Có người hỏi tôi rằng anh đi tu thật à? Tôi trả lời anh không đi, mà chỉ tu thôi. Nói như vậy cũng đồng nghĩa cái khái niệm tu họ còn mơ hồ chưa hiểu. Từ trong kinh Phật có nói tu nghĩa là sửa, và "Tu là bội phúc, tình là dây oan". Ví dụ, dọc trên đường Sài Gòn, bên vỉa hè, chúng ta thỉnh thoảng bắt gặp những bảng hiệu "Đại tu xe tay ga, ...". Nếu vậy thì người dân mình đã hiểu tu nghĩa là gì, chứ tại sao thấy biển hiệu đó, họ dắt xe vào sửa. Thế thì khái niệm sửa trong chữ tu đã rõ. Vậy còn câu sau "Tu là bội phúc, tình là dây oan". Tôi xin dẫn ra đây bài pháp của Thầy Thích Tâm Bình về vấn đề này
và bài pháp của Thầy Thích Thiện Thuận về
Cái căn bản của vấn đề, ai cũng biết tu là ở tâm. Và ai cũng hiểu làm sao đừng trái với lương tâm. Tôi rất khâm phục những người có cái ý nghĩ như thế. Tuy nhiên, nói và làm nó thường không đi đôi. Tôi xin lỗi, nhưng nó có lý do để nói như vậy.
Lần đầu tiên tới lò dò đến với những bài pháp căn bản. Rất bất ngờ, bất ngờ vì cái luật trong đạo Phật quá nghiêm ngặt và logic. Với giới thì có hàng trăm giới, tuy nhiên nếu giữ năm giới với người bình thường là tốt rồi. Với oai nghi (cái này rất quan trọng cho những cô gái mới lớn chuẩn bị lấy chồng) thì có hàng vạn, tuy nhiên nếu học trong chục oai nghi thì họ cũng đủ để vào đời với sự tự tin. Và thú thật, tôi cũng được sống trong môi trường Nho giáo từ nhỏ. Ba mẹ dạy dỗ kỹ càng từ những cái rất nhỏ nhặt. Ăn uống, đi đứng, nói cười, cách tiếp xúc với từng loại người cao thấp, lớn nhỏ. Nhưng khi đọc kỹ, những cái tôi đã học từ nhỏ là phần quá nhỏ trong những luật trong giáo lý Phật giáo.
Những cái đó không dễ dàng, nhiều người tôi từng tiếp xúc là những công chức XHCN VN hẳn hoi, học hai ba bằng, lý luận chính trị cao cấp hẳn hoi. Tuy nhiên, cái tôi thất vọng lớn đó chính là cái cách họ ứng xử, ăn nói hàm hồ, rất vô duyên, ... Hỏi ra thì họ chưa từng nghe qua những cái gọi là căn bản được dạy dỗ. Cái hình ảnh này các bạn có thể thấy rõ trong các nhà hàng có những anh chàng ngồi mà muốn ôm cả cái bàn, mệng vừa ăn vừa nói vừa cười theo kiểu multiprocessing. Các anh này đâu biết người đối diện rất khó chịu khi phải đối diện những cái loại người như thế. Nhiều khi anh thoải mái quá, "mưa" từ miệng bay đầy bàn và cả người đối diện.
Vậy nếu họ chịu sửa những việc như thế thì gọi là tu rồi. Cái đó cũng nghiêm trọng, một lần vị GS ngồi chung với một người, xin lỗi không cố ý chỉ vô tình, là đồng chí Đảng viên chúng ta. Mới nhập tiệc và sau vài câu chuyện, tôi thì thấy đồng chí này phải đổi chỗ và GS lại nói "Tân dạy cho nó biết cách ăn". Thú thật tôi xấu hổ vô cùng, phải chi đó là đứa trẻ thì không có gì, đằng này, anh là người đã đi làm, ...
Do đó, trong entry này tôi muốn diễn đạt hai ý: Thứ nhất, tu nghĩa là sửa mình. Thứ hai, những bài pháp là cái hướng dẫn chúng ta sửa như thế nào. Và chúng ta quên khái niệm quá xa vời với người trần chúng ta "tu đích thực", cạo đầu vô chùa, gõ mõ tụng kinh, và nghiên cứu triết lý Phật giáo.
No comments:
Post a Comment