Một chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa của người Việt thể hiện qua sự kiện xôn xao mấy ngày qua, chuyến viếng thăm Việt Nam của Dalai Lama thuyết giảng vẫn lấy tiền và lấy tiền với giá cao ngất trời. Đó là sự công bằng. Cái đáng nói là người thừa hưởng cái lợi có được hay chưa. Giả sử, các bạn nghe xong một câu gì đó của người nổi tiếng, bỗng nhiên ngộ ra và học tập. Thế là thành công rồi!
. Đó là xài tri thức thì phải trả tiền.
Nhiều người phàn nàn tiền khá cao cho chuyến thăm. Ước gì người Việt xài hàng Việt thì lợi cả đôi đường. Tuy nhiên, "Bụt nhà không thiêng". Nhiều câu nói hằng ngày ta vẫn nghe từ những người xung quanh, nhưng mức độ thẩm thấu là rất bé, nếu không muốn nói rằng là zero (nghĩa là ta nghe theo kiểu "nước chảy lá môn"). Ấy thế, một người nổi tiếng và có chút "Tây" nói gì ta cũng nghe, tin và hiểu như lời vàng ngọc. Không đâu xa, tớ xa con lâu ngày. Về nhà, con quý, thế nên cái gì ba nói ra cũng hơn mẹ gấp ngàn lần! (con nó nghĩ thế). Mặc dù, ba chẳng có nói gì khác ngoài những gì mẹ vẫn hằng ngày ra rả dạy cho con. Vậy đứng ở một khía cạnh nào đó, việc mang một người mà tiếng nói mang trọng lượng khá lớn (gọi nôm na là nói lớn nhờ uy) không ít thì nhiều cũng làm lay động để rồi tạo chuyển biến trong từng con người.
Việc chúng ta đứng ra chống lại cái hô hào của truyền thông vô hình dung làm chặn mất sự chứng ngộ bất thình lình của ai đó (*). Đó chính là việc tạo nghiệp, mà là nghiệp xấu nhé! Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy "càng hào hứng đón nhận, càng chóng lãng quên". Hãy lắng lòng để nghe chính mình, các bạn à! Giả sử các bạn nghe xong, ngồi
lại suy ngẫm cái hay cái đẹp thì nó hay biết mấy. Cho nên, hãy xem hãy nghe với một tâm bình, chúng ta sẽ gạn lọc được
nhiều điều lý thú. Bằng ngược lại, chúng ta cứ xô bồ lu loa đến độ lời vàng
thước ngọc còn không nghe rõ, thì trước sau gì bi kịch cũng gõ cửa cuộc
đời. Đáng mừng là sự đón tiếp chừng mực không giống như các "biến cố cuồng thần tượng sao Hàn".
Việc rước
Món ngon vừa đủ thì khỏe người và tri túc, nhưng nó thừa thãi quá đâm ra gây tác dụng ngược. Chúng ta sống ở thế giới hiện tại, nơi mà có quá nhiều thần tượng. Chúng ta thần tượng để làm điều hay thì cứ gì mà ta phải tiếc để bay bổng. Tuy nhiên, điều đáng sợ là chúng ta lúc thì thần tượng người này khi thì đu dây điện cho hợp với thần tượng khác. Cứ với cái đà như vậy, chúng ta chẳng sớm thì muộn cũng trở thành kẻ cuồng theo một hướng tiêu cực nào đó. Đại loại, ta đang học hành đàng hoàng, bỗng dưng bỏ học cho giống Bill Gates hoặc Steven Job.
Vậy nên nói việc rước
No comments:
Post a Comment