Chào thầy sau khi đi nghe hội thảo về NCKH cho Sinh Viên em cảm thấy đây là ngày gặp gỡ hay nhất mà em đã từng bước chân vào hội trường để nghe báo cáo về 1 vấn đề nào đó. Hay ở đây không chỉ là em biết thêm về cách thức để làm về 1 đề tài nghiên cứu khoa học mà còn là sự đóng góp chân thành và thật sự cầu thị của các thầy cô trong Khoa dành cho sinh viên chúng em. Có rất nhiều đóng góp rất hay của các bạn và những câu trả lời thắc mắc rất đúng ý của chúng em. Em cũng đinh đặt câu hỏi và những góp ý nho nhỏ nhưng nghĩ lại những câu hỏi của em thì lại quá nhiều mà thời gian lại không cho phép. Nêm em được mạn phép gửi thư và mong được sự phúc đáp của thầy cô.
Em là sinh viên khóa 2005, ngành kỹ thuật điện điện tử và hiện tại là sinh viên năm cuối của trường và của Khoa. Có thể nói là sau 4 năm ngành này tại trường em đã chứng kiến và thay đổi khá nhiều về suy nghĩ của em về ngành nghề mình đã chọn và trường mình đã nộp hồ sơ. Trong 4 năm này trường ta và Khoa cũng có rất nhiều thay đổi nhưng thay đổi lớn nhất theo em đó là sự nhập lại của 2 Khoa Điện và Khoa Điện Tử trước đây thành Khoa Điện – Điện Tử hiện nay. Nhiều người bảo đó chẳng khác nào Bình cũ Rượu Mới nhưng em lại nghĩ khác sau khi nhập 2 khoa lại 1 đã có những biến chuyển rất khác. Đó là trong công tác quản lý và cách thức dạy và học của thầy cô và các bạn sinh viên trong Khoa. Đó là sự đơn giản trong cách quản lý, cách giảng dạy và kiểm tra được nâng lên nghiêm túc hơn. Và nhất là các thầy cô quản lý khoa đã thật sự cầu thị hơn trước rất nhiều. Điều này là em cảm thấy hay nhất. Bên cạnh đó theo ý kiến chủ quan của mình em nghĩ cũng còn nhiều điều chưa thật tốt lắm.
Thứ nhất, đó là vấn đề hình ảnh của Khoa Điện – Điện Tử và làm cách nào để khoa mình có được hình ảnh tốt so với các trường khác?
Điều này bắt đầu từ đâu theo em nghĩ chính là bắt đầu từ các thầy cô quản lý. Giống như chính phủ của 1 đất nước, đất nước phát triển và hỉnh ảnh của đất nước như thế nào thì 1 phần quan trọng chính là do chính phủ của đất nước đó quyết định. Và theo em nghĩ hình ảnh của Khoa mình bắt nguồn chính là sự quản lý của thầy cô trong Khoa. Theo em được biết trước đây Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy đứng sau khoa Điện – Điện Tử của mình nhưng sau khi tách ra 2 khoa khác nhau thì hình ảnh của khoa cũng mờ nhạt dần và chúng ta lại xếp sau họ. Hình ảnh này bắt đầu từ đâu, theo ý kiến của em đó chính là 1 phần là qua các cuộc thi Robocon. Chính sự thành công của Robocon của các đội trong Khoa Cơ Khí đã mang lại những hình ảnh tốt đẹp về cho trường về cho khoa. Các thầy cô đã khuyến khích tinh thần sáng tạo, học tập và tham gia robocon cho sinh viên. Nhưng Khoa Điện Tử trước đây theo đánh giá của em thật sự là chưa thật sự là như thế. Và vì thế sinh viên của Khoa Điện Tử trước đây lại đầu quân cho Khoa khác trong trường để thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo, Robocon của mình. Và cuối cùng thì Khoa Điện Tử trước đây lại chẳng có cái gì cả. Nhưng sau khi 2 khoa sáp nhập lại thì đã mang lại 1 tín hiệu tích cực rất vui đó là chúng ta đã có 1 đội đi tham gia robocon toàn quốc và là 1 ứng cử viên sáng giá và em hi vọng trong năm sau Khoa của mình sẽ có nhiều đội tham gia hơn nữa và đạt được nhiều thành công. Và em cũng hi vọng các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa cũng khuyến khích các bạn tham gia robocon và các hội thi tay nghề hơn nữa. Như thế sẽ tạo được sự hưng phấn và ý thức học tập trong các bạn.
Thứ hai là vần về công tác dạy học.
Theo em đó chính là điều em bức xúc nhất. Hiện tại em đang học năm cuối và khi có ai đặt câu hỏi “Bạn có yêu thích ngành nghề của mình không?” và em chắc chắn trả lời rằng “Không. Tôi đã chọn sai ngành nghề của mình”. Và nếu thầy có đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp em thì em chắc là 2/3 lớp đồng ý với ý kiến của em. Nếu 1 mình em thì không nói gì nhưng ở đây lại có nhiều bạn giống như em thế. Thì chẳng lẽ các bạn đó chọn sai ngành nghề giống như em sao? Không phải như thế trước đây trước khi bước chân vào ngành này em rất thích học bên điện tử. Nhưng sau 4 năm thì em nghĩ là em đã nhầm. Mà nguyên nhân chính đó chính là các thầy cô đã làm cho em không còn hứng thú với ngành nghề mình đã chọn. Em nghĩ thật khó tin vì thầy cô mới chính là người truyền cảm hứng của mình về ngành nghề cho SV nhưng ở đây chính họ lại thui chột sự yêu thích về ngành nghề của em và của nhiều bạn khác giống như em. Có thể thầy đặt câu hỏi là tại vì em học kém không có năng lực. Nhưng em xin thưa là em hầu như 5 kì liên tiếp trở lại đây em đều nhận được học bổng và nhận giấy khen của trường. Nhưng thật sự là em không thích chính cái ngành mà mình lại có học bổng. Ngành của em thật sự là 1 ngành khó, thật sự là rất khó nên điều tất yếu là điểm đầu vào lúc nào cũng ở top của khoa, của trường. Nhưng không phải vì thế mà em nản lòng mà chính là công tác giảng dạy và cách đánh giá của các thầy cô trong ngành của em. Không nản sao trong khi đi thực tập mà SV phải chờ thầy vào. Trò đến 7h15 thì thầy đến 9h. Em không tiện nói tên của các thầy ở đây ra. Không phải 1 lần mà là nhiều lần. Khi thực tập thì chỉ ngồi ở trên, cho bài rồi cuối giờ hỏi xong chưa cuối cùng ra về. Thế là sau khi làm xong các bạn lại ngồi chơi trò chuyện tán dọc phí phạm thời gian. Một phần trách nhiệm là cũng tại chúng em chưa có tinh thần tự học tốt nhưng phần còn lại chính là các thầy. Thầy không quan tâm tới bọn em, giống như kiểu “sống chết mặt bay” thì lấy gì chúng em yêu nghề yêu ngành mình học. Thầy cô tác phong công nghiệp không có thì lấy gì chúng em noi theo. Em học tới năm cuối, nên hầu như đã học hết các thầy cô trong Khoa, nhưng thật sự các thầy cô tâm huyết với chúng em thì đếm chưa đầy 10 ngón tay. Còn trong thực tập thì em xin lỗi là chưa đủ trong 1 bàn tay. Như thế thì lấy đâu ra mà chúng em không đâm ra chán nản.
Còn việc học trên lớp thì còn nhiều điều để nói. Em không phủ nhận là có một số thầy cô thật sự là có tâm với chúng em. Sau khi học các thầy đó em mới hiểu ra ý nghĩa của môn đó là gì và sẽ ứng dụng được gì. Nhưng thật sự là những thầy cô như thế thì thật là quá ít. Còn số nhiều hơn là trên lớp thì dạy để có dạy. Nên một số môn đã khó thì càng khó hơn. Học mà không hiểu mình đang học cái gì và học để làm gì.. Tâm lý không có thì làm gì còn muốn học và yêu thích hay không? Thầy dạy đối phó thì SV cũng học đối phó. Tới ngày thi thì học tủ để mong qua. Sau khi qua rồi đọng lại trong đầu không phải là kiến thức môn học mà là làm cách nào đạt được điểm cao và đối phó với các thầy cô đó. Miệng truyền miệng, SV năm trước truyền cho SV năm sau. Cứ như thế thì cuối cùng chẳng có ích gì cho SV cả. Khi kiểm tra thì bất công bằng, lớp này đề khó hơn hay dễ hơn lớp khác, trong kiểm tra thì muốn ngồi sao thì ngồi. Thiết nghĩ, tại sao trường hay Khoa không tổ chức thi giữa kì như thi cuối kì giống như trường ĐH Bách Khoa hiện nay. Như thế phải tốt và công bằng hơn không? Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể vì thiếu giảng viên, các thầy cô đi tỉnh thường xuyên nên các lớp học không giống nhau. Nên không thể thi chung cùng đợt… Nhưng cũng mong sao trường sớm tổ chức thi giữa kì giống như thi cuối kì như thế mới thật sự là công bằng. Còn nếu không thì các thầy cô cũng nên coi thi nghiêm túc hơn, không nên muốn thi như thế nào cũng được. Như thế thi giữa kì cũng chả có tác dụng gì nhiều.
Thứ ba, đó là vấn đề chất lượng đầu ra của sinh viên ra trường?
Một công ty thành công thì ngoài maketing tốt thì sản phẩm của họ cũng phải bảo đảm chất lượng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thị trường. Sinh viên cũng vậy, họ chính là sản phẩm được đầu tư cả về vật chất lẫn kiến thức, chất lượng sinh viên ra trường chính là biểu hiện của công tác quản lý và dạy học của ngành nghề, của khoa, và của trường. Nhưng hiện tại sinh viên ta ra trường đã thật sự là tốt chưa? Đã thật sự bằng các trường khác chưa? Em có dịp đến tham quan 1 công ty Renesas của Nhật bên lĩnh vực thiết kế chip điện tử. Và phần lớn nhân viên của họ là từ trường ĐH Bách Khoa, Tự Nhiên, trường mình thì lác đác mấy người…. Như vậy sản phẩm đào tạo ngành nghề đã tốt chưa? Chúng ta giỏi bên thực hành nhưng bên nghiên cứu và nền tảng kiến thức cơ bản thì lại kém hơn họ. Họ giỏi hơn ta không chỉ vì đầu vào cao, cơ sở vật chất và giảng viên tốt mà họ còn hơn ta bởi vì SV họ có tinh thần tự học và học để còn được học. Nếu không họ sẽ lập tức bị đuổi ra khỏi trường. Nhưng trường ta việc đuổi học sinh viện học kém thì lại quá ít. Phải chăng thầy cô sợ chúng em không học được? Theo em nghĩ trong 4 học kì đã là quá dư cho việc kiểm nghiệm 1 SV có thích hay không thích ngành nghề mà mình được đào tạo. Nếu họ không thích thì họ sẽ học kém trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì tại sao chúng ta không cho họ 1 con đường chọn lựa khác? Biết đâu sẽ tốt hơn cho họ. Trong lớp em hiện tại có những bạn học thật sự là kém nhưng lại không bị out. Chỉ vì họ biết cách né được, khi ra trường thì chính những SV này lại làm cho chất lượng đào tạo của mình kém đi. Một con sâu làm rầu nồi canh. Cuối cùng lại ảnh hưởng đến hình ảnh về ngành, về khoa tốn công xây dựng. Như thế thì cái nào có lợi hơn?
Còn về điểm xét tốt nghiệp theo em nghĩ 7.0 loại khá mới thật sự là hợp lý. Nếu 6.5 theo em nghĩ là chưa công bằng cho các bạn có nỗ lực học tập tốt. Thật sự nếu 6.5 thì phải nói là vừa chơi vừa học cũng đạt được. Bằng loại khá 7.0 sẽ có ý nghĩa nhiều hơn so với 6.5. Nếu cầm bằng khá 7.9 với 6.5 thì phải cho chúng cùng mức thì thật là khó hiểu. Mặc dầu thành công hay không là do chính năng lực bản thân mình nhưng cái bằng và giá trị của cái bằng có vai trò không kém. Cái bằng cũng chính là cái thẻ thông hành qua cửa các công ty. Cái thẻ này có qua được nhiều loại cửa không thì cũng là nhờ công nghệ làm thẻ và chất lượng thẻ đó ra sao.Mà cái đó chính là do các thầy cô quyết đinh phần lớn.
Đây là những câu hỏi và những góp ý nhỏ của em mong thầy xem xét. Nhưng em mong sau khi ra trường em vẫn tự hào mình là SV khoa Điện Điên Tử vì có những thầy cô chịu lắng nghe và thấu hiểu nổi lòng của SV. Em xin chân thành cảm ơn
Đây là một phản hồi trên mail của một đồng nghiệp - TS. Võ Viết Cường - Phó Khoa Điện - Điện TửChao cac Thay Co,
Bai viet cua em SV nay chi co 1 diem khong hay do la viet chua ngan gon, chu nhung dieu SV neu ra cung chinh ra nhung van de ma ban than V. Cuong cung rat buc xuc...
1. Giang day thuc tap.
2. GV khong truyen duoc cam hung hoc tap cho SV.
3. Danh gia ket qua hoc tap tuy tien, khong chinh xac giua cac Thay Co cua cung 1 mon, giua cac mon khac nhau, giua cac nganh khac nhau...
Nhan tien day cung xin duoc tam su voi cac Thay Co. Nam hoc vua qua V. Cuong chiu trach nhiem co lien quan den giang day thuc tap, nhieu lan hop, suy nghi, trao doi voi nhieu thay, dac biet la voi T. Van, T. Anh de tim ra 1 cach giai quyet tot nhat, hop tinh hop ly nhat ma van chua lam duoc...
Ra quyet dinh thi qua de, nhung da ra thi phai kiem tra, ma kiem tra thi phai xu ly sai pham... Nhung sai pham len den 70% thi xu ly lam sao???? Nguoi ta chi xu ly so it chu khong xu ly so dong duoc...
V. Cuong biet rang, chung ta la nha giao, thieu thon nhieu thu, nhung lai rat du 1 thu, do la LONG TU TRONG... Xu ly sai pham cua GV la 1 viec het suc te nhi va phai lam 1 cach rat CO VAN HO'A.
Chi mong sao moi chung ta tu hoi lai ban than minh xem minh lam nhu vay co duoc khong? Chung ta di day ma khong truyen duoc kien thuc cho SV, khong la tam guong cho SV thi lam sao ma coi duoc???
Theo quyet dinh dieu dong cua Nha truong, V. Cuong se ve Phong Quan he Quoc te va NCKH tu ngay 15/7. Dieu nay co nghia la V. Cuong se khong tiep tuc phan viec quan ly o Khoa nua. Chan chinh viec day thuc tap co le la cai no (debt) lon nhat ma V.Cuong di ma khong hoan thanh doi voi Khoa.
Du co di dau trong Truong di nua, V. Cuong cung mong cac Thay Co trong Khoa van coi V. Cuong nhu la nguoi cua Khoa.
Mail nay cung thay loi chia tay va tri an cua V. Cuong den cac Thay Co trong Khoa.
V. Cuong xin phep khong lam tiec chia tay vi that ra tiec tu`ng no cung chang co y nghia gi, chung ta co co* duyen lam viec cung nhau, chia se tam tu tinh cam duoc voi nhau la cai quy nhat roi.
1 lan nua chuc quy Thay Co va gia dinh thant manh khoe, chuc Khoa ta ngay 1 lon manh de moi chung ta va SV cua chung ta luon tu hao ve Khoa D-DT.
Than chao.
Một ý kiến nữa của đồng nghiệp - ThS Lê Minh Thành
Tôi đã có dịp đọc và suy ngẫm về những góp ý của SV khoa chúng ta viết về chúng ta. Quả thật đáng hổ thẹn nếu chúng ta thực sự là người thầy và người cô như vậy. Song song đó, chúng ta liệu có cần phải suy ngẫm những góp ý đó có quá đáng ở việc đổ lỗi hoàn toàn trách nhiệm hướng nghiệp và thoi thúc niềm đam mê cho SV là do GV chúng ta?
No comments:
Post a Comment