Gần đây, một vấn nạn về sự giả dối tràn lan, nhân cách con người giảm sút và bạo lực gia tăng. Rất nhiều người lên tiếng và sự lên tiếng ấy dường như chệch hướng.
Nhiều người la làng vì cách giáo dục. Cái này cũng chẳng có gì sai. Bởi nhiều lần tớ cũng đồng tình về chuyện đó. Ngoài những cái mà họ chỉ ra ấy. Tớ cũng từng nói rằng: Giáo dục thì phải nghiêm túc, thầy ra thầy và trò phải ra trò. Dạy nghề phải đi sau dạy người. Có vẻ như lúc tớ nói, họ chẳng quan tâm và thậm chí họ còn gọi tớ là hâm. Ông đi dạy thì lo dạy cho nó hiểu để mai mốt nó làm được, lập luận của họ là thế đấy. Cũng chẳng trách chi họ, vì có lẽ thời điểm ấy câu nói của tớ chưa đi kèm những dữ kiện. Giờ đây, cách không xa thời điểm ấy (dưới 5 năm), tình trạng bạo lực ngoài xã hội lan dần đến tận trường học, họ bắt đầu luống cuống. Chính vì sự hoảng loạn ấy, có nhiều người chửi ông bộ trưởng bộ giáo dục và bộ sậu. Hehe. Đến nước này, một trăm ông bộ trưởng cũng không cứu nổi huống chi là ông bộ trưởng cùn.
Một nguyên nhân cũng góp phần gây nên tệ nạn mà nhiều người quên. Đó chính là cái cách nghĩ của mỗi người trong xã hội. Cụ thể, người lớn trong một gia đình thường hay mong muốn con, cháu của họ phải là ông này bà kia (có chức quyền) hoặc phải đại gia (lắm tiền của). Trong khi đó, cái họ lại quên cái vô cùng cần thiết, dạy cho con, cháu tình thương, sự chia sẻ, cảm thông và sự chân thật. Nói thế không phải tớ nói lu loa không chứng cứ. Các bác cứ về quê thăm người thân, câu cửa miệng của người thân, hàng xóm láng giềng hỏi các bác là gì. Chẳng phải là con hay cháu làm chức gì, lương tháng bao nhiêu. Hehe. Chả ai hỏi con chống tham nhũng thế nào? Haha (Tớ đùa tý cho vui thôi nhé, chớ tớ chẳng có refer gì đến ba cái vụ "phơ và tự phơ" đâu nhá. Các đồng chí đừng bắt lỗi tớ). Ở ngay vùng quê chân chất, mà người dân lại nghĩ đến việc có chức có quyền để rồi có tiền hoặc ngược lại thì ngay tại chốn thị thành, người vốn quen thói lường gạt còn có suy nghĩ đi đến đâu. Nói vậy để chứng minh rằng chính chúng ta đang làm xấu đi cái thế hệ đi sau chứ chẳng phải ai hoặc nhân tố bên ngoài nào tác động vào. Mình làm thì mình chịu chứ đừng vội đổ quấy cho ai. Dân mình vốn thế, cứ cái gì đi đến tệ là họ phải nghĩ ra cái gì đó làm lệch lạc đi. Cái tôi của họ quá lớn, cứ cho mình là trên hết. Chẳng đâu xa, vừa rồi Olympic 2012 tại London, vận động viên cử tạ của Việt Nam thất bại, ông lãnh đoàn đổ tội cho kẻ phá bĩnh là ... cổ động viên la to???? Nguyên nhân chính thì đếch chịu thừa nhận, nâng cái side effect lên thành cái very significant reason. Đúng là bó tay cái lũ đầu to mà óc như trái nho.
Túm ống quần lại, cái gì cũng có nguyên do chính của nó. Những việc sai thì đã sai rồi. Vấn đề là sửa. Bản thân mỗi người trong xã hội đều có phần trong cái sai ấy. Nên thứ nhất, chúng ta phải thừa nhận; thứ hai, mỗi người đều phải tự sửa, và sửa từ trong cái suy nghĩ. Chấm hết. Hehe.
P/S: - Một lần nữa, tớ nhắc lại câu xưa: Thằng viết chẳng lợi hại, bác comment thì lợi hại muôn phần. Nhiều khi, người viết suy nghĩ nông cạn, nhưng qua bao nhiêu comments, người viết bỗng dưng trở thành big/bad man của một vấn đề ... chẳng liên quan gì đến bài viết!!! Tớ thích bình thường, lấy trung đạo làm kim chỉ nam. Nên tớ ít thích nhận comments, các bác thông cảm. Nhưng mọi comments xây dựng thì welcome.
- Tạm dừng, rảnh ta lại tiếp.
No comments:
Post a Comment