Friday, February 27, 2009

Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt ai hơn ai. Nguyễn Công Trứ

“Bạn Thắng được xem như thầy của thầy rồi đó”.




Đây là một câu chuyện đặc biệt về quan hệ thầy – trò và sự trung thực, tinh thần phản biện trong học đường.

Nhiều học sinh viết bài khen gửi đến websit* Phát ngôn & Hành động ấn tượng (tuần từ 20/2 đến 27/2/2009): Một thầy - một trò được vinh danh ở đây, đó là thầy Hoàng Đức Huy và trò Nguyễn Minh Thắng ở trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến TPHCM.

Câu học sinh lớp 9 đã tự tin viết lên những điều mà cậu cho là mình muốn nói thật, chứ không phải để... nịnh thầy. Cậu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ rằng: "Vì trong khi giảng bài, thầy hay căn dặn tụi em phải thật thà, trước mọi vấn đề phải có ý kiến của riêng mình, thấy người ta nói gì đừng hùa theo cái đó.

Em đã đọc nhiều bài viết trên trang web: www.hoangduchuy.com; hầu hết các bạn đều khen thầy dạy hay, thầy dạy giỏi mặc dù các bạn cũng nhận ra khuyết điểm của thầy như em. Bởi vậy em mới quyết định viết một bài nói lên suy nghĩ của mình".

Còn thầy giáo dạy văn của em đã không "trù dập" em sau bài viết kia như logic mà có thể nhiều người tưởng tượng đến.

"Khi mới đọc bài viết của em Thắng, tâm lý thông thường của con người khi bị chê là khó chịu, tôi cũng thế. Nhưng tôi đã quen với việc phản biện của học sinh.

Càng đọc thư tôi càng mừng vui vì đã có học sinh làm theo những điều mình dạy, làm được điều mình mong muốn. Giáo dục VN hiện nay có một lỗ hổng lớn là khoảng cách quá xa giữa thầy và trò. Trò không hài lòng về cách dạy, cách cư xử của thầy nhưng không dám nói (thế nên nhiều giáo viên không biết mình có nhược điểm nào mà sửa).

Với môn văn thì học bài nào cũng hay, tác phẩm nào cũng tuyệt vời, xuất sắc. Tôi dạy các em phải có suy nghĩ độc lập, phải trung thực trong mọi vấn đề", thầy giáo Huy tâm sự.

Câu chuyện về văn hóa phản biện và tiếp thu của thầy Huy - trò Thắng như thế có lẽ sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những bài học hay răn dạy chính trị, giáo dục một chiều khô khan, cứng nhắc.e riêng của thầy giáo dạy Văn Hoàng Đức Huy, còn Nguyễn Minh Thắng – học sinh lớp 9B1, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM - gửi thầy một bức thư “lạ” hơn, có tên “Người thầy không hoàn hảo”:

Thầy Hoàng Đức Huy và HS lớp 9B1 Trường Nguyễn Khuyến (Ảnh: Tuổi Trẻ)
“… Tôi cố chấp là thế, nhưng tôi cũng biết phân biệt đúng sai. Dần dần tôi càng cảm nhận được lợi ích của phương pháp học 5W1H. Tôi viết văn lưu loát hơn. Các bài văn của tôi dần dài ra. Còn cách dạy của thầy làm giảm áp lực thường thấy trong những tiết văn.Tôi không còn thấy chán nản về môn văn nữa.

Thầy giỏi thật đấy. Thầy hiểu học sinh thật đấy. Nhưng tôi vẫn có chút gì đó ác cảm với thầy. Tôi không thích cách thầy khoe khoang về mình (dù tôi biết rằng có câu “tôi giỏi nên tôi có quyền”).

Tất nhiên là tôi không có quyền phán xét thầy, nhưng tôi chỉ nói lên sự thật là: nếu khiêm tốn hơn thì thầy sẽ là một người thầy hoàn hảo trong mắt mọi học sinh”.

Lên lớp, nhắc lại câu chuyện về bài viết “lạ” về mình trước học trò, thầy Huy dẫn ra câu nói: “Người xưa có câu: ai khen ta là bạn ta, ai nịnh ta là kẻ thù của ta, còn ai chê ta là thầy ta. Hôm nay bạn Thắng được xem như thầy của thầy rồi đó”. (Tuổi Trẻ, 26/2)


* Phát ngôn & Hành động ấn tượng (tuần từ 20/2 đến 27/2/2009): Một thầy - một trò được vinh danh ở đây, đó là thầy Hoàng Đức Huy và trò Nguyễn Minh Thắng ở trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến TPHCM.

Câu học sinh lớp 9 đã tự tin viết lên những điều mà cậu cho là mình muốn nói thật, chứ không phải để... nịnh thầy. Cậu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ rằng: "Vì trong khi giảng bài, thầy hay căn dặn tụi em phải thật thà, trước mọi vấn đề phải có ý kiến của riêng mình, thấy người ta nói gì đừng hùa theo cái đó.

Em đã đọc nhiều bài viết trên trang web: www.hoangduchuy.com; hầu hết các bạn đều khen thầy dạy hay, thầy dạy giỏi mặc dù các bạn cũng nhận ra khuyết điểm của thầy như em. Bởi vậy em mới quyết định viết một bài nói lên suy nghĩ của mình".

Còn thầy giáo dạy văn của em đã không "trù dập" em sau bài viết kia như logic mà có thể nhiều người tưởng tượng đến.

"Khi mới đọc bài viết của em Thắng, tâm lý thông thường của con người khi bị chê là khó chịu, tôi cũng thế. Nhưng tôi đã quen với việc phản biện của học sinh.

Càng đọc thư tôi càng mừng vui vì đã có học sinh làm theo những điều mình dạy, làm được điều mình mong muốn. Giáo dục VN hiện nay có một lỗ hổng lớn là khoảng cách quá xa giữa thầy và trò. Trò không hài lòng về cách dạy, cách cư xử của thầy nhưng không dám nói (thế nên nhiều giáo viên không biết mình có nhược điểm nào mà sửa).

Với môn văn thì học bài nào cũng hay, tác phẩm nào cũng tuyệt vời, xuất sắc. Tôi dạy các em phải có suy nghĩ độc lập, phải trung thực trong mọi vấn đề", thầy giáo Huy tâm sự.

Câu chuyện về văn hóa phản biện và tiếp thu của thầy Huy - trò Thắng như thế có lẽ sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những bài học hay răn dạy chính trị, giáo dục một chiều khô khan, cứng nhắc.

No comments: