Sunday, November 21, 2010

Sáng Chủ Nhật

Sáng Chủ Nhật
(09/11/2010) (Xem: 508)

ÁNH SÁNG ĐẠO PHÁP
nguyên tác Light of Dharma của Lama Yeshe,
do nhà sách Wisdom xuất bản.
Vô Huệ Nguyên dịch

Sáng Chủ Nhật

Kính chào qúy vị. Tôi sẽ nói cái gì đây? (cười)

Chúng ta đang tìm kiếm tự do giải thoát. Chúng ta đang đi tìm sự giải thoát nào đây? Một cách nào đó, chúng ta cần chiến thắng cái tôi: chấp ngã, tham lam, sân hận, bám víu, giận hờn, nóng nảy, dồn nén, u mê, ái dục...Tôi hy vọng rằng tôi đã nêu ra đầy đủ những vấn đề. Những vấn đề này chúng ta cần phải chinh phục, cần phải nhổ đi tận gốc rễ. Đó là lý do tại sao, trước nhất tôi muốn cống hiến qúy vị một câu mật chú, câu mật chú của Thích Ca Mâu Ni Phật: MUNI MUNI MAHAMUNIYE SOHA. “ Hãy chiến thắng, hãy chiến thắng tham vọng và bám víu, hãy chiến thắng tất cả những ý niệm nhị nguyên.” Câu mật chú này rất ứng nghiệm và hữu ích.

Từ đáy sâu thẳm của trái tim tôi, câu mật chú này chuyển đến trái tim của qúy vị, chúng ta hãy cùng nhau tụng lên, TA YA THA OM MUNI MUNI MAHAMUNIYE SOHA. Trong lúc tụng, hãy nghĩ đến những vấn đề mà tôi vừa nhắc đến, “Đây là những vấn đề của tôi. Tôi cần phải chiến thắng chúng, như vậy tôi mới có thể giúp được những người khác.” TA YA THA OM MUNI MUNI MAHAMUNIYE SVAHA.

Đồng thời cũng nên nghĩ đến điều đơn giản này: là một con người, tôi phải chịu trách nhiệm về thân, khẩu và ý của tôi. Bên ngoài những công việc thường ngày, ba điều này mới chính là công việc của chúng ta. Phật giáo rất đơn giản, rất thực tế, dậy rằng, là một con người chúng ta phải chịu trách nhiệm về thân khẩu và ý của chính chúng ta. Ba sự việc này mới thực sự là trách nhiệm của chúng ta. Phật giáo rất đơn giản, rất thực tế, rất rõ ràng. Là một người, chúng ta phải chịu trách nhiệm về thân khẩu và ý của chúng ta. Nếu chúng ta ý thức được ba vấn đề này thì mọi sự việc sẽ trở nên rất dễ dàng; nếu chúng ta không làm được ba điều này một cách dễ dàng thì tất cả mọi sự việc sẽ trở nên phức tạp, điên loạn và phiền toái.

Bây giờ chúng ta thực tập một hình thức thiền đơn giản với câu mật chú, OM AH HUM. Ở tại luân xa đỉnh đầu (luân xa 7) trong trung tâm của não bộ, có chủng tử OM mầu trắng; qúy vị có thể quán tưởng đến một âm thanh OM. Ở tại cổ họng (luân xa 5) có chủng tử AH nhỏ mầu đỏ. Tại trái tim (luân xa 4) với âm thanh và chủng tử HUM mầu xanh. Từ ba trung tâm này của tôi , OM mầu trắng, AH mầu đỏ và HUM mầu xanh đến ba nơi đó của qúy vị. Hãy lập lại theo tôi: OM.....và hãy tưởng tượng sự an lạc, nguồn năng lực có tia sáng trắng tràn ngập khắp thân thể của qúy vị. Rồi, từ nguồn an lạc AH mầu đỏ tại cổ họng tràn lan khắp thân thể của qúy vị và thanh tẩy những lời nói không trong sạch, không thanh khiết của quý vị. Hãy lặp lại AH nhiều lần. Rồi, từ trái tim, HUM nguồn năng lực vô biên, bao la, mầu xanh, tràn đầy niềm an lạc, những tia sáng xanh này tỏa ra khắp thân thể, tràn lan khắp xứ Thụy Điển (Lama đang thuyết pháp ở Thụy Điển -Dg) và toàn vũ trụ. Hãy lặp lại nhiều lần HUM.....hãy thành tâm và thực sự tỉnh thức khi đọc tụng HUM. Chúng ta tụng một âm dài hoặc ngưng lại lấy hơi rồi tiếp tục. HUM......

Người Thụy điển mời tôi đến đây để mang lại ánh sáng của đạo pháp. Quý vị nghĩ rằng đây là một việc tốt lành. Tôi xin kể một câu chuyện. Khi Atisha mang Đạo Phật đến Tây Tạng, một thiền gỉa Tây Tạng đến chào đón Atisha rồi thưa với ngài rằng, tôi thực hành thiền định rất chuyên chú, siêng năng. Atisha trả lời: “ Đó là một hành động xấu, hãy bỏ đi !” Nếu tôi cũng bắt chước Atisha nói với qúy vị , “Đừng thiền nữa, thiền là một điều sai lầm!” có lẽ qúy vị sẽ giết tôi. Có thể qúy vị sẽ nói, “Tôi đến đây để học thiền mà ông lại tuyên bố thiền là một điều xấu.” Thật là quái gở.

Thiền giả này nghĩ, ” Có thể tôi nên dậy người khác thiền.” Nhưng Atisha bảo ông ta, “Đó là một điều xấu, hãy bỏ đi !” Thiền gỉa chẳng hiểu gì, đâm ra nghi ngờ. Oâng ta lại nghĩ, “Có thể đôi khi mình nên thiền và đôi khi mình nên dạy người khác thiền.” Atisha bảo, “ Hành động đó cũng xấu, ông nên từ bỏ!” Thiền gỉa bỏ thiền, rồi hỏi, “ Tôi nên làm gì bây giờ?” Atisha bảo: “Hãy từ bỏ bám víu vào những điều hài lòng của cuộc đời này, đó là điều ông nên làm.”

Quan niệm này có lý hay không có lý? Nó thật là có ý nghĩa! Vấn đề của chúng ta là gì? Hãy khảo sát ngay bây giờ xem, vấn đề của người Thụy Điển là gì? Tôi chắc chắn rằng hầu hết qúy vị đã thiền, nhưng qúy vị vẫn có vấn đề là đang tự thương xót mình, đang tự thương thân trách phận. Tôi chắc chắn rằng qúy vị đã từng bàn luận về Đạo Pháp, đã nói rất nhiều về Đạo Pháp, Đạo Pháp, Đạo Pháp. Nó có lý do hay là không có lý do?

Chúng ta đã thấy, chúng ta đã hiểu những vấn đề căn bản của con người trong những lời dạy bảo của Đức Phật. Chúng ta nên hiểu rằng chính chúng ta đã sáng tạo ra những vấn đề này; chúng ta đã tự tạo ra vấn đề cho chính chúng ta. Tôi sẽ trình bày nó theo một chiều hướng khác. Bám víu vào những vui thú của cuộc đời là một vấn đề, bởi vì, như chúng ta đã thấy, tất cả mọi người đều tìm kiếm thú vui. Chúng ta làm tất cả mọi thứ, tất cả mọi việc, tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ ra được - có bạn trai, bạn gái, lấy vợ lấy chồng, có nhà, có điện... vân vân...bất cứ gì...- bởi vì chúng ta cần thú vui, chúng ta cần sự hài lòng, nên chúng ta cố gắng bằng đủ mọi cách. Nhưng, chúng ta đã không cảm được sự thoải mái ở đây (Lama chỉ vào trái tim) bởi vì chúng ta đang bám víu.

Ngoài việc cố gắng tìm kiếm những thú vui vật chất càng nhiều càng hay để làm cho chúng ta vui, chúng ta còn thử tìm kiếm một vài tôn giáo khác nữa. Tôn giáo chúng ta đang theo không thỏa mãn chúng ta nên chúng ta bắt đầu đi tìm một tôn giáo khác, “ Có thể là Phật giáo Tây Tạng tốt....có thể là Aán Độ giáo....có thể Hồi giáo....có thể....” Tất cả những việc kiếm tìm này là để giải quyết những vấn đề, những rắc rối của chúng ta đang có. Chúng ta nghĩ rằng đây là một việc tốt, nhưng Atisha nói, “Anh đã thiền nhưng những vấn đề của anh vẫn còn đó, không thay đổi, không chuyển hóa.” Chúng ta đã từng tụng kinh, chúng ta qùy lạy, chúng ta làm đủ mọi nghi lễ, đủ mọi thứ --dạy bảo, thuyết pháp (như tôi đang làm). Diễn giảng, tụng kinh.....nhưng vấn đề vẫn còn đó. Vấn đề vẫn còn y nguyên đó.

Đó là lý do tại sao Atisha nói tất cả những sự thực hành tôn giáo này đều xấu và chúng ta nên từ bỏ. Ngài thực sự muốn nói chúng ta nên buông bỏ tất cả những ý nghĩ tiêu cực, những quan niệm làm chúng ta khổ sở, làm chúng ta phải theo đuổi, phải bám víu vào những thú vui vật chất, do đó chúng ta chỉ để tâm vào những sự việc tìm kiếm hạnh phúc trần gian. Đó là điều chúng ta phải buông bỏ. Rồi ánh sáng của Đạo Pháp sẽ đến.

Đó là lý do tại sao chúng ta nên có một đời sống đơn giản và nên cắt đứt tất cả những tình trạng mập mờ, lộn xộn, u mê, mù quáng. Chúng ta nên tạo cho chính chúng ta một cuộc sống càng trong sáng càng tốt. Chúng ta đã được nghe biết về đời sống thực sự đơn giản của Đức Phật Thích Ca và của những thiền gia Tây Tạng. Các Ngài đã từ bỏ những nếp sống phức tạp của trần gian. Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu rằng chúng ta đã tạo ra một đời sống, một tình trạng qúa phức tạp cho chính chúng ta, do đó chúng ta luôn luôn đi đến những kết cuộc u mê, lầm lẫn và không bao giờ chấm dứt được những vấn đề, những khó khăn và khổ đau. Những vấn đề không bao giờ ngừng xuất hiện, hầu như chúng trở lại không bao giờ thôi.

Khi tôi nói chúng ta cần phải từ bỏ những theo đuổi, những bám víu và những ước muốn, không có nghĩa là chúng ta vất bỏ cái mũi của chúng ta đi (Lama lấy tay kéo cái mũi của ngài vất đi). Không có nghĩa là chúng ta hãy chặt đứt cái đầu này đi. Không có nghĩa là chúng ta nên vất bỏ cái tay này đi. Hoàn toàn không phải như vậy. Nó có nghĩa là chúng ta nên bớt quan tâm, bớt gắn bó, bớt liên hệ, bớt ràng buộc, bớt bám víu... Sự vật vẫn còn đó, nhưng chúng không được mang lại những ràng buộc, những phiền phức cho chúng ta. Hãy giảm bớt sự chờ đợi, trông mong, hy vọng, ham muốn vào những sự vật.

Thí dụ, nếu tôi tin rằng tôi có một cái đồng hồ đeo tay, nó sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi, thì khi không còn nó nữa, tôi sẽ không còn hạnh phúc, tôi sẽ buồn chán. Nếu chúng ta tin như vậy, thì điều tin tưởng đó là một vấn đề của chúng ta, chứ không phải cái đồng hồ, đồng hồ chỉ là đồng hồ. Chúng ta phóng đại giá trị của cái đồng hồ một cách quá đáng, phải không? Như vậy vấn đề là ở đây, bên trong này (Lama chỉ vào ngài) chứ không phải cái đồng hồ. Chúng ta vẫn thường đổ tại cái đồng hồ, tại cái đồng hồ, tại cái đồng hồ...! Chúng ta đã quá quan tâm đến cái đồng hồ mà quên hẳn đi tại chính cái tâm của chúng ta, nó là đầu mối của tất cả mọi vấn đề. Không quan tâm, không để ý đến tâm của chúng ta là một vấn đề rất trầm trọng.

Giá trị của đời sống, dù hạnh phúc hay không hạnh phúc, không đến từ những đối tượng bên ngoài mà chúng ta thường quan tâm đến, như: nhà cửa, điện nước và những sự vật chung quanh đây -- cũng không đến từ những quan điểm của Phật giáo. Bây giờ, tôi phải nói về quan điểm của Phật giáo, phải vậy không qúy vị? Có thể tôi sẽ có những quan điểm khác với những quan điểm mà xã hội Thụy điển đang có! Nếu Phật giáo có những quan niệm khác với những quan niệm của qúy vị, tôi vẫn phải trình bày về nó, đó là bổn phận của tôi.

Tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về một đời sống hạnh phúc hay không hạnh phúc đều đến từ những thái độ của chúng ta, của tâm chúng ta. Đó là một quan niệm rất trong sáng của Phật giáo, đó là điều cốt tủy số một, PAM ! TRONG SÁNG ! Nếu chúng ta không thông suốt điều này, chúng ta sẽ giống như một cái yo-yo.

Thông thường, chúng ta cho rằng một động lực tiêu cực của tâm sẽ mang lại những kết qủa xấu, mù mờ và những động lực tích cực sẽ mang lại hạnh phúc, vui tươi cho cuộc đời. Chúng ta biết, hiện đang có ba độc tố trong căn nhà này. Có thể không phải là độc chất hoá học ở đây, nhưng chắc chắn có độc trong căn phòng này: tham, sân và si. Nếu ba chất độc hại này trở nên mạnh mẽ, chúng làm chúng ta đau khổ. Nếu chúng nhẹ nhàng, chúng ta cảm thấy tươi vui.

Thái độ bình thường của chúng ta là không vui mặc dù chúng ta đang có tình yêu, đang thực hành thiền, ngay cả đang có trí tuệ. Tất cả chúng ta đều thông minh nhưng cùng một lúc chúng ta cũng có những niềm đau tinh thần, bởi vì chúng ta còn đang tự thương xót mình, chúng ta còn đang chấp cái ta. Chúng ta còn đang liên hệ với cuộc đời này, cuộc sống vật chất này. Vậy làm thế nào đây?

Thí dụ, khi chúng ta được một vật gì, có cảm tình, chúng ta sẽ rất vui, như thế này (Lama làm một vài cử chỉ). Khi chúng ta được ai cho bánh kẹo, tiền bạc, đồ dùng, chúng ta liền reo lên: “Ô, thích qúa, thích quá, tôi thích cái này lắm!” Chúng ta sẽ xúc động, đôi khi không còn kiểm soát được. Rồi khi chúng ta không được cái gì, không được tăng lương, không được ai tặng qùa chúng ta tự thương thân, tự buồn tủi, mặt chúng ta xụ xuống (Lama làm mặt buồn). Khi có kích thích vui (positive), chúng ta liền vui. Khi có kích thích buồn (negative), chúng ta liền xuống tinh thần.

Khi có ai khen, “Ô, anh (chị) đẹp qúa. Ô, anh (chị) thông minh qúa. Ô, anh (chị) tốt qúa,” chúng ta liền cảm thấy vui sướng, đôi khi không còn kiểm soát nổi. Nhưng nếu có ai chê, “ Anh (chị) xấu qúa. Anh (chị) ích kỷ qúa,” Chúng ta liền đáp lại, “Không, tôi không vậy....!” Có phải vậy không qúy vị? Chúng ta bị gắn liền với lời khen tiếng chê. Khi có lời khen, chúng ta vui; khi có tiếng chê, chúng ta buồn. Khi có ai nói xấu, chúng ta tin như vậy và tình cảm của chúng ta liền bị xáo trộn.

Tất cả những sự kiện này đã trở thành những thói quen làm thay đổi toàn diện đời sống của chúng ta. Hãy nhớ đến điều mà tôi đã nói về tình cảm tự xót xa thân phận của chúng ta. Thí dụ, mỗi khi uống nước, chúng ta thấy có cái gì đi qua đây (Lama chỉ vào tim của ngài). Bởi vì chúng ta qúa nhậy cảm, chúng ta qúa để ý đến việc uống nước. Mỗi khi chúng ta làm việc gì, hệ thống dây thần kinh ở bên trong liền bị đánh thức và bận rộn. Thực là sai lầm mỗi khi chúng ta để ý niệm thương xót mình vào việc phán đoán các sự kiện, như vậy làm sao chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Như ngài Atisha đã nói, “Anh thiền định, anh thực hành những nghi lễ tôn giáo mà anh đã không thay đổi được những vấn đề của anh, bởi vì anh đã để những vấn đề đó y nguyên như vậy.”

Gỉa sử đây là vấn đề của chúng ta (Lama đưa xâu chuỗi của ngài lên). Xâu chuỗi này là toàn thể những vấn đề của chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta để nó y như vậy, nhưng chúng ta lại cố gắng lay cái hột nhỏ này. Chúng ta chỉ lay cái hột nhỏ này, chỉ lay cái hột nhỏ này (Lama lay từng hột chuỗi nhỏ một). Nhưng vấn đề là ở đây (Lama đưa cả xâu chuỗi lên). Chúng ta nên lay cả xâu chuỗi này, cả cái vấn đề này. Nhưng thường thường chúng ta đã không làm như vậy. Những người thực hành thiền, những người có đạo, những người có lòng tin và không có lòng tin đã không lay cái này, vì thế cái “tôi” vẫn còn y nguyên đó. Cái “tôi” đã không được giải quyết, cái “tôi” vẫn còn vững chắc, càng ngày càng vững chắc hơn.

Điều này nghe ra toàn thể cuộc đời của chúng ta là một lỗi lầm to lớn, một cơn nhức đầu vĩ đại. Cuộc đời tự nó được coi là một cơn nhức đầu khủng khiếp. Chúng ta đã bỏ qua những vấn đề. Ví dụ đây là khẩu súng và gỉa sử tôi phải bắn mục tiêu đó, nhưng tôi đã không bao giờ bắn đúng mục tiêu, luôn luôn ở trên một chút, ở dưới một chút, tôi luôn luôn bắn sai. Cũng giống như vậy, chúng ta đã không bao giờ thực hành đúng trong thiền định, trong tôn giáo, ngay cả trong việc ăn uống hay bất cứ công việc nào chúng ta đã làm để mong cầu hạnh phúc, để mong giải quyết vấn đề. Chúng ta đã luôn luôn bỏ qua cái thực chất của vấn đề. Chúng ta đã không dám đụng đến nó mà chỉ quanh quẩn ở bên ngoài.

Nếu thiền định không mang lại kết qủa, không giúp giải quyết vấn đề, không từ bỏ được những bám víu vào cuộc sống này, thì chúng ta nên đặt câu hỏi -- Làm thế nào chúng ta có thể từ bỏ được? Chúng ta đang sống trong xã hội Thụy điển. Từ khi chúng ta sinh ra cho đến bây giờ, chúng ta đã dành qúa nhiều thời giờ cho những thú vui, làm sao chúng ta có thể buông bỏ được những bám víu vào những thú vui của xã hội Thụy điển này, làm thế nào đây?

Câu trả lời này không phải của tôi ! Qúy vị phải tự tìm cho ra. Qúy vị có trí tuệ. Khi qúy vị tìm được câu trả lời trong tiến trình tìm hiểu của qúy vị, do trí tuệ của qúy vị, do sự hiểu biết của qúy vị, thì câu trả lời đó mới là câu trả lời vững chắc. Sự giải thoát sẽ đến theo đó, phải không? Những lời nói của tôi không đem lại sự giải thoát cho qúy vị.

Đây hoàn toàn là công việc của từng cá nhân. Sự giải thoát là một cái gì rất cá nhân, rất riêng biệt của từng người, chỉ có người đó mới làm được. Chúng ta phải tự kiểm chứng xem chúng ta đã theo đuổi, đã bám viú như thế nào, hãy tìm bất cứ phương pháp nào có thể giúp chúng ta giải quyết, thanh toán được cái ngã chấp của chúng ta. Chúng ta hãy dùng chính kinh nghiệm của chúng ta, chính trí tuệ của chúng ta.

Thông thường những người Tây phương hay đi tìm những phương pháp dễ dàng, những đường lối dễ đi. Họ cố gắng tìm một đời sống dễ chịu như: “ Xã hội phải bảo vệ tôi, xã hội phải dậy tôi, xã hội phải cho tôi cơm ăn áo mặc. Cha mẹ tôi phải chăm sóc tôi, xã hội phải bảo trợ tôi, mọi người phải để ý đến tôi.” Hình như họ đòi hỏi phải luôn luôn có người chăm sóc họ.

Hay chúng ta lại nói, “ Thượng đế luôn bảo vệ tôi.” Đúng là chúng ta luôn nói như vậy. Còn có những người tệ hơn nữa, khi gặp chuyện không may xẩy ra, họ phàn nàn,” Thượng đế tồi qúa, tôi đang đau đây.” Họ cứ đổ tất cả lên Thần Thánh. Có rất nhiều người đang than phiền Thượng đế trong các bệnh viện ở Tây phương. Họ than, “Ồ Thượng đế thật qúa tệ, Oâng ta chẳng giúp tôi. Oâng ta đâu rồi, tôi không tin ông ấy nữa bởi vì khi tôi gặp rắc rối ông ấy chẳng bao giờ đến.” Sự kiện này xẩy ra rất thường, không biết ở đây như thế nào, có lẽ họ cũng chẳng tin có Thượng đế !

Những điều tôi đang trình bày ở đây là quan điểm của Phật giáo về con đường giải thoát chính mình, là hãy tự nhận lãnh trách nhiệm cho sự giải thoát này. Chúng ta thực sự có trách nhiệm về những điều chúng ta nghĩ, chúng ta nói và những hành động của chúng ta cũng như gía trị đời sống của chúng ta.

Trong lịch sử của người Tây phương, từ lâu rồi, hàng trăm năm về trước, người ta cho rằng Thượng đế có trách nhiệm về tất cả mọi sự việc. Rồi tôn giáo chối bỏ chuyện đó, từ đó mọi chuyện đổi thay. Bây giờ Thượng đế không còn trách nhiệm nữa thì xã hội trở nên quan trọng hơn. Xã hội đóng vai trò tôn giáo --nó qúa quan trọng. Chính trị trở nên quan trọng vì nó mang lại đời sống tốt đẹp hơn, khoa học cũng trở nên quan trọng vì nó làm thăng tiến giá trị của đời sống, không còn là Thượng đế nữa. Tôi đang nói về lịch sử của Aâu châu, lịch sử của thái độ con người, lịch sử Aâu châu về tâm của con người, người Aâu tây đã nghĩ như thế nào.

Dĩ nhiên, những nhà tâm lý học của Tây phương cũng nói về những vấn đề của con người và làm thế nào để giải quyết chúng. Nhưng qúa ấu trĩ, qúa hời hợt. Một quan điểm rất quan trọng trong Phật giáo là, để giải quyết những vấn đề của con người thì mỗi người chúng ta phải nhận thức được trách nhiệm phải tự giải quyết vấn đề cho mình. Mỗi một người chúng ta phải là một nhà tâm lý cho chính mình, đúng không qúy vị? Mỗi một người chúng ta nên chăm sóc cái tâm của chính mình. Đó là con đường giải thoát chúng sinh.

Vậy thì, vấn đề sai lầm căn bản trong đời sống của chúng ta là gì? Chúng ta quá tiêu cực. Qúy vị có hiểu tôi đề cập đến cái gì không? Chúng ta có bên phải bên trái, tiêu cực và tích cực, chúng ta đã từng nói về phẩm chất của tiêu cực và tích cực, qúy vị có nghe về điều này không? Có? Chúng ta qúa tiêu cực. Đó là lý do tại sao chúng ta bị bệnh tâm thần. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn có những rắc rối trong đời sống. Tại sao? Bởi vì chúng ta không hiểu thực tại là gì, sự thật là gì.

Có thể qúy vị nghĩ đây là một điều lạ, một điều qúa lạ thường. Nhưng đây là một sự việc vô cùng quan trọng để chúng ta tìm hiểu. Chúng ta đã không hiểu sự thật về chính chúng ta và sự thật của những thú vui, khoái lạc. Chúng ta đã không hiểu về bản tính tự nhiên của khoái lạc khi nó xuất hiện nên chúng ta đã đánh gía nó một cách sai lầm, qúa cao hoặc quá thấp. Chúng ta đã đánh giá quá cao về những vọng tưởng của chúng ta và chúng ta đã mang cái mền nặng nề này 24 giờ một ngày và có khi cả đời.

Chúng ta có thể tự khảo sát qua những kinh nghiệm của chúng ta để biết rằng chúng ta đã mang cái mền bản ngã nặng nề này như thế nào. Không cần phải thông minh, hãy tự khảo sát xem chúng ta đã tự diễn dịch cái hình ảnh riêng của chúng ta như thế nào, rồi chúng ta sẽ khám phá ra chúng ta đang mang một cái mền quá sức nặng nề về một cái tôi giả tưởng, một cái mền huyễn ảo như thế nào.

Hãy tự tìm hiểu chính mình. Hãy thực sự thành thật. Hãy thực sự chân thành với chính mình. Thí dụ, hãy cho là chúng ta đã trên 20 tuổi, trong 20 năm qua chúng ta đã thay đổi hình ảnh của chúng ta như thế nào, hình ảnh của cái gì, chúng ta là ai. Chúng ta có nhận thấy rằng chúng ta đã thay đổi mỗi ngày khi đối diện với những sự kiện xẩy ra không? Hình ảnh của quý vị có thay đổi mỗi ngày không? Hay quý vị luôn luôn mang một hình ảnh tự thương thân trách phận mà không bao giờ thay đổi? Hãy tự nhận thức, hãy tự phân tích vấn đề này. Nó rất đơn giản, vô cùng đơn giản.

Đặc tính của bản ngã là cố gắng sửa đổi hình ảnh của chính nó. Đây là đặc tính của cái tôi. Nếu cái tôi không sửa đổi được hình ảnh, nó sẽ bị kích động ngay, luống cuống ngay, nó sẽ cảm thấy bị mất mát một cái gì. Bản tính của cái tôi là luôn luôn muốn sửa đổi cái bản ngã của nó, vì thế nó luôn luôn bám vào một cái gì. Như vậy nó mới cảm thấy an toàn. Nhưng không có một cái gì an toàn cả. Nó hoàn toàn là ảo tưởng. Quan điểm của Phật giáo là, nó hoàn toàn là tưởng tượng, không có một cái gì là thật -- sự thật về chính nó và sự thật về một thế giới bên ngoài.

Quý vị đã được nghe rằng, trong Phật giáo chúng tôi cho thế giới này là huyễn ảo. Đức Phật nói rằng thế giới này là huyễn ảo. Nó huyễn ảo vì chúng ta sống một đời sống hoàn toàn dựa theo những mê tín của một cái tâm lừa đảo. Chúng ta đang sống trong một thế giới được tưởng tượng ra, được sáng tạo ra bởi chính cái tâm của chúng ta.

Thí dụ, có thể quý vị sẽ nói rằng “Thụy điển là thế giới của tôi”, nhưng cái kiểu mà chúng ta diễn tả về chính mình như một người Thụy điển hay một thế giới Thụy điển, đã được đúc kết, đã được nhìn từ những sự vật qua cái lăng kính “tôi” của chúng ta. Khi chúng ta nói “Đây là thế giới Thụy điển”, có nghĩa là chúng ta đã hình dung nó ra trong một khía cạnh nào đó và rồi chúng ta tưởng tượng ra một cái hình ảnh theo nó. Chúng ta nói, “Tôi là một thanh niên Thụy điển” hay “Tôi là một thiếu nữ Thụy điển” do đó “Tôi nên làm cái này, cái này, cái này.” Chúng ta đã có một ý định, chúng ta đã có một dự tưởng về chúng ta sẽ là ai, theo một chiều hướng là không có một cái gì khác hơn để làm cho chính chúng ta và để thích hợp với khung cảnh sống của chúng ta là người Thụy điển. Đó là lý do tại sao những vọng tưởng của chúng ta, những kinh nghiệm của chúng ta về người Thụy điển, đều là ảo tưởng. Tất cả đều là ảo tưởng, chỉ là ảo tưởng ---ngoại trừ miếng sô cô la này! (cười).

Chúng ta qúa bận rộn với thế giới ảo tưởng của chúng ta nên chúng ta không còn thì giờ để nhìn ngắm tâm ta. Chúng ta qúa bận rộn với thế giới huyễn ảo của chúng ta nên chúng ta không còn chút thì giờ nào để khảo sát thế giới thực của tâm ta, của chính tâm ta, của chính tâm thức của ta.

Giờ đây, tất cả chúng ta trong lớp thiền này hãy cố gắng càng nhiều càng tốt để chú ý đến cái tâm thức thực của chính mình, của tâm mình. Công việc của chúng ta trong buổi thiền tập này là cố gắng càng nhiều càng tốt chuyên chú vào tâm thức của chính mình.

Theo Phật giáo hay theo sự suy nghĩ của một số triết gia Tây phương thì đặc tính của tâm thức là: tâm hay tâm thức hoàn toàn là tư tưởng, năng lực suy tưởng, chúng không phải là vật chất, không phải là vật thể.

Khi tôi nói chúng ta hãy thiền định về Tâm thức, quý vị liền hỏi, “Tâm thức là cái gì? tôi không biết tâm thức là cái gì, ngài đang nói về cái gì vậy, thiền sư !” Câu trả lời của tôi là: qúy vị không nên thắc mắc, không nên cho tâm thức là một cái gì vững chắc như xi măng. Tâm thức là sự diễn đạt tư tưởng. Nó không có mầu sắc riêng. Nó không có một thể chất riêng, hay là một năng lực vật chất nào đó. Nó rất tự do đến và đi, nó chỉ là năng lượng, năng lực tri giác. Nó không ở rõ rệt một nơi chốn nào, ở đây, ở đây, ở đây (Lama chỉ vào những nơi khác nhau trên thân thể ngài). Nó ôm trùm toàn thể hệ thống thần kinh của chúng ta, nó bao trùm tất cả.

Tâm thức có bản tính trong sáng để phản chiếu tất cả những hiện tượng khác. Khi chúng ta đứng trước gương, sự phản chiếu của chúng ta xuất hiện, phải không? Cũng giống như vậy, tâm là một năng lượng trong sáng, như cái gương, phản chiếu tất cả những hiện tượng ở trước nó.

Vậy cái chúng ta nên làm là chỉ biết rằng chúng ta đang suy nghĩ, suy niệm. Chỉ chú ý chuyên tâm vào cái tình trạng của riêng chúng ta, cảm giác của chúng ta và của tâm chúng ta. Không nên nói: “Cái tâm tốt của tôi đang đến”, “cái tâm xấu của tôi đang đến.” Nếu phải đánh gía thì cái tâm tốt và cái tâm xấu đều trong sáng. Cái tâm xấu cũng chỉ là một sự phản chiếu nên bản tính của nó cũng trong sáng.

Tư tưởng giống như những tia sáng mặt trời, vậy việc chúng ta nên làm là hãy đi thẳng theo ánh sáng mặt trời cho đến khi nào đụng được mặt trời. Tư tưởng là những tia sáng của tâm thức, vậy hãy chiêm nghiệm tư tưởng của chúng ta, những tia sáng tư tưởng của chúng ta. Như vậy là đủ rồi, đừng thông minh hoá, hãy cứ lên đường. Đừng nghĩ rằng cần phải có trí thông minh, chúng ta đã dùng trí thông minh qúa lâu rồi, mà kết qủa là chúng ta chẳng được an lạc, nghỉ ngơi. Chúng ta đã đạt được những gì? Bây giờ là lúc chúng ta nên chấm dứt trí thông minh mà hãy là mặt trăng, là mặt trời, đừng tính toán gì cả.

Chúng ta còn gọi sự kiện này là trạng thái tự nhiên, sự tự nhiên của tâm thức (Tâm Bản Nhiên). Chúng ta hãy để cho tâm ở trong trạng thái tự nhiên mà đừng dùng đến những ý niệm thông minh. Điều này không có nghĩa là tâm sẽ đi vào một giấc ngủ vô minh, nhưng thay vì thế, chúng ta biết, chúng ta hiểu và chúng ta tỉnh thức về tất cả những gì đang xẩy ra ở bên trong thân và tâm, cũng như về những gì đang lay động, đang xẩy ra ở bên ngòai. Hãy tỉnh thức. Chỉ vậy thôi. Hãy tỉnh thức càng nhiều càng tốt và hãy ở trong trạng thái tự nhiên đó.

Rồi chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự tĩnh lặng, an lạc và sự tỉnh thức sẽ tỉnh thức tự nhiên hơn. Từ sự an tĩnh này, chúng ta có thể phân tích được cái thái độ thương thân trách phận của chúng ta mà tôi đã nói đến ở trên kia: vui khi nhận được cái gì, không vui khi mất một cái gì. Khi được khen, tinh thần chúng ta lên, khi bị chê, tinh thần chúng ta xuống. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng tất cả những sự kiện này hoàn toàn là trò đùa, trò chơi, hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì. Một khi chúng ta đã trực tiếp khám phá ra chúng qua chính cái kinh nghiệm hiểu biết sự thật về tâm của chúng ta -(khi nó bám víu, theo đuổi những sự kiện vật chất là không tốt,)- thì đó chính là Đạo Pháp.

Tôi khuyên qúy vị hãy nhắm mắt khi qúy vị thiền. Lý do tại sao tôi khuyên người Tây phương nhắm mắt khi thiền vì họ có thói quen dùng mắt qúa nhiều. Trong thế giới Tây phương con mắt là một thương gia. Nhưng đó chỉ là một thói quen. Khi chúng ta đạt được sự tỉnh thức vững mạnh tự nhiên, thì đó không phải là sự tỉnh thức của con mắt.

Bây giờ tôi muốn trình bày với qúy vị một điều vô cùng quan trọng. Theo quan niệm của Phật giáo thì sự hiểu biết của năm giác quan là vô minh. Chúng như là một cái kính hiển vi: cái kính hiển vi không hiểu được cái gì cả, nó chỉ thấy. Cũng giống như vậy, năm cái biết này rất ngu ngơ, nó không có trí tuệ, không có một sự hiểu biết, nhận thức nào cả. Đó là lý do tại sao sự tỉnh thức tự nhiên của một thiền gia không có gì liên quan đến mắt hay mũi của họ. Chính là tâm. Như vậy thiền không cần con mắt của thương gia. Hầu như con mắt chỉ gây phiền phức, các giác quan chỉ đem lại phiền phức. Đó là lý do tôi khuyên qúy vị nên nhắm mắt và chỉ để tâm thức làm việc trong sự tỉnh thức tự nhiên. Thị giác chỉ mang lại sự bận rộn và phiền nhiễu.

Hết giờ rồi. Trong buổi thiền tập chiều nay, tôi mong qúy vị tụng OM khoảng 2 đến 3 phút. Tất cả chúng ta nên tụng OM ... nhiều lần và hít thở ở khoảng giữa. Chúng ta không cần phải ngưng lại, có thể thở ở khoảng giữa. Trong cùng lúc đó, óc nghĩ đến tia sáng năng lực mầu trắng đang đến: tia sáng an lạc mầu trắng tràn ngập vào thân thể để tẩy rửa tất cả những gì không trong sạch (ô nhiễm). Nó thanh tẩy tất cả những năng lượng xấu mà chúng ta có thể cảm thấy được, dù nhận thức được hay không nhận thức được.

Sau 2 hoặc 3 phút, chúng ta ngừng tụng OM và chỉ lắng chìm trong tâm của chúng ta. Hãy thực sự cảm nhận giây phút này. Không cần biết nó xẩy ra như thế nào, tốt hay là xấu, tiêu cực hay tích cực. Có thể là một cái túi-rác-tâm đang đến, nhưng không sao. Chỉ chú ý đến cái tâm lúc nào cũng trong sáng. Đừng nói chuyện với những sự việc xẩy ra, chỉ chú ý đến tâm, chỉ an trú trong đó mà đừng để ý đến bất cứ cái gì khác. Hãy an trú trong tâm.

Nếu qúy vị cảm thấy khó khăn trong việc thực tập này, qúy vị hãy hít một hơi dài và giữ nguyên như vậy. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng dùng phương pháp này trong Phật giáo. Hơi thở có tác dụng đến tâm, vậy hãy hít vào và giữ lấy hơi thở. Nó sẽ giúp qúy vị. Hãy lên đường. Đó là tất cả những gì tôi muốn trình bày trong buổi sáng nay.

Chiều Chủ Nhật

Buổi sáng nay tôi đã trình bày vấn đề tại sao khi chúng ta có kinh nghiệm hài lòng, chúng ta vui, và khi chúng ta có một kinh nghiệm không được hài lòng chúng ta lại buồn. Tôi đã nói đây là một quan niệm sai lầm. Qúy vị sẽ ngạc nhiên lắm; điều này có vẻ bất thường đối với qúy vị, nó hoàn toàn không thực tế chút nào cả, phải không?

Người Tây phương nghĩ rằng đây là một việc xẩy ra rất tự nhiên, khi họ vui, “Ồ, tôi sung sướng,” và khi không được thoải mái họ liền than, “Oâi, tôi chán qúa.” Nó được coi như một sự tự nhiên của người Tây phương, nhưng Phật giáo nói rằng đó là một quan niệm sai lầm, vậy chúng ta phải làm cái gì đây? Oâng sư này đã làm qúy vị phát điên lên thay vì mang lại sự vui tươi cho qúy vị.

Đây, tôi sẽ giải thích cái quan niệm bất thường này cho qúy vị đây. Sự kiện xẩy ra như thế này: khi chúng ta có sự hài lòng, chúng ta liền bám viú, chúng ta liền bám chặt nó không để cho nó đi, chúng ta muốn niềm vui kéo dài mãi. Đây là kinh nghiệm của người Thụy điển hay không phải? Khi chúng ta thỏa mãn, có phải tâm của chúng ta bắt đầu ham muốn và bám chặt nó thay vì chỉ kinh nghiệm nó rồi để nó ra đi không? Đó là vấn đề. Đó là rắc rối.

Khi chúng ta cảm thấy không hài lòng, khi chúng ta ở trong một trạng thái không hài lòng, chúng ta cũng ham muốn. Chúng ta ham muốn được tự do, được thoát khỏi sự không hài lòng này: “Tôi không muốn cái này”. Đó, chúng ta ham muốn đó.

Khi chúng ta có một kinh nghiệm không vui cũng không buồn, lưng chừng, dửng dưng, trì trệ, chúng ta không có trí tuệ, không có ý kiến và chúng ta lại ham muốn nữa, chúng ta muốn cho sự trì trệ này được sáng sủa ra, tươi đẹp ra. Đó, chúng ta ham muốn đó.

Sự kiện là như vậy, chúng ta phải làm gì đây? Khóc? Tôi chắc rằng qúy vị đã nghe Lạt ma Je Tsong Khapa nói: “Còn ở trong luân hồi là còn đau khổ, còn bất mãn, là không có hạnh phúc.” Nghe ra thật đau khổ, phải không? Ngài có ý nói rằng những gì chúng ta cho là hài lòng, hạnh phúc thì không phải là chân hạnh phúc, chúng không phải là hạnh phúc thực sự.

Ngài đưa ra một thí dụ: Khi đói, chúng ta khổ. Nếu chúng ta không ăn khi chúng ta đói, cái đói sẽ lớn dần và cái cảm giác đói cũng lớn dần lớn dần, phải vậy không? Rồi khi chúng ta bắt đầu ăn, chúng ta chấm dứt được cái cảm giác đói và chúng ta bảo đó là hạnh phúc: “Ồ, đã qúa, vui rồi.” Chỉ ngưng cái cảm giác đói mà đã gọi là hạnh phúc! Chúng ta đang đối thoại phải không? Đang nói chuyện phải không? Có? Không? Tôi không nghe rõ.

Chúng ta gọi ăn là hạnh phúc, nhưng cái thực sự làm chúng ta khoan khoái là chúng ta chấm dứt được cái cảm giác đau của cơn đói. Việc chặn đứng được cái cảm giác cồn cào làm chúng ta thốt ra, “Bây giờ tôi vui rồi, bây giờ tôi cảm thấy dễ chịu rồi.” Chúng ta vẫn đối thoại đấy chứ? Vâng!

Qúy vị có nghĩ rằng đây là hạnh phúc không? Chỉ ngưng được cái cảm giác đau vì đói, đó là hạnh phúc hay không phải hạnh phúc? Đây thực sự là một câu hỏi cho qúy vị. Qúy vị ở đây, chỗ này, qúy vị có nghĩ rằng, chỉ ngưng được cái cảm giác đói khi bắt đầu ăn, đây là hạnh phúc hay không? Không? Được rồi, được rồi, hãy suy nghĩ đi. Đây là vấn đề có tính cách khoa học, hoàn toàn không liên quan gì đến tôn giáo, vậy qúy vị nghĩ thế nào? Tôi hỏi ý kiến qúy vị ở chỗ kia: chỉ chấm dứt được cái cảm giác đói mà cho rằng cuộc đời hạnh phúc phải không? phải không? (có người trả lời, “chỉ lúc đó thôi” ) Chỉ lúc đó thôi? Còn anh, anh nói gì? (“Không”) Không? Anh đúng.

Tôi đặt câu hỏi Phật giáo này với mấy em nhỏ, mấy em nhỏ Tây phương, các em trả lời ngay lập tức, không! Chúng trả lời đúng ngay. Khi tôi hỏi những người lớn, họ làm thế này (hếch mũi lên mũi xuống) Đúng, tại sao? Lý do gì? Được rồi, anh không có câu trả lời, như vậy đủ rồi. Cám ơn qúy vị. Lạt ma Je Tsong Khapa cho thí dụ này, một thí dụ rất thông thường, thực tế. Chúng ta cũng nên hiểu một cách rất bình thuờng mới được, đừng cầu kỳ, đừng thông minh hoá. Ngài nói rằng, khi chúng ta đói bụng rồi chúng ta bắt đầu ăn, cái cảm giác khoan khoái khi bắt đầu ăn là con đường dẫn đến đau đớn. Qúy vị thấy có lý không? Với tôi, nó rất có ý nghĩa: khi tôi bắt đầu ăn cơm tối, tôi cảm thấy một chút khoan khoái, nhưng sau khi ăn tôi cảm thấy rất khó chịu -- đáng tiếc thay, tôi là một nhà tu tham ăn! Dầu sao đi nữa, nó khó chịu quá.

Điều này rất đơn giản. Mới bắt đầu thì khoan khoái, chúng ta gọi nó là khoan khoái. Nói cách khác, cái khoan khoái đó chỉ là sự vọng tưởng, ảo tưởng của chúng ta. Hãy nhớ lại buổi sáng nay chúng ta đã nói về những điều vọng tưởng: chúng ta cho rằng cái đó là hạnh phúc, chúng ta cho nó một cái tên “hạnh phúc”, “khoan khoái”, nhưng nó sẽ dẫn đến khổ, đau. Đây chỉ là một thí dụ cho chúng ta biết bất cứ cái gì mà chúng ta coi là dễ chịu, khoan khoái..., đều dẫn đến khổ đau.

Đây là một thí dụ hay khác: bên Tây phương, khi người ta cưới nhau, người ta có ngày nghỉ, người ta đi hưởng tuần trăng mật; đó là phong tục của Tây phương. Ngày hôm trước làm đám cưới, ngày hôm sau dẫn nhau ra biển hưởng thú vui -- rồi một tuần sau đổ vỡ, chia tay ! Chỉ mới một tuần sau đám cưới là chấm dứt. Có rất nhiều cặp vợ chồng như vậy. Qúy vị có biết điều đó không?

Thôi, tôi không đưa thí dụ nào ra nữa, có rất nhiều thí dụ rất hay ở đây, rất nhiều -- kiểu hạnh phúc của Tây phương. Chúng ta đi ra biển, tôi chắc chắn rằng năm nay qúy vị đã ra biển. Chúng ta ở biển khoảng một giờ đồng hồ, chúng ta bị cháy nắng rồi chúng ta cảm thấy khó chịu. Trước khi ra biển chúng ta tưởng tượng ra biển sẽ vui lắm, nhưng kết qủa là thể xác chúng ta cảm thấy đau đớn, còn tinh thần cảm thấy chán. Ngay cả chính tôi cũng vậy. Trước khi qua Aâu châu, tôi ở California, học trò của tôi dẫn tôi ra biển. Tới biển, tôi cởi mấy cái áo quần này ra, cả cái lưng của tôi bị cháy nắng. Chỗ này rát kinh khủng, tôi cảm thấy không thoải mái chút nào. Phải mất mấy ngày mặc áo rất đau.

Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Những gì chúng ta cho rằng nó sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, thực ra nó sẽ dẫn đến đau khổ. Chúng ta nói, “ Đúng rồi, biển sẽ mang lại niềm khoan khoái,” nhưng thực tế nó rất đau. Một chút khoan khoái nhất thời để lại khổ đau lâu dài, bởi vì chúng ta tin rằng thú vui sẽ bền lâu, nhưng thực ra nó chỉ là những ý niệm mà chúng ta xây dựng lên. Chúng ta đã có những ý niệm sai lầm: chúng ta sẽ chịu đựng được khổ đau như chúng ta đang hưởng vui thú, chúng ta đang ôm giữ một tình trạng không có thật như là một tình trạng hiện hữu bền lâu. Chúng thì vô thường, hay thay đổi còn chúng ta thì ôm ấp chúng hoài hoài, đó là một ý niệm qúa sai lầm. Đó là lý do tại sao chúng ta không thực, chúng ta hão huyền, chúng ta đặt để trên những kinh nghiệm của chúng ta bằng những lịch sử bong bóng vọng tưởng vĩ đại, hầu như chúng ta chưa bao giờ chạm được sự thật và thấy được sự vật như chúng thực sự là.

Đi tìm kiếm sự thật, tìm kiếm thực tại, có nghĩa là mỗi người chỉ nên theo dõi, quan sát kinh nghiệm sống của riêng người đó, quan điểm sống của riêng người đó. Như vậy là đủ rồi. Nếu chúng ta chấp vào những ý niệm cố hữu vững chắc của chúng ta về những kinh nghiệm khoái lạc hay đau khổ, là chúng thật sự hiện hữu, thì chúng ta chỉ kiếm tìm sự giải thoát như kiểu này: “ Tôi muốn được giải thoát, tôi muốn biết sự thật, tôi muốn biết thực tại. Có thể ông sư Tây tạng này sẽ chỉ cho tôi được sự thật.” Nhưng không có một phương pháp nào có thể chỉ cho chúng ta tìm được sự thật. Sự thật đang ở trong anh, sự thật luôn luôn ở nơi mỗi người chúng ta.

Đó là lý do tại sao Phật giáo rất đơn giản, qúa sức đơn giản. Tìm kiếm sự thật không có nghĩa là chúng ta phải chú ý đến Phật. Chúng ta không chú ý đến sự thật ở đây hay ở đây (Lama chỉ vào những tấm tranh đạo của Tây tạng treo trên tường). Chúng ta không bao giờ nên tin rằng sự thật ở những bức tranh đó hay sự thật là Đức Phật. Quan điểm của Phật giáo cho rằng nếu chúng ta đi tìm sự thật ở bên ngoài, nếu chúng ta tin rằng sự tuyệt đối chỉ ở một chỗ nào ngoài kia, thì đó chỉ là hão huyền, vô vọng, thì sẽ không có một con đường nào có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề, những rắc rối của chúng ta. Không có một con đường nào ngoài kia cả.

Sự tuyệt đối, sự thật chỉ có ở trong chúng ta, đang ở với chúng ta. Nó đã ở với chúng ta từ ngày chúng ta sinh ra, từ khi chúng ta hiện diện. Không có gì ngăn cách giữa chúng ta, giữa sự thật về chúng ta và sự thật tuyệt đối. Sự hợp nhất căn bản này đã thực sự hiện hữu; nó chỉ cần chúng ta nhận ra nó.

Đó là lý do tại sao con người nên sớm nhận ra được những khoái lạc trần gian và tất cả những đối tượng chỉ là những vọng tưởng và huyễn ảo. Nó là như thế, không có cách nào hơn, đó là sự thật. Đó là sự thật. Chúng ta phải nhận ra được điều này. Từ đó chúng ta sẽ trở nên uyển chuyển hơn, rộng mở hơn, chúng ta sẽ tiếp xúc được với sự thật và cùng mở rộng ra với sự thật thay vì chỉ bám víu vào những huyễn hoặc u mê.

Tại vì chúng ta bám víu vào khoái lạc và đau khổ, nên chúng ta mới có vấn đề, chúng ta mới có những kiểu lệ thuộc: “Gia đình tôi đặc biệt; con cái tôi đặc biệt; vợ tôi đặc biệt; chồng tôi đặc biệt; còn tất cả thế giới chẳng có gì hay cả.” Cái này là quan trọng “gia đình tôi, bạn bè tôi, quê hương tôi” còn những cái khác thì không quan trọng. Chúng ta đã có một ý niệm nhị nguyên, chia rẽ: bám víu mạnh vào một bên và khước từ mạnh cho bên kia. Khen bên này, chê bên kia.

Như vậy, làm thế nào để trở nên lành mạnh? Làm thế nào để con người có một tinh thần lành mạnh? Một bên thì bám víu đeo đuổi , một bên thì bỏ bê chán ghét, chẳng bên nào lành mạnh cả. Do đó, con người không thể vui được, không thể có hạnh phúc được. Chúng ta chỉ hão huyền, u mê. Chúng ta hoặch định đời sống cái này nên nắm giữ, cái này nên từ bỏ, cái kia nên để lưng chừng không giữ không bỏ. Rồi chúng ta bắt đầu cố gắng tổ chức sự vật theo chiều hướng đó, nhưng tình trạng chỉ trở nên hỗn độn hơn, lung tung hơn.

Chúng ta cần phải hiểu cái gì mới thực sự là hạnh phúc và cái gì thực sự là không hạnh phúc; ý nghĩa thật sự của hạnh phúc là gì, ý nghĩa thật sự của không có hạnh phúc là gì. Chúng ta cần phải thấu hiểu vấn đề này để có những hành động thích hợp hơn. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn, hãy mở rộng trái tim để tiếp xúc với sự thật. Khi tâm hoàn toàn u mê, mù quáng, bám viú thì tâm không thể mở rộng ra được. Không thể được. Mặc dầu có tụng niệm hết kinh này đến kinh khác cũng chẳng thay đổi được gì. Nghe hết bài giảng này đến bài giảng khác cũng chẳng giúp được gì.

Chúng ta cần phải thiền định. Thiền không phải là chuyện tầm phào, giỡn chơi cho vui. Đó là một công việc rất quan trọng, rất cần thiết. Thiền là hòa nhập trong thực tại, trong sự thật, thiền là buông xả những ràng buộc, những ý niệm đã chồng chất. Thiền là buông bỏ những quan điểm u mê, cuồng tín, thiền là chấm dứt những sự hiểu biết nông cạn, bề ngoài. Qúy vị có hiểu không?

Đây là một thí dụ: Bên Phương Tây, người ta cho rằng tôn giáo, Phật giáo hay bất kỳ thứ đạo nào cũng đều là dị đoan, mê tín, nhảm nhí. Đây là một quan niệm rất thường thấy ở Tây phương. Như lịch sử của Hy lạp, có rất nhiều điều tin nhảm vào thần thánh. Tôn giáo của Hy lạp có rất nhiều thần, đó cũng là lịch sử của Tây phương. Qúy vị ở đây có học về lịch sử này không? Họ nói rằng đó là mê tín dị đoan, phải không? Tôi không phê phán văn hóa của qúy vị hay những gì qúy vị tuyên bố, nhưng đồng thời qúy vị cũng đeo đuổi, bám víu vào những sự hiện diện của khoái lạc và khổ đau. Theo Phật giáo, cái kiểu suy nghĩ này, cái tâm này mới chính là mê tín dị đoan, đó mới là mù quáng, nhảm nhí thứ thật.

Như Lạt ma Je Tsong Khapa đã nói: ngay lúc bắt đầu ăn, chúng ta cảm thấy khoan khoái -- “Ô, đã quá. Ô, sướng quá.” Lạt ma Je Tsong Khapa nghĩ đây mới chính là điều nhảm nhí. Chỉ ngăn được cơn đói thì đó không phải là khoan khoái, sung sướng. Chúng ta thường gọi đó là khoái cảm nhưng thực ra nó không phải là khoái cảm thật. Hầu như tất cả chúng ta đã có những kinh nghiệm khoái lạc, vui sướng, đớn đau, đau khổ, buồn khổ. Chúng ta đã đặt tên cho chúng là hạnh phúc hay không hạnh phúc, nhưng hạnh phúc và không hạnh phúc chỉ là những điều huyễn ảo; đó chỉ là những gì mà cái tâm u mê của chúng ta bày đặt ra rồi gắn nhãn hiệu cho chúng, đặt tên cho chúng. Tất cả đều là như vậy. Chẳng có gì là chân hạnh phúc, chẳng có gì là thật sự vui sướng cả.Tất cả đều là vọng tưởng.

Tôi đang nói về chúng một cách thông minh, nhưng trong thiền định chúng ta thực sự kinh nghiệm được những điều này. Khi chúng ta thiền, chúng ta có thể nhìn rõ được tất cả những hành động của chúng ta trong ngày, nhìn rõ được từng sự kiện và chúng ta sẽ biết được rằng có một cái gì đó không đúng; chúng ta biết được một cách rất tự nhiên. Đó là lý do tại sao thiền giúp chúng ta nhìn ra được những điều mê tín, dị đoan, nhận ra được những lối sống mù quáng không có một chút giá trị nào. Chúng ta sẽ biết được chúng hoàn toàn là huyễn ảo. Thiền giúp chúng ta đi sâu hơn vào tính bản nhiên của chúng ta và đánh thức được trí tuệ sâu thẳm nhất của chúng ta.

Bây giờ chúng ta có thể hiểu được tại sao Atisha đã nói như vậy. Thông thường chúng ta có những sinh hoạt tôn giáo, có những buổi thiền định hoặc có một vài hoạt động khác; nhưng trong tất cả những buổi sinh hoạt này chúng ta đã không thực sự thấy được những điều nhảm nhí đang nhảy múa. Chúng ta đã không bắt được chúng. Chúng ta đã không đụng chạm được chúng.

Những điều nhảm nhí đang nhảy múa, như những vũ điệu trên sàn nhảy, nhưng chúng ta đã không thấy chúng. Chúng ta chỉ thiền, thiền, thiền: “Ô, đẹp quá! Tôi thấy nhiều cái kỳ diệu qúa, nhiều mầu đẹp quá!” (Lama diễn tả sự khoan khoái) Nhưng đó chỉ là những trò huyễn ảo và những rác rưởi của “cái tôi” đang nhảy múa. Chúng đang hoàn toàn tràn ngập con người chúng ta. Chúng chạy, chúng nhảy múa lung tung không ngừng, chúng ta đã không bắt được chúng. Nhưng trong thiền định, chúng ta nên bắt được chúng!

Rồi khi chúng ta nhận thức được điều này, chúng ta lại làm giảm đi sự tự nhiên. Cho đến khi chúng ta hiểu được chúng, cho đến khi chúng ta biết được chúng, chúng vẫn tiếp tục nhảy múa. Đó là lý do tại sao nếu chúng ta thực sự muốn giải quyết vấn đề của chúng ta, thì những hoạt động tôn giáo không đủ. Chúng ta phải tự đặt câu hỏi cho chính chúng ta, rồi khi sự việc xẩy ra, hãy ngồi xuống, thay vì cuống cuồng chạy lung tung, hãy ngồi xuống, bình tĩnh, từ từ phân tích xem cái gì đang diễn tiến, đang xuất hiện ở trong tâm chúng ta.

Với phương pháp này, chúng ta có thể tóm bắt được con gà lăng xăng của thái độ chúng ta. Con gà vừa chạy vừa kêu ka ka ka ka. Chúng ta sẽ bắt được con gà tinh thần của chúng ta, “Ô, con gà đây rồi”. Rồi con rắn chạy ra, chúng ta cũng bắt được nó. Rồi con heo chạy ra, chúng ta cũng bắt được nó. Rồi sự chuyển hóa từ từ đến, sự chuyển hoá thực sự đến. Nếu không như vậy, chúng ta chỉ giỡn chơi thôi, chỉ thử cho vui, chỉ bắt chước lấy lệ. Chúng ta đã không thực sự thành thật với thiền định, chúng ta đã không quyết tâm, đã không tha thiết với thiền định.

Ví dụ, một người bạn thân của qúy vị đến Thụy điển thăm bạn vào mùa đông, họ nói: “ Chào bạn, mùa nghỉ này chúng ta qua Hy Lạp chơi đi, ở đây buồn và lạnh qúa. Hy Lạp là nơi lý tưởng cho những ngày lễ, ở đó lại có biển nữa.” Nếu qúy vị là người hiểu biết, qúy vị sẽ có những câu hỏi thực tế, qúy vị sẽ hỏi ngược lại họ thay vì trả lời “ Ừ, đúng, đúng.” Hãy lắng nghe tất cả những câu nói của bạn bạn và hãy hỏi lại họ. Qúy vị hãy hỏi, đừng nhảy ngay vào vấn đề, cũng đừng chấp nhận trọn vẹn mọi vấn đề mà bạn của bạn đề nghị. Điều này thực sự quan trọng. Một người chân thành tìm kiếm, một người quyết tâm tìm kiếm sẽ đặt câu hỏi, sẽ thắc mắc trên tất cả mọi vấn đề mà họ nhận được, dù ý kiến đó từ người bạn thân nhất của họ.

Qúy vị nghĩ tôi là một người khó tính? Phải, tôi khó tính, nhưng tôi không bận tâm về điều đó. Dù sao đi nữa, tôi không khó tính đâu, thực ra tôi đã muốn là một người khó tính. Tôi nhớ Lạt ma Je Tsong Khapa đã cho một thí dụ: Khi Phật Thích Ca ngồi thiền định 6 năm ở Bodhgaya, đã có những thiếu nữ đến sức dầu thơm trên thân thể Ngài, cũng có những người đến cắt da thịt Ngài khi Ngài đang thiền. Nhưng đối với Ngài, Ngài hoàn toàn đối xử với họ như nhau, người tốt với Ngài cũng như người đối xử xấu với Ngài. Qúy vị có hiểu thí dụ này không? Đây là một thí dụ rất qúi gía nhưng có lẽ qúa khó hiểu cho chúng ta, nhưng nó được kể ra bởi một vị Đại Lạt ma như Je Tsong Khapa thì đây là một ơn phước lớn cho chúng ta.

Tôi nghĩ rằng đây là một ví dụ rất tốt về những gì chúng ta đang nói ở đây. Từ khi tiếp xúc với người Tây phương, một điều khó khăn là không làm cách nào để họ hiểu được rằng chúng ta không nên hài lòng thích thú khi gặp những điều vui, có phải vậy không qúy vị? Nói một cách khác, khi chúng ta gặp những điều may mắn, những công việc hài lòng, chúng ta không nên vồn vã ưa thích nó, không nên hớn hở ôm chặt lấy nó. Do đó, khi người nào đem lại cho chúng ta sự vui tươi, chúng ta không nên hấp tấp đón nhận nó, cũng vậy, khi người nào đem lại nỗi buồn cho chúng ta, chúng ta cũng không nên tỏ vẻ tức bực, chống đối mặc dù chúng ta cảm thấy như vậy.

Điều này rất đúng, khi một người nào đó đến nói với tôi: “ Oâi, tội nghiệp ông sư, ông không có điều gì vui sướng. Oâng chẳng bao giờ có được sự hài lòng,” rồi họ rắc lên tôi những mùi hôi thối; hay một vài người khác nói, “ Ô, ông là một nhà sư quái gở, ích kỷ. Oâng giống như là một con khỉ, một con cọp, một con heo, một con gà.” Khi người ta đến sỉ vả chúng ta như vậy, dĩ nhiên những sự kiện đó thấm nhập vào chúng ta, chúng ta nên cẩn thận kiểm soát chúng.

Chúng ta kiểm soát tâm của chúng ta rất khó phải không qúy vị? Nó rất khó thành ra chúng ta cứ bị lừa hoài. Khi người ta đến khen chúng ta, sức nước hoa lên người chúng ta, chúng ta nói, “ Ồ, tốt qúa, tốt qúa, cám ơn nhiều lắm.” Nhưng chúng ta biết đó, đây là những lời khen không có giá trị, nó sẽ đem lại sự đau khổ. Khi một người nào đó nói thành thật, “ Anh trông giống như một con gà,” thì có thể đúng. Trong một khía cạnh nào đó, trong một phần nào đó của tâm tôi, tôi giống như một con gà, nên lời phê bình đó có thể hữu ích cho tôi.

Thí dụ này có ích lợi cho chúng ta. Nó cho chúng ta biết khi một người nào đó đem đến cho chúng ta những trở ngại, những giây phút bực bội, thì chưa chắc đã thực là xấu, chưa chắc đã thực sự gây bực tức cho chúng ta mà đó chính là sự tự thể hiện của tâm chúng ta. Cũng vậy, khi một người đem đến cho chúng ta sự hoan lạc, tình yêu, tiền bạc thì chưa chắc đã tốt, nó có thể đem lại sự tồi bại, nó có thể hủy diệt tất cả những gía trị của chúng ta, làm tinh thần chúng ta xuống dốc, mệt mỏi.

Tôi nghĩ rằng thí dụ này đã qúa rõ ràng. Một điều vô cùng quan trọng mà tôi muốn trình bày là khi ai đem lại cho chúng ta sự hài lòng hay chúng ta nhận được sự hài lòng, đừng vồ chụp, đừng ôm ấp, đừng vồn vã, đừng tham lam! Đừng nghĩ rằng “ Ồ, thực là đặc biệt! Thực là tốt! ” Hãy để nó ra đi. Và khi sự buồn bực xẩy ra, cũng đừng vội vàng xua đuổi chúng. Hãy nhận định rằng tất cả những chuyện buồn đau, tất cả những niềm vui trong cõi đời này đều như những phóng tưởng, như những nhãn hiệu, như những chuyện u mê, lầm lẫn của tâm chúng ta mà ra. Chúng ta nên nhận định chúng như trò huyễn ảo, hão huyền thì chúng ta không còn buồn khổ nữa. Điều này giúp chúng ta kiểm soát được những cảm xúc để cân bằng chúng.

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng cho tất cả chúng ta, vô cùng quan trọng. Chúng ta luôn luôn thay đổi, khi thì lên khi thì xuống, khi thì vui khi thì buồn trên tất cả mọi sự việc -- đặc biệt đối với những nguời thân cận, gần gũi chúng ta hàng ngày. Hãy lấy một thí dụ: gỉa thử vợ anh cho anh ăn chocolate mỗi ngày. Thế rồi một ngày bà ta quên không mua, anh liền bực tức, ”Ồ, chúng ta đã cưới nhau 5 năm rồi, bà mua chocolate cho tôi mỗi ngày, hôm nay bà không mua nữa, chắc chắn có chuyện gì đây !” Chúng ta đã diễn dịch sự kiện theo một chiều hướng chẳng có ý nghĩa gì cả, nó hoàn toàn chẳng có gì quan trọng, không có một chút xíu quan trọng nào cả. Đây là tất cả những gì mà con người tạo ra cho nhau, quý vị có thể tưởng tượng ra không? Đây chỉ là một thí dụ nhỏ. Bà ta cho anh cả tinh thần lẫn vật chất trong 5 năm nhưng chỉ một ngày quên không mua bánh cho anh mà anh đã phá hủy tất cả mọi sự việc. Chúng ta nghĩ nó có hợp lý hay không?

Ích kỷ, thực sự là ích kỷ, toàn là chuyện bịa đặt, phải không? Chúng ta đã thành lập ra những sự liên hệ giữa con người với nhau, chúng hoàn toàn chỉ là sự liên hệ. Nhưng chúng ta đã không nhận thức được rằng đây chỉ là sự liên hệ, công ước, giao ước với nhau, có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ cùng công nhận với nhau nên chấm dứt việc sản xuất sô cô la. Tôi nghĩ như vậy.

Đây là điều mà tôi muốn nói: sáng nay tôi đã trình bày khi mà chúng ta có một chút thích thú, một cảm giác vui thú, chúng ta liền mất sự kiểm soát, đó là một sự sai lầm. Rồi khi chúng ta có một chút bực bội, chúng ta liền từ chối, không chấp nhận. Đây cũng là điều không tốt sao? Phải, nó không tốt, đây là một ý tưởng rất mới đối với qúy vị và đó là lý do tại sao tôi lại phải giải thích thêm một chút nữa.

Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu. Chúng ta luôn luôn vô lý. Chúng ta cố gắng để có lý nhưng thực ra chúng ta luôn luôn vô lý, vì thế chúng ta luôn gặp phải hết vấn đề này đến vấn đề khác, hết khó khăn này đến khó khăn khác, chúng trở đi trở lại hầu như không bao giờ hết. Đó là lý do tại sao chúng ta phải chọn con đường ở giữa (trung đạo).

Chúng ta thường nghe nói về Trung Đạo trong Phật giáo. Trung đạo có nghĩa là chúng ta nên điều chỉnh, thay vì qúa nghiêng về bên này hay qúa nghiêng về bên kia; ham cái này và ghét bỏ cái kia. Điều này không tốt. Cả hai thái độ đều sai lầm, đều là u mê, chúng ta phải nhận định ra vấn đề này. Tốt hơn chúng ta nên chọn con đường ở giữa. Khi có người nào dành cho chúng ta qúa nhiều thiện cảm, qúa nhiều tình yêu, chúng ta hãy nói với họ “ Làm ơn đừng cho tôi qúa nhiều thiện cảm như vậy,” rồi khi người nào gây cho chúng ta qúa nhiều phiền phức hoặc tức giận chúng ta, hãy nghĩ rằng họ có thể là một ông thầy tốt, họ đang cho chúng ta một bài học. Họ có thể là sự thị hiện của Đại sư phụ Thích Ca Mâu Ni. Đó là một sự thật, chúng ta không nên chán ghét họ.

Thưa qúy vị, tôi thực sự là đáng trách, đáng lẽ tôi phải trình bày về sự buông xả, về tam bảo hay những đề tài giống như vậy, phải vậy không? Đó là công việc của tôi, tôi đã không làm tròn bổn phận.

Vậy, chúng ta hãy quay trở về với sự buông xả, sự từ bỏ. Thực ra tất cả những gì mà tôi đã trình bày với qúy vị từ sáng đến bây giờ đều là buông xả. Như tôi đã nói trước đây, buông xả không có nghĩa là chúng ta hãy vất cái mũi của chúng ta đi, qúy vị còn nhớ không? hay chúng ta hãy vất cái cái tai hoặc đôi tay của chúng ta đi. Buông xả là chúng ta hãy giảm bớt sự bám víu, sự tham lam của chúng ta lại. Khi đó, sự buông xả thật sẽ xẩy ra, sự buông xả thật sẽ đến.

Tôi đã không đề cập đến sự buông xả, sự từ bỏ ngay từ đầu vì e rằng qúy vị sẽ sợ. Nếu qúy vị muốn tôi phải nói ra một điều gì đó thì ý kiến của tôi là chúng ta nên từ bỏ cái sự liên hệ, cái công ước phức tạp của chúng ta đi. Trong thế kỷ 20, chúng ta đã tạo ra một sự liên hệ qúa phức tạp giữa con người với nhau, một mối tương quan qúa rắc rối! Chúng ta đang nói chuyện với nhau phải không? Nói một cách khác, chúng ta đã không có một sự liên hệ tự nhiên giữa phái nữ và nam, giữa thầy và trò, giữa người và người. Nó không được tự nhiên.

Qúy vị nghĩ thế nào về vấn đề tôi đang trình bày? Tôi nghĩ rằng nó qúa xa lạ với qúy vị, phải không? Theo tôi, cho đến ngày hôm nay, sự tương quan giữa đàn ông và đàn bà vẫn còn qúa phức tạp, nó không được tự nhiên. Có thể tôi qúa bi quan chăng? Tương quan giữa thầy và trò qúa phức tạp và rắc rối; hầu như trong tất cả mọi lãnh vực, sự tương quan, sự liên đới đã không còn tự nhiên, chúng ta đã tạo ra quá nhiều rắc rối cho đời sống xã hội. Qúy vị có nhận thấy sự liên hệ giữa người Thụy Điển và xã hội Thụy Điển qúa phức tạp không? Những sự phức tạp này làm cho chúng ta dễ nổi giận, dễ mù quáng, kết qủa là chúng ta đã tăng thêm sự thù hận rồi chúng ta trở nên bám víu hơn nữa. Đó, tất cả chỉ là như vậy. Có lẽ tôi điên chăng? hay tôi không biết? Vậy làm gì bây giờ?

Tôi nghĩ nếu tôi phải giải thích sự tương quan phức tạp này có lẽ phải mất cả tháng trời, nên tôi xin ngừng ở đây, nhưng qúy vị nên tự tìm hiểu xem sao. Theo truyền thống của Tây Tạng thì chúng tôi thường cho học trò những công việc phải làm, phải tự giải quyết cũng như phải tự kiểm soát lấy. Đôi khi là một đề tài lớn cần cả một đời mới thấu suốt được. Vậy, đây là đề tài mà qúy vị phải tự tìm hiểu lấy, tự giải quyết lấy.

Để thêm vào, tôi có thể nói rằng nếu không còn có cách nào tạo được sự liên hệ lành mạnh, sự tương quan hạnh phúc thì chúng ta nên cắt bỏ, nên dứt khoát. Qúy vị có nghe tôi nói không? nếu vấn đề qúa phức tạp, không còn có thể tạo được bầu không khí hạnh phúc, không còn lối thoát thì tốt hơn, theo tôi nghĩ, chúng ta nên chấm dứt. Qúy vị vẫn tiếp tục nghe tôi đấy chứ?

Dĩ nhiên sự buông xả có thể giải thích bằng rất nhiều cách khác nhau. Thí dụ, nhìn từ quan điểm thực hành, tôi chắc rằng qúy vị đã từng nghe trong Phật giáo có rất nhiều lời dạy bảo cho hàng tăng sĩ và cư sĩ. Đó là một trong muôn vàn cách từ bỏ. Có năm lời dạy bảo như không được sát sanh, không được trộm cắp, không được nói dối, không được gian dâm và không được say sưa.

Một cách khác để từ bỏ những tình trạng phức tạp là hãy biết rằng, hãy hiểu sâu xa rằng tâm của chúng ta có liên hệ với tham, sân và si. Chúng ta biết rằng tâm của chúng ta có một mối liên hệ chặt chẽ với những thứ trên, đây là nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề, mọi khó khăn trong cuộc sống. Những trở ngại, những vấn đề trong cuộc sống không đơn giản chỉ là vật chất mà chính là tinh thần. Chúng ta nên biết rằng lòng ham muốn và bám víu vào những thói quen thường dẫn đến khổ đau. Nhận thức được, hiểu thấu suốt được vấn đề này là một phương pháp vô cùng hữu hiệu trong sự buông xả và từ bỏ.

Con đường chân thật, sự từ bỏ chân chính chỉ đến khi chúng ta nhìn ra được tất cả những sự hấp dẫn trần gian đều đáng nôn mửa. Một khi chúng ta nhìn ra được tất cả mọi tình trạng vui thú trần gian đều đáng nôn mửa thì sự buông bỏ thật sự mới đến.

Tôi muốn qúy vị hiểu thêm một vấn đề khác nữa: chúng ta đã nói về những trở ngại và những tham muốn, chúng ta đã biết tất cả những thứ này đều là những quan niệm sai lầm về một cái tôi hiện hữu (bản ngã thường hằng). Chúng không phải là những đức tính tuyệt đối của con người. Chúng chỉ như là những làn sóng trong đại dương hay trong ao hồ khi mà một làn gío thổi qua. Tất cả những phiền phức sẽ xẩy ra ngay sau khi chúng ta bắt đầu có lòng tham muốn (tôi muốn). Tất cả những lần chúng ta hô lên “ Ồ..” rồi lắc đầu “Không...” rồi bằng lòng “Có...” đều như những làn sóng nhấp nhô trên mặt nước; chúng không phải là những đặc tính của tâm thức chúng ta.

Đó là lý do tại sao Phật giáo nói rằng bản tính tự nhiên của con người thì trong sáng, thanh tịnh. Nếu chúng ta để tâm của chúng ta hoàn toàn tự nhiên thì nó rất trong sạch. Nếu chúng ta để nó làm việc một cách tự nhiên thì chúng ta hoàn toàn ở trong tình trạng tỉnh thức. Nhưng nếu trong một lúc nào đó, chúng ta quay cuồng, qúa động thì sự việc xẩy ra cũng lên xuống như làn sóng trên mặt nước. Khi sự nuối tiếc mãnh liệt đến, khi sự bám víu mãnh liệt đến, chúng ta sẽ nhào lộn như con diều trong gío lốc, rồi sự ganh ghét, oán hờn xẩy ra; khi sự vồ chụp, chiếm hữu, níu kéo, chấp xẩy ra là cơn nóng giận bừng bừng kéo đến. Tất cả đều như làn sóng nhấp nhô trên biển cả. Khi làn sóng tràn ngập qua, chúng ta không còn tỉnh thức, chúng ta không còn tự chủ. Qúy vị có hiểu không? Qúa đơn giản phải không?

Sáng nay chúng ta đã thiền định với âm OM khoảng 2, 3 phút. Từ chủng tử OM những tia sáng năng lượng trắng tỏa ra. Qúy vị có nghĩ rằng những tia sáng trắng này phát ra một cách rất khoa học và có cả trong thân xác của chúng ta không? Không? Tôi hỏi qúy vị. - Không?
( “Không” ) Thật không? Không có những năng lượng ánh sáng trong cơ thể và trong óc của chúng ta sao? Tôi thật ngạc nhiên về điều này !

Hầu như tất cả mọi người Tây phương đều đã học, đã biết rằng trong cơ thể của chúng ta có ánh sáng. Với những dụng cụ khoa học, chúng ta có thể đo được dòng ánh sáng trong cơ thể của chúng ta. Hãy hỏi thầy giáo trong trường học của qúy vị.

Qúy vị thấy đó, đây là một vấn đề. Chúng ta có ánh sáng, mà chúng ta vẫn nói rằng chúng ta không có. Nói theo khoa học, chúng ta đã bị nó tràn ngập rồi. Mặc dầu vậy, chúng ta chỉ tin khi nào chúng ta nhìn thấy, phải không? Nhưng nếu chúng ta thiền định thì ngay cả việc nếu chúng ta không cảm thấy chúng ta có những tư tưởng tiêu cực hay tích cực, hay chúng ta cũng chẳng thấy chúng ta có vấn đề gì thì sự thiền định vẫn có ảnh hưởng đến chúng ta. Chúng ta không cần phải tin, hãy cứ thực hành rồi sẽ có chuyện xẩy ra, sự chuyển hóa sẽ đến. Tâm của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn, sẽ thoải mái hơn, rồi sẽ an lạc hơn.

Rồi ngưng âm OM và hãy là bất cứ cái gì đang hiện diện trong tâm thức của chúng ta. Hãy là bất cứ cái gì đang hiện diện mà đừng để cho trí thông minh của chúng ta quấy rầy chúng ta. Hãy cứ lên đường.

Trong buổi thiền định chiều nay, chúng ta sẽ làm y như vậy với ánh sáng màu đỏ AH toả ra ở đây (cổ họng, nơi luân xa 5, - Dg ). Trong lúc bình thường ngôn ngữ, lời nói của chúng ta không được kiểm soát. Sự không được kiểm soát này đến từ tâm. Tâm làm cho mọi sự việc trở nên rắc rối, vì thế chúng ta nên kiểm soát nó. Hãy quán tưởng những tia sáng màu đỏ và âm thanh AH đang lan tỏa khắp thân thể của chúng ta, như vậy tất cả những nguồn năng lượng không thanh tịnh sẽ được thanh tẩy, sẽ được xóa bỏ đi. Sự chuyển hóa sẽ xẩy ra. Sau một vài phút hãy ngưng tụng AH. Ngay sau khi chúng ta ngừng, đừng để cho trí thông minh của chúng ta quấy rầy chúng ta mà hãy để bất cứ gì xẩy đến được hiện diện một cách tự nhiên, hãy tỉnh thức. Hãy theo dõi, chỉ vậy thôi.

Hãy ở trong trạng thái này của tâm, đừng phản ứng gì cả. Ngay cả việc chúng ta cảm thấy có những ý tưởng tiêu cực (negative) đang tràn ngập, rất tốt nếu cứ để y như vậy, đừng phản ứng gì cả. Ngay cả những ý tưởng tiêu cực cũng đều trong sáng, như một phần của đại dương, một phần của năng lượng trong sạch. Trong truyền thống Tây tạng chúng tôi gọi nó là sal.zhing rig.pa. Sal có nghĩa là ‘trong sáng,’ zhing có nghĩa là ‘và,’ còn rig.pa có nghĩa là ‘đang nhìn’. Như vậy, ý tưởng tự nhiên, tâm thức tự nhiên và bản tính tự nhiên của tâm thì trong sạch và đang nhìn; ngay cả việc chúng ta đang nhìn thấy một cảnh huyễn ảo, chúng ta cũng vẫn đang nhìn cái gì, phải vậy không? Như vậy bản tính tự nhiên của nó ‘trong suốt’

Càng trong sạch, càng thanh tịnh càng tốt, không phải là một cái tâm ngủ gục hay lười biếng, cũng không phải là cái tâm thông minh hay mê loạn. Hãy để như vậy. Ngay cả việc chúng ta không cảm thấy gì, đó là điều rất tốt, không có gì còn hơn là tràn đầy những ý nghĩ rác rưởi. Hãy để y như vậy. Nếu chúng ta là không-gì-cả, không thấy, không màu, không nghĩ, chỉ tỉnh thức, chỉ theo dõi, chỉ nhìn thì hãy ở trong tình trạng không-là-gì đó. Hãy tỉnh thức. Thực là tốt.

Mỗi khi chúng ta an trú trong tâm bản nhiên, mỗi khi chúng ta ở trong trạng thái không-là-gì, thì ngay lập tức không còn những ý niệm gỉa tạo, sai lầm nữa, như vậy chúng ta sẽ chứng nghiệm được sự rỗng không. Thay vì sợ hãi và nghĩ “ tôi đã chứng nghiệm được tính không, tôi sắp sửa rời xa thực tại vì tôi đã cảm nghiệm được tính không,” thì hãy chỉ cảm nhận kinh nghiệm này. Thông thường chúng ta muốn chạy xa thực tại bởi vì chúng ta qúa bận bịu với những tham vọng trần gian. Nhưng bây giờ, nhờ an trú trong tâm bản nhiên, tất cả những ý niệm lộn xộn này sẽ từ từ giảm đi và biến mất trong giây phút. Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta cũng biến mất, hãy biến đi. Đừng sợ hãi điều đó; hãy hăng hái chấp nhận. “ Tôi đang tiếp xúc với sự thật.” Qúy vị có hiểu không? Tan biến trong sự thật thì tốt hơn là chứng nghiệm sự thật rồi cứ bám víu ôm giữ nó. Qúy vị vẫn nghe tôi đấy chứ? Qúy vị có hiểu tôi muốn nói gì không?

Bình thường chúng ta cứ muốn có nhiều thứ, cứ muốn chiếm hữu thật nhiều rồi nghĩ, “ Ồ, tôi có nhiều qúa, bây giờ tôi có tất cả mọi thứ.” Chúng ta nghĩ như vậy để tự hài lòng, để tự thỏa mãn; chúng ta cho rằng đây là sự thật. Lần này, bây giờ, chúng ta cảm nhận một sự thật hoàn toàn ngược lại --rỗng không, VÔ ! -- Cái thân xác đầy rác rưởi này tan rã và ngay cả cái tôi, cái bản ngã cũng tan vỡ, biến mất. Như vậy là chúng ta càng hòa nhập trong sự thật, càng đi sâu vào sự tỉnh thức. Hãy hoà nhập càng lâu càng tốt. Đừng thắc mắc, đừng thông minh hoá cũng đừng đắn đo gì cả, hãy cảm nghiệm, hãy hòa tan trong sự tỉnh thức này. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Chỉ có vậy thôi. Rồi chúng ta sẽ có sự thỏa mãn tự nội tâm của chúng ta, rồi chúng ta sẽ biết thế nào là sự an lành ở nội tâm, đại viên mãn, đại hoàn mãn. Sự viên mãn này là kết qủa thực thụ của sự từ bỏ, buông xả. Trái ngược của buông xả là bận rộn ở bên ngoài, luôn luôn kiếm tìm, luôn luôn chạy tới chạy lui để tìm xem có cái gì để chiếm đoạt, để sở hữu hay không.

Lần này chúng ta chẳng còn dồn hết tâm trí vào những sự kiện ở bên ngoài. Chúng ta không còn mơ tưởng đến những đối tượng ở bên ngoài. Chúng ta sẽ tỉnh thức trong tất cả mọi tình trạng của tâm chúng ta. Thực ra đây là một phương pháp thiền trực tiếp nhất để cắt đứt tất cả những mầm mống, những nguyên nhân của tất cả những rắc rối, những phiền nhiễu, những vấn đề của con người. Đó là tất cả những gì tôi cảm thấy. Đó là tất cả những gì mà lần này chúng ta thực hành.

Xin cám ơn và kính chào qúy vị.

No comments: