Nhiều người băn khoăn về 3 phái Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông. Lượm lặt trên mạng của một vị giải thích như sau:
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=20508
Tôi nghe giảng về ba lần chuyển pháp luân của Đức Phật như sau:
1/Lần chuyển Pháp luân thứ nhất, Đức Phật giảng về: Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo......(sau này người ta gọi là Tiểu thừa hay Thanh văn thừa quả vị người tu hành hướng tới là Thanh văn (A la hán)- Thuộc về hiển tông ( hiển giáo)
2/ Lần chuyển pháp luân thứ 2, Đức Phật giảng về Bát Nhã Ba la mật đa tâm kinh chuyên nói về tính không.....(sau này người ta gọi là Đại thừa. Quả vị hành giả hướng tới là Bồ tảt- Cứu độ chúng sinh trong các nẻo luân hồi: Trời, A tu la, Người, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục)- Thuộc về hiển tông.
3/ Lần chuyển Pháp luân thứ 3 đức Phật thuyết giải những kinh như: Giải thâm mật, các thực hành bí mật nhằm tiêu trừ các tội chướng từ vô thủy kiếp và chuyển hóa các năng lực Tham, Sân, Si, Mạn, Đố để nuổi giọt Bồ đề Tâm ... và nhũng bộ mật điển (Tantra) là những bộ hầu như vắng bóng trong hán tạng nên gọi là Mât tông. Bằng những giáo lý đặc biệt này, có một số tổ dòng truyền thừa chỉ chứng ngộ trong một đời. Quả vị hành giả hướng tới là quả vị Phật. Trong lúc chưa thành Phật thì nguyện mau chóng trở thành một Đạo sư Tâm linh độ không sót một ai đến quả vị toàn giác- đó chính là Tâm nguyện của Bồ Tát. Điều đặc biệt của Mật tông là Tam mật tương ưng: Thân mật ( Thân là thân Phật), Ý mật- Ý là Ý Phật, Khẩu mật- Khẩu là Khẩu Phật; khi được như thế thì cõi Ta bà này chính là cõi Phật.
Mật tông Tây Tạng dùng thân mình như thân Phật nên không cần bắt ấn bằng tay mà Thân là Ấn. Mật tông Tây Tạng bắt buộc phải có dòng truyền thừa, các Thầy tu chứng ấn chứng cho trò theo một hệ thông hết sức chặt chẽ, không có sự sai khác từ các giáo lý của Đức Phật. Các đệ tử Mật ngoài Bồ tát giới, còn phải tuân thủ Mật giới chặt ché hơn. Ngoài ra các đệ tử Mật không được phép chê bai chư Thiên, Thánh Thần, không được bỏ Tiểu thừa. Muốn tu mật tông cần phải có Kim Cang Đạo sư chính thống của dòng được chỉ định để dạy Pháp trực tiếp
Tuy vậy Đông mật được truyền bá qua Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Lào, Căm Pu chia, Thái lan, Miến Điện sang Việt Nam không có dòng truyền thừa liên tục, thường hay bắt ấn bằng tay ( dùng tay làm ấn để kết nói với chư Phật)
Thiền, Tịnh có cả trong mật tông nhưng hiện nay ở Việt Nam người ta hiểu Thiền và Tịnh là thuộc Hiển Tông vì người ta tu Thiền và Tịnh là theo hiển tông (Không có dòng truyền thừa liên tục, Không dùng Thần chú và các Nghi Quỹ của Mật tông)
Ví dụ Tịnh độ trong Mật tông dùng Nghi Quỹ riêng và tụng Tâm chú của Đức A di Đà Phật:
OM AMI ĐÊ WA HRI. (ÔM a mi đê oa she)
Còn tịnh độ bên hiển tông niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Ngoài ra các câu chú bên Hiển tông được phiên âm qua Hán Tự đọc không giống nguyên bản gốc dó Đức Phật truyền dạy và cũng không giống người Hán đọc do khác biệt về ngôn ngữ.
Ví dụ Lực tự Minh chú trong hiển tông đọc là: Án ma ni bát minh hồng
Còn trong Mật tông đọc là: OM MA NI PAD MÊ HUNG. .... (đây chỉ là Khác biệt về ngôn ngữ)
Nói chung, cũng khó có thể giải thích ba cái hệ phái này. Theo thiển ý của tui, việc phân biệt rạch ròi từng cái có thể gây đụng chạm giữa các phái nên ít có bài viết nào nói lên sự phân biệt. Có chăng là những bài nói riêng về hệ phái của mình. Đó cũng là cái hay của Phật giáo, không thích "gây sự". Ai muốn biết thì lao vào nghiên cứu từng cái rồi có duyên với cái nào thì theo mà tu!
No comments:
Post a Comment