học bổng tại chốn này. Một lo ngại nho nhỏ là các nghiên cứu sinh ở đây đôi lúc hơi to mồm (theo ý của các bác ở Việt Nam, riêng tớ thì ok). Lý do, nghiên cứu sinh không chỉ chăm bẳm nghiên cứu, họ cũng có quyền lên tiếng những vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế.
6. Các bạn có thể phối hợp hết các cách trên để tìm ra được papers mà các bạn mong muốn.
Một cách truy xuất nguồn dữ liệu (Youtube)
Viết tới đây đã dài, tạm nghỉ, rảnh ta lại tiếp.
P/S: - Rất nhiều các bạn trẻ hay complain rằng ở Việt Nam, tụi em không có cơ hội tiếp cận thông tin. Hy vọng vài thủ thuật nho nhỏ sẽ giúp ích các bạn con đường đi.
- Một vài bạn hay xin code để làm. Xin lưu ý, code không phải là căn bản của vấn đề. Hiểu vấn đề kỹ cộng với một vài kỹ năng lập trình cơ bản, các bạn sẽ có khả năng code được.
- Một vấn đề lớn là kỹ năng viết. Đến bây giờ, mình vẫn phải học viết. Nhiều người hay tự tin nói lu loa, nhưng đến khi viết thực sự đều gặp trouble. Cho nên, viết là vấn đề cần phải trau dồi.
- Một số thủ thuật khác nữa sẽ đề cập ở bài sau. Chẳng hạn, làm sao để verify người mình search ra có thực sự là famous không, papers nào có thể tin tưởng. Một số vị có cả chục papers như giấy lộn thì làm sao tránh? Hehe
No comments:
Post a Comment