Đời có lắm chuỵên không biết nên gọi là vui hay buồn. Một trong những chuỵên tào lao đấy là nghề tay trái. Nói đến chuỵên này, tui lại nhớ chuỵên năm xưa. Ngày làm nghề giáo, lương không đủ ăn, phải đi dạy thỉnh giảng vài trường, lao vào làm kinh tế. Tuy nhiên, những cái job đó là chân chính và không có gì là xấu. Bởi vì sức mình bỏ ra thì thu lại tiền, thế thôi. Có mấy sếp thấy mình hụp lặn tại trường nhiều quá, họ bông đùa mày lúc này đánh bắt xa bờ dữ hen. Mà cũng hợp lý thôi, trường trả tui với giá bèo, rẻ mạt, thì việc quái gì tui phải mất quá nhiều sức cống hiến. Thời buổi kinh tế thị trường, dòng tiền trôi ở đâu, tui sẵn sàng lao theo ở đó mà vớt. Các bác cứ mang những miếng bánh vẽ nhử anh em lao vào cống hiến. Làm thế chẳng khác gì thực thi sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp thân thiết gọi tôi là kẻ đứng hai chân, một chân đứng trong trường, chân còn lại là lang thang ngoài xã hội. Cũng may các bạn không nhắc chân còn lại, không biết nó đi đâu về đâu với cái thời độc thân. Các bạn nói thế cũng đúng, đúng theo hai hướng: một, các bạn bị è cổ ra dạy tại trường vắt kiệt sức lực; hai, các bạn muốn tui nên ra đi tìm bến mới, nơi đó chỉ có hoa hồng. Theo khuynh hướng thứ nhất, các bạn thích được như tui, vì châm ngôn của tui thời đó là, phải giữ gìn sức cho công việc nghiên cứu sau này. Bởi lẽ, cơ hội được sống và nghiên cứu đến với mình là rất ít ỏi, mình phải nắm bắt lúc nào mình tóm được cơ hội đó. Chứ vắt kiệt sức, thì tiền nhân công rẻ mạt chỉ đủ mua thuốc chữa bệnh nghề nghiệp thôi. Trong khi đó, các bạn theo khuynh hướng thứ hai khuyên tui ra đi để tìm một nơi mà cơ hội cho tương lai của mình tốt hơn. Dù sao, các bạn cũng là người tốt, và việc tui làm cái nghề tay trái đó cũng hợp với lẽ phải của đời.
Cái tui muốn bàn ở đây, nghề tay trái của nhiều người lại conflict với nghề chính - nghề tay phải của họ. Có lẽ họ không biết hoặc biết mà cố tình lờ đi. Nói thế bởi vì họ có thể là người mới vào đời (nên không biết) hoặc họ quá lõi đời (nên cố tình lờ đi). Những chuỵên đại loại, đã là giảng viên dạy trên lớp thì không thể có hoạt động nghề nghiệp gì bên ngoài liên quan đến sinh viên. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nếu anh đã lỡ làm thì mọi lời giải thích đều khó được chấp nhận. Nói rõ hơn, đã dạy trên lớp thì tuyệt đối không dạy thêm ở nhà. Quá rõ ràng, với nhận thức từ sinh viên, đã vào đại học thì không còn học thêm. Sinh viên ngồi ghế giảng đường mà đi học thêm thầy thì mời bạn về lại cấp ba học lại. Kiến thức truyền đạt từ đại học khác với kiến thức truyền đạt từ cấp ba. Với nhận thức từ giảng viên, bạn là giảng viên đồng nghĩa với việc bạn là người giúp sinh viên nghiên cứu (không phải học nữa) cái lĩnh vực của môn mà mình đứng giảng. Vì thế không có lý gì bạn mở lớp dạy thêm tại nhà. Vì thế không dạy thêm ở nhà, giáo viên không chỉ tự xếp mình vào người chân chính mà còn tôn trọng khả năng của sinh viên. Sinh viên không đi học thêm là để chứng minh khả năng của mình.
Chính vì vậy, tui là người quyết liệt phản đối cách làm nghề tay trái có conflict với nghề tay phải của mình theo kiểu như trên. Ngay cả việc, nhà trường tổ chức những lớp học như Matlab chẳng hạn là điều tối kỵ. Thứ nhất, kiến thức thu thập từ những lớp ấy là số 0. Sinh viên sau khi học xong chẳng làm nên trò trống gì. Thứ hai, môn học này sinh viên có thể được học trong những môn học khác, việc gì phải đi học thêm nữa. Thứ ba, đã là sinh viên, việc quái gì phải làm cái trò như sinh viên cấp ba. Đó chính là tự sỉ nhục đẳng cấp của chính mình. Vì thế tui vô cùng thất vọng với quyết định mở các lớp đại loại như lớp trên. Khoa đồng ý mở lớp dạy thêm như thế nào khác chỉ tự vả vào mặt mình là khoa tui quá kém. Nói không phải từ ý chủ quan của tui, theo thống kê trong những lần đàm đạo cùng anh em nghiên cứu, họ phán một câu như hắt thẳng xô nước lạnh vào mặt tui: "Matlab mà cũng dạy à?". Nếu một người trăn trở với sự sống còn của sự nghiệp giáo dục. Câu nói ấy như ngàn mũi tên đang lao thẳng về phía mình. Tui thừa nhận bất lực khi để khoa làm một điều mà đưa cái sự nghiệp giáo dục đi xuống.
Hệ lụy của những cái điều trên là gì? Những cái gọi là tinh hoa, cao quý đều dành cho nghề giáo như thế. Ngoài xã hội, những sản phẩm của nghề giáo sẽ được dự đoán là không sáng sủa. Tui không thích dông dài, nên đơn cử một ví dụ. Các bác nhà báo chuyên viết về kinh tế, doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, v.v. lại thành lập doanh nghiệp. Ai đời bác suốt ngày tìm vết của doanh nghiệp và viết lại thành lập một doanh nghiệp. Vậy thử hỏi doanh nghiệp bác kinh doanh cái gì. Tui dẫu có mù chữ về kinh tế thì cũng đủ chút trí khôn bẩm sinh để hiểu họ kinh doanh cái gì? Và tui cũng có nhận xét thế này, lúc họ chưa kinh doanh, nghĩa là họ còn nai tơ, họ viết với sự xông xáo. Từ ngày lập doanh nghiệp làm ăn phát đạt trong thời suy thoái kinh tế, bài viết của họ nhàn nhạt, nhưng đậm chất tiền - nói đúng từ là lối viết nâng bi. Sản phẩm của tinh hoa nhân loại là thế này sao?
Le Thanh Tan
No comments:
Post a Comment