Sunday, October 23, 2011
Nhạc Phật Giáo
Bài liên quan:
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/09/nguyen-hong-nhung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/06/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/tuan-ngoc-nguyen-khang-quang-dung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/nhac_25.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/05/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/04/nhac.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/02/nhac-tre-hai-ngoai.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/ca-sy-ngoc-anh.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/random-songs.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/quang-dung.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2012/01/thanh-truc.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/12/nhac-xuan.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/11/here-are-some-random-hd-clips-here-you.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/10/nhac-phat-giao.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/06/nhac-o.html
http://thanhtantp.blogspot.ca/2011/04/lam-thuy-van.html
Friday, October 14, 2011
Nghề tay trái - nghề tay phải
Đời có lắm chuỵên không biết nên gọi là vui hay buồn. Một trong những chuỵên tào lao đấy là nghề tay trái. Nói đến chuỵên này, tui lại nhớ chuỵên năm xưa. Ngày làm nghề giáo, lương không đủ ăn, phải đi dạy thỉnh giảng vài trường, lao vào làm kinh tế. Tuy nhiên, những cái job đó là chân chính và không có gì là xấu. Bởi vì sức mình bỏ ra thì thu lại tiền, thế thôi. Có mấy sếp thấy mình hụp lặn tại trường nhiều quá, họ bông đùa mày lúc này đánh bắt xa bờ dữ hen. Mà cũng hợp lý thôi, trường trả tui với giá bèo, rẻ mạt, thì việc quái gì tui phải mất quá nhiều sức cống hiến. Thời buổi kinh tế thị trường, dòng tiền trôi ở đâu, tui sẵn sàng lao theo ở đó mà vớt. Các bác cứ mang những miếng bánh vẽ nhử anh em lao vào cống hiến. Làm thế chẳng khác gì thực thi sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp thân thiết gọi tôi là kẻ đứng hai chân, một chân đứng trong trường, chân còn lại là lang thang ngoài xã hội. Cũng may các bạn không nhắc chân còn lại, không biết nó đi đâu về đâu với cái thời độc thân. Các bạn nói thế cũng đúng, đúng theo hai hướng: một, các bạn bị è cổ ra dạy tại trường vắt kiệt sức lực; hai, các bạn muốn tui nên ra đi tìm bến mới, nơi đó chỉ có hoa hồng. Theo khuynh hướng thứ nhất, các bạn thích được như tui, vì châm ngôn của tui thời đó là, phải giữ gìn sức cho công việc nghiên cứu sau này. Bởi lẽ, cơ hội được sống và nghiên cứu đến với mình là rất ít ỏi, mình phải nắm bắt lúc nào mình tóm được cơ hội đó. Chứ vắt kiệt sức, thì tiền nhân công rẻ mạt chỉ đủ mua thuốc chữa bệnh nghề nghiệp thôi. Trong khi đó, các bạn theo khuynh hướng thứ hai khuyên tui ra đi để tìm một nơi mà cơ hội cho tương lai của mình tốt hơn. Dù sao, các bạn cũng là người tốt, và việc tui làm cái nghề tay trái đó cũng hợp với lẽ phải của đời.
Cái tui muốn bàn ở đây, nghề tay trái của nhiều người lại conflict với nghề chính - nghề tay phải của họ. Có lẽ họ không biết hoặc biết mà cố tình lờ đi. Nói thế bởi vì họ có thể là người mới vào đời (nên không biết) hoặc họ quá lõi đời (nên cố tình lờ đi). Những chuỵên đại loại, đã là giảng viên dạy trên lớp thì không thể có hoạt động nghề nghiệp gì bên ngoài liên quan đến sinh viên. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Nếu anh đã lỡ làm thì mọi lời giải thích đều khó được chấp nhận. Nói rõ hơn, đã dạy trên lớp thì tuyệt đối không dạy thêm ở nhà. Quá rõ ràng, với nhận thức từ sinh viên, đã vào đại học thì không còn học thêm. Sinh viên ngồi ghế giảng đường mà đi học thêm thầy thì mời bạn về lại cấp ba học lại. Kiến thức truyền đạt từ đại học khác với kiến thức truyền đạt từ cấp ba. Với nhận thức từ giảng viên, bạn là giảng viên đồng nghĩa với việc bạn là người giúp sinh viên nghiên cứu (không phải học nữa) cái lĩnh vực của môn mà mình đứng giảng. Vì thế không có lý gì bạn mở lớp dạy thêm tại nhà. Vì thế không dạy thêm ở nhà, giáo viên không chỉ tự xếp mình vào người chân chính mà còn tôn trọng khả năng của sinh viên. Sinh viên không đi học thêm là để chứng minh khả năng của mình.
Chính vì vậy, tui là người quyết liệt phản đối cách làm nghề tay trái có conflict với nghề tay phải của mình theo kiểu như trên. Ngay cả việc, nhà trường tổ chức những lớp học như Matlab chẳng hạn là điều tối kỵ. Thứ nhất, kiến thức thu thập từ những lớp ấy là số 0. Sinh viên sau khi học xong chẳng làm nên trò trống gì. Thứ hai, môn học này sinh viên có thể được học trong những môn học khác, việc gì phải đi học thêm nữa. Thứ ba, đã là sinh viên, việc quái gì phải làm cái trò như sinh viên cấp ba. Đó chính là tự sỉ nhục đẳng cấp của chính mình. Vì thế tui vô cùng thất vọng với quyết định mở các lớp đại loại như lớp trên. Khoa đồng ý mở lớp dạy thêm như thế nào khác chỉ tự vả vào mặt mình là khoa tui quá kém. Nói không phải từ ý chủ quan của tui, theo thống kê trong những lần đàm đạo cùng anh em nghiên cứu, họ phán một câu như hắt thẳng xô nước lạnh vào mặt tui: "Matlab mà cũng dạy à?". Nếu một người trăn trở với sự sống còn của sự nghiệp giáo dục. Câu nói ấy như ngàn mũi tên đang lao thẳng về phía mình. Tui thừa nhận bất lực khi để khoa làm một điều mà đưa cái sự nghiệp giáo dục đi xuống.
Hệ lụy của những cái điều trên là gì? Những cái gọi là tinh hoa, cao quý đều dành cho nghề giáo như thế. Ngoài xã hội, những sản phẩm của nghề giáo sẽ được dự đoán là không sáng sủa. Tui không thích dông dài, nên đơn cử một ví dụ. Các bác nhà báo chuyên viết về kinh tế, doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, v.v. lại thành lập doanh nghiệp. Ai đời bác suốt ngày tìm vết của doanh nghiệp và viết lại thành lập một doanh nghiệp. Vậy thử hỏi doanh nghiệp bác kinh doanh cái gì. Tui dẫu có mù chữ về kinh tế thì cũng đủ chút trí khôn bẩm sinh để hiểu họ kinh doanh cái gì? Và tui cũng có nhận xét thế này, lúc họ chưa kinh doanh, nghĩa là họ còn nai tơ, họ viết với sự xông xáo. Từ ngày lập doanh nghiệp làm ăn phát đạt trong thời suy thoái kinh tế, bài viết của họ nhàn nhạt, nhưng đậm chất tiền - nói đúng từ là lối viết nâng bi. Sản phẩm của tinh hoa nhân loại là thế này sao?
Le Thanh Tan
Thursday, October 13, 2011
Wednesday, October 12, 2011
Friday, October 7, 2011
Tuesday, October 4, 2011
Sunday, October 2, 2011
Một vòng ở Montreal Cassino
Bước chân vào Cassino, dạo một vòng khu dành cho các trò chơi. Rất lạ là các ông cụ và bà cụ tụ tập ở đây khá nhiều. Trong đầu tui cứ thắc mắc cassino mở ra cho mấy ông bà già thì lấy gì ra lợi nhuận. Hay là do các người này đánh bài riết rồi già đi trước tuổi, tóc bạc, da nhăn. Tuy nhiên không phải vậy, sau khi đi khảo sát hết một vòng, đi sâu vào bên trong là các bàn dành cho các giới ăn chơi. Họ ăn mặc rất sành điệu. Mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng trông họ rất quý phái. À thì ra là có phòng thay đồ, gởi đồ và makeup, .v.v. Một phát hiện thú vị là trong cassino này có khá đông người Việt, trong đó có tui. Không biết họ làm gì để có tiền mà vào đây enjoy nhỉ?
Le Thanh Tan
Thử nghĩ đôi chút về chữ Tu
Dạo này tui đọc đâu cũng thấy hoạt động từ thiện. Nó phát triển rầm rộ tưởng chừng như thể cây cỏ đâm chồi nảy lộc giữa mùa xuân. Vui vì thấy đời bắt đầu đẹp, người bắt đầu yêu người hơn. Người hoạt động từ thiện là tốt đấy, tâm thiện của họ ai cũng thấy là khá tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại làm với một ý đồ khác. Người kinh doanh thì lại tận dụng nó làm cơ hội để PR cho chính cơ sở kinh doanh của mình. Tui chỉ mong sao, họ tách bạch hai việc làm: kinh doanh và từ thiện. Trong khi đó, người không kinh doanh thì họ làm để mong sao mọi người biết mình đang làm thiện. Quái đản, sao lại có kiểu PR cho chính mình để nâng tầm public của mình lên cao. Riêng tui, việc làm từ thiện cũng khá tốt chứ không có gì xấu. Nếu muốn làm, chẳng đâu xa, chẳng cần rầm rộ, bởi tui không thích cái gọi là phong trào, các bạn có thể giúp ngay những người có hoàn cảnh bất hạnh xung quanh mình trước đã. Việc chi phải lên tận miền núi xa xôi hẻo lánh, trong khi ngay tại xung quanh mình có nhiều người thiếu ăn, thiếu mặc. Thế nên thoáng nghe qua thì cứ tưởng xã hội bây giờ nhiều người tu, ai ngờ nó là biến tướng của sự tu.
Về những người xuất gia, tui thoáng bất ngờ vì trong những video clip giảng, các vị so sánh giáo hội Thiên Chúa với Phật giáo, so sánh Chúa và Phật. Sao lại phải phân tích và so sánh như vậy? Việc so sánh hay phân tích dù đúng hay sai đi chăng nữa cũng sai tông chỉ của kẻ tu, đó là chưa kể gây chia rẽ mất đoàn kết giữa những người với người. Ngoài ra, các báo đăng hình ảnh các vị tu mặc áo cà sa, đầu đội nón cối bộ đội gần đây. Nhìn vào, không chỉ tôi mà có nhiều người phán rằng rất phản cảm. Đã là người tu thì không thể làm như thế, họ phải ý thức sâu sắc được việc mình đang làm. Nếu có học một tý, họ có thể dùng cây dù để che nắng, việc chi phải xài cái nón cối.
Thời gian gần đây, các khóa tu các đợt hoằng pháp được tổ chức thường xuyên hơn ở khắp các chùa. Đó là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu sự phục hưng của Phật giáo. Tuy nhiên, các vị giảng có vẻ hơi đi quá đà. Dường như các vị có vẻ thừa thắng xông lên nhiều quá, giống như diều đang gặp gió. Các vị đôi lúc đi sâu vào những vấn đề mà bản thân các vị không thể có đầy đủ những trải nghiệm để phán xét. Theo tôi, các vị nên chân thật một tý, "vấn đề này tôi không biết" sẽ là câu trả lời hay nhất và thuyết phục nhất. Chính câu trả lời đó làm nhiều người tôn trọng người đứng giảng. Câu trả lời không biết vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho việc đánh giá người đang giảng. Đơn giản thôi, một câu anh cố trả lời mà lại trả lời sai thì thính giả sẽ phán xét rằng cả buổi anh chỉ điêu ngoa và cũng có khi là xảo trá. Điều này chúng ta có thể check lại trong những video clip giảng tràn lan trên mạng, đặc biệt là các vị còn trẻ. Tui cũng thật bất ngờ, với mọi câu hỏi, các vị đều trả lời hết. Nghe xong, tui tưởng chừng là tui đang diện kiến Phật tái thế thật sự. Mà thực ra, nếu Phật tái thế thì bản thân đức Phật cũng rất khiêm nhường chỉ trả lời khi biết.
Về những người xuất gia, tui thoáng bất ngờ vì trong những video clip giảng, các vị so sánh giáo hội Thiên Chúa với Phật giáo, so sánh Chúa và Phật. Sao lại phải phân tích và so sánh như vậy? Việc so sánh hay phân tích dù đúng hay sai đi chăng nữa cũng sai tông chỉ của kẻ tu, đó là chưa kể gây chia rẽ mất đoàn kết giữa những người với người. Ngoài ra, các báo đăng hình ảnh các vị tu mặc áo cà sa, đầu đội nón cối bộ đội gần đây. Nhìn vào, không chỉ tôi mà có nhiều người phán rằng rất phản cảm. Đã là người tu thì không thể làm như thế, họ phải ý thức sâu sắc được việc mình đang làm. Nếu có học một tý, họ có thể dùng cây dù để che nắng, việc chi phải xài cái nón cối.
Thời gian gần đây, các khóa tu các đợt hoằng pháp được tổ chức thường xuyên hơn ở khắp các chùa. Đó là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu sự phục hưng của Phật giáo. Tuy nhiên, các vị giảng có vẻ hơi đi quá đà. Dường như các vị có vẻ thừa thắng xông lên nhiều quá, giống như diều đang gặp gió. Các vị đôi lúc đi sâu vào những vấn đề mà bản thân các vị không thể có đầy đủ những trải nghiệm để phán xét. Theo tôi, các vị nên chân thật một tý, "vấn đề này tôi không biết" sẽ là câu trả lời hay nhất và thuyết phục nhất. Chính câu trả lời đó làm nhiều người tôn trọng người đứng giảng. Câu trả lời không biết vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho việc đánh giá người đang giảng. Đơn giản thôi, một câu anh cố trả lời mà lại trả lời sai thì thính giả sẽ phán xét rằng cả buổi anh chỉ điêu ngoa và cũng có khi là xảo trá. Điều này chúng ta có thể check lại trong những video clip giảng tràn lan trên mạng, đặc biệt là các vị còn trẻ. Tui cũng thật bất ngờ, với mọi câu hỏi, các vị đều trả lời hết. Nghe xong, tui tưởng chừng là tui đang diện kiến Phật tái thế thật sự. Mà thực ra, nếu Phật tái thế thì bản thân đức Phật cũng rất khiêm nhường chỉ trả lời khi biết.
Le Thanh Tan
Subscribe to:
Posts (Atom)