Tui thường hay nói đùa đó là ký ức nồi cơm điện.
Có nhiều người nhầm lẫn khi nói rằng cái điều tui muốn nói nó liên quan đến chính trị. Bởi lẽ, cuối tháng tư là thời điểm trùng hợp với cái sự kiện chính thể miền Nam bị mất về tay Bắc Việt. Nhưng điều tui muốn nói không phải thế. Vả lại tui cũng chẳng vui mừng với cái sự kiện này. Tui là người muốn tách khỏi chính trị, để không muốn dây dưa với cái sự kiện mà triệu người vui lại có triệu người buồn này. Cho nên, tui không phải theo Đảng để cổ vũ cho ngày này là ngày thống nhất, và tui lại càng không phải theo lực lượng đối lập để gọi ngày này là ngày mất nước.
Cũng có người rảnh việc lại nói: Ái chà, vậy là ông muốn nói ngày 1 tháng năm, ngày quốc tế cộng sản lao động chứ gì. Nghe cái tên là đủ biết tui không muốn bàn về điều này. Bởi vì, ngày đó chỉ dành cho nhóm nước cộng sản, mặc dù nó dấy lên từ sự kiện Chicago của đất Mỹ. Cho nên, Mỹ và Canada thì lại có Labor day vào một ngày khác, ngày thứ 2 đầu tiên của tháng chín.
Chán, thế thì đó là ngày lễ phục sinh (Easter day). Tui đâu phải là dân đạo Christian. Cho nên, dân Canada, US tụi nó nghỉ rầm rộ tới 4 ngày, ăn chơi, nhảy múa tưng bừng. Thế mà tui vẫn dửng dưng làm việc bình thường.
À ra thế, ngày sinh nhật của ông chứ gì, 25/4. Có vẻ nó xa vời quá. Thứ nhất, tui theo văn hóa Á Đông, theo ông bà ta thường nói, dân tộc ta chỉ chú trọng ngày mất chứ không chú trọng ngày sinh. Cho nên, chúng ta thường thấy, họ tộc đúng ngày là có giỗ tổ, giỗ họ, v.v; người làm nghề thì hằng năm giỗ tổ, tỷ như thợ may thì 12/12 (AL), thợ mộc thì 20/12 (AL), thợ làm tóc thì 20/01 (AL) v.v; hoặc là giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (AL). Thế nên kỷ niệm ngày sinh có vẻ như là cái chi chi xa vời với tổ tiên đất Việt. Do đó lâu lâu tui cũng thấy chướng mắt khi thấy đâu đó có kỷ niệm 100 năm, 120 năm ngày sinh của những người nào xa lắc chẳng họ hàng gì với mình. Thứ hai, ngày sinh thực của tui cũng chẳng phải là 25/04, nghe đâu chính xác là 18/03. Vì nguyên bản của nó là ghi AL rồi chuyển qua DL. Đến giờ chẳng biết cái nào đúng, và cũng không rõ cái nào là DL cái nào là AL hoặc là cả hai đúng hay cả hai sai. Mà nếu chiếu theo kỷ niệm thì Việt dân chỉ xài AL, nên cái ngày này cũng chẳng liên quan gì đến cái tiêu đề.
Có vài bạn đồng hương lại link đến cái sự kiện họp hội đồng hương Phú Yên quê tui. Lý do, các bác lãnh đạo quê nhà thường lấy những ngày liên quan đến 30/4 để tổ chức cho nó hào hùng. Nói đến làm rùng mình sợ hãi. Cái ngày xưa, mỗi lần nhận học bổng từ tay các bác, có câu nói sau này các cháu ra trường thì quay lại giúp đỡ người Phú Yên hay chí ít là quay về đóng góp giúp sức cho thế hệ đàn em. He he, thế mà đã ra trường gần chục năm, có mấy ai nhớ lại lời xưa! Thế nên, có lần ngồi nói chuyện với bác cựu chiến binh quê mình, bác nói: đất Phú quê mình "xuất khẩu" nhân lực cho Sài Gòn, nhưng thà như thế còn tốt hơn cháu à. Chí lý, ở đâu cũng phục vụ quê hương mà. Túm lại, là ngày này chẳng liên quan gì.
Thế thì nó là cái ngày gì. Đó chính là ngày tui về trường đại học sư phạm kỹ thuật Sài Gòn. Ngộ thế. "Trời trao cái của mà người nhận ghét" là câu nói không sai. Ngày 30/4, 1/5 năm 2002 là ngày tui trở thành ông trợ giảng. Lạ ở chỗ là cái ngày. Biết vậy, hồi xưa tui đừng yêu gái đẹp mà chuyển qua ghét, để Trời trao cho mình toàn gái đẹp. Haha. Thế thì tại sao nó lại mang cái tên nồi cơm điện? Thực ra nó chẳng liên quan đến tiếng lóng của money. Sự thật là lúc tui về trường, cái ngành Viễn thông chưa có. Thế là, tui lại vào cái bộ môn Kỹ thuật điện. Nực cười ở chỗ cái thằng ngành Telecommunications lại đi dạy cái môn thực tập Kỹ thuật điện. Lòng tự trọng cá nhân, tui từ chối mấy lần. Bởi vì tâm niệm của tui, tui trân trọng nghề giáo ghê lắm. Và làm thầy là niềm mơ ước ngay từ nhỏ của tui. Cũng không giấu diếm làm gì, ngay từ lúc học trung học, tui đã mơ được làm thầy, và cả quãng đường đi học của tui cũng là đi học để chuẩn bị sau này làm thầy. (Thế mà không được làm thầy-Giảng viên chỉ là người hướng dẫn thôi, xưng thầy là sinh viên nó đánh cho sút quần!). Dông dài thế để giải thích tại sao tui từ chối. Đã là dân Telecom thì chẳng biết tý gì về điện nặng cả đâu. Thế mà đi dạy cho sinh viên. Thế thì thằng đui đi dạy thằng mù à. Nói thế thì hơi thiếu tôn trọng. Thằng đui chỉ đường cho thằng sáng mắt. Vì nhiều em sinh viên ngành điện còn biết nhiều hơn tui đấy chứ. Khi từ chối, tui cũng trả lời rất thẳng thắn, tui không biết dạy. Ấy thế mà có người ngạc nhiên đấy. Và tui cũng ngạc nhiên không kém gì họ. Họ nói thẳng cái dễ nhất mà tui không biết thì tui dạy cái chi chi được. Trong khi đó, tui cũng trố mắt ngạc nhiên tại sao họ nói thế, tui có làm gì liên quan đến môn này đâu mà biết dạy hè. Thế môn đó là cái chi chi nhỉ? Cái đầu tiên là điện đóm trong nhà, kế đến là cái nhóm gia dụng, quạt, tủ lạnh, và cái không thể thiếu nồi cơm điện. Tui cũng nhớ là đến phút chót họ vẫn có lớp cho tui dạy đấy. Gọi tên là cải thiện đời sống của GV. Nghe nói muốn bực!
Cái điều đáng nói đó là sự lãng phí. Tui thường tiếc thời gian hơn tiếc tiền. Tui đứng lớp dạy thì phải đọc, thực ra chẳng có gì là khó khăn. Nhưng cái điều lớn nhất muốn nói là, cái thằng làm Telecom mới ra trường đứng lớp dạy nồi cơm điện. Thế nên, nếu không kềm chế thì tui sặc ngay trên lớp vì mắc cười. Vì vậy, dạy vừa xong, tui chạy vù ra cafe với mấy thằng bạn Thủ Đức, ngồi cười và châm biếm cho thỏa thích.
Và cũng cái thời nồi cơm điện ấy, tui cũng phải nhún nhường kèm với những cứng rắn với quan điểm của mình. Cái thời ấy vô tình lại để cho tui một kỷ niệm đáng nhớ. Nhớ về cách hành xử trong bộ máy công chức Việt. Đến độ, có cô học trò khuyên một câu: "Biết chết, không biết chết và hiểu là sống". Tui suy nghĩ hoài câu đó mà không ngộ được. Bởi vì một lý do rất giản dị, tui không làm trái với lương tâm của mình được! Và đó là câu kết cho ký ức này, mặc dù còn nhiều những đấu đá đánh đấm giữa những đồng loại* mà chưa kể hết được.
*: lưu ý loại ở đây là loại giảng viên. Hehe
Có nhiều người nhầm lẫn khi nói rằng cái điều tui muốn nói nó liên quan đến chính trị. Bởi lẽ, cuối tháng tư là thời điểm trùng hợp với cái sự kiện chính thể miền Nam bị mất về tay Bắc Việt. Nhưng điều tui muốn nói không phải thế. Vả lại tui cũng chẳng vui mừng với cái sự kiện này. Tui là người muốn tách khỏi chính trị, để không muốn dây dưa với cái sự kiện mà triệu người vui lại có triệu người buồn này. Cho nên, tui không phải theo Đảng để cổ vũ cho ngày này là ngày thống nhất, và tui lại càng không phải theo lực lượng đối lập để gọi ngày này là ngày mất nước.
Cũng có người rảnh việc lại nói: Ái chà, vậy là ông muốn nói ngày 1 tháng năm, ngày quốc tế cộng sản lao động chứ gì. Nghe cái tên là đủ biết tui không muốn bàn về điều này. Bởi vì, ngày đó chỉ dành cho nhóm nước cộng sản, mặc dù nó dấy lên từ sự kiện Chicago của đất Mỹ. Cho nên, Mỹ và Canada thì lại có Labor day vào một ngày khác, ngày thứ 2 đầu tiên của tháng chín.
Chán, thế thì đó là ngày lễ phục sinh (Easter day). Tui đâu phải là dân đạo Christian. Cho nên, dân Canada, US tụi nó nghỉ rầm rộ tới 4 ngày, ăn chơi, nhảy múa tưng bừng. Thế mà tui vẫn dửng dưng làm việc bình thường.
À ra thế, ngày sinh nhật của ông chứ gì, 25/4. Có vẻ nó xa vời quá. Thứ nhất, tui theo văn hóa Á Đông, theo ông bà ta thường nói, dân tộc ta chỉ chú trọng ngày mất chứ không chú trọng ngày sinh. Cho nên, chúng ta thường thấy, họ tộc đúng ngày là có giỗ tổ, giỗ họ, v.v; người làm nghề thì hằng năm giỗ tổ, tỷ như thợ may thì 12/12 (AL), thợ mộc thì 20/12 (AL), thợ làm tóc thì 20/01 (AL) v.v; hoặc là giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (AL). Thế nên kỷ niệm ngày sinh có vẻ như là cái chi chi xa vời với tổ tiên đất Việt. Do đó lâu lâu tui cũng thấy chướng mắt khi thấy đâu đó có kỷ niệm 100 năm, 120 năm ngày sinh của những người nào xa lắc chẳng họ hàng gì với mình. Thứ hai, ngày sinh thực của tui cũng chẳng phải là 25/04, nghe đâu chính xác là 18/03. Vì nguyên bản của nó là ghi AL rồi chuyển qua DL. Đến giờ chẳng biết cái nào đúng, và cũng không rõ cái nào là DL cái nào là AL hoặc là cả hai đúng hay cả hai sai. Mà nếu chiếu theo kỷ niệm thì Việt dân chỉ xài AL, nên cái ngày này cũng chẳng liên quan gì đến cái tiêu đề.
Có vài bạn đồng hương lại link đến cái sự kiện họp hội đồng hương Phú Yên quê tui. Lý do, các bác lãnh đạo quê nhà thường lấy những ngày liên quan đến 30/4 để tổ chức cho nó hào hùng. Nói đến làm rùng mình sợ hãi. Cái ngày xưa, mỗi lần nhận học bổng từ tay các bác, có câu nói sau này các cháu ra trường thì quay lại giúp đỡ người Phú Yên hay chí ít là quay về đóng góp giúp sức cho thế hệ đàn em. He he, thế mà đã ra trường gần chục năm, có mấy ai nhớ lại lời xưa! Thế nên, có lần ngồi nói chuyện với bác cựu chiến binh quê mình, bác nói: đất Phú quê mình "xuất khẩu" nhân lực cho Sài Gòn, nhưng thà như thế còn tốt hơn cháu à. Chí lý, ở đâu cũng phục vụ quê hương mà. Túm lại, là ngày này chẳng liên quan gì.
Thế thì nó là cái ngày gì. Đó chính là ngày tui về trường đại học sư phạm kỹ thuật Sài Gòn. Ngộ thế. "Trời trao cái của mà người nhận ghét" là câu nói không sai. Ngày 30/4, 1/5 năm 2002 là ngày tui trở thành ông trợ giảng. Lạ ở chỗ là cái ngày. Biết vậy, hồi xưa tui đừng yêu gái đẹp mà chuyển qua ghét, để Trời trao cho mình toàn gái đẹp. Haha. Thế thì tại sao nó lại mang cái tên nồi cơm điện? Thực ra nó chẳng liên quan đến tiếng lóng của money. Sự thật là lúc tui về trường, cái ngành Viễn thông chưa có. Thế là, tui lại vào cái bộ môn Kỹ thuật điện. Nực cười ở chỗ cái thằng ngành Telecommunications lại đi dạy cái môn thực tập Kỹ thuật điện. Lòng tự trọng cá nhân, tui từ chối mấy lần. Bởi vì tâm niệm của tui, tui trân trọng nghề giáo ghê lắm. Và làm thầy là niềm mơ ước ngay từ nhỏ của tui. Cũng không giấu diếm làm gì, ngay từ lúc học trung học, tui đã mơ được làm thầy, và cả quãng đường đi học của tui cũng là đi học để chuẩn bị sau này làm thầy. (Thế mà không được làm thầy-Giảng viên chỉ là người hướng dẫn thôi, xưng thầy là sinh viên nó đánh cho sút quần!). Dông dài thế để giải thích tại sao tui từ chối. Đã là dân Telecom thì chẳng biết tý gì về điện nặng cả đâu. Thế mà đi dạy cho sinh viên. Thế thì thằng đui đi dạy thằng mù à. Nói thế thì hơi thiếu tôn trọng. Thằng đui chỉ đường cho thằng sáng mắt. Vì nhiều em sinh viên ngành điện còn biết nhiều hơn tui đấy chứ. Khi từ chối, tui cũng trả lời rất thẳng thắn, tui không biết dạy. Ấy thế mà có người ngạc nhiên đấy. Và tui cũng ngạc nhiên không kém gì họ. Họ nói thẳng cái dễ nhất mà tui không biết thì tui dạy cái chi chi được. Trong khi đó, tui cũng trố mắt ngạc nhiên tại sao họ nói thế, tui có làm gì liên quan đến môn này đâu mà biết dạy hè. Thế môn đó là cái chi chi nhỉ? Cái đầu tiên là điện đóm trong nhà, kế đến là cái nhóm gia dụng, quạt, tủ lạnh, và cái không thể thiếu nồi cơm điện. Tui cũng nhớ là đến phút chót họ vẫn có lớp cho tui dạy đấy. Gọi tên là cải thiện đời sống của GV. Nghe nói muốn bực!
Cái điều đáng nói đó là sự lãng phí. Tui thường tiếc thời gian hơn tiếc tiền. Tui đứng lớp dạy thì phải đọc, thực ra chẳng có gì là khó khăn. Nhưng cái điều lớn nhất muốn nói là, cái thằng làm Telecom mới ra trường đứng lớp dạy nồi cơm điện. Thế nên, nếu không kềm chế thì tui sặc ngay trên lớp vì mắc cười. Vì vậy, dạy vừa xong, tui chạy vù ra cafe với mấy thằng bạn Thủ Đức, ngồi cười và châm biếm cho thỏa thích.
Và cũng cái thời nồi cơm điện ấy, tui cũng phải nhún nhường kèm với những cứng rắn với quan điểm của mình. Cái thời ấy vô tình lại để cho tui một kỷ niệm đáng nhớ. Nhớ về cách hành xử trong bộ máy công chức Việt. Đến độ, có cô học trò khuyên một câu: "Biết chết, không biết chết và hiểu là sống". Tui suy nghĩ hoài câu đó mà không ngộ được. Bởi vì một lý do rất giản dị, tui không làm trái với lương tâm của mình được! Và đó là câu kết cho ký ức này, mặc dù còn nhiều những đấu đá đánh đấm giữa những đồng loại* mà chưa kể hết được.
*: lưu ý loại ở đây là loại giảng viên. Hehe
2 comments:
Giờ em mới biết thầy cũng "ba chìm bảy nổi" ghê mà cũng không ngờ thầy vô ngay bộ môn của em. Mà cũng không ngờ bây giờ thầy lại đi ngồi nghiên cứu mấy "cái điện nặng này". Thiệt chả biết được chữ " Ngờ" thầy nhỉ.
He he. Gian nan trong cuộc tạo cho mình cứng rắn hơn, cũng giúp mình có trải nghiệm nhiều thêm. Không có gì phải buồn hay giận mà ngược lại phải cảm ơn.
Yêu lắm cuộc đời này!!!
Post a Comment